Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 (Cánh diều) - Chủ đề 1: Môi trường học đường - Năm học 2023-2024

CHỦ ĐỀ 1: MÔI TRƯỜNG HỌC ĐƯỜNG

MỤC TIÊU - YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Thực hiện được các việc làm cụ thể góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.

- Xây dựng được tình bạn và biết cách gìn giữ tình bạn.

- Nhận diện được dấu hiệu bắt nạt học đường và có kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.

- Tham gia hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường.

Tiết 1- SINH HOẠT DƯỚI CỜ

Phát động tuần lễ thi đua Cùng nhau xây dựng truyền thống nhà trường

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề được đặt ra trong lễ phát động một cách triệt để, hài hòa.

2. Phẩm chất

- Nhân ái: HS biết yêu thương quý trọng bạn bè, thầy cô

- Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của bản thân khi tìm hiểu về truyền thống nhà trường, mạnh dạn hợp tác với bạn bè thầy cô để giải quyết các nhiệm vụ chung

- Trách nhiệm: HS có ý thức xây dựng và giữ gìn trường lớp gọn gàng, sạch đẹp

- Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học chủ đề, biết vượt qua khó khăn để học tập tốt

 

docx 10 trang Đức Bình 25/12/2023 16623
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 (Cánh diều) - Chủ đề 1: Môi trường học đường - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 (Cánh diều) - Chủ đề 1: Môi trường học đường - Năm học 2023-2024

Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 (Cánh diều) - Chủ đề 1: Môi trường học đường - Năm học 2023-2024
Ngày soạn: 02/9/2023
Ngày dạy: 5/9/2023
CHỦ ĐỀ 1: MÔI TRƯỜNG HỌC ĐƯỜNG
MỤC TIÊU - YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Thực hiện được các việc làm cụ thể góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
- Xây dựng được tình bạn và biết cách gìn giữ tình bạn.
- Nhận diện được dấu hiệu bắt nạt học đường và có kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.
- Tham gia hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường. 
Tiết 1- SINH HOẠT DƯỚI CỜ
Phát động tuần lễ thi đua Cùng nhau xây dựng truyền thống nhà trường
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề được đặt ra trong lễ phát động một cách triệt để, hài hòa.
2. Phẩm chất
- Nhân ái: HS biết yêu thương quý trọng bạn bè, thầy cô
- Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của bản thân khi tìm hiểu về truyền thống nhà trường, mạnh dạn hợp tác với bạn bè thầy cô để giải quyết các nhiệm vụ chung
- Trách nhiệm: HS có ý thức xây dựng và giữ gìn trường lớp gọn gàng, sạch đẹp
- Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học chủ đề, biết vượt qua khó khăn để học tập tốt
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị
- Máy tính, máy chiếu 
2. Học liệu
Bản cam kết thi đua
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) (10’)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi diễn ra lễ phát động
b. Nội dung: HS ổn định vị trí chỗ ngồi, đội văn nghệ thể hiện tiết mục mở màn. 
c. Sản phẩm: Thái độ của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp mình chuẩn chỉnh trang phục, ổn định vị trí, hưởng ứng tiết mục văn nghệ chào mừng lễ khai giảng.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tổ chức lễ chào cờ (15’)
a. Mục tiêu:
- HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.
 - Tổng kết hoạt động giáo dục và phổ biến kế hoạch tuần mới.
b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét. 
c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.
d. Tổ chức thực hiện:
- HS điều khiển lễ chào cờ.
- TPT hoặc đại diện BGH triển khai các công việc tuần mới. 
Hoạt động 2 (20’): Phát động tuần lễ thi đua Cùng nhau xây dựng truyền thống nhà trường
a. Mục tiêu: HS thực hiện kí cam kết thi đua
b. Nội dung: GV chủ nhiệm và HS lớp kí cam kết
c. Sản phẩm: Bản kí cam kết
d. Tổ chức thực hiện: 
-GVCN đọc nội dung bản cam kết phát động tuần lễ thi đua Cùng nhau xây dựng truyền thống nhà trường
- GVCN thực hiện kí cam kết đầu tiên
-Cán bộ lớp lên kí cam kết.
-HS lớp lên kí cam kết.
HDVN: Đọc trước chủ đề “Xây dựng truyền thống nhà trường”
Lớp
8D
8E
8G
Ngày dạy
6/9/2023
9/9/2023
6/9/2023
Tiết 2- HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
XÂY DỰNG TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
Năng lực chung: 
Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.
Năng lực riêng:
Chung tay xây dựng truyền thống tốt đẹp của nhà trường.
Giải quyết được các tình huống nảy sinh trong quá trình giao tiếp với mọi người xung quanh.
2. Phẩm chất:
Có ý thức tự giác, trách nhiệm, chăm chỉ.
Có trách nhiệm trong việc tiếp nối, phát huy truyền thống nhà trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Thiết bị
Máy tính, máy chiếu .
Học liệu 
SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.
https://www.youtube.com/watch?v=-V8OYABCnHI
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
a. Mục tiêu: Giúp HS tạo tâm thế thoải mái, dễ chịu trước khi bước vào nội dung bài học.
b. Nội dung: GV tổ chức cho cả lớp cùng hát bài “Thêm yêu ngày nắng đến trường”.
c. Sản phẩm học tập: HS hát hăng say, nhiệt tình.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu lời bài hát, yêu cầu HS hát theo bài hát: “Thêm yêu ngày nắng đến trường”.
- Link bài hát: https://www.youtube.com/watch?v=-V8OYABCnHI
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe và hát theo ca từ bài hát.
- GV cùng hòa giọng với cả lớp.
Bước 3: Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động và thảo luận
- GV nhận xét, khuyến khích HS thể hiện sự hòa đồng, thân thiện trong quan hệ bạn bè, cùng nhau tạo nên mỗi ngày đến trường là một ngày vui như lời bài hát vừa rồi.
- GV dẫn dắt HS tìm hiểu nội dung mới: Hoạt động giáo dục theo chủ đề - Xây dựng truyền thống nhà trường.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường
a. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Tìm hiểu và nêu được những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
- HS xác định được những việc mình có thể góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ theo nhóm về những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường mà bản thân đã tìm hiểu được. 
c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện được các việc làm, hoạt động nhằm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm: Em hãy chia sẻ những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
- GV đặt thêm câu hỏi: Em thấy những hoạt động đó như thế nào? Em ấn tượng với hoạt động nào? Vì sao?
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc nhóm, chia sẻ và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS chia sẻ những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường mà các nhóm đã trao đổi với nhau.
Gợi ý (đính kèm phía dưới hoạt động).
- GV mời HS chia sẻ những việc bản thân có thể làm để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, tổng kết.
- GV chuyển sang hoạt động mới.
1. Việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường
Là học sinh của trường, việc tìm hiểu và xác định những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường là trách nhiệm nhưng cũng là quyền lợi và niềm tự hào của các em.
BẢNG LIỆT KÊ NHỮNG VIỆC LÀM GÓP PHẦN XÂY DỰNG TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Các lĩnh vực
Việc làm cụ thể
Học tập
- Tham gia hoạt động thi đua “Dạy tốt, học tốt”
- Đổi mới phương pháp học tập.
- ...
Văn hóa – nghệ thuật
- Tham gia tổ chức cuộc thi “Giai điệu tuổi hồng”
- Tham gia làm báo tường nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
- ...
Thể dục – thể thao
- Tham gia thi đấu bóng đá nam, nữ.
- Tham gia đội tuyển đá cầu.
- ...
Các hoạt động cộng đồng
- Ủng hộ các bạn HS khu vực miền núi khó khăn.
- Thực hiện dự án bảo vệ môi trường.
- ....
Các hoạt động khác
- Giữ gìn vệ sinh trong trường, lớp
- Giúp đỡ mọi người
- ...
Hoạt động 2: Thực hiện việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường
a. Mục tiêu: Giúp HS thực hiện được và chia sẻ những việc mình đã làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ nhóm đôi hoặc trong cùng bàn về những việc đã làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. 
c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện được các việc làm, hoạt động nhằm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ những việc đã làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
Gợi ý: 
+ Tên việc làm
+ Mô tả cách thực hiện
+ Kết quả đạt được
+ Bài học thu được, những khó khăn gặp phải và cách khắc phục.
- Sau khi thảo luận nhóm đôi, GV đặt thêm câu hỏi: Trước khi thực hiện công việc đó, em có suy nghĩ gì? Sau khi thực hiện xong, em cảm thấy như thế nào?
- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ những việc làm sự kiện sẽ thực hiện trong thời gian sắp tới để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về thực hiện việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc nhóm, chia sẻ và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS chia sẻ những việc đã làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường mà các nhóm đã trao đổi với nhau.
- GV mời HS chia sẻ việc làm dự kiến trong thời gian tới để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
- GV mời HS chia sẻ cách thực hiện việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, tổng kết.
- GV chuyển sang hoạt động mới.
2. Thực hiện việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường
Thực hiện được những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường thể hiện em là một HS có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao với những công việc chung.
Hoạt động 3: Tham gia hoạt động Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường
a. Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu về các hoạt động Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. Từ đó, HS tham gia các hoạt động Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ về các hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và của nhà trường.
c. Sản phẩm học tập: HS tìm hiểu về các hoạt động Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. Từ đó, HS tham gia các hoạt động Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, chia sẻ trong nhóm: Em hãy chia sẻ các hoạt động giáo dục theo chủ đề Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và của nhà trường.
- Sau khi thảo luận, GV nêu thêm câu hỏi:
+ Em biết thông tin về các hoạt động đó từ đâu?
+ Trong các hoạt động đó, em thấy ấn tượng với hoạt động nào nhất? Vì sao?
- GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy thảo luận về các hoạt động Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
- GV yêu cầu HS tham gia các hoạt động Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường và viết báo cáo kết quả.
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về việc tham gia hoạt động Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc nhóm, chia sẻ và trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm và lên ý tưởng.
- HS tham gia hoạt động Đoàn, Đội và thực hiện viết báo cáo tại nhà.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS chia sẻ các hoạt động giáo dục theo chủ đề Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường mà các nhóm đã trao đổi với nhau.
- GV mời HS chia sẻ một số hoạt động Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường (gợi ý SHS tr.9).
+ Tổ chức ngày hội đọc sách
+ Thi đua thành tích tốt trong tuần
- GV yêu cầu HS tham gia hoạt động Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, tổng kết.
- GV chuyển sang hoạt động mới.
3. Tham gia hoạt động Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường
- Thể hiện bản thân là đội viên gương mẫu.
- Là cơ hội để HS học hỏi, rèn luyện và trưởng thành hơn.
-> Kết luận: Thực hiện những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường thể hiện tinh thần trách nhiệm và tình yêu đối với ngôi trường mà em đang theo học.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập phần luyện tập.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thảo luận.
c. Sản phẩm học tập: HS chọn được đáp án đúng cho câu hỏi trắc nghiệm và trả lời câu hỏi phần Luyện tập.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1. Đâu không phải là nội dung đặt trong phòng truyền thống nhà trường?
A. Lịch sử hình thành và phát triển của trường
B. Thành tích của nhà trường đạt được.
C. Mô hình khuôn viên trường
D. Sách vở, tài liệu các môn học.
Câu 2. Em đã làm gì để góp phần phát huy truyền thống của nhà trường?
A. Không tham giác các hoạt động của trường
B. Học tập còn chưa tập trung
C. Không tham gia phong trào văn nghệ của trường
D. Tích cực tham gia phong trào thể dục thể thao.
Câu 3. Việc làm nào sau đây không góp phần xây dựng và phát huy truyền thống nhà trường?
A. học tập chuyên cần B. thân thiện với bạn bè
C. vứt rác bừa bãi D. kính trong thầy cô giáo.
Câu 4. Trường chúng ra có nhiều truyền thống tốt đẹp, chúng ta
A. không thích các truyền thống đó.
B. tự hào về truyền thống của trường mình
C. cảm thấy khó chịu khi tổ chức các truyền thống.
D. không xây dựng và tham gia.
Câu 5. Nhân ngày 20/11, nhà trường tổ chức biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 20/11 nhưng bạn Lan không tham gia vì không thích. Nếu là em, em sẽ khuyên bạn Lan như thế nào?
A. Ủng hộ việc làm của Lan
B. Đồng tình với việc làm đó vì cho rằng mỗi bạn một sở thích.
C. Nói cho Lan hiểu về ý nghĩa của hoạt động này và khuyên Lan cùng tham gia.
D. Không chơi với bạn Lan nữa.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
D
D
C
B
C
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV chuyển sang hoạt động mới.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS vận dụng được tri thức, kinh nghiệm mới đã tiếp thu được vào đời sống thực tiễn.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS về nhà thực hiện. 
c. Sản phẩm học tập: Những việc làm để xây dựng truyền thống gia đình của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà: Em hãy liên hệ bản thân để nêu những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV đánh giá mức độ hiểu nhiệm vụ của HS.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV kết thúc bài học.
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Hoàn thành nhiệm vụ được giao ở phần Vận dụng.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Hoạt động giáo dục theo chủ đề - Xây dựng và giữ gìn tình bạn.
Ngày dạy: 9/9/2023
Tiết 3- SINH HOẠT LỚP
Chia sẻ kết quả thực hiện các việc làm của em góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
 Năng lực chung: Giao tiếp - hợp tác, tự chủ - tự học, giải quyết vấn đề - sáng tạo
 Năng lực riêng: Biết cách chia sẻ kết quả các việc làm góp phần xd nhà trường của bản thân với bạn 
2. Phẩm chất: Trách nhiệm; Trung thực; Nhân ái.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị
- Máy tính, máy chiếu
2. Học liệu
- Kế hoạch tuần mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU(3’)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho học sinh khi vào giờ sinh hoạt lớp
b. Tổ chức thực hiện: 
- GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp ổn định vị trí, chuẩn bị sinh hoạt lớp
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1 (15’): Sơ kết tuần 1, kế hoạch tuần 2
a. Mục tiêu: HS biết các hoạt động trong tuần học và xây dựng kế hoạch tuần học mới
b. Nội dung: 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ tuần 1
Kế hoạch hoạt động tuần 2
c. Sản phẩm: Bản đánh giá của tổ, lớp. Kế hoạch hoạt động tuần 2
d. Tổ chức thực hiện
-Tổ trưởng lên nhận xét kết quả của tổ
-Lớp phó HT lên nhận xét tình hình học tập của lớp
-Lớp phó lao động nhận xét
-Lớp trưởng nhận xét chung
- GVCN đánh giá, nêu phương hướng tuần sau.
Hoạt động 2(30’). Sinh hoạt theo chủ đề: Chia sẻ kết quả thực hiện các việc làm của em góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
a. Mục tiêu: Chia sẻ kết quả thực hiện các việc làm của em góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
b. Nội dung: 
kết quả thực hiện các việc làm của em góp phần xây dựng truyền thống nhà trường 
c. Sản phẩm: lời chia sẻ của HS
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu HS chia sẻ theo cặp đôi về kết quả những việc bản thân đã làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ trong vòng 5 – 7 phút TL.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS lên chia sẻ trước lớp
- GV có thể hỏi thêm một số câu hỏi: 
+ Em thấy kết quả đó như thế nào?
+ Điều gì đã giúp em đạt được kết quả đó?
+ Em có mong muốn đạt kết quả tốt hơn không?
+ Nếu có cơ hội thực hiện lại các công việc này, em sẽ điều chỉnh như thế nào để có kết quả tốt hơn? 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
Hoạt động 3. Kết thúc sinh hoạt
a. Mục tiêu: Tổng kết những ghi nhớ qua buổi sinh hoạt
b) Nội dung: GV nhận xét và nhắc nhở công việc cần thực hiện
c) Sản phẩm: Công việc HS cần thực hiện trong tuần tới. 
d. Tổ chức thực hiện 
- GVCN kết luận về những thông điệp cần ghi nhớ
- Nhận xét về tiết SHL
- Nhắc nhở công việc cần thực hiện cho tuần tiếp theo.
+ Chúng ta cần phải thực hiện đúng nội quy của lớp, của trường để không vi phạm và không bị trừ điểm thi đua trong các tuần tiếp theo.
HDVN: Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ về chủ đề tình bạn. 4 tổ, mỗi tổ 1 tiết mục.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_huong_nghiep_8_canh_dieu_chu_d.docx