Kế hoạch bài dạy Toán học 2 (Cánh diều) - Tuần 25 (Bản 4 cột)

BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG (T2)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Củng cố kĩ năng xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3; 6; 12. Củng cố kĩ năng xem lịch và xác định số ngày tháng, xác định một ngày nào đó trong tháng là thứ mấy trong tuần.

- Vận dụng kĩ năng xem đồng hồ, xem lịch vào giải quyết vấn để trong cuộc sống.

2. Năng lực, phẩm chất

a. Năng lực:

- Thông qua kĩ năng xem đồng hồ và xem lịch, học sinh vận dụng vào xem giờ, xác định được thời gian và xác đinh được số ngày tháng và xem lịch vào trong thực tế.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: - Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, .

 - Đồng hồ quay được kim giờ và kim phút, lịch tháng.

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, .

 

docx 16 trang canhdieu 15/08/2022 8362
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Toán học 2 (Cánh diều) - Tuần 25 (Bản 4 cột)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Toán học 2 (Cánh diều) - Tuần 25 (Bản 4 cột)

Kế hoạch bài dạy Toán học 2 (Cánh diều) - Tuần 25 (Bản 4 cột)
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
 Ngày dạy :..../...../ 20....
 Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN 
Tuần 25 Tiết 121
BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG (T2)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Củng cố kĩ năng xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3; 6; 12. Củng cố kĩ năng xem lịch và xác định số ngày tháng, xác định một ngày nào đó trong tháng là thứ mấy trong tuần.
- Vận dụng kĩ năng xem đồng hồ, xem lịch vào giải quyết vấn để trong cuộc sống.
2. Năng lực, phẩm chất
a. Năng lực: 
- Thông qua kĩ năng xem đồng hồ và xem lịch, học sinh vận dụng vào xem giờ, xác định được thời gian và xác đinh được số ngày tháng và xem lịch vào trong thực tế.
b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: - Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...
 - Đồng hồ quay được kim giờ và kim phút, lịch tháng.
2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
ND các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
12’
12’
5’
A. Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi
B. Hoạt dộng thực hành, luyện tập
Bài 4: Xem tờ lịch tháng 12, trả lời các câu hỏi.
Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về xem lịch để áp dụng vào làm bài tập.
C. Hoạt động vận dụng.
Bài 5. (Trang 39)
Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về xem lịch để áp dụng vào làm bài tập.
D. Củng cố - Dặn dò.
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài.
* Ôn tập và khởi động
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn” theo hình thức cả lớp.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách chơi:
 + 1 Học sinh đố bạn: tháng 6 có bao nhiêu ngày? 1 học sinh trả lời: tháng 6 có 30 ngày.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh cả lớp tham gia trò chơi.
- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập 4.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện theo cặp.
 + Hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi và trả lời theo cặp.
+ Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh nói cách tính ngày sinh nhật Liên là thứ mấy, từ đó liên hệ đến cách xem lịch và tính ngày trong thực tiễn.
- Yêu cầu các nhóm trình bày – nhận xét, tuyên dương.
- Chốt lại cách xem lịch trong tháng.
- Giáo viên nêu yêu cầu bài tập.
- Cho học sinh quan sát mảnh của tờ lịch trên màn chiếu.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ để trả lời các câu hỏi:
 + Ngày 19 tháng 8 là thứ mấy?
 + Các ngày thứ Hai trong tháng là ngày bao nhiêu?
 + Các ngày thứ Bảy trong tháng là ngày bao nhiêu?
- Giáo viên quan sát học sinh trình bày. Hỏi học sinh làm cách nào để con biết?
- Giáo viên nhận xét – chốt ý.
- Qua bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì?
- Để có thể làm tốt các bài tập trên em muốn nhắn với bạn điều gì?
- Dặn học sinh về nhà xem trước bài học của buổi sau.
- Học sinh tham gia trò chơi theo hình thức cả lớp.
- Học sinh lắng nghe giáo viên hướng dẫn cách chơi.
- Học sinh tham gia trò chơi theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Làm bài tập theo cặp đôi.
- Trình bày trước lớp.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát mảnh tờ lịch.
- Học sinh suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
 + Ngày 19 tháng 8 là thứ sáu.
 + Các ngày thứ Hai trong tháng là: 1, 8, 15, 22.
 + Các ngày thứ Bảy trong tháng là: 6, 13, 20, 27.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh trả lời.
Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
.
.
.
.
.
.
.
.
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
 Ngày dạy :..../...../ 20....
 Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN 
Tuần 25 Tiết 122
BÀI: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS đạt các yêu cầu:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Củng cố kĩ năng vận dụng các phép tính trong bảng nhân, bảng chia đã học vào thực hành tính nhẩm và giải quyết vấn đề.
- Củng cố kĩ năng nhận dạng khối trụ, khối cầu.
- Củng cố kĩ năng xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào 3, 6, 12; xem lịch và xác định số ngày trong tháng, xác định mọt ngày nào đó trong tháng là thứ mấy trong tuần và vận dụng vào giải quyết vấn đề.
2. Năng lực, phẩm chất
a. Năng lực: 
- Thông qua việc tìm kết quả các phép tính trong bảng nhân, chia đã học, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. 
- Thông qua việc quan sát nhận dạng khối trụ, khối cầu học sinh nhận biết được dạng khối trụ khối cầu trong thực tế.
b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: - Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...
 - Các hình dạng khối trụ, khối cầu.
2. HS: SGK, vở, đồ dung học tập...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
ND các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
25’
5’
A. Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi
B. Hoạt dộng thực hành, luyện tập
Bài 1. Tính nhẩm (trang 40)
Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép nhân, chia đã học để áp dụng vào làm bài tập.
Bài 2. (Trang 40)
Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép nhân, chia đã học để áp dụng và nêu được tên các thành phần của phép nhân, phép chia.
C. Hoạt động vận dụng
Bài 3. (Trang 40)
Mục tiêu: Dựa vào kiến thức của phép nhân, phép chia. Nêu được tình huống có phép nhân, phép chia trong thực tế
C. Củng cố - Dặn dò.
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài.
* Ôn tập và khởi động
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền điện” theo hình thức cả lớp.
- Giáo viên phổ biến luật chơi:
Luật chơi: Giáo viên phát lệnh hỏi bất kì một phép nhân trong bảng nhân đã học) em đó trả lời đúng thì có quyền mời một bạn khác, có thể hỏi phép tính ví dụ: 2 x 3 = ? . Nếu bạn đó trả lời sai thì bạn đó không được quyền mời bạn khác mà tự giác bước lên bục giảng. Giáo viên tiếp tục trò chơi.
 - Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi.
- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập 1.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện tính nhẩm để tìm kết quả các phép tính nhân, chia trong bài tập.
- Gọi học sinh đọc nối tiếp kết quả các phép tính.
- Giáo viên nhận xét – tuyên dương.
- Giáo viên chuyển chốt ý.
- Giáo viên nêu yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho học sinh thực hiện theo cặp đôi.
a. Nêu thừa số, tích trong phép nhân 5 x 9 = 45.
b.Nêu số bị chia, số chia, thương trong phép chia: 16 : 2 = 8.
- Giáo viên lắng nghe – nhận xét.
- Giáo viên nêu các phép tính khác để học sinh trả lời. 
- Giáo viên nhận xét - chốt ý. 
- Giáo viên nêu yêu cầu bài tập.
- Cho học sinh quan sát tranh trên màn hình.Nêu một tình huống có phép nhân, phép chia. Ví dụ: Có 10 quả bóng đỏ, đem chia vào 2 khay, mỗi khay chứa 5 quả (10 ; 2 = 5) khuyến khích học sinh nói suy nghĩ của mình, trình bày thuyết phục.
- Yêu cầu học sinh trình bày trước lớp.
- Gọi 2,3 học sinh nêu tình huống có phép nhân, phép chia trong thực tế.
- Giáo viên nhận xét – tuyên dương – chốt ý.
- Qua bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì?
- Để có thể làm tốt các bài tập trên em muốn nhắn với bạn điều gì?
- Dặn học sinh về nhà xem trước bài học của buổi sau.
- Học sinh tham gia trò chơi theo hình thức cả lớp.
- Học sinh lắng nghe giáo viên hướng dẫn cách chơi.
- Học sinh tham gia trò chơi theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Làm bài tập.
- Đọc kết quả.
- Học sinh lắng nghe.
- Thực hiện thảo luận theo cặp.
- Trình bày trước lớp.
- Trong phép nhân 5 x 9 = 45. Thừa số thứ nhất là 5, thừa số thứ hai là 9 và tích là 45.
- Trong phép chia 16 : 2 = 8. Số bị chia là 16, số chia là 2 và thương là 8.
- Học sinh nêu.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát màn hình. Sau đó suy nghĩ và nêu tình huống có phép nhân, phép chia dựa vào hình.
- Học sinh trình bày.
- Học sinh nêu tình huống có phép nhân, phép chia trong thực tế.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh trả lời.
Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
.
.
.
.
.
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
Lớp: 2
 Ngày dạy :..../...../ 20....
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN 
Tuần 25 Tiết 123
BÀI: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS đạt các yêu cầu:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Củng cố kĩ năng vận dụng các phép tính trong bảng nhân, bảng chia đã học vào thực hành tính nhẩm và giải quyết vấn đề.
- Củng cố kĩ năng nhận dạng khối trụ, khối cầu.
- Củng cố kĩ năng xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào 3, 6, 12; xem lịch và xác định số ngày trong tháng, xác định mọt ngày nào đó trong tháng là thứ mấy trong tuần và vận dụng vào giải quyết vấn đề.
2. Năng lực, phẩm chất
a. Năng lực: 
- Thông qua việc tìm kết quả các phép tính trong bảng nhân, chia đã học, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. 
- Thông qua việc quan sát nhận dạng khối trụ, khối cầu học sinh nhận biết được dạng khối trụ khối cầu trong thực tế.
b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: - Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...
 - Các hình dạng khối trụ, khối cầu.
2. HS: SGK, vở, đồ dung học tập...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
ND các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
15’
10’
5’
A. Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi
B. Hoạt dộng thực hành, luyện tập
Bài 4. (trang 41)
Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về nhận dạng khối trụ khối cầu, xem đồng hồ, xem lịch để áp dụng vào làm bài tập.
Bài 5. (Trang 41)
Mục tiêu: Vận dụng kĩ năng xem đồng hồ vào giải quyết vấn đề.
C. Hoạt động vận dụng.
Bài 6. (Trang 41)
Mục tiêu: Biết xem lịch và xác định số ngày trong tháng, xác định mọt ngày nào đó trong tháng là thứ mấy trong tuần.
C. Củng cố - Dặn dò Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài.
* Ôn tập và khởi động
- GV tổ chức cho lớp hát bài “Quả bóng.
- Giáo viên nói về bài hát để giới thiệu vào bài học.
- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập 4.
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình và thực hiện theo cặp nói cho bạn nghe: 
 + Hình bên được ghép từ bao nhiêu khối hộp chữ nhât? Khối trụ? Khối cầu?
- Các cặp trình bày
- Giáo viên nhận xét – tuyên dương.
- Giáo viên chuyển chốt ý.
- Giáo viên nêu yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho học sinh thực hiện làm bài theo cặp.
- Trình bày trước lớp.
- Giáo viên lắng nghe – nhận xét – chốt ý.
- Giáo viên nêu yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho học sinh thực hiện theo nhóm 4.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.
- Giáo viên lắng nghe – nhận xét.
- Giáo viên nhận xét – Đánh giá – chốt bài.
- Giáo viên hỏi:
 + Qua bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì?
 + Nhấn mạnh nội dung, kiến thức của bài học để học sinh khắc sâu thêm kiến thức.
- Dặn học sinh về nhà xem trước bài học của buổi sau.
- Học sinh cả lớp kết hợp vận động.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh quan sát và nói cho bạn nghe.
 + Hình bên được ghép từ 3 khối hộp chữ nhật, 4 khối trụ, 4 khối cầu.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát tranh nói cho bạn nghe mỗi đồng hồ chỉ mấy giờ. Ví dụ: Tranh 1 Bạn An đánh đàn lúc 8 giờ 30 phút tối hoặc 20 giờ 30 phút. 
- Học sinh lắng nghe, nhận xét.
- Thực hiện thảo luận theo nhóm.
- Học sinh xem tờ lịch thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi.
- Trình bày trước lớp.
- Các nhóm quan sát, nhận nhét ....
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh trả lời câu hỏi – Ghi nhớ.
Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
.
.
.
.
.
.
.........
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
 Ngày dạy :..../...../ 20....
 Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN 
Tuần 25 Tiết 124
BÀI: EM VUI HỌC TOÁN (T1)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS sẽ được trải nghiệm các hoạt động:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Biểu diễn phép nhân, phép chia bằng nhiều cách, qua đó hiểu ý nghĩa phép nhân, phép chia.
- Củng cố kĩ năng nhận dạng khối trụ, khối cầu gắn với các hoạt động lắp ghép, tạo hình.
- Tìm hiểu một số loại lịch, đồng hồ trong thực tế, tự làm được thời gian biểu.
2. Năng lực, phẩm chất
a. Năng lực: 
- Thông qua bài phép nhân, phép chia, học sinh biểu diễn được phép nhân phép chia bằng nhiều cách.
- Học sinh được sáng tạo tư duy lắp ghép, tạo hình theo ý tưởng thông qua bài nhận dạng khối trụ, khối cầu.
- Ứng dụng và tự làm được thời gian biểu.
b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: - Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...
 - Đồng hồ, một số hình lien quan đến các hình khối, lịch tháng.
2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
ND các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
10’
12’
5’
5’
A.Hoạt động khởi động.
Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi
B. Hoạt động thực hành.
Bài 1. (Trang 42) Biểu diễn phép nhân, phép chia bằng nhiều cách.
Mục tiêu: Học sinh vận dụng các kiến thức đã học về phép nhân, phép chia để biểu diễn và phát huy được trí sáng tạo.
Bài 2. (Trang 42) Lắp ghép, tạo hình sáng tạo.
Mục tiêu: Học sinh vận dụng các kiến thức đã học về nhận dạng các đồ vật có dạng khối lập phương, khối trụ, khối cầu để xây dựng mô hình theo ý tưởng, phát huy tính sáng tạo.
C. Hoạt động vận dụng.
Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi. Vận dụng được bảng nhân chia đã học để tham gia trò chơi.
D. Củng cố - Dặn dò.
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài.
- Tổ chức cho lớp hát một bài hát kết hợp vận động phụ họa theo nhạc.
- Vừa rồi lớp chúng ta thực hiện rất là sôi nổi ...
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện theo nhóm 4: Biểu diễn phép nhân, phép chia bằng nhiều cách. Ví dụ:
 + Xếp các nhóm đồ vật có số lượng bằng nhau.
 + Vẽ hình nhóm đồ vật có số lượng bằng nhau.
 + Dùng lời nói để biểu hiện phép tính.
 + Dùng kí hiệu để biểu diễn phép tính.
- Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm và thuyết trình ý tưởng của nhóm.
- Giáo viên nhận xét – đánh giá – tuyên dương.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo nhóm: Cùng nhau thảo luận chọn ý tưởng lắp ghép hình sáng tạo.
- Giáo viên yêu cầu học sinh trưng bày mô hình các nhóm thực hiện. Đại diện nhóm thuyết trình.
 - Giáo viên nhận xét – đánh giá – tuyên dương.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: “Tiếp sức”
- Hướng dẫn cách chơi: Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm 4 em. Cả hai nhóm cùng ghi một bảng nhân. Em thứ nhất ghi xong 1 phép nhân rồi chuyền phấn cho em thứ hai ghi tiếp. Cứ tiếp tục như thế ghi cho đến hết bảng nhân. Nhóm nào ghi nhanh hơn và ghi đúng 1 phép tính nhân được tính 1 điểm.
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho 2 nhóm chọn người tham gia chơi.
- Giáo viên quan sát - nhận xét – đánh giá. Tuyên dương.
- Giáo viên tiểu kết: Qua bài học này cô thấy các bạn rất hứng thú và tích cực thảo luận nhóm. 
- Em hãy nói cảm xúc của em qua bài học hôm nay.
- Em thích nhất hoạt động nào?
- Hoạt động nào em còn lung túng và cần sự trợ giúp?
- Giáo viên nhận xét – Đánh giá – chốt nội dung bài học.
- Học sinh hát kết hợp vận động phụ họa theo lời bài hát.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh thực hiện theo nhóm 4. Biểu diễn phép nhân, phép chia theo gợi ý của giáo viên.
+ Xếp các nhóm đồ vật có khối lượng bằng nhau.
+ Vẽ hình nhóm đồ vật có số lượng bằng nhau.
+ Nói cho các bạn trong nhóm nghe.
- Đại diện nhóm thuyết trình ý tưởng.
- Học sinh quan sát, nhận xét, bình chọn ...
- Học sinh thảo luận nhóm. Sử dụng các đồ vật có dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật, khối trụ, khối cầu để xây dựng một số mô hình theo ý tưởng mà nhóm đưa ra.
- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình.
- Học sinh bình chọn nhóm sáng tạo và có nhiều cách biểu diễn thú vị nhất.
- Học sinh lắng nghe giáo viên hướng dẫn cách chơi.
- Nhóm trưởng nhận hiệu lệnh.
- Học sinh cổ cũ...
- Học sinh lắng nghe, trả lời câu hỏi.
Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
.
.
.
..
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
Lớp: 2
 Ngày dạy :..../...../ 20....
MÔN: TOÁN 
Tuần 25 Tiết 125
BÀI: EM VUI HỌC TOÁN (T2)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS sẽ được trải nghiệm các hoạt động:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Biểu diễn phép nhân, phép chia bằng nhiều cách, qua đó hiểu ý nghĩa phép nhân, phép chia.
- Củng cố kĩ năng nhận dạng khối trụ, khối cầu gắn với các hoạt động lắp ghép, tạo hình.
- Tìm hiểu một số loại lịch, đồng hồ trong thực tế, tự làm được thời gian biểu.
2. Năng lực, phẩm chất
a. Năng lực: 
- Thông qua bài phép nhân, phép chia, học sinh biểu diễn được phép nhân phép chia bằng nhiều cách.
- Học sinh được sáng tạo tư duy lắp ghép, tạo hình theo ý tưởng thông qua bài nhận dạng khối trụ, khối cầu.
- Ứng dụng và tự làm được thời gian biểu.
b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: - Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...
 - Đồng hồ, một số hình lien quan đến các hình khối, lịch tháng.
2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
ND các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
12’
7’
8’
5’
A.Hoạt động khởi động.
Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi
B. Hoạt động thực hành.
Bài 3. (Trang 43) 
Mục tiêu: Học sinh vận dụng các kiến thức đã học để biểu diễn và phát huy được trí sáng tạo
Bài 4a. (Trang 43) 
Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu và biết được các loại đồng hồ, các loại lịch trong cuộc sống hằng ngày.
C. Hoạt động vận dụng.
Bài 4b.( Trang 43)
Mục tiêu: Học sinh lập được thời gian biểu hoạt động của em trong một tuần.
C. Củng cố - Dặn dò.
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài.
- Tổ chức cho lớp hát một bài hát kết hợp vận động phụ họa theo nhạc.
- Vừa rồi lớp chúng ta thực hiện rất là sôi nổi ...
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện theo nhóm 4: Thảo luận thống nhất ý tưởng sử dụng các vỏ hộp và vật liệu tái chế để xây dựng một số mô hình theo ý tưởng của nhóm.
- Giáo viên yêu cầu học sinh trưng bày mô hình các nhóm thực hiện. Đại diện nhóm thuyết trình.
 - Giáo viên nhận xét – đánh giá – tuyên dương.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện theo nhóm:
- Tìm hiểu các loại đồng hồ các loại lịch trong cuộc sống hằng ngày.
- Chia sẻ trong nhóm các thông tin đã tìm hiểu được.
- Các nhóm sắp xếp thông tin của thành viên trong nhóm để trình bày trước lớp.
- Giáo viên nhận xét – đánh giá – tuyên dương.
- Giáo viên cho học sinh tự lập thời gian biểu của mình trong một tuần, sau đó trang trí theo ý thích rồi chia sẻ với bạn.
- Giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ trước lớp.
- Giáo viên nhận xét – đánh giá – tuyên dương.
- Giáo viên tiểu kết: Qua bài học này cô thấy các bạn rất hứng thú và tích cực thảo luận nhóm. 
- Em hãy nói cảm xúc của em qua bài học hôm nay.
- Em thích nhất hoạt động nào?
- Hoạt động nào em còn lung túng và cần sự trợ giúp?
- Giáo viên nhận xét – Đánh giá – chốt nội dung bài học.
- Học sinh hát kết hợp vận động phụ họa theo lời bài hát.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh thảo luận nhóm. Sử dụng các vỏ hộp và vật liệu tái chế để xây dựng một số mô hình theo ý tưởng mà nhóm đưa ra.
- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình.
- Học sinh bình chọn nhóm sáng tạo và có nhiều cách biểu diễn thú vị nhất.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh thực hiện theo nhóm.
- Thảo luận theo nhóm. Chia sẻ với các bạn trong nhóm thông tin mà mình đã tìm hiểu:
+ Đồng hồ: đeo tay, treo tường, đồng hồ báo thức.
+ Lịch: Lịch quyển treo tường, lịch để bàn, lịch bóc.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Học sinh quan sát, lắng nghe....
- Học sinh tự lập thời gian biểu của bản thân, trang trí theo ý thích, chia sẻ với bạn về thời gian biểu của mình.
- Học sinh chia sẻ trước lớp về thời gian biểu của mình.
- Học sinh quan sát, lắng nghe, nhận xét.
Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
.
.
.
.
.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_toan_hoc_2_canh_dieu_tuan_25_ban_4_cot.docx