Kế hoạch bài dạy Toán học 2 (Cánh diều) - Tuần 14 (Bản 4 cột)

BÀI: LÍT

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

'1. Kiến thức, kĩ năng

- Biết cảm nhận về sức chứa của một vật. Biết lít là đơn vị đo dung tích, đọc rõ tên và ký hiệu của nó.

- Biết sử dụng ca 1 lít thực hành đong sức chứa của một số đồ vật quen thuộc.

- Biết thực hiện phép cộng, phép trừ và giải toán với các số kèm theo đơn vị lít.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

 

docx 18 trang canhdieu 15/08/2022 6140
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Toán học 2 (Cánh diều) - Tuần 14 (Bản 4 cột)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Toán học 2 (Cánh diều) - Tuần 14 (Bản 4 cột)

Kế hoạch bài dạy Toán học 2 (Cánh diều) - Tuần 14 (Bản 4 cột)
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
 Ngày dạy :..../...../ 20....
 Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN 
Tuần 14 Tiết 68
BÀI: LÍT
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có khả năng:
'1. Kiến thức, kĩ năng
- Biết cảm nhận về sức chứa của một vật. Biết lít là đơn vị đo dung tích, đọc rõ tên và ký hiệu của nó.
- Biết sử dụng ca 1 lít thực hành đong sức chứa của một số đồ vật quen thuộc.
- Biết thực hiện phép cộng, phép trừ và giải toán với các số kèm theo đơn vị lít.
2. Phẩm chất, năng lực
a. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
b. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: - Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...
 - Ca 1 lít, chai 1lít, ca, cốc, bình nước,.
 2. Học sinh: - SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
ND các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
A. Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi
* Ôn tập và khởi động
-TBHT điều hành trò chơi
- Trò chơi Con số may mắn
1
3
5
2
4
6
+ Giáo viên phổ biến luật chơi, cách chơi: Trò chơi gồm 2 đội, mỗi đội 3 em. Các đội bốc thăm giành quyền chọn số trước. Mỗi lần các đội chọn 1 số, giáo viên đọc câu hỏi tương ứng với con số đã chọn ấy. Trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai phải nhường quyền trả lời cho đội kia, đội trả lời sau trả lời đúng cũng được 10 điểm. Nội dung 6 câu hỏi ứng với 6 con số:
1. Nêu cách đặt tính 68 + 32?
2. 26 + 74 bằng bao nhiêu?
3. Số liền trước của kết quả phép tính 63 + 37 là bao nhiêu?
4. Có 58 lá cờ, thêm 42 lá cờ nữa là bao nhiêu lá cờ?
5. Nêu cách tính 45 + 55?
6. Bạn Hưng nói 76 + 24 lớn hơn 69 + 31, đúng hay sai?
+ Tổ chức cho học sinh tham gia chơi.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Lít
-HS chủ động tham gia chơi
+ Lắng nghe.
+ Học sinh tham gia chơi, dưới lớp cổ vũ.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
15’
B. Hoạt dộng hình thành kiến thức
Mục tiêu: Biết cảm nhận về sức chứa của một vật. Biết lít là đơn vị đo dung tích, đọc rõ tên và ký hiệu của nó.
Việc 1: Làm quen với biểu tượng dung tích (sức chứa).
- GV cho HS quan sát các vật dụng đựng nước.
- Rót đầy nước vào 2 cái cốc thủy tinh to, nhỏ khác nhau.
 - Cốc nào chứa được nhiều nước hơn ?
- Cốc nào chứa được ít nước hơn ?
Việc 2: Giới thiệu ca 1 lít. Đơn vị lít.
- Giới thiệu: Ca 1 lít. Nếu rót nước vào đầy ca, ta được 1 lít nước.
- Để đo sức chứa của 1 cái ca,1 cái thùng, ta dùng đơn vị đo là lít, lít viết tắt là: l.
- Gọi học sinh đọc: 1 lít, 5 lít, 4 lít,
- Yêu cầu học sinh viết: 2 lít, 3 lít, 7 lít,
Ò Nhận xét, tuyên dương.
.- HS quan sát .
- HS trải nghiệm trên thí nghiệm, học sinh quan sát.
- Cốc to.
- Cốc bé.
- Theo dõi, lắng nghe.
- 3 học sinh nối tiếp nhau đọc.
- Vài học sinh đọc.
- 2 học sinh lên bảng viết, lớp viết vào bảng con.
8’
C. Hoạt dộng thực hành, luyện tập
Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng, phép trừ và giải toán với các số kèm theo đơn vị lít.
Bài 1: 
a. Mỗi bình sau chứa bao nhiêu lít nước?
b.Rót nước từ bình vào đầy ba ca 1l thì vừa hết nước trong bình. Hỏi lúc đầu bình có bao nhiêu lít nước.
- Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập.
a.HS quan sát kĩ hình ảnh các ca đựng nước, GV lưu ý cho HS nhận thấy các vạch số chỉ lít nước trên mỗi ca. 
- Cho học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
b. Cho HS đọc kĩ đề bài tập, kết hợp quan sát hình minh hoạ (có thể tạo điều kiện cho HS quan sát được tình huống rót nước từ bình vào đầy 3 cái ca). 
- Cho học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
- HS xác định yêu cầu bài tập.
+ HS nhận ra lượng nước trong mỗi ca ứng với vạch chỉ mấy lít, đọc được số đo lượng nước có trong mỗi ca.
2 lít
4 lít
7 lít
- Học sinh nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS đọc kĩ đề bài tập , quan sát nhận biết được số lít nước rót đầy được 3 ca, mỗi ca 1 lít. 
- HS xác định được số lít nước lúc đầu trong bình là 3 lít.
- Học sinh nhận xét.
- Lắng nghe.
8’
D. Hoạt dộng vận dụng
Bài 2: (trang 79)
Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng, phép trừ và giải toán với các số kèm theo đơn vị lít.
- Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Mẫu: 9l + 8l = 17l
- Tương tự gọi học sinh lên bảng làm, lớp bảng con.
- Giáo viên nhận xét, chữa bài.
- Học sinh nêu yêu cầu: Tính (theo mẫu)
 - Học sinh chú ý, theo dõi.
- 2 học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm vào bảng con-> chia sẻ
 15 l+5 l=20l 
 7l + 3l+8 l=18 l
 22l-20l=2l 
 37l-2l-2l=33l
- Học sinh lắng nghe.
4’
E.Củng cố- dặn dò
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố kiến thức gì?
GV nhấn mạnh kiến thức tiết học
GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
- HS nêu ý kiến 
- HS lắng nghe
Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
.
.
.
.
.
.
.
.
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
 Ngày dạy :..../...../ 20....
 Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN 
Tuần 14 Tiết 69
BÀI: LÍT
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có khả năng:
'1. Kiến thức, kĩ năng
- Biết cảm nhận về sức chứa của một vật. Biết lít là đơn vị đo dung tích, đọc rõ tên và ký hiệu của nó.
- Biết sử dụng ca 1 lít thực hành đong sức chứa của một số đồ vật quen thuộc.
- Biết thực hiện phép cộng, phép trừ và giải toán với các số kèm theo đơn vị lít.
2. Phẩm chất, năng lực
a. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
b. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: - Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...
 - Ca 1 lít, chai 1lít, ca, cốc, bình nước,.
 2. Học sinh: - SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
ND các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
A. Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi
- Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng.
+ Giáo viên nêu luật chơi: Trò chơi gồm 2 đội, mỗi đội 3 em. Giáo viên phát cho mỗi đội 6 tấm thẻ. Nhiệm vụ của mỗi đội là phải tính nhanh kết quả ở mỗi ô trong bảng phụ và tìm tấm thẻ có ghi kết quả đúng đính vào ô đó. Mỗi lần làm đúng được 1 bông hoa. Đội nào có nhiều hoa hơn sẽ là đội thắng cuộc:
Câu hỏi, phép tính:
1) 15l + 6l = ?
2) 19l đọc là?
3) 16l + 8l = ?
4) 39l - 5l - 3l = ?
5) 12 lít viết là?
6) 8l + 3l + 5l = ?
Đáp án:
1) 24l
2) 12l
3) 19 lít
4) 21l
5) 16l
6) 31l
+ Tổ chức cho học sinh chơi.
- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi và tuyên dương những học sinh trả lời đúng và nhanh.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: LÍT
- Hs chủ động tham gia
+ Lắng nghe.
+ Học sinh tham gia chơi.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
20’
B. Hoạt dộng thực hành, luyện tập
Bài 3: ( trang 79)
Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng, phép trừ và giải toán (có lời văn) với các số kèm theo đơn vị lít.
Bài 4: ( trang 79)
Mục tiêu: Biết liên hệ thức tế tìm được một số vật dụng chứa nước với nhiều dung tích khác nhau
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Bài tập cho biết gì? yêu cầu con làm gì?
- Muốn biết bình xăng của xe ô tô còn lại bao nhiêu lít xăng các con làm thế nào? -> Cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS chữa bài
- GV nhận xét, đánh giá và chốt bài làm đúng.
Bài giải: Số lít xăng còn lại của bình xăng xe ô tô là:
 52 + 30 = 12( lít)
 Đáp số: 12 lít 
* GV chốt cách giải bài toán về nhiều hơn.
Bài 4:
- Chiếu bài lên bảng, HS QS và đọc yêu cầu.
- YC HS thảo luận nhóm đôi TG 2’
- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả
Giúp đỡ để học sinh hạn chế hoàn thành bài tập
- Nhận xét, đánh giá.
- GV chấm nhanh bài làm của một số học.
- Giáo viên nhận xét chung.
- HS đọc
- HS trả lời
- HS làm bài giải vào vở.
- HS lên trình bày bài làm.
Dự kiến chia sẻ:
+ Vì sao bạn tìm được bình xăng của xe ô tô còn lại bao nhiêu lít xăng?
+ Bạn nào có đáp án khác?
+ Bài toán thuộc dạng toán nào đã học?
- HS đọc yêu cầu.
- HS quan sát các vật dụng và các số đo theo đơn vị lít.
- HS thảo luận: Kể tên một số đồ vật trong thực tế có thể chứa được 1 l, 23 l,10l, 50l.
- Lớp lắng nghe, nhận xét
10’
D. Hoạt dộng vận dụng
 Mục tiêu: Biết liên hệ thức tế vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng, phép trừ và giải toán với các số kèm theo đơn vị lít vào cuộc sống.
Bài 5: ( trang 79)
- Chiếu bài lên bảng
- GV cho học sinh thực hành đổ nước từ bình chứa 1 lít nước, sang các cốc nhỏ hơn.
- GV lưu ý HS đổ đều vào các cốc và cẩn thận không làm đổ nước ra ngoài.
- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả
- Nhận xét, đánh giá
- GV chốt nhận xét, đánh giá.
- HS QS và đọc yêu cầu.
- HS thực hành.
- Đại diện 1 số nhóm nêu kết quả.
- HS nhận xét sức chứa của mỗi cốc so với bình đựng một lít.
- HS lắng nghe
4’
E.Củng cố- dặn dò
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố kiến thức gì?
GV nhấn mạnh kiến thức tiết học
GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
- HS nêu ý kiến 
- HS lắng nghe
Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
.
.
.
.
.
.
.
.
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
 Ngày dạy :..../...../ 20....
 Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN 
Tuần 14 Tiết: 68 
BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức, kĩ năng
- HS được luyện tập tổng hợp về ki-lô-gam, lít.
- Vận dụng giải quyết vấn đề 
2. Phẩm chất, năng lực
a. Năng lực: 
- HS được phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học.
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, NL mô hình hóa toán học.
b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...
2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
ND các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
A. Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi
* Ôn tập và khởi động
- GV tổ chức cho HS hát tập thể bài Vui đến trường.
- Yêu cầu HS nhắc lại các đơn vị đo đã biết.
HS hát và vận động theo bài hát Vui đến trường
15’
B. Hoạt động thực hành, luyện tập.
Mục tiêu: Biết nhìn vào tranh tìm cân nặng và sức chứa của vật
Bài 1: (trang 80)
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bài 1 yêu cầu gì?
- GV cho HS thảo luận nhóm 2 để tìm ra kết quả trong 03 phút
- GV chiếu hình vẽ minh họa, mời đại diện các nhóm lên chỉ và nêu kết quả ở phần a và b.
- Nhận xét đánh giá và kết luận:
a/ Túi gạo cân nặng 5kg, bạn Lan cân nặng 25kg.
b/ Hình vẽ có tất cả 22 lít.
- HS đọc 
- HS nêu( điền số)
- Cá nhân HS quan sát nói cho bạn nghe cân nặng và sức chứa của người, vật có trong bài tập.
- HS chỉ vào tranh vẽ diễn đạt theo ngôn ngữ cá nhân. 
- HS đối chiếu, nhận xét
15’
C. Hoạt dộng vận dụng
Mục tiêu: Biết nhìn vào tranh tính được cân nặng và sức chứa của vật bằng cách thực hiện phép tính.
Bài 2 ( trang 80)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Bài tập cho biết gì? yêu cầu con làm gì?
- Muốn biết quả sầu riêng nặng bao nhiêu ki-lô-gam ở phần a và phải đổ thêm bao nhiêu lít nước vào can ở phần b con phải làm thế nào?-> Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để tìm kết quả.
- Gọi HS chữa bài
- GV nhận xét, đánh giá và chốt bài làm đúng.
a/ Đĩa cân thứ nhất nặng 4kg, đĩa cân thứ hai gồm quả sầu riêng và quả cân 1kg thì nặng tất cả 4kg. Ta lấy 4 – 1 = 3kg. Vậy quả sầu riêng nặng 3kg.
b/ Chiếc can chứa 10 lít, trong can đã có 5 lít nước. Ta lấy 10 lít – 5 lít = 5 lít. Vậy cần đổ thêm 5 lít nước cho đầy can. 
- HS đọc
- HS trả lời
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS lên trình bày bài làm.
Trả lời: a/ Quả sầu riêng cân nặng 3kg.
b/ Phải đổ thêm 5 lít nước nữa thì đầy can.
- Lớp chia sẻ:
Dự kiến chia sẻ:
+ Vì sao bạn tìm được quả sầu riêng nặng 3kg?
+ Bạn nào có đáp án khác?
+ Vì sao phải đổ thêm 5 lít nước nữa để đầy can?
4’
D. Củng cố - dặn dò
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố kiến thức gì?
GV nhấn mạnh kiến thức tiết học
GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
- HS nêu ý kiến 
- HS lắng nghe
Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
.
.
.
.
.
.
.
.
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
 Ngày dạy :..../...../ 20....
 Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN 
Tuần 14 Tiết: 69 
BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG ( tiết 2)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức, kĩ năng
- HS được luyện tập tổng hợp về ki-lô-gam, lít.
- Vận dụng giải quyết vấn đề 
2. Phẩm chất, năng lực
a. Năng lực: 
- HS được phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học.
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, NL mô hình hóa toán học.
b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...
2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
ND các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
A. Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi
* Ôn tập và khởi động
- GV tổ chức cho HS hát tập thể bài Tập đếm
GV giới thiệu bài
HS hát và vận động theo bài hát Tập đếm
11’
B. Hoạt động thực hành, luyện tập.
Bài 3: (trang 81)
Mục tiêu: Vận dụng vào giải bài toán thực tế liên quan đến phép trừ.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bài 3 yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS quan sát và nêu nội dung tranh
- GV cho HS thảo luận nhóm 2 để tìm ra kết quả trong 03 phút
- GV chiếu hình vẽ minh họa, mời đại diện các nhóm lên chỉ và nêu kết quả.
- GV chốt bài làm đúng:
Cân nặng của em bé bằng cân nặng của hai mẹ con là 70 trừ đi cân nặng của mẹ là 63. Vậy em bé nặng 7kg.
- HS đọc 
- HS quan sát tranh nhận ra được chiếc bàn đang cân người mẹ và em bé. HS đọc được số cân nặng của mẹ và em bé.
- HS thảo luận nhóm
- Chữa bài
- HS đối chiếu, nhận xét
14’
Bài 4 ( trang 81)
Mục tiêu: Vận dụng vào giải bài toán thực tế (có lời văn) liên quan đến phép cộng.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Bài tập cho biết gì? yêu cầu con làm gì?
- Muốn biết buổi chiều cửa hàng bán được bao nhiêu lít sữa con làm thế nào? -> Cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS chữa bài
- GV nhận xét, đánh giá và chốt bài làm đúng.
Bài giải
 Buổi chiều cửa hàng bán được số sữa là:
 35 + 15 = 50 ( lít)
 Đáp số: 50 lít 
* GV chốt cách giải bài toán về nhiều hơn.
- HS đọc
- HS trả lời
- HS làm bài giải vào vở.
- HS lên trình bày bài làm.
Dự kiến chia sẻ:
+ Vì sao bạn tìm được buổi chiều cửa hàng bán được 50 lít sữa?
+ Bạn nào có đáp án khác?
+ Bài toán thuộc dạng toán nào đã học?
6’
C. Vận dụng 
Bài 5 (trang 81)
Mục tiêu: Biết liên hệ thức tế tìm được một số vật dụng chứa nước với nhiều dung tích khác nhau.
- Chiếu bài lên bảng, HS QS và đọc yêu cầu.
- YC HS thảo luận nhóm đôi TG 2’
- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả
- Nhận xét, đánh giá
* GV cho HS quan sát một số hình ảnh vật dụng chứa chất lỏng bằng nhiều vật liệu và sức chứa khác nhau.
- HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận: Kể tên một số đồ vật trong thực tế có thể chứa được 1 l, 2 l, 3l, 10l, 20l.
- Lớp lắng nghe, nhận xét 
4’
D. Củng cố - dặn dò
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố kiến thức gì?
GV nhấn mạnh kiến thức tiết học
GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
- HS nêu ý kiến 
- HS lắng nghe
Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
.
.
.
.
.
.
.
.
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
 Ngày dạy :..../...../ 20....
 Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN 
Tuần 14 Tiết: 70 
BÀI: HÌNH TỨ GIÁC
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Có được biểu tượng về hình tứ giác. Nhận dạng và gọi đúng tên hình tứ giác.
- Liên hệ với thực tế cuộc sống có liên quan đến hình tứ giác.
2. Phẩm chất, năng lực
a. Năng lực: 
- HS được phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học.
- Thông qua việc quan sát bức tranh thực tiễn, xác định các mảnh có dạng hình tứ giác trên bức tường, HS có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học.
b. Phẩm chất: 
- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...
2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
ND các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4’
A. Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi
- GV tổ chức cho HS quan sát các mảnh bìa hình tròn, hình tam giác, hình tứ giác màu sắc khác nhau để tùy ý không theo trật tự.
GV giới thiệu bài
HS thực hành phân loạicác mảnh bìa đó theo từng nhóm có cùng hình dạng: hình tròn, hình tam giác
7’
B. Hoạt dộng hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS nhận biết biểu tượng hình tứ giác.
- GV giới thiệu nhóm các tấm bìa còn lại là hình tứ giác
- GV yêu cầu HS nhận dạng đặc điểm của hình tứ giác
* GV chốt: Hình tứ giác có 4 cạnh, 4 góc.
- HS quan sát các tấm bìa và nhắc lại hình tứ giác.
- HS giơ cao tấm bìa có dạng hình tứ giác 
- HS nêu được đặc điểm hình tứ giác có 4 cạnh, 4 góc.
4’
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về hình tứ giác vào làm bài tập 
Bài 1: Trong các hình sau, hình nào là hình tứ giác
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Bài tập yêu cầu con làm gì?
- Yêu cầu HS chỉ ra được hình tứ giác.
- Gọi HS lên chữa bài.
- Nhận xét
* GV chốt bài làm đúng: Hình màu vàng là hình tứ giác
- HS đọc
- HS trả lời
- HS làm bài cá nhân
- HS lên trình bày bài làm, giải thích lí do.
HS khác nhận xét.
8’
Bài 2: Chỉ ra những hình tứ giác mà em nhìn thấy trong mỗi hình sau:
- Chiếu bài lên bảng, HS QS và đọc yêu cầu.
- YC HS thảo luận nhóm đôi TG 2’
- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả
- Nhận xét, đánh giá
* GV chốt bài làm đúng: 
Hình 1: Chiếc thuyền, lá cờ, cánh buồm đỏ.
Hình 2: Chậu hoa, lá cây.
Hình 3: Cánh máy bay.
- HS đọc yêu cầu.
- HS quan sát mỗi bức tranh, nhận dạng được các hình tứ giác có trong mỗi tranh đó trong nhóm đôi.
Đại diện nhóm chia sẻ kết quả trước lớp.
- Lớp lắng nghe, nhận xét
- Lớp chia sẻ:
Dự kiến chia sẻ:
+ Vì sao bạn cho rằng chậu hoa , cánh máy bay là hình tứ giác?
+ Tại sao cánh buồm màu xanh, thân máy bay không phải là hình tứ giác?
5’
Bài 3: Hình vuông sau được ghép từ các mảnh bìa nào?
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- GVHD: Muốn tìm được mảnh ghép phù hợp con phải làm thế nào?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để tìm kết quả.
- Cho 2 nhóm chơi trò chơi để chữa bài
- GV kết luận nhóm thắng cuộc.
* GV chốt bài đúng: Cần chọn mảnh ghép 1, 3, 5, 6. 
- HS đọc
- HS quan sát nhận ra được hình vuông được chia thành các mảnh hình tam giác và thấy các mảnh bìa rời dạng hình tam giác, hình tứ giác, hình vuông, đối chiếu các mảnh bìa với miếng ghép trong hình vuông để tìm mảnh ghép phù hợp. 
- 2 nhóm, mỗi nhóm 4 HS chơi trò chơi.
5’
Bài 4: Tô màu xanh vào hình tứ giác.
- Gọi HS đọc và phân tích đề bài
- Yêu cầu làm vở BT
- Gọi HS chữa bài, nhận xét, chốt bài đúng.
* GV chốt: Cần tô màu 7 hình tứ giác.
- HS thực hiện
- HS quan sát hình, nhận ra được các mảnh ghép hình tứ giác và tô màu xanh vào các hình tứ giác đó.
- HS chữa bài, nhận xét.
5’
D. Hoạt dộng vận dụng
Mục tiêu: Biết liên hệ thức tế tìm được hình tứ giác trong một số đồ vật của cuộc sống.
Bài 5: Tìm hình tứ giác trong tường rào.
- Chiếu bài lên bảng
- YC HS thảo luận nhóm đôi TG 2’
- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả
- Nhận xét, đánh giá
- GV cho HS nêu một số đồ vật có hình dạng tứ giác trong thực tiễn cuộc sống.
- HS QS và đọc yêu cầu.
- HS thảo luận
- Đại diện 1 số nhóm nêu kết quả.
- HS tự liên hệ và nêu: Máng đèn, mặt bàn, ô cửa
2’
E. Củng cố - dặn dò
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
- Qua bài học, chúng ta được biết thêm kiến thức gì?
GV nhấn mạnh kiến thức tiết học
GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
- HS nêu ý kiến 
- HS lắng nghe
Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
.
.
.
.
.
.
.
.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_toan_hoc_2_canh_dieu_tuan_14_ban_4_cot.docx