Giáo án Lịch sử & Địa lí 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết được thế nào là kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, các bán cầu, tọa độ địa lí.

- Xác định được trên bản đồ và trên quả địa cầu: kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, các bán cầu và tọa độ địa lí, kinh độ, vĩ độ.

- Nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ học tập.

+ Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.

+ Giải quyết vấn đề sáng tạo : Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề trong tình huống mới.

- Năng lực Địa lí

+ Nhận thức khoa học Địa lí : Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian. Biết sử dụng quả địa cầu để nhận biết các kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, các bán cầu, tọa độ địa lí.

+ Tìm hiểu Địa lí : Sử dụng các công cụ của Địa lí học (tranh ảnh, video, văn bản ) để tìm hiểu các khái niệm kinh, vĩ tuyến. Xác định được tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ.

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Xác định tọa độ địa lí của một địa điểm bất kì trên quả địa cầu, bản đồ.

 

docx 8 trang Đức Bình 23/12/2023 3160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử & Địa lí 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử & Địa lí 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí

Giáo án Lịch sử & Địa lí 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí
TÊN BÀI DẠY: HỆ THỐNG KINH, VĨ TUYẾN. TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ
Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 2 Tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được thế nào là kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, các bán cầu, tọa độ địa lí.
- Xác định được trên bản đồ và trên quả địa cầu: kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, các bán cầu và tọa độ địa lí, kinh độ, vĩ độ.
- Nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới. 
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: 	Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ học tập.
+ Giao tiếp và hợp tác: 	Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.
+ Giải quyết vấn đề sáng tạo	: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề trong tình huống mới.
- Năng lực Địa lí
+ Nhận thức khoa học Địa lí	: Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian. Biết sử dụng quả địa cầu để nhận biết các kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, các bán cầu, tọa độ địa lí.
+ Tìm hiểu Địa lí	: Sử dụng các công cụ của Địa lí học (tranh ảnh, video, văn bản) để tìm hiểu các khái niệm kinh, vĩ tuyến. Xác định được tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Xác định tọa độ địa lí của một địa điểm bất kì trên quả địa cầu, bản đồ.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ	: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Nhân ái: 	Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trung thực	: Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập.
- Trách nhiệm: 	Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm)
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Quả địa cầu
- Phiếu học tập, trò trơi trong bài
- Các hình ảnh về Trái Đất
- Hình ảnh các điểm cực trên lãnh thổ VN.
- Thiết bị điện tử
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động xuất phát/ mở đầu
a. Mục tiêu
- Kết nối vào bài học
b. Nội dung
- Dựa vào đâu để người ta xác định được vị trí của con tàu khi đang lênh đênh trên biến?
c. Sản phẩm
- Câu trả lời cá nhân của học sinh: Tọa độ của con tàu trên biển.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ: 
 Ngày nay, các con tàu ra khơi đều có gắn các thiết bị định vị để thông báo vị trí của tàu. Vậy dựa vào đâu để người ta xác định được vị trí của con tàu khi đang lênh đênh trên biến?
Bước 2: Thục hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
 	Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của học sinh => Từ câu trả lời của học sinh, GV kết nối vào bài học.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
2.1. Tìm hiểu hệ thống kinh, vĩ tuyến
a. Mục tiêu
- Phân biệt được kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, các bán cầu.
b. Nội dung
- Thực hiện hoạt động cá nhân và nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ học tập.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh.
+ Quả địa cầu là mo hình thu nhỏ của Trái Đất,
+ Các đường kinh tuyến bằng nhau (do đường kinh tuyến là đường nối liền hai cực của trái đất, mà trái đất là dạng hình cầu).
+ Các đường vĩ tuyến có đường kính nhỏ dần từ vĩ tuyến gốc đến các vĩ tuyến ở gần cực Trái Đất.
- Báo cáo làm việc nhóm bằng kết quả phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhiệm vụ: Dựa vào hình 1.1 và thông tin SGK, các em hãy trao đổi và hãy điền những thông tin còn thiếu vào phiếu học tập.
Kinh tuyến?
Là những đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên quả địa cầu.
Kinh tuyến gốc?
Là kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thủ đô Luân-đôn cua nước Anh, đánh số 0°. 
Vĩ tuyến?
Là những vòng tròn Trên quả địa cầu và vuông góc với kinh tuyến. Các vĩ tuyến đều song song với nhau.
Vĩ tuyến gốc?
Là xích đạo, được đánh số 0°, chia quả địa cầu thành bán cầu bắc và bán cầu nam.
Vĩ tuyến Bắc
Là những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc
Vĩ tuyến Nam?
Là những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam
Kinh tuyến Tây?
Là những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc
Kinh tuyến Đông?
Là những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Nhiệm vụ 1: Dựa vào quả địa cầu và thông tin SGK, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Quả địa cầu là gì?
- Xác định điểm cực Bắc và cực Nam trên quả địa cầu?
Nhiệm vụ 2: Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm và phân chia nhiệm vụ cho các nhóm
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhiệm vụ: Dựa vào hình 1.1 và thông tin SGK, các em hãy trao đổi và hãy điền những thông tin còn thiếu vào phiếu học tập.
Kinh tuyến?
Kinh tuyến gốc?
Vĩ tuyến?
Vĩ tuyến gốc?
Vĩ tuyến?
Vĩ tuyến gốc?
Vĩ tuyến Bắc
Vĩ tuyến Nam?
Nhiệm vụ 3: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy
- Xác định trên quả địa cầu các đường: Kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, các nửa cầu: Bắc, Nam, Đông, Tây?
- So sánh độ dài giữa các kinh tuyến và vĩ tuyến?
- Xác định vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu? Cho biết nước ta nằm ở nửa cầu nào trên bề mặt Trái Đất?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Cá nhân\ nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
- HS trả lời câu hỏi.
- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức 
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
I. Hệ thống kinh, vĩ tuyến
- Kinh tuyến là những đường nối liềm hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả địa cầu. 
- Kinh tuyến gốc là kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thủ đô Luân-đôn của nước Anh, đánh số 0°.
- Vĩ tuyến là những vòng tròn trên bề mặt quả địa cầu và vuông góc với kinh tuyến.
- Vĩ tuyến gốc là xích đạo, được đánh số 0°.
2.2. Tìm hiểu về tọa độ địa lí
a. Mục tiêu
- Hiểu thế nào là kinh độ, vĩ độ.
- Biết cách xác định tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ.
b. Nội dung
- Tìm hiểu khái niệm kinh độ, vĩ độ, tọa độ Địa lí của 1 điểm trên bản đồ
- Tìm hiểu cách xác định và viết tọa độ Địa lí cảu 1 điểm.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh.
- Tọa độ địa lí của 3 điểm A, B, C, D
A (400B, 800T)
B (200B, 400Đ)
C (400N, 200Đ)
D (200N, 400T)
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Cá nhân
Dựa vào thông tin SGK, em hãy cho biết:
- Muốn xác định vị trí của 1 điểm trên qủa địa cầu hay bản đồ, em cần phải xác định yếu tố nào của điểm đó?
- Kinh độ là gì? Quy ước kinh độ đông, kinh độ tây?
- Vĩ độ là gì? Quy ước vĩ độ bắc, vĩ độ nam?
- Kinh độ và vĩ độ của 1 điểm trên bản đồ được gọi là gì?
- Nêu cách viết tọa độ địa lí của 1 điểm?
Nhiệm vụ 2: Cặp đôi
- Dựa vào kiến thức đã học, xác định tọa độ địa lí của điểm A, B, C, D trên hình 1.2
DBước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân và nhóm cặp 
Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc
- Gọi 1 học sinh bất kì trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung 
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
II. TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ
- Kinh độ của 1 điểm là khoảng cách tính bằng độ từ điểm đó đến kinh tuyến gốc.
- Vĩ độ của 1 điểm là khoảng cách tính bằng độ từ điểm đó đến đường Xích đạo.
Vĩ độ
- Tọa độ địa lí của 1 điểm là kinh độ và vĩ độ của điểm đó.
Kinh độ
- Cách viết tọa độ địa lí của 1 điểm (VD: Điểm A): A (vĩ độ, kinh độ) hoặc A
2.3. Tìm hiểu một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới
a. Mục tiêu
- Nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới.
b. Nội dung
- Sử dụng phương pháp trực quan, hoạt động cặp đôi để hoàn thành nhiệm vụ học tập
c. Sản Phẩm
- Hãy nêu đặc điểm hình dạng lưới kinh, vĩ tuyến ở mỗi bản đồ:
+ Hình a. Mặt chiếu là một hình trụ bao quanh quả cầu: Các kinh tuyến là những đoạn thẳng song song và bằng nhau. Các vĩ tuyến là những đoạn thẳng song song, bằng nhau và vuông góc với kinh tuyến.
+ Hình b. Phép chiếu hình nón: Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở đỉnh hình nón, vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm ở đỉnh hình nón. Càng xa đường xích đạo, chiều dài các vĩ tuyến càng ngắn. 
+ Hình c. Kinh tuyến và vĩ tuyến gốc là những đường thẳng, các kinh tuyến vĩ tuyến còn lại là những đường cong.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ: Dựa vào thông tin SGK và hình 1.3, các em hãy trao đổi theo cặp để trả lời các câu hỏi sau:
- Muốn vẽ được bản đồ, người ta cần làm gì?
- Mô tả hình dạng lưới kinh, vĩ tuyến ở mỗi bản đồ?
Phép chiếu hình trụ
Phép chiếu hình nón
Phép chiếu phương vị ngang
*Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS trao đổi và trả lời các câu hỏi. 
*Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc
- Gọi 1 học sinh bất kì trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung 
*Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
III. Một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới.
- Phép chiếu hình trụ
- Phép chiếu hình nón
- Phép chiếu phương vị ngang
=> Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, quy mô, vị trí và hình dạng lãnh thổ để lựa chọn bản đồ có phép chiếu phù hợp.
3. Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu
- Củng cố các kiến thức đã học trong bài
b. Nội dung
- Trả lời các câu hỏi củng cố kiến thức của bài học.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời cá nhân của học sinh
+ Mô tả lưới kinh, vĩ tuyến: Vĩ tuyến là những đường thẳng song song cách đều nhau, kinh tuyến gốc là những đường thẳng, còn những kinh tuyến còn lại là những đường cong
+ Xác định tọa độ
A (300B, 1500T)
B (600B, 900Đ)
C (300B, 600Đ)
D (600N, 1500T)
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: 
Dựa vào hình 1.4, em hãy hoàn thành các nhiệm vụ và trả lời những câu hỏi sau:
1. Mô tả đặc điểm lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ trên
2. Tìm trên bản đồ các vĩ tuyến:
Vòng cực Bắc, vòng cực Nam
Chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam
3. Xác định tọa độ địa lí của các điểm A, B, C, D
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS dựa vào kiến thức đã học trong bài để tra lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc
Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 
4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng
a. Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
b. Nội dung
- Sử dụng thiết bị điện tử (máy tính bảng, điện thoại thông minh) Tra cứu thông tin, ghi tọa độ địa lí các điểm cực (Bắc, Nam, Đông, Tây) trên phần đất liền của nước ta.
c. Sản Phẩm
- Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền nước ta và cho biết tọa độ của chúng như sau:
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
- Sử dụng thiết bị điện tử (máy tính bảng, điện thoại thông minh) Tra cứu thông tin, ghi tọa độ địa lí các điểm cực (Bắc, Nam, Đông, Tây) trên phần đất liền của nước ta.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc
Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 
5. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_sudia_li_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_h.docx