Báo cáo biện pháp rèn kĩ năng viết đúng Chính tả cho học sinh Lớp 2
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong đó phân môn Chính tả rèn các kĩ năng viết, kĩ năng nghe. Nó có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh các quy tắc chính tả và hình thành các kĩ năng viết chính tả. Ngoài ra phân môn Chính tả còn luyện cho học sinh các phẩm chất như: Tính cẩn thận, tính thẩm mĩ, tình yêu đối với tiếng Việt, yêu tiếng mẹ đẻ và yêu đất nước. Nhưng dạy cho học sinh viết đúng chính tả ở bậc Tiểu học như thế nào cho phù hợp và có hiệu quả đó là vấn
đề vô cùng quan trọng và cần thiết. Qua chữ viết đúng, đẹp giáo viên bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt
cho học sinh.
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp rèn kĩ năng viết đúng Chính tả cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp rèn kĩ năng viết đúng Chính tả cho học sinh Lớp 2
BÁO CÁO BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2 Lí do chọn biện pháp Nội dung Kết quả của việc ứng dụng biện pháp IV. Kết luận Hoạt động Cái gì sẽ tan trong nước BÁO CÁO BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2 I. LÍ DO CHỌN BIỆN PHÁP - Tiếng Việt là môn học rất quan trọng. Nó có nhiều phân môn và chiếm nhiều thời gian học ở bậc Tiểu học, rèn cho học sinh 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc và viết. - Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội với giáo dục. Bộ giáo dục và Đào tạo đã chủ trương đổi mới chương trình Tiểu học theo các mục tiêu: Tiếp tục tăng cường thực hiện giáo dục toàn diện đảm bảo sự cân đối hài hòa giữa các lĩnh vực học tập và giáo dục ở nhà trường Tiểu học. Đứng trước thực trạng đó, yêu cầu đối với giáo dục là phải đào tạo con người toàn diện trong đó tiếng mẹ đẻ (tiếng phổ thông) là một trong những điều kiện tiên quyết giúp học sinh nắm bắt được tri thức một cách dễ dàng. -. I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong đó phân môn Chính tả rèn các kĩ năng viết, kĩ năng nghe. Nó có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh các quy tắc chính tả và hình thành các kĩ năng viết chính tả. Ngoài ra phân môn Chính tả còn luyện cho học sinh các phẩm chất như: Tính cẩn thận, tính thẩm mĩ, tình yêu đối với tiếng Việt, yêu tiếng mẹ đẻ và yêu đất nước . Nhưng dạy cho học sinh viết đúng chính tả ở bậc Tiểu học như thế nào cho phù hợp và có hiệu quả đó là vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết . Qua chữ viết đúng, đẹp giáo viên bồi dưỡng tình yêu t iếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt cho học sinh . BÁO CÁO BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2 I . LÍ DO CHỌN BIỆN PHÁP Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy học sinh viết sai chính tả còn nhiều, tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành đối với phân môn Chính tả đầu năm còn cao. Vì vậy tôi quyết định xây dựng và báo cáo “ Biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2 ” với mục đích đề xuất biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phân môn Chính tả của lớp 2. Báo cáo: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 khắc phục lỗi phụ âm đầu trong phân môn Chính tả II. NỘI DUNG 1. THỰC TRẠNG 1.1. Điều tra thực trạng kĩ năng viết chính tả của học sinh . Năm học 2019-2020, tôi được phân công giảng dạy lớp 2A2. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy học sinh viết sai lỗi chính tả rất nhiều. Các lỗi phổ biến mà các em thường mắc phải như: + Lỗi do vô ý, chưa cẩn thận (như thiếu dấu phụ, thiếu dấu thanh,..) nhất là đối với học sinh người đồng bào BahNar. + Lỗi do không hiểu nghĩa của từ. + Lỗi do không nắm được quy tắc chính tả. + Lỗi phát âm do sai phương ngữ (l - n, s - x, tr - ch,) Sĩ số N ghe - viết đúng chuẩn N ghe –viết được Nhìn viết Tổng số Tỉ lệ Tổng số Tỉ lệ Tổng số Tỉ lệ 3 2 em 3 9,4 % 5 15,6 % 24 75,0 % BÁO CÁO BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2 II.NỘI DUNG 1.1. THỰC TRẠNG 1.1. Điều tra thực trạng kĩ năng viết chính tả của học sinh . - Tôi đã tiến hành khảo sát đầu năm, kết quả thu được như sau : . BÁO CÁO BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2 1. Thực trạng 1. 2 Nguyên nhân - Do kĩ năng đọc của các em còn chưa tốt. - Trong tiếng Việt còn tồn tại sự phát âm theo từng vùng. Giữa các vùng miền lại có sự phát âm khác nhau . - Do các em chưa hiểu nghĩa của từ. - Về nhà ít đọc sách, báo nên không nhớ mặt chữ. - Khi thầy cô giảng bài phân tích các chữ khó các em không chú ý lắng nghe. - Do không nắm vững các quy tắc chính tả nên các em vẫn còn lẫn lộn giữa các âm g- gh; ng- ngh; c – k. II. NỘI DUNG BÁO CÁO BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2 2. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN VẬN DỤNG TỐT CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH TẢ ĐỂ RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH. 2.1. Phương pháp phân tích ngôn ngữ. Phương pháp phân tích ngôn ngữ bao gồm các thao tác phân tích và tổng hợp. Ở phân môn Chính tả, thao tác phân tích thể hiện ở việc phân tích cấu tạo của chữ. Cách đọc các âm, vần khó hay dễ lẫn, giải thích nghĩa của tiếng, tạo điều kiện cho việc viết đúng chính tả. Phân tích còn gọi là so sánh sự tương đồng, khác biệt về âm, nghĩa và chữ của các từ ngữ có trong bài. Việc phân tích giúp cho học sinh khắc sâu ghi nhớ và hiểu sâu sắc về hiện tượng chính tả. Ví dụ bài: Làm việc thật là vui- Tác giả: Tô Hoài - TV2, tập 1 trang 16 ) học sinh hay mắc các lỗi nhầm lẫn phụ âm cuối c/t. Tôi đã tiến hành phân tích một số từ sau: Từ việc = v-iêc-viêc - nặng-việc chứ không phải là việc = v-iêt - viêt- nặng - việt . Từ nhặt = nh-ăt-nhăt-nặng-nhặt chứ không phải là nhặt = nh-ăc-nhăc-nặng-nhặc. Giáo viên có thể phân tích cho học sinh hiểu các từ. Từ “việc”ở đây là việc làm, công việc để học sinh nắm rõ được nghĩa và viết cho đúng. Ngược lại với phân tích là tổng hợp. Các thao tác tổng hợp thể hiện trong việc khái quát các hiện tượng chính tả thành quy tắc chính tả hoặc các mẹo luật chính tả cho học sinh dễ nhớ, dễ viết. Thao tác phân tích, tổng hợp được phối hợp với nhau một cách linh hoạt trong suốt giờ chính tả, nhưng thể hiện rõ nhất trong bước luyện viết đúng các từ ngữ khó và trong quá trình thực hiện các bài chính tả âm vần. BÁO CÁO BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2 2.1. Phương pháp phân tích ngôn ngữ. BÁO CÁO BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2 2.1. Phương pháp phân tích ngôn ngữ. Muốn hoạt động phân tích ngôn ngữ đạt hiệu quả cao, cần phải tạo điều kiện để học sinh thực hành phân tích, tổng hợp. Giáo viên không làm hộ mà giữ vai trò hướng dẫn, gợi ý, giúp học sinh lưu ý các hiện tượng chính tả mà học sinh thường viết sai hay nhầm lẫn. Ví dụ: Khi viết tiếng “nặng” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “nặn” giáo viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này. nặng = n +ăng + năng + nặng+ nặng nặn = n + ăn + năn+ nặng+ nặn So sánh để thấy sự khác nhau, tiếng “nặng”có âm cuối là “ng”, tiếng “nặn” có âm cuối là “n”. Học sinh ghi nhớ cách phát âm và cách viết sẽ không viết sai. BÁO CÁO BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2 2. 2. Phương pháp giao tiếp . Phương pháp giao tiếp được thể hiện ở việc giáo viên tổ chức tiết học bằng cách giao nhiệm vụ học tập sao cho học sinh tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động giao tiếp một cách hiệu quả. Hình thức giao tiếp trong dạy học chính tả rất đa dạng, bao gồm cả nghe, nói, đọc, viết. Thao tác nghe trong phân môn Chính tả vừa là nghe đọc bài chính tả, vừa là nghe giáo viên hoặc các bạn nói về hiện tượng chính tả, quy tắc chính tả . Với chính tả đoạn bài, thao tác nghe còn có thể được thực hiện từ giờ Tập đọc trước đó, nếu bài viết chính tả được trích từ bài tập đọc đã học. Thao tác đọc được học sinh thực hiện khi đọc bài chính tả đoạn bài hoặc các bài tập chính tả âm vần BÁO CÁO BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2 2. 2. Phương pháp giao tiếp Thao tác nói được sử dụng khi các em trả lời các câu hỏi về nội dung bài viết, về nghĩa từ hay phân biệt cách viết các chữ. Trong giờ chính tả, thao tác viết được sử dụng thường xuyên nhất, từ bước kiểm tra bài cũ đến bước viết chính tả và cả bước làm bài tập chính tả. ( Ví dụ Chính tả (Nghe - viết)Cái trống trường em - Tác giả: Thanh Hào - TV 2 , tập 1 trang 45 ) Cái trống trường em Mùa hè cũng nghỉ Suốt ba tháng liền Trống nằm ngẫm nghĩ. Buồn không hả trống Trong những ngày hè Bọn mình đi vắng Chỉ còn tiếng ve ? Thanh Hào Trước khi đọc cho học sinh nghe - viết, giáo viên cho khoảng 1đến 2 học sinh đọc hai khổ thơ cần viết. Yêu cầu cả lớp lắng nghe, tìm hiểu hai khổ thơ hôm nay viết. Hôm nay chúng ta viết mấy khổ thơ? Mỗi khổ thơ có mấy dòng thơ? Mỗi dòng thơ có mấy chữ? Các chữ đầu dòng thơ thì ta viết như thế nào? Tìm các dấu câu trong bài chính tả? Sau khi tìm hiểu xong thì giáo viên cho học sinh viết từ khó hay các từ mà học sinh lớp mình hay viết sai, dễ nhầm lẫn âm vần. Để học sinh giao tiếp được tốt, giáo viên phải soạn hệ thống câu hỏi và bài tập chính tả phong phú, phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình đảm nhiệm. Phù hợp với những đặc điểm tâm lí, đặc điểm ngôn ngữ và vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội của học sinh. Giáo viên cũng cần tạo tình huống để học sinh tham gia vào các hoạt động giao tiếp một cách hào hứng, nhẹ nhàng với một tâm thế thoải mái nhất . BÁO CÁO BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2 2.2. Phương pháp giao tiếp. BÁO CÁO BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2 Phương pháp rèn luyện theo mẫu trong dạy học chính tả có cách thể hiện riêng. Đó chính là sự vận dụng các quy tắc hay mẹo chính tả đã biết vào trường hợp khác tương tự. Khi thực hiện các bài tập chính tả âm vần, học sinh sử dụng các thao tác so sánh, điền thế, phân tích, tổng hợp theo một quy trình mẫu đã quen từ trước, hoặc do giáo viên hướng dẫn. Nhờ các mẫu này, học sinh có thể giải các bài tập một cách thoải mái và chủ động. Ngay từ lớp 1, các em đã được làm quen với luật chính tả đơn giản như: Các âm đầu k, gh, ngh chỉ kết hợp với âm i, e, ê ,. Ví dụ. Điền vào chỗ trống c hay k? (Sgk TV lớp 2, tập 1 trang 6) ...im khâu, ...ậu bé, ...iên nhẫn, bà ...ụ. Ví dụ. Điền vào chỗ trống ng hay ngh? (Sgk TV lớp 2, tập 1 trang 25) ...ày tháng, ......ỉ ngơi, ......ười bạn,........ề nghiệp. 2. 3 Phương pháp rèn luyện theo mẫu Qua bài tập giáo viên khắc sâu cho học sinh: + Khắc phục lỗi k-c : Viết là k khi đứng trước e, ê, i , (ví dụ: con kiến, thước kẻ, cái kim, kiên trì). Viết là c trong các trường hợp còn lại (ví dụ: cái ca, con cá, bó cải). + Khắc phục lỗi ngh -ng: Viết là ngh khi đứng trước e, ê, i ( ví dụ: nghỉ, nghé, nghề, nghiền). Viết là ng trong các trường hợp còn lại( ví dụ: ngà, ngô, ngõ). Rèn luyện theo mẫu còn thể hiện ở việc viết theo mẫu cho trước. Mẫu có thể là bài chính tả tập chép trong sách giáo khoa hoặc do giáo viên viết lên bảng. Chính vì điều này, bài chính tả đoạn- bài được chọn cho học sinh viết phải là chuẩn mực không chỉ về các hiện tượng chính tả, mà còn là một văn bản mẫu về nội dung, cách sử dụng từ ngữ. BÁO CÁO BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2 2. 3 Phương pháp rèn luyện theo mẫu . BÁO CÁO BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2 III. . KẾT QUẢ CỦA VIỆC ỨNG DỤNG BIỆN PHÁP Sĩ số N ghe - viết đúng chuẩn N ghe –viết được Nhìn viết Tổng số Tỉ lệ Tổng số Tỉ lệ Tổng số Tỉ lệ 3 2 em 15 46,9 % 14 43, 7 % 3 9. 4 % Qua một thời gian thực hiện “ B iện pháp rèn kĩ năng viết đúng Chính tả cho học sinh lớp 2 ” tôi đã thu được những kết quả sau: BÁO CÁO BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2 III. . KẾT QUẢ CỦA VIỆC ỨNG DỤNG BIỆN PHÁP So với đầu năm học, tỉ lệ học sinh nghe viết đúng chuẩn và nghe viết đượ c tăng lên. Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy kết quả đạt được như trên là rất khả quan. Tình trạng học sinh nhìn viết còn ít. Bản thân rút ra được nhiều kinh nghiệm giảng dạy và nhận xét cho học sinh. Kết quả tiết dạy đã được nâng lên một cách rõ rệt. Học sinh chăm chỉ, hứng thú, yêu thích học hơn. BÁO CÁO BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2 IV. KẾT LUẬN Nắm chắc từng đối tượng học sinh của lớp, tạo nhu cầu học tập cho các em, linh hoạt trong đổi mới phương pháp dạy học tạo cho các em hứng thú và ham thích học chính tả và tập đọc . Khi tổ chức các hoạt động thực hành luyện tập, giáo viên lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp đối tượng học sinh và phù hợp với nội dung của từng bài tập nhằm tạo hứng thú, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập. Trong quá trình học sinh làm bài, giáo viên quan sát cá nhân học sinh, nhóm học sinh để đôn đốc hướng dẫn và biết được những bài làm sai để tổ chức cho học sinh nhận xét và sửa chữa. Trong một tiết học cần dành nhiều thời gian thực hành cho học sinh hoàn thành, chưa hoàn thành động viên giúp đỡ, khuyến khích ưu tiên câu hỏi dễ bài điền từ dễ và tạo điều thuận lợi cho học sinh hoàn thành, chưa hoàn thành tham gia phát biểu ý kiến nhằm tạo hứng thú học tập cho các em CẢM ƠN BAN GIÁM KHẢO ĐÃ LẮNG NGHE! Khi đọc cho học sinh viết thì giáo viên phải đọc thật chuẩn, rõ ràng chính xác và nhấn mạnh nhiều lần ở các từ, tiếng khó đó. Khi học sinh viết bài giáo viên phải luôn luôn theo dõi kiểm tra và sửa chữa kịp thời những từ, tiếng mà các em vừa viết sai theo tiếng địa phương . Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét góp ý bài của bạn, chỉ ra được lỗi để cùng chữa. Trường hợp nếu học sinh không phát hiện ra lỗi, giáo viên gợi ý để học sinh nhận ra và chữa lỗi. Trên đây là một vài biện pháp nhỏ mà bản thân tôi đúc rút được qua quá trình giảng dạy. Tuy nhiên do thời gian và năng lực có hạn chắc hẳn sẽ có những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến chân thành của Hội đồng Khoa học các cấp để bản thân tôi được hoàn thiện hơn trong những bài viết tiếp theo. Tôi xin chân thành cảm ơn! Kính chúc quý thầy cô nhiều sức khỏe, chúc hội thi thành công rực rỡ!
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_ren_ki_nang_viet_dung_chinh_ta_cho_hoc_sin.pptx