Kế hoạch bài dạy Toán học 2 (Cánh diều) - Tuần 6 (Bản 4 cột)

BÀI 18: LUYỆN TẬP (TIẾT 2)

 I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

 1. Kiến thức, kĩ năng:

- HS củng cố về các cách làm tính trừ (có nhớ) đã học trong phạm vi 20 bằng cách “đếm lùi” và “làm cho tròn 10”.

 - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về tính trừ có nhớ trong phạm vi 20 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Biết chăm học tập và giáo dục thêm tình yêu với môn học.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Bài giảng điện tử, máy chiếu; các thẻ ghi phép trừ có nhớ trong phạm vi 20;

2. HS: Sách giáo khoa, vở Bài tập Toán 2, tập 1.

 

docx 16 trang canhdieu 15/08/2022 8240
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Toán học 2 (Cánh diều) - Tuần 6 (Bản 4 cột)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Toán học 2 (Cánh diều) - Tuần 6 (Bản 4 cột)

Kế hoạch bài dạy Toán học 2 (Cánh diều) - Tuần 6 (Bản 4 cột)
Trường Tiểu học Ngày dạy://20
Giáo viên:
Lớp : 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN
Tuần 7: Tiết 26
BÀI 18: LUYỆN TẬP (TIẾT 2)
 I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 1. Kiến thức, kĩ năng:
- HS củng cố về các cách làm tính trừ (có nhớ) đã học trong phạm vi 20 bằng cách “đếm lùi” và “làm cho tròn 10”.
 - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về tính trừ có nhớ trong phạm vi 20 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. 
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Biết chăm học tập và giáo dục thêm tình yêu với môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Bài giảng điện tử, máy chiếu; các thẻ ghi phép trừ có nhớ trong phạm vi 20; 
2. HS: Sách giáo khoa, vở Bài tập Toán 2, tập 1.
 III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Thời gian
Nội dung, mục tiêu các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3 phút
Khởi động:
Mục tiêu: Củng cố về phép trừ có nhớ trong phạm vi 20, tạo tâm thế hào hứng cho học sinh.
GV cho hs chơi trò “Truyền điện” dưới sự tổ chức của trưởng ban Học tập.
GV nhận xét, tuyên dương hs.
Giới thiệu bài: Tiết học trước các em đã được củng cố cách làm tính trừ có nhớ trong phạm vi 20, hôm nay cô trò mình cùng luyện tập tiếp nhé.
GV ghi bảng: Luyện tập (tr 34, tiết 2)
Trình chiếu mục tiêu.
Trưởng ban HT nêu luật chơi: Tôi là nguồn điện, tôi sẽ nêu một phép trừ có nhớ trong phạm vi 20, tôi truyền điện cho bạn A, trong vòng 5 giây bạn phải nêu được kết quả, sau đó bạn lại nghĩ ra một phép trừ tương tự và mời bạn B. Bạn nhận được điện không nói đúng kết quả sẽ bị điện giật và thua cuộc.
HS tham gia chơi.
Lắng nghe.
HS mở sách, nối tiếp nhắc lại tên bài.
Đọc to mục tiêu.
30 phút
Thực hành, luyện tập.
Bài 3: 
Mục tiêu: Củng cố về cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 20
Bài 4: 
Y/c học sinh tự làm bài cá nhân vào vở.
GV đi bao quát lớp, hướng dẫn hs còn lúng túng.
Tổ chức cho hs báo cáo.
GV chốt kết quả.
Ở cột 1, để tìm kết quả phép tính 13 – 4, em làm thế nào?
GV nhận xét, khuyến khích hs sử dụng quan hệ giữa phép tính cộng và trừ để thực hiện phép tính. (GV có thể nói: Nếu lấy tổng trừ đi một số hạng, ta được số hạng còn lại)
HS làm bài vào vở (5 phút)
(3 hs làm bài vào bảng phụ, sau đó dán lên bảng lớp)
3 HS lần lượt báo cáo. HS dưới lớp phỏng vấn bạn.
HS kiểm tra chéo bài.
Em dùng kĩ thuật làm cho tròn 10 ạ/ Em thấy 9 + 4 = 13 thì 13 – 4 = 9 ạ. 
Mục tiêu: Biết lựa chọn phép tính để tìm ra câu trả lời cho bài toán.
Gọi 2 học sinh đọc to đề bài.
Phân tích đề: 
Y/c hs nói cho bạn nghe theo nhóm 2: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
HS suy nghĩ, viết phép tính và câu trả lời vào vở.
Tổ chức cho hs chia sẻ, khuyến khích các em nói theo suy nghĩ của mình.
Chốt: Bài toán hỏi còn lại, em làm phép tính trừ.
HS đọc đề bài.
Bài toán cho biết: mẹ mua 15 quả trứng, chị Trang lấy 8 quả trứng để làm bánh.
Bài toán hỏi: mẹ còn lại bao nhiêu quả trứng?
Làm việc cá nhân, sau đó chia sẻ.
Lắng nghe, ghi nhớ.
5 phút
Hoạt động vận dụng:
Mục tiêu: HS được củng cố các cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 20 và mở rộng.
Tổ chức cho HS thảo luận về hai cách làm phép trừ có nhớ trong phạm vi 20, phân tích ưu, nhược điểm của từng cách.
GV chốt: Cả hai cách đều cho kết quả đúng, tuy nhiên cách làm cho tròn 10 sẽ phát huy được tư duy của các em.
Ngoài hai cách làm phép trừ có nhớ, em còn biết cách nào khác để tính trừ nhanh?
GV tuyên dương, khen ngợi hs có sự sáng tạo.
HS thảo luận về hai cách làm tính trừ có nhớ trong phạm vi 20, sau đó chia sẻ trước lớp:
VD: Em thích cách làm cho tròn 10 rồi trừ như Hà.
Em biết tách số bị trừ: VD 
13 – 7 = (10 – 7 ) + 3 = 3 + 3 = 6
2 phút
 Củng cố, dặn dò.
Muc tiêu: HS được chia sẻ về tiết học.
GV cho hs chia sẻ:
Giao việc.
Nhận xét tiết học.
HS nêu cảm nhận hôm nay biết thêm được điều gì?
Em thích nhất hoạt động nào?
HS liên hệ, tìm tòi một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 20, hôm sau chia sẻ với các bạn.
Lắng nghe.
IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.
.
.
Trường Tiểu học Ngày dạy://20
Giáo viên:
Lớp : 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN
Tuần 7: Tiết 27
BÀI 19: BẢNG TRỪ CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 20 (TIẾT 1)
 I. MỤC TIÊU: HS đạt các yêu cầu sau:
 1. Kiến thức, kĩ năng:
- Tìm được kết quả các phép trừ có nhớ trong phạm vi 20 và thành lập Bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20.
- Vận dụng Bảng trừ (tra cứu Bảng trừ) trong thực hành tính nhẩm (chưa yêu cầu học sinh ngay lập tức phải học thuộc long Bảng trừ).
- Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày trong gia đình, cộng đồng.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù: Phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán, NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Biết chăm học tập và giáo dục thêm tình yêu với môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Các thẻ chấm tròn, các thẻ phép tính, bảng phụ ghi sẵn BT 1.
2. HS: Que tính, sách giáo khoa, vở Bài tập Toán 2, tập 1.
 III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Thời gian
Nội dung, mục tiêu các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3 phút
A.Khởi động:
Mục tiêu: Củng cố về phép trừ có nhớ trong phạm vi 20, tạo tâm thế háo hứng cho học sinh.
GV cho hs chơi trò “Truyền điện” dưới sự tổ chức của trưởng ban Học tập.
GV nhận xét, tuyên dương hs.
Giới thiệu bài: 
GV đưa ra tình huống cùng đồ vật thật: Cô có 14 que tính, cô cho Minh mượn 6 que tính, hỏi cô còn mấy que tính?
Bạn đưa ra kết quả rất nhanh và đúng. Trong thực tế chúng ta gặp nhiều tình huống phải dùng đến các phép tính để giải đáp, trong đó có phép trừ. Để các con ghi nhớ một cách có hệ thống về các phép trừ có nhớ trong phạm vi 20, cô trò mình cùng đi lập bảng trừ có nhớ qua tiết học ngày hôm nay.
GV ghi bảng: Bài 19: Bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20 (tiết 1)
Trình chiếu mục tiêu.
Trưởng ban HT nêu luật chơi: Tôi là nguồn điện, tôi sẽ nêu một phép trừ có nhớ trong phạm vi 20, tôi truyền điện cho bạn A, trong vòng 5 giây bạn phải nêu được kết quả, sau đó bạn lại nghĩ ra một phép trừ tương tự và mời bạn B. Bạn nhận được điện không nói đúng kết quả sẽ bị điện giật và thua cuộc.
HS tham gia chơi.
Lắng nghe.
Suy nghĩ, đưa ra nhanh đáp án: Cô còn 8 que tính. Vì 14 – 6 = 8.
Lắng nghe.
Nhắc lại tên bài.
Đọc to mục tiêu.
25 phút
B. Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Tìm được kết quả các phép trừ có nhớ trong phạm vi 20 và thành lập Bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20.
Y/c hs lấy các thẻ phép trừ đã chuẩn bị.
Tổ chức cho hs tự tìm kết quả từng phép tính dưới dạng trò chơi theo cặp. (3 phút)
Gọi 2 – 3 cặp lên chia sẻ trước lớp.
Hướng dẫn HS sắp xếp các thẻ phép trừ theo một quy tắc nhất định.
(GV xếp mẫu 1 hàng, sau đó hs tự rút ra quy luật và xếp, sau mỗi hàng gv gọi hs lên chỉ vào phép tính và đọc to)
GV giới thiệu Bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20 và HDHS đọc các phép tính trong bảng trừ, rút ra nhận xét.
Chốt: Ta có thể gọi cột thứ nhất là Bảng 11 trừ đi một số; cột thứ hai: Bảng 12 trừ đi một số.
HDHS đọc bảng trừ, tập sử dụng bảng trừ và tiến tới ghi nhớ bảng trừ.
GV nhận xét, tuyên dương HS nhẩm phép trừ tốt, ghi nhớ nhanh.
Để củng cố kết quả phép tính trong bảng trừ, các em chuyển sang hoạt động thực hành.
HS lấy các thẻ phép trừ.
HS chơi theo cặp:
VD: A giơ thẻ và nói: “Tớ đố bạn 11 – 7 bằng mấy?
 B trả lời 11 – 7 bằng 4. Sau đó lấy một tấm thẻ khác để đố A.
HS lên chia sẻ, các nhóm khác theo dõi, nhận xét. 
GV thao tác, hs quan sát đồng thời xếp các thẻ thành một Bảng trừ trước mặt.
HS đọc cá nhân, đọc theo tổ, cả lớp.
Nhận xét về đặc điểm các phép trừ:
+ Theo cột dọc: Các số bị trừ giống nhau, số trừ tăng dần.
+ Theo hàng ngang: Số bị trừ tăng dần, số trừ giống nhau..
Từng hs đọc thầm bảng trừ.
Đọc – kiểm tra theo nhóm đôi.
Đọc trước lớp theo thứ tự phép tính, đọc phép tính bất kì.
Lắng nghe.
5 phút
C. Thực hành, luyện tập.
Bài 1: 
Mục tiêu: HS vận dụng được bảng trừ để tính nhẩm.
Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Y/c học sinh viết phép tính, làm bài vào vở (hoặc phiếu học tập)
Tổ chức cho hs báo cáo kết quả theo hình thức vấn đáp.
Nhận xét, tuyên dương hs.
GV chốt kết quả đúng, y/c học sinh đọc đồng thanh.
Gv có thể đưa thêm một vài phép tính khác, đố hs trả lời nhanh.
HS đọc yêu cầu của bài.
HS làm bài cá nhân, sau đó đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính.
Hs lên bảng báo cáo (viết kết quả vào phép tính đã có sẵn ử bảng phụ). Các hs dưới lớp phỏng vấn bạn.
HS đọc đồng thanh.
HS theo dõi, nhẩm nhanh.
5 phút
D. Vận dụng:
Mục tiêu: HS liên hệ kiến thức về bảng trừ để giải quyết một số tình huống thực tế.
GV khuyến khích hs đưa ra tình huống thực tế có sử dụng Bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20 để giải quyết.
GV nhận xét, tuyên dương hs.
VD: Mẹ mua về 15 quả cam, nhà em đã ăn hết 7 quả. Hỏi nhà em còn lại mấy quả cam?
HS khác suy nghĩ, đưa ra kết quả nhanh.
2 phút
Củng cố, dặn dò.
Mục tiêu: HS được chia sẻ kiến thức đã học.
Hôm nay các em biết thêm được điều gì.
Liên hệ về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ có nhớ trong phạm vi 20, hôm sau chia sẻ với các bạn.
GV nhận xét tiết học.
Em biết thêm về bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20.
Lắng nghe, thực hiện.
IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.
.
.
Trường Tiểu học Ngày dạy://20
Giáo viên:
Lớp : 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN
Tuần 7: Tiết 28
BÀI 19: BẢNG TRỪ CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 20 (TIẾT 2)
 I. MỤC TIÊU: HS đạt các yêu cầu sau:
 1. Kiến thức, kĩ năng:
- Tìm được kết quả các phép trừ có nhớ trong phạm vi 20 và thành lập Bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20.
- Vận dụng Bảng trừ (tra cứu Bảng trừ) trong thực hành tính nhẩm (chưa yêu cầu học sinh ngay lập tức phải học thuộc lòng Bảng trừ).
- Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày trong gia đình, cộng đồng.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù: Phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán, NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Biết chăm học tập và giáo dục thêm tình yêu với môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Các thẻ chấm tròn, các thẻ phép tính.
2. HS: Que tính, sách giáo khoa, vở Bài tập Toán 2, tập 1.
 III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Thời gian
Nội dung, mục tiêu các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3 phút
Khởi động.
Mục tiêu: Tạo tâm thế hào hứng cho học sinh.
GV cùng khởi động với hs.
Giới thiệu bài: Tiết học trước, các em đã biết cách lập bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20, hôm nay các em cùng vận dụng để đi giải các bài tập có liên quan đến bảng trừ.
GV ghi bảng: 
Bài 19: Bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20 (tiết 2)
Trình chiếu mục tiêu.
Trưởng ban VN cho lớp hát một bài. HS hát và vỗ tay theo nhịp.
Lắng nghe.
HS mở sgk, đọc nối tiếp tên bài.
Đọc to mục tiêu.
30 phút
B.Thực hành, luyện tập.
Bài 3:
Mục tiêu: HS biết vận dụng bảng trừ trong thực hành tính nhẩm và liên hệ giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
Cho hs đọc yêu cầu và làm bài tập 3.
GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
Để điền được phép tính đúng, con đã làm thế nào?
GV tuyên dương học sinh có sáng tạo.
HS đọc đề bài sau đó tự làm vào vở Bài tập Toán: viết phép tính thích hợp cho từng ô còn thiếu.
Trao đổi với bạn về bài làm của mình.
Chia sẻ trước lớp.
Con tra Bảng trừ/ Con lấy số bị trừ làm mốc và đặt câu hỏi: 11 trừ mấy bằng 8? 12 trừ mấy bằng 8?13 trừ mấy bằng 8.
Bài 4: 
Mục tiêu:Liên hệ giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
Gọi hs đọc đề bài.
HDHS phân tích đề.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ HS suy nghĩ, làm bài vào vở, sau đó chia sẻ với bạn.
GV nhận xét, hỏi học sinh vì sao con làm phép trừ 13 – 7?
Với bài toán đi tìm đối tượng còn lại, ta làm phép tính trừ. 
- HS đọc to đề bài.
+ Bài toán cho biết giàn gấc nhà bà Nga có tất cả 13 quả, trong đó có 7 quả đã chin.
+ Bài toán hỏi: Giàn gấc còn mấy quả chưa chin?
Làm bài cá nhân vào vở, sau đó chia sẻ với bạn trong nhóm đôi.
2- 3 hs chia sẻ trước lớp.
HS trả lời.
5 phút
C.Vận dụng.
Mục tiêu: HS biết vận dụng bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20 thực tế.
Khuyến khích hs tự nghĩ ra một số tình huống trong thực tế có liên quan đến phép trừ có nhớ trong phạm vi 20.
GV nhận xét, tuyên dương hs đã biết vận dụng bảng trừ vào thực tế.
HS nếu tình huống, mời bạn trả lời.
VD: Cô giáo mua về 15 chiếc bút chì, cô đã thưởng cho học sinh 9 chiếc. Hỏi cô giáo còn lại bao nhiêu chiếc bút chì?
2 phút
D.Củng cố, dặn dò.
Mục tiêu: HS chia sẻ về nội dung bài.
Hôm nay các em biết thêm được điều gì?
Liên hệ về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ có nhớ trong phạm vi 20, hôm sau chia sẻ với các bạn.
Nhận xét tiết học.
Em được ôn tập về bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20 và vận dụng vào tình huống thực tế.
Lắng nghe, thực hiện.
IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.
.
.
Trường Tiểu học Ngày dạy://20
Giáo viên:
Lớp : 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN
Tuần 7: Tiết 29
BÀI 20: LUYỆN TẬP (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU: HS đạt các yêu cầu sau:
 1. Kiến thức, kĩ năng:
- Củng cố về cách làm tính trừ và Bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về tính cộng, trừ trong phạm vi 20 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù: Phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán, NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học; NL giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Biết chăm học tập và giáo dục thêm tình yêu với môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Phiếu học tập đã in sẵn BT2; các tấm thẻ chuẩn bị cho trò chơi ở BT 3a.
2. HS: sách giáo khoa, vở Bài tập Toán 2, tập 1.
 III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Thời gian
Nội dung, mục tiêu các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3 phút
Khởi động.
Mục tiêu: HS ôn lại kiến thức đã học và tạo tâm thế hào hứng.
Tổ chức cho hs chơi trò chơi “Truyền điện”
GV nhận xét.
Giới thiệu bài: Tiết học trước các con đã thành lập được Bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20, hôm nay cô trò mình cùng đi thực hành luyện tập nhé!
GV ghi bảng: Bài 20: Luyện tập (tiết 1)
Trình chiếu mục tiêu.
HS nêu một phép trừ có nhớ trong phạm vi 20, đố bạn tính nhẩm.
Lắng nghe.
Mở sgk, nhắc nối tiếp tên bài.
Đọc to mục tiêu.
30 phút
B.Thực hành, luyện tập.
Bài 1: 
Mục tiêu: Củng cố về cách làm tính trừ và Bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20.
Bài 2:
Gọi HS đọc đề bài.
HS làm bài cá nhân, sau đó thảo luận với bạn về cách tính nhẩm rồi chia sẻ trước lớp.
Tổ chức cho hs báo cáo.
GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
GV hỏi: Em đã nhẩm kết quả của 11 – 8 như nào?
GV tuyên dương, khuyên khích hs dựa vào mỗi quan hệ giữa phép cộng và phép trừ để thực hiện phép tính. (Lấy tổng trừ đi một số hạng, ta được số hạng còn lại)
HS đọc đề bài.
HS làm bài, thảo luận với bạn về cách tính nhẩm.
HS chia sẻ trước lớp, các bạn khác hỏi vấn đáp.
HS theo dõi, đối chiếu bài làm. 
Em dựa vào Bảng trừ đã học ạ/
Em thấy 8 + 3 = 11 thì 11 – 8 = 3.
Mục tiêu: Nêu được các phép tính có kết quả cho trước trong phạm vi 20
Bài 3:
Mục tiêu: Tìm đươc kết quả của phép trừ
Cho hs quan sát đề và làm bài.
GV trình chiếu bài tập 2, gọi 4 hs lần lượt chia sẻ về bài làm của mình (theo từng ngôi nhà).
GV chốt đáp án đúng sau mỗi ngôi nhà, có thể mở rộng hơn các phép tính bằng cách tăng số bị trừ thêm 1 đơn vị.
Các em đã sử dụng Bảng trừ để đi tìm kết quả, tìm 1 thành phần chưa biết trong phép tính rất tốt. Cô trò mình cùng chuyển sang bài tập 3a.
HS lấy phiếu học tập, quan sát các phép trừ ghi trong mỗi ngôi nhà; đối chiếu với các số biểu thị kết quả phép tính ghi trên mỗi đám mây rồi lựa chọn số thích hợp với từng ô có ghi dấu ?.
HS đổi chéo bài làm, đặt câu hỏi cho nhau đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính.
HS lần lượt chia sẻ trước lớp.
HS theo dõi, đối chiếu bài, sửa sai nếu có.
Cho hs quan sát đề bài.
Tổ chức cho hs chơi 
“ Ai nhanh? Ai đúng?”
GV bao quát lớp.
Nhận xét trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.
Cá nhân hs quan sát đề bài.
Trưởng ban HT lấy 2 bộ thẻ giống nhau và tổ chức cho lớp chơi trò “Ai nhanh?Ai đúng?”
HS chia thành 2 đội, mỗi đội có 4 người chơi. Nhiệm vụ của mỗi bạn là tìm chìa mở từng ổ khóa, bạn mở xong ổ khóa số 1 sẽ đứng xuống cuối hàng và tiếp đến bạn sau.
Lắng nghe.
5phút
C.Vận dụng.
Mục tiêu: HS biết vận dụng bài học vào thực tế.
Khuyến khích hs tự nghĩ ra một số tình huống trong thực tế có liên quan đến phép trừ có nhớ trong phạm vi 20.
GV nhận xét, tuyên dương hs đã biết vận dụng bảng trừ vào thực tế.
HS nếu tình huống, mời bạn trả lời.
2 phút
D. Củng cố, dặn dò.
Mục tiêu: HS được chia sẻ về nội dung bài.
Bài học hôm nay em được ôn những kiến thức nào?
Để có thể làm tốt các bài tập trên, em nhắn bạn điều gì?
Nhận xét tiết học.
HS chia sẻ.
Lắng nghe.
IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.
.
.
Trường Tiểu học Ngày dạy://20
Giáo viên:
Lớp : 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN
Tuần 7: Tiết 30
BÀI 20: LUYỆN TẬP (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU: HS đạt các yêu cầu sau:
 1. Kiến thức, kĩ năng:
- Củng cố về cách làm tính trừ và Bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về tính cộng, trừ trong phạm vi 20 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù: Phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán, NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học; NL giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Biết chăm học tập và giáo dục thêm tình yêu với môn học.
 II. CHUẨN BỊ:
1. GV: 2 chiếc mũ ca nô có in 11 - ..; 12 - . (BT4)
2. HS: sách giáo khoa, vở Bài tập Toán 2, tập 1.
 III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Thời gian
Nội dung, mục tiêu các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3 phút
A.Khởi động.
Mục tiêu: HS ôn lại kiến thức đã học và tạo tâm thế hào hứng.
Tổ chức cho hs chơi trò chơi “Truyền điện”
GV nhận xét.
Giới thiệu bài: Tiết học ngày hôm nay, cô trò mình cùng tiếp tục thực hành, luyện tập nhé!
GV ghi bảng: Bài 20: Luyện tập (tiết 2)
Trình chiếu mục tiêu.
HS nêu một phép trừ có nhớ trong phạm vi 20, đố bạn tính nhẩm.
Lắng nghe.
Mở sgk, nhắc nối tiếp tên bài.
Đọc to mục tiêu.
30 phút
B.Thực hành, luyện tập.
Bài 3b: 
Mục tiêu: Củng cố về cách làm tính trừ 
Gọi HS đọc đề bài.
HS làm bài cá nhân, sau đó thảo luận với bạn về cách tính rồi chia sẻ trước lớp.
Tổ chức cho hs báo cáo.
GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
GV hỏi: Để tính 11 – 3 – 1, em đã làm thế nào?
GV thống nhất cách trình bày với học sinh:
11 – 3 – 1 = 8 – 1
 = 7
Hoặc 11 – 3 – 1 
 = 8 - 1
 = 7 
HS đọc đề bài.
HS làm bài, thảo luận với bạn về cách tính.
HS chia sẻ trước lớp, các bạn khác hỏi vấn đáp.
HS theo dõi, đối chiếu bài làm. 
Em tính 11 – 3 = 8; 8 – 1 = 7.
HS quan sát, ghi nhớ.
Bài 4:
Mục tiêu : Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về tính cộng, trừ trong phạm vi 20 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
Cho hs đọc đề bài.
Tổ chức cho hs làm việc theo nhóm.
Nhận xét.
Gợi ý để học sinh rút ra nhận xét: Trong một phép trừ, nếu giữ nguyên số bị trừ, số trừ tăng (giảm) bao nhiêu đơn vị thì hiệu sẽ giảm (tăng) bấy nhiêu đơn vị.
HS đọc to đề bài.
HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm nhận nhiệm vụ khác nhau với những số bị trừ khác nhau, các thành viên chọn số trừ rồi nêu hiệu của phép tính.
Các nhóm chia sẻ trước lớp.
HS quan sát phép trừ, rút ra nhận xét về mối liên hệ giữa số trừ và hiệu.
5 phút
C.Vận dụng.
Bài 5
Mục tiêu: HS biết vận dụng bài học vào thực tế.
Tổ chức cho hs phân tích đề toán.
Gọi học sinh báo cáo.
Nhận xét, tuyên dương học sinh vận dụng kiến thức vào thực tế tốt.
HS đọc đề bài.
Phân tích đề theo nhóm đôi: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
Làm bài cá nhân vào vở, sau đó chia sẻ với bạn.
HS báo cáo bài làm.
2 phút
D.Củng cố, dặn dò.
Mục tiêu: HS được chia sẻ về nội dung bài.
Bài học hôm nay em được ôn những kiến thức nào?
Để có thể làm tốt các bài tập trên, em nhắn bạn điều gì?
Nhận xét tiết học.
HS chia sẻ.
Lắng nghe.
IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.
.................................................................................... 

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_toan_hoc_2_canh_dieu_tuan_6_ban_4_cot.docx