Kế hoạch dạy học Khoa học tự nhiên 8 (Cánh diều) - Chủ đề 7: Cơ thể người - Bài 28: Hệ vận động ở người - Năm học 2022-2023

Thời gian thực hiện: 4 tiết

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên:

+ Nêu được chức năng của hệ vận động ở người: Mô tả được cấu tạo sơ lược các cơ quan của hệ vận động. Phân tích được sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng của hệ vận động.

+ Liên hệ được kiến thức đòn bẩy vào hệ vận động.

+ Nêu được một số biện pháp bảo vệ các cơ quan của hệ vận động và cách phòng chống bệnh, tật liên quan đến hệ vận động, tác hại của bệnh loãng xương.

+ Nêu được ý nghĩa của tập thể dục, thể thao và lựa chọn được phương pháp luyện tập thể thao phù hợp.

- Tìm hiểu tự nhiên: Tìm hiểu được tình hình mắc các bệnh về hệ vận động trong trường học và khu dân cư. Thực hiện được các bước sơ cứu khi người khác bị gãy xương.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng hiểu biết về thể lực và thành phần hóa học của xương để giải thích sự co cơ, khả năng chịu tải của xương.

 

docx 14 trang Đức Bình 25/12/2023 3080
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Khoa học tự nhiên 8 (Cánh diều) - Chủ đề 7: Cơ thể người - Bài 28: Hệ vận động ở người - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch dạy học Khoa học tự nhiên 8 (Cánh diều) - Chủ đề 7: Cơ thể người - Bài 28: Hệ vận động ở người - Năm học 2022-2023

Kế hoạch dạy học Khoa học tự nhiên 8 (Cánh diều) - Chủ đề 7: Cơ thể người - Bài 28: Hệ vận động ở người - Năm học 2022-2023
Ngày soạn : 10 / 05 / 2023
Ngày dạy : / 09 / 2023
KẾ HOẠCH DẠY HỌC 
CHỦ ĐỀ 7: CƠ THỂ NGƯỜI.
 BÀI 28: HỆ VẬN ĐỘNG Ở NGƯỜI
Bộ sách Cánh Diều 
Thời gian thực hiện: 4 tiết
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:
1. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên:
+ Nêu được chức năng của hệ vận động ở người: Mô tả được cấu tạo sơ lược các cơ quan của hệ vận động. Phân tích được sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng của hệ vận động.
+ Liên hệ được kiến thức đòn bẩy vào hệ vận động.
+ Nêu được một số biện pháp bảo vệ các cơ quan của hệ vận động và cách phòng chống bệnh, tật liên quan đến hệ vận động, tác hại của bệnh loãng xương.
+ Nêu được ý nghĩa của tập thể dục, thể thao và lựa chọn được phương pháp luyện tập thể thao phù hợp.
- Tìm hiểu tự nhiên: Tìm hiểu được tình hình mắc các bệnh về hệ vận động trong trường học và khu dân cư. Thực hiện được các bước sơ cứu khi người khác bị gãy xương.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng hiểu biết về thể lực và thành phần hóa học của xương để giải thích sự co cơ, khả năng chịu tải của xương.
2. Về phẩm chất
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về hệ vận động ở người.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ.
- Có ý thức bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- SGK, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8, kế hoạch bài dạy.
- Hình ảnh hoạt động mở đầu, các hình ảnh trong SGK.
- Video sơ cứu và băng bó khi người khác bị gãy xương.
- Các dụng cụ cần chuẩn bị trong tiết thực hành sơ cứu và băng bó người bị gãy xương.
- Phiếu học tập số 1, mẫu phiếu điều tra số người mắc tật cong vẹo cột sống trong trường học hoặc khu dân cư.
2. Học sinh:
- SGK, SBT khoa học tự nhiên 8.
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết
Nội dung
Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Phương pháp/ công cụ kiểm tra đánh giá
1
Hoạt động 1. 
Khởi động (5 phút)
PP: Trực quan, nhóm đôi
KTDH: Động não
PP: Quan sát
CC đánh giá: Câu trả lời 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của hệ vận động (40phút)
PP: Dạy học hợp tác, trạm.
KTDH: Chia nhóm, động não.
PP: Quan sát
CC đánh giá: Bài 
tập ,sản phẩm PHT
2
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu sự phối hợp hoạt động của cơ – xương – khớp
(45phút)
PP: Dạy học trực quan, dạy học hợp tác.
KTDH: động não, chia nhóm
PP: Viết, quan sát.
CC ĐG: Câu trả lời
3
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về bảo vệ hệ vận động
 1. Vai trò của thể dục, thể thao đối với sức khỏe và hệ vận động 20’
2. Bệnh, tật liên quan đến hệ vận động và cách phòng tránh: 25’
PP: Dạy học trực quan, dạy học hợp tác.
KTDH: động não, chia nhóm, 
PP: Viết, quan sát.
CC ĐG: Thang đánh giá
4
Hoạt động 2.4: Thực hành: Sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương
( 30phút)
PP: Dạy học trực quan, thực hành ,dạy học hợp tác.
KTDH: động não, chia nhóm, 
PP: thực hành, quan sát.
CCĐG: sản phẩm thực hành.
Hoạt động 3: 
Luyện tập ( 10phút)
PP: Trò chơi
KT: Trò chơi.
PP: Câu trả lời ngắn. 
CCĐG: Bảng kiểm.
Hoạt động 4: 
Vận dụng( 5 phút)
PP: Định hướng STEM
KT: Động não, chia nhóm
PP: Viết, quan sát.
CC ĐG: Thang đánh giá
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu) 
a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập, tạo tâm thế hứng thú, sẵn sàng tìm hiểu kiến thức mới.
b) Nội dung:
- GV chiếu hình ảnh, đặt vấn đề, yêu cầu học sinh thực hiện thảo luận cặp đôi 2 phút, đưa ra câu trả lời:
+ Tại sao mỗi người lại có vóc dáng và kích thước khác nhau? Nhờ đâu mà cơ thể người có thể di chuyển, vận động ?
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS (có thể đúng hoặc sai).
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chiếu hình ảnh minh họa về mỗi người có vóc dáng khác nhau.
Nêu vấn đề, yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi:
+ Tại sao mỗi người lại có vóc dáng và kích thước khác nhau? Nhờ đâu mà cơ thể người có thể di chuyển, vận động?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh chú ý theo dõi, kết hợp kiến thức của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, định hướng.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi 2 – 3 HS trình bày câu trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS.
- GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới: Để giải thích câu hỏi này đầy đủ và chính xác, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay.
- Các câu trả lời của HS:
* Gợi ý:
- Mỗi người có vóc dáng và kích thước khác nhau là do bộ xương tạo nên khung cơ thể khác nhau, giúp cơ thể có hình dạng nhất định.
- Cơ thể người có thể di chuyển, vận động là nhờ có cơ bám vào xương, khi cơ co hay dãn sẽ làm xương cử động, giúp cơ thể di chuyển và vận động.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của hệ vận động
a) Mục tiêu:  
- Nêu được chức năng của hệ vận động ở người: Mô tả được cấu tạo sơ lược các cơ quan của hệ vận động. Phân tích được sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng của hệ vận động.
- Vận dụng được hiểu biết về lực và thành phần hóa học của xương để giải thích sự co cơ, khả năng chịu tải của xương.
b) Nội dung:
- GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân đọc thông tin mục I SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm cặp đôi và trả lời các câu hỏi sau:
1. Quan sát hình 28.2 và cho biết hệ vận động gồm những cơ quan nào?
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi – đáp nêu vấn đề và dạy học theo trạm để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
- GV tổ chức lớp học theo hình thức vòng tròn học tập mở, trong đó, gồm có 3 trạm học tập. Mỗi HS phải tham gia đủ 3 trạm học tập.
+ Trạm 1: Tìm hiểu cấu tạo của xương phù hợp với chức năng.
+ Trạm 2: Tìm hiểu cấu tạo của khớp phù hợp với chức năng.
+ Trạm 3: Tìm hiểu cấu tạo của cơ vân phù hợp với chức năng.
- HS có thể tự do lựa chọn các trạm học tập (bắt đầu hay kết thúc tại một trạm bất kì nào đó). Thời gian HS tham gia ở mỗi trạm không quá 5 phút. GV có thể thiết kế thêm các trạm chờ (tuỳ theo không gian lớp học).
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của HS.
* Gợi ý:
1. Hệ vận động gồm những cơ quan là: xương, khớp và cơ vân.
2. Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của xương đùi: Xương đùi là xương to, dài và khỏe phù hợp với chức năng nâng đỡ phần trên của cơ thể. Thành phần hóa học của xương gồm nước, chất hữu cơ và chất vô cơ, đảm bảo cho xương có tính đàn hồi và rắn chắc. Ở đầu xương có mô xương xốp gồm các tế bào xương tạo thành nan xương sắp xếp theo hình vòng cung có tác dụng phân tán lực tác động; phần thân xương có mô xương cứng gồm các tế bào xương sắp xếp đồng tâm làm tăng khả năng chịu lực của xương.
3. Khớp khuỷu tay nằm ở vị trí giữa cẳng tay và cánh tay. Khớp khuỷu có các sụn khớp và dây chằng, sụn khớp bao lấy đầu xương để ngăn các xương tiếp xúc trực tiếp với nhau, giúp khớp vận động; các dây chằng co giãn gắn kết các xương với nhau trong khi chuyển động, giữ khuỷu tay ở đúng vị trí. Nhờ vậy, giúp khuỷu tay thực hiện chức năng gập duỗi, sấp ngửa cẳng tay một cách dễ dàng.
4. Cấu tạo của một bắp cơ gồm: Bó sợi cơ, sợi cơ và tơ cơ.
- Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của cơ trong vận động: Trong bắp cơ, các tơ cơ nằm song song theo chiều dọc của sợi cơ. Tơ cơ có khả năng thay đổi chiều dài dẫn đến sự co, dãn của bắp cơ. Nhiều cơ phối hợp hoạt động với nhau giúp thực hiện chức năng vận động.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân đọc thông tin mục I SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm cặp đôi và trả lời các câu hỏi sau:
1. Quan sát hình 28.2 và cho biết hệ vận động gồm những cơ quan nào.
- GV tổ chức lớp học theo hình thức vòng tròn học tập mở, trong đó, gồm có 3 trạm học tập. Mỗi HS phải tham gia đủ 3 trạm học tập.
+ Trạm 1: Tìm hiểu cấu tạo của xương phù hợp với chức năng.
+ Trạm 2: Tìm hiểu cấu tạo của khớp phù hợp với chức năng.
+ Trạm 3: Tìm hiểu cấu tạo của cơ vân phù hợp với chức năng.
- HS có thể tự do lựa chọn các trạm học tập (bắt đầu hay kết thúc tại một trạm bất kì nào đó). Thời gian HS tham gia ở mỗi trạm không quá 5 phút. GV có thể thiết kế thêm các trạm chờ (tuỳ theo không gian lớp học).
- GV đặt câu hỏi thảo luận cho các nhóm:
+ Trạm 1: Trả lời câu hỏi 2 SGK.
+ Trạm 2: Trả lời câu hỏi 3 SGK.
+ Trạm 3: Trả lời câu hỏi 4 SGK.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS có thể tự do lựa chọn các trạm học tập (bắt đầu hay kết thúc tại một trạm bất kì nào đó). Thời gian HS tham gia ở mỗi trạm không quá 5 phút.
- GV quan sát và hỗ trợ hướng dẫn HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- GV chuẩn kiến thức sau mỗi phần trình bày của HS.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét phần trình bày của HS và chuyển sang nội dung tiếp theo.
I. Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của hệ vận động
1. Cấu tạo của xương phù hợp với chức năng
- Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng được thể hiện ở thành phần hóa học, hình dạng và cấu trúc của xương.
- Thành phần hóa học của xương người gồm: nước, chất hữu cơ (tính đàn hồi) và chất vô cơ (tính rắn chắc).
- Ở mỗi vị trí, hình dạng của xương phù hợp với chức năng mà xương đó đảm nhiệm.
2. Cấu tạo của khớp phù hợp với chức năng
- Khớp cho phép các xương hoạt động một cách khác nhau phù hợp với chức năng.
3. Cấu tạo của cơ vân phù hợp với chức năng
- Trong bắp cơ, các tơ cơ nằm song song theo chiều dọc của sợi cơ. Tơ cơ có khả năng thay đổi chiều dài dẫn đến sự co, dãn của bắp cơ, Lực của cơ sinh ra phụ thuộc vào sự thay đổi chiều dài và đường kính của bắp cơ. Mỗi động tác vận động có sự phối hợp hoạt động của nhiều cơ.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu sự phối hợp hoạt động của cơ – xương – khớp
a) Mục tiêu:  
- Nêu được sự phối hợp hoạt động của cơ – xương – khớp.
- Liên hệ được kiến thức đòn bẩy vào hệ vận động.
b) Nội dung:
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát hình ảnh, đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi để tìm hiểu về sự phối hợp hoạt động của cơ – xương – khớp.
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS.
Sự phối hợp của cơ, xương, khớp khi nâng một quả tạ: Nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh, cơ co dãn, phối hợp cùng sự hoạt động của các khớp làm xương chuyển động. Sự sắp xếp của các khớp hình thành nên cấu trúc có dạng đòn bẩy. Khớp khuỷu đóng vai trò là điểm tựa, sự co cơ tạo nên lực kéo làm xương di chuyển để nâng quả tạ lên.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát hình ảnh, đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
+ Quan sát hình 28.6 và dựa vào nguyên tắc đòn bẩy, cho biết cơ, xương, khớp phối hợp với nhau như thế nào khi ta nâng một quả tạ.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động nhóm cặp đôi, thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo  ... m hiểu của nhóm.
- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, góp ý và đặt câu hỏi nếu có.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt nội dung về sự phối hợp hoạt động của cơ – xương – khớp.
II. Sự phối hợp hoạt động của cơ – xương – khớp
- Nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh, cơ co dãn, phối hợp cùng sự hoạt động của các khớp làm xương chuyển động.
- Sự sắp xếp của các khớp hình thành nên cấu trúc có dạng đòn bẩy. Khớp xương tạo nên điểm tựa, sự co cơ tạo nên lực kéo.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về bảo vệ hệ vận động
a) Mục tiêu:  
- Nêu được ý nghĩa của tập thể dục, thể thao và lựa chọn được phương pháp luyện tập thể thao phù hợp.
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ các cơ quan của hệ vận động và cách phòng chống bệnh, tật liên quan đến hệ vận động, tác hại của bệnh loãng xương.
- Tìm hiểu được tình hình mắc các bệnh về hệ vận động trong trường học và khu dân cư.
b) Nội dung:
- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, quan sát hình ảnh, đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi để tìm hiểu về vai trò của thể dục thể thao đối với sức khỏe và hệ vận động.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1 để tìm hiểu về một số bệnh tật liên quan đến hệ vận động và cách phòng tránh (Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập).
- GV giao nhiệm vụ về nhà, yêu cầu HS điều tra một số người mắc tật cong vẹo cột sống trong trường học hoặc khu dân cư theo các bước SGK trang 135. 
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS.
Ý nghĩa của tập thể dục, thể thao đối với sức khỏe và hệ vận động:
- Cơ tim và thành mạch khỏe hơn do tim đập nhanh hơn và máu chảy nhanh hơn khi vận động.
- Khớp chắc khỏe do màng hoạt dịch tiết chất nhờn đầy đủ, dây chằng vững chắc và dẻo dai hơn.
- Tăng khối lượng và kích thước xương do luyện tập giúp kích thích các tế bào tạo xương, sụn ở đầu xương.
- Tăng sức bền của cơ và tăng khối lượng cơ do tăng kích thích tạo tế bào cơ, tăng hấp thu glucose và sử dụng O2, tăng lưu lượng máu đến cơ.
- Duy trì cân nặng hợp lí nhờ tăng phân giải lipid.
- Tăng sức khỏe hô hấp do tăng thể tích khí O2 khuếch tán vào máu và do tăng tốc độ vận động các cơ quan hô hấp.
- Hệ thần kinh khỏe mạnh nhờ tăng lưu lượng máu lên não.
- Đáp án phiếu học tập số 1.
Tên bệnh, tật
Nguyên nhân
Cách phòng tránh
Loãng xương
Do cơ thể thiếu calcium và vitamin D, tuổi cao, thay đổi hormone,
- Duy trì chế độ ăn đủ chất và cân đối, bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu.
- Thường xuyên rèn luyện thể dục, thể thao, vận động vừa sức và đúng cách.
- Đi, đứng, ngồi đúng tư thế.
- Tránh những thói quen ảnh hưởng không tốt đến hệ vận động.
- Điều chỉnh cân nặng ở mức phù hợp.
- Tắm nắng.
Bong gân, trật khớp, gãy xương
Do bị chấn thương khi thể thao, tai nạn trong sinh hoạt, bê vác vật nặng quá sức, vận động sai tư thế.
Viêm cơ
Do nhiễm khuẩn khi bị tổn thương trên da; dụng cụ tiêm truyền, châm cứu, phẫu thuật không đảm bảo vô trùng.
Viêm khớp
Do nhiễm khuẩn tại khớp, rối loạn chuyển hóa, thừa cân, béo phì,
Còi xương, mềm xương, cong vẹo cột sống
Do thiếu calcium và vitamin D, rối loạn chuyển hóa vitamin D. Cong vẹo cột sống còn do hoạt động sai tư thế, lao động không phù hợp với lứa tuổi.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:
+ Quan sát hình 28.7 và cho biết tập thể dục, thể thao có ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe và hệ vận động. Giải thích.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin SGK và dựa vào kiến thức thực tế, hoàn thành phiếu học tập số 1.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động nhóm, thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS về nhà thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV đại diện các nhóm trình bày phần tìm hiểu của nhóm.
- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, góp ý và đặt câu hỏi nếu có.
- HS báo cáo bài tập về nhà vào tiết sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt nội dung về một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động.
- GV giao nhiệm vụ về nhà, yêu cầu HS điều tra một số người mắc tật cong vẹo cột sống trong trường học hoặc khu dân cư theo các bước SGK trang 135. Báo cáo vào tiết học sau.
III. Bảo vệ hệ vận động
1. Vai trò của thể dục, thể thao đối với sức khỏe và hệ vận động
- Thể dục, thể thao vừa sức và đều đặn giúp nâng cao sức khỏe nói chung và sức khỏe của hệ vận động nói riêng.
2. Bệnh, tật liên quan đến hệ vận động và cách phòng tránh
- Nội dung phiếu học tập số 1.
Hoạt động 2.4: Thực hành: Sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương
a) Mục tiêu:  
- Thực hiện được các bước sơ cứu khi người khác bị gãy xương.
b) Nội dung:
- GV yêu cầu HS tìm hiểu cơ sở lí thuyết, các dụng cụ cần chuẩn bị và các bước tiến hành sơ cứu và băng bó người bị gãy xương.
- GV yêu cầu HS quan sát chiếu video hướng dẫn sơ cứu hoặc GV thực hiện  sơ cứu trực tiếp. Chia lớp thành 4 – 6 nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 1 HS đóng vai người bị thương, 1 HS hỗ trợ, 1 HS thực hiện sơ cứu. Thực hiện theo vòng tròn.
- HS thực hành, sau đó thảo luận trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS:
1. Ý nghĩa mỗi việc làm ở các bước tiến hành khi sơ cứu và băng bó cho người gãy xương:
Bước
Việc làm ở các bước
Ý nghĩa
1. Đặt nẹp cố định xương gãy
Đặt hai nẹp dọc theo xương bị gãy.
Để chuẩn bị thao tác cố định xương gãy.
Lót băng gạc, vải hoặc quần áo sạch ở đầu nẹp và chỗ sát xương.
Giúp cầm máu vết thương.
Buộc cố định phía trên và phía dưới vị trí gãy.
Làm bất động các ổ gãy, chi gãy.
Dùng băng hoặc dây vải sạch cuốn các vòng tròn quanh nẹp.
Cố định nẹp và xương gãy.
2. Cố định xương
Cố định xương tùy theo tư thế gãy xương.
Tạo điều kiện cho cơ ở tư thế nghỉ.
Đưa ngay người bị thương đến cơ sở y tế gần nhất.
Giúp các bác sĩ và nhân viên y tế xử lí, chữa trị.
2. Khi bị gãy xương, để thúc đẩy nhanh quá trình liền xương cần: Bổ sung calcium, vitamin D, sử dụng các thực phẩm giàu protein, calcium, magie, kẽm và các dưỡng chất giúp tái tạo xương, thúc đẩy nhanh quá trình liền xương.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS tìm hiểu cơ sở lí thuyết, các dụng cụ cần chuẩn bị và các bước tiến hành sơ cứu và băng bó người bị gãy xương.
- GV yêu cầu HS quan sát chiếu video hướng dẫn sơ cứu hoặc GV thực hiện  sơ cứu trực tiếp. Chia lớp thành 4 – 6 nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 1 HS đóng vai người bị thương, 1 HS hỗ trợ, 1 HS thực hiện sơ cứu. Thực hiện theo vòng tròn.
- HS thực hành, sau đó thảo luận trả lời câu hỏi.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời câu hỏi.
- HS hoạt động nhóm, thực hành theo hướng dẫn của GV.
- GV quản lí HS, hỗ trợ HS trong quá trình thực hành.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV đại diện các nhóm trình bày phần tìm hiểu của nhóm.
- Các nhóm nhận xét về kết quả băng bó của nhóm mình và các nhóm khác.
- HS báo cáo kết quả điều tra số người mắc tật cong vẹo cột sống trong trường học hoặc khu dân cư (đã giao về nhà từ tiết trước).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
IV. Thực hành: Sơ cứu và băng bó khi người khác bị gãy xương
Các bước tiến hành
Bước 1: Đặt nẹp cố định xương gãy
- Đặt hai nẹp dọc theo xương bị gãy.
- Lót băng gạc, vải hoặc quần áo sạch ở đầu nẹp và chỗ sát xương.
- Buộc cố định phía trên và phía dưới vị trí gãy.
- Dùng băng hoặc dây vải sạch cuốn các vòng tròn quanh nẹp.
Bước 2: Cố định xương
- Cố định xương tùy theo tư thế gãy xương. Ví dụ: gãy xương cẳng tay thì cố định bằng cách treo tay trước ngực ở tư thế cẳng tay tương đối vuông góc với cánh tay.
- Đưa ngay người bị thương đến cơ sở y tế gần nhất.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
- Củng cố cho HS kiến thức về hệ vận động ở người, khắc sâu mục tiêu bài học.
b) Nội dung:
- GV tổ chức trò chơi “nhanh như chớp”, yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm sau:
1. Hệ vận động ở người gồm những cơ quan là
A. cơ đầu và cơ thân.	B. cơ vân và khớp.
C. cơ vân, xương và khớp.	D. xương thân, cơ vân và dây chằng.
2. Chất nào trong xương có vai trò đảm bảo cho xương có tính rắn chắc?
A. Chất hữu cơ.	B. Chất vô cơ.
C. Chất vitamin.	D. Chất hóa học.
3. Khớp đầu gối liên kết với nhau bằng
A. khớp bất động.	B. khớp bán động.
C. khớp động.	D. khớp cố định.
4. Nguyên nhân nào dưới đây thường gây bệnh loãng xương?
A. Tư thế hoạt động không đúng cách trong thời gian ngắn.
 B. Cơ thể thiếu calcium và vitamin D.
C. Do tai nạn giao thông.	D. Cơ thể thiếu cholesterol và vitamin.
5. Để cơ và xương phát triển tốt cần
A. Có một chế độ dinh dưỡng hợp lí.	B. Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên.
C. Lao động vừa sức.	D. Tất cả các đáp án trên.
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS.
1. C
2. B
3. C
4. B
5. D
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức trò chơi “nhanh như chớp”, yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm. HS nào nhanh tay và trả lời đúng sẽ được tuyên dương hoặc nhận quà.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả
- GV mời HS xung phong trả lời.
- Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá và khái quát kiến thức bài học.
- Các câu trả lời của HS.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- Vận dụng hiểu biết về hệ vận động và bệnh học đường để bảo vệ bản thân, tuyên truyền và giúp đỡ người khác.
b) Nội dung:
- Dựa vào kiến thức đã học về hệ vận động, hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi sau:
1. Lựa chọn phương pháp luyện tập thể dục, thể thao phù hợp với lứa tuổi.
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Dựa vào kiến thức đã học về hệ vận động, hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi sau. (Nếu không còn thời gian GV có thể giao về nhà và yêu cầu HS trình bày vào tiết sau).
1. Lựa chọn phương pháp luyện tập thể dục, thể thao phù hợp với lứa tuổi.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện cá nhân và trả lời câu hỏi (Nếu không đủ thời gian, GV sẽ giao về nhà).
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV mời một số HS đưa ra câu trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, góp ý và kết thúc bài học.
- Các câu trả lời của HS.
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 29. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người.
V. HỒ SƠ HỌC TẬP ( phụ lục )
Phiếu học tập số 1
Tên bệnh, tật
Nguyên nhân
Cách phòng tránh
Loãng xương
Bong gân, trật khớp, gãy xương
Viêm cơ
Viêm khớp
Còi xương, mềm xương, cong vẹo cột sống
Mẫu phiếu điều tra số người mắc tật cong vẹo cột sống trong trường học hoặc khu dân cư
STT
Tên lớp/ chủ hộ
Tổng số người trong lớp/ gia đình
Số người mắc tật cong vẹo cột sống
1
?
?
?
Tổng
?
?

File đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_khoa_hoc_tu_nhien_8_canh_dieu_chu_de_7_co_t.docx