Kế hoạch bài dạy Tin học 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Trần Văn Thuận
Bài 9. AN TOÀN THÔNG TIN TRÊN INTERNET
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Giúp HS nắm được:
-Biết một số tác hại và nguy cơ khi sử dụng Internet. Nêu và thực hiện được một số biện pháp phòng ngừa.
- Trình bày được tầm quan trọng của sự an toàn và hợp pháp của thông tin cá nhân và tập thể
- Bảo vệ được thông tin và tài khoản cá nhân với sự hỗ trợ của người lớn.
- Nêu được một vài cách thông dụng để chia sẻ thông tin của bản thân và tập thể sao cho an toàn và hợp pháp.
- Nhận diện được một số thông điệp lừa đảo hoặc mang nội dung xấu
2. Năng lực:
a. Năng lực tin học: Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.
b. Năng lực chung:
- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề:
+ Biết cách nghiên cứu các tình huống gợi vấn đề, từ đó học sinh phát hiện vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin:
+ Bảo vệ được thông tin và tài khoản cá nhân với sự hỗ trợ của người lớn.
+ Nhận diện được một số thông điệp lừa đảo hoặc mang nội dung xấu
- Năng lực hợp tác và năng lực về đạo đức hành vi phù hợp khi sử dụng công nghệ thông tin.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Trung thực: Sẵn sàng chia sẻ sản phẩm của mình cho các bạn góp ý, đánh giá.
- Trách nhiệm: trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.
II.Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Thiết bị dạy học: Máy tính.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Tin học 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Trần Văn Thuận

Tuần 19 Ngày soạn: 15/01/2022 Tiết 19 Bài 9. AN TOÀN THÔNG TIN TRÊN INTERNET I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Giúp HS nắm được: -Biết một số tác hại và nguy cơ khi sử dụng Internet. Nêu và thực hiện được một số biện pháp phòng ngừa. - Trình bày được tầm quan trọng của sự an toàn và hợp pháp của thông tin cá nhân và tập thể - Bảo vệ được thông tin và tài khoản cá nhân với sự hỗ trợ của người lớn. - Nêu được một vài cách thông dụng để chia sẻ thông tin của bản thân và tập thể sao cho an toàn và hợp pháp. - Nhận diện được một số thông điệp lừa đảo hoặc mang nội dung xấu 2. Năng lực: a. Năng lực tin học: Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông. b. Năng lực chung: - Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: + Biết cách nghiên cứu các tình huống gợi vấn đề, từ đó học sinh phát hiện vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề. - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: + Bảo vệ được thông tin và tài khoản cá nhân với sự hỗ trợ của người lớn. + Nhận diện được một số thông điệp lừa đảo hoặc mang nội dung xấu - Năng lực hợp tác và năng lực về đạo đức hành vi phù hợp khi sử dụng công nghệ thông tin.. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Trung thực: Sẵn sàng chia sẻ sản phẩm của mình cho các bạn góp ý, đánh giá. - Trách nhiệm: trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm. II.Thiết bị dạy học và học liệu: 1. Thiết bị dạy học: Máy tính. 2. Học liệu Giáo viên: Kế hoạch dạy học (nội dung dạy học, phiếu học tập). Học sinh: Sách, vở, đồ dùng học tập, điện thoại, III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu hoạt động: Tìm hiểu vấn đề nguy cơ khi sử dụng Internet. b. Nội dung: GV yêu cầu hs đóng vai hai bạn An, Minh đọc đoạn hội thoại c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ như mục nội dung. - Thực hiện nhiệm vụ: hs thực hiện. - Kết luận, nhận định: GV dẫn dắt HS vào bài học mới. B. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. TÁC HẠI VÀ NGUY CƠ KHI SỬ DỤNG INTERNET a. Mục tiêu hoạt động: Biết được tác hại và nguy cơ khi sử dụng Internet b. Nội dung: c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ 1: như mục nội dung bằng cách chia sẻ màn hình qua Google Meet. - Thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành câu hỏi trên. - Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS trả lời, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Kết luận, nhận định: GV chốt ý và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức. GV giao nhiệm vụ 2: yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: - Thực hiện nhiệm vụ : HS hoàn thành câu hỏi trên. - Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS trong trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Kết luận, nhận định: GV chốt ý. 2. MỘT SỐ QUY TẮC AN TOÀN KHI SỬ DỤNG INTERNET a. Mục tiêu: - Trình bày được tầm quan trọng của sự an toàn và hợp pháp của thông tin cá nhân và tập thể. b. Nội dung: c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Chuyển giao nhiệm vụ 1: GV gioa nhiệm vụ như mục nội dung bằng cách chia sẻ màn hình qua Google Meet. Thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi. Báo cáo: HS trả lời. Kết luận, nhận định: Chuyển giao nhiệm vụ 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi. Báo cáo: HS trả lời.. Kết luận, nhận định: Tuần 20 Ngày soạn: 20/01/2022 Tiết 20 Ngày dạy: 26/01/2022 Bài 9. AN TOÀN THÔNG TIN TRÊN INTERNET (tt) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được: - Biết một số tác hại và nguy cơ khi sử dụng Internet. Nêu và thực hiện được một số biện pháp phòng ngừa. - Trình bày được tầm quan trọng của sự an toàn và hợp pháp của thông tin cá nhân và tập thể - Bảo vệ được thông tin và tài khoản cá nhân với sự hỗ trợ của người lớn. - Nêu được một vài cách thông dụng để chia sẻ thông tin của bản thân và tập thể sao cho an toàn và hợp pháp. - Nhận diện được một số thông điệp lừa đảo hoặc mang nội dung xấu 2. Năng lực: a. Năng lực tin học: Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông. b. Năng lực chung: - Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: + Biết cách nghiên cứu các tình huống gợi vấn đề, từ đó học sinh phát hiện vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề. - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: + Bảo vệ được thông tin và tài khoản cá nhân với sự hỗ trợ của người lớn. + Nhận diện được một số thông điệp lừa đảo hoặc mang nội dung xấu - Năng lực hợp tác và năng lực về đạo đức hành vi khi sử dụng CNTT 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Trung thực: Sẵn sàng chia sẻ sản phẩm của mình cho các bạn góp ý, đánh giá. - Trách nhiệm: khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm. II.Thiết bị dạy học và học liệu: 1. Thiết bị dạy học: Máy tính. 2. Học liệu Giáo viên: Kế hoạch dạy học (nội dung dạy học, phiếu học tập). Học sinh: Sách, vở, đồ dùng học tập, điện thoại, III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu hoạt động: Tìm hiểu vấn đề nguy cơ khi sử dụng Internet. b. Nội dung: Nêu tác hại, nguy cơ khi dùng Internet ? c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ như mục nội dung. - Thực hiện nhiệm vụ: hs thực hiện. - Kết luận, nhận định: GV dẫn dắt HS vào bài học mới. B. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 3. AN TOÀN THÔNG TIN a. Mục tiêu: - Bảo vệ được thông tin và tài khoản cá nhân với sự hỗ trợ của người lớn. - Nêu được một vài cách thông dụng để chia sẻ thông tin của bản thân và tập thể sao cho an toàn và hợp pháp. - Nhận diện được một số thông điệp lừa đảo hoặc mang nội dung xấu. b. Nội dung: Một số biện pháp bảo vệ thông tin, tài khoản cá nhân và chia sẻ thông tin an toàn c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ 1: chia sẻ màn hình qua Google Meet. - Thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành câu hỏi trên. - Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS trả lời, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Kết luận, nhận định: học sinh lắng nghe. GV giao nhiệm vụ 2: chia sẻ màn hình qua Google Meet. - Thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành câu hỏi trên. - Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS trả lời, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Kết luận, nhận định: Chuyển giao nhiệm vụ 3: Thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi Báo cáo, thảo luận: Gọi HS trả lời. Nhận xét, đánh giá. C. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức đã học b. Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập c. Sản phẩm học tập: Khắc sâu kiến thức đã học d. Tổ chức thực hiện: Chuyển giao nhiệm vụ: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS đọc SGk suy nghĩ câu trả lời. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV gọi HS trả lời. Gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Nhận xét, đánh giá, kết luận: GV nhận xét, tuyên dương quá trình làm việc của hs và đưa ra đáp án: Câu 1. A, B, D, E Câu 2. A, B, C, D, E D. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức đã học b. Nội dung: c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS vào vở. d. Tổ chức thực hiện: c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS được ghi vào vở. d) Tổ chức thực hiện: #1: GV giao cho HS nhiệm vụ như mục Nội dung bằng cách chia sẻ màn hình (qua Google Meet). #2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. #3: GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống học tập Azota bằng cách chụp ảnh bài làm trong vở. #4: GV nhận xét vào bài làm (có thể cho điểm quá trình đối với một số HS). GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu và tuyên dương trước lớp vào thời điểm thích hợp. Tuần 21 Ngày soạn: 02/02/2022 Tiết 21 Chủ đề 5. ỨNG DỤNG TIN HỌC BÀI 10. SƠ ĐỒ TƯ DUY I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức + Sắp xếp được một cách logic và trình bày được dưới dạng sơ đồ tư duy các ý tưởng, khái niệm. + Giải thích được lợi ích của SĐTD, nêu được nhu cầu sử dụng phần mềm SĐTD trong học tập và trao đổi thông tin. + Tạo được SĐTD đơn giản bằng phần mềm. 2. Năng lực: a. Năng lực tin học: Nla: Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông. b. Năng lực chung: - Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: + Biết cách nghiên cứu các tình huống gợi vấn đề, từ đó học sinh phát hiện vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề đưa ra trong bài học. - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: + Tạo được SĐTD đơn giản bằng phần mềm. + Năng lực hợp tác và năng lực về đạo đức hành vi phù hợp khi sử dụng công nghệ thông tin. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Trung thực: Sẵn sàng chia sẻ sản phẩm của mình cho các bạn góp ý, đánh giá. - Trách nhiệm: Trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Giáo viên: Kế hoạch dạy học, sgk, máy tính, - Học sinh: Học bài cũ, tìm hiểu nội dung bài mới, máy tính, điện thoại, III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu a. Mục tiêu: HS có động cơ tìm hiểu về sở lưu niệm b. Nội dung: c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: GV gọi 3 HS đóng vai Minh, An, Khoa đọc đoạn hội thoại và trả lời câu hỏi được chia sẻ qua màn hình như mục nội dung. - Thực hiện nhiệm vụ học tập:HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. - Nhận xét, đánh giá, kết luận: GV nhận xét đánh giá , từ đó hướng hướng học sinh nghiên cứu, tìm hiểu nội dung cho hoạt động hình thành kiên thức mới. B. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. SƠ ĐỒ TƯ DUY a. Mục tiêu: Biết được khái niệm sơ đồ tư duy, lợi ích của sơ đồ tư duy. b. Nội dung: Tìm hiểu về sơ đồ tư duy c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: * GV chuyển giao nhiệm vụ 1: Yêu cầu HS đọc nội dung văn bản hình 5.1 sau đó cho HS quan sát nội dung văn bản được biểu diễn bằng sơ đồ tư duy ở hình 5.2 và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: Thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi. Báo cáo: GV gọi HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung (nếu thiếu/sai sót) Nhận xét, đánh giá, kết luận: Chuyển giao nhiệm vụ 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. Báo cáo: HS trả lời, HS khác nhận xét. Nhận xét, đánh giá, kết luận: GV quan sát, nhận xét, chốt lại đáp án: 1. A, C, D 2. A, B, C 2. CÁCH TẠO SƠ ĐỒ TU DUY a. Mục tiêu: Sắp xếp được một cách logic và trình bày được dưới dạng sơ đồ tư duy các ý tưởng, khái niệm. b. Nội dung: Tìm hiểu về cách tạo sơ đồ tư duy c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ 1: Để tạo sơ đồ tư duy em thực hiện theo các bước như thế nào? Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. Báo cáo: HS trả lời, HS khác nhận xét. Nhận xét, đánh giá, kết luận: GV quan sát, nhận xét, chốt lại: * Việc tạo sơ đồ tư duy được thực hiện theo các bước sau: - Viết chủ đề chính ở giữa tờ giấy. Dùng hình chữ nhật, elip hay bất cứ hình gì em muốn bao quanh chủ đề chính. - Từ chủ đề chính, vẽ các chủ đề nhánh. - Phát triển thông tin chi tiết cho mỗi chủ đề nhánh, lưu ý sử dụng từ khóa hoặc hình ảnh. - Có thể tạo thêm nhánh con khi bổ sung thông tin vì sơ đồ tư duy có thể mở rộng ra mọi phía. * Chuyển giao nhiệm vụ 2: GV chia sẻ màn hình qua Google Meet và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ ... i 1 học sinh nhắc lại kiến thức. IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi Chú Đánh giá thường xuyên Phương pháp hỏi – đáp Phương pháp quan sát Câu hỏi Bài tập V. HỒ SƠ DẠY HỌC PHIẾU HỌC TẬP 1 Chủ đề: SINH HỌC ĐÚNG SAI Châu chấu ăn chồi non hoặc lá cây Voi là động vật có vú Giun đất là loài động vật có xương sống Cá hô hấp bằng miệng Ếch thuộc lớp lưỡng cư PHIẾU HỌC TẬP 1 Chủ đề: TOÁN ĐÚNG SAI 9 + (-5) = - 4 Tìm x, biết: x-2=4 óx=6 5+3-1= 6 ½+ ½ = 1 Tìm x, biết: 9 + x = 12 óx= 3 PHIẾU HỌC TẬP 2 ĐÁP ÁN Tuần 33 Ngày soạn: 20/04/2022 Tiết 33 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 I. MỤC TIÊU - Giúp học sinh ôn tập, củng cố những kiến thức từ bài 14 đến bài 17. - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng hệ thống, đối chiếu, so sánh, làm bài. - Giáo dục học sinh ý thức tự giác, trung thực, nghiêm túc. - Thực hiện tổng hợp, sắp xếp các nội dung đã học để hoàn thành bài kiểm tra. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Giáo viên: Máy tính, đề bài kiểm tra. - Học sinh: Ôn tập kiến thức trước khi đến lớp III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ma trận Mức độ Nội dung Vận dụng Tống điểm THẤP CAO TN TL TN TL Bài 11: Định dạng văn bản - Biết nhập văn bản theo mẫu trên M.Word - Biết cách lưu văn bản theo đường dẫn - Sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn bản, trang văn bản và in ấn văn bản. - Chèn hình ảnh minh hoạ theo đúng chủ đề văn bản. 6 đ Bài 12: Trình bày thông tin dạng bảng - Biết nhập dữ liệu vào bảng - Sử dụng nút lệnh để định dạng bảng 4 đ Tổng điểm 4 điểm 6 điểm 10 đ Tỷ lệ 40% 60% 100% 2. Đề Câu 1. a) Hãy gõ nội dung sau theo kiểu gõ VNI hoặc Telex trên phần mềm soạn thảo văn bản M.Word (3 điểm) Mẹ Bài thơ con viết tặng mẹ yêu Dạ khúc thanh tao, tựa mây chiều Hồn thơ lắng đọng tình mẫu tử Cảm xúc trào dâng mẹ thiệt nhiều Cung bậc thăng trầm ... con yêu mẹ! Lời thơ ngọt dịu: chúc mẹ yêu! Khát vọng đời đời tâm tạc dạ Công dung ngôn hạnh. Mẹ kính yêu! b) Chèn một hình ảnh nào đó mà em thấy có ý nghĩa vào nội dung văn bản trên. Định dạng hình ảnh theo mẫu. Câu 2. Tạo bảng và trình bày theo mẫu sau: (2 điểm ) STT Họ và tên Toán Ngữ văn Anh văn 1 Trần Thị Quỳnh Anh 8 9 7 2 Nguyễn Đình Bảo 4 7 6 3 Lê Văn Minh 4 8 5 4 Phan Thị Tú Sương 7 8 8 Yêu cầu: - Định dạng văn bản: Phông chữ: Times New Roman; cỡ chữ: 14pt; Khoảng cách các dòng: 1; Kiểu chữ: định dạng như văn bản có nội dung trên; Tô màu nền trên tựa đề của bảng là màu vàng (2đ) - Chọn hướng trang đứng; khổ giấy A4; căn lề cho trang theo các thông số sau: Lề trái: 3 cm; Lề trên: 2 cm; Lề dưới: 2 cm; lề phải: 2 cm (2đ) - Lưu văn bản: D:\Họ và tên_ Lớp_ KTHKII (VD: D:\Nguyen Van A_Lop 61_KTHKII) (1đ) -------------------------HẾT------------------------- ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Đáp án Biểu điểm 1 - HS lưu được văn bản theo yêu cầu. - HS gõ đúng, chính xác nội dung nội dung, định dạng được đoạn văn bản. - HS thực hiện được thao tác chèn hình ảnh. - HS định dạng hình ảnh theo đúng mẫu. 6 điểm 1.0 đ 2.0 đ 2.0 đ 1.0 đ 2 - Thực hiện được thao tác tạo bảng. - Nhập nội dung đúng, đủ. - Định dạng văn bản đúng theo trong nội dung đề. - Trình bày bài làm đúng, đẹp, dễ hiểu, rõ ràng. 4 điểm 1.0 đ 1.0 đ 1.0 đ 1.0 đ I/ Bảng thống kê điểm sau kiểm tra định kỳ: STT Lớp Sĩ số học sinh Số HS đã KT Chưa đạt Đạt Khá Tốt Đạt trở lên Chưa đạt 0 <= Điểm < 3.5 3.5 <= Điểm < 5 5 <= Điểm < 6.5 6.5 <= Điểm < 8 8 <= Điểm <= 10 5 <= Điểm <= 10 0 <= Điểm < 5 SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 1 6/1 40 40 1 2.50% 0 0.00% 0 0.00% 5 12.50% 34 85.00% 39 97.50% 1 2.50% 2 6/2 41 41 2 4.88% 0 0.00% 0 0.00% 5 12.20% 34 82.93% 39 95.12% 2 4.88% 3 6/3 40 40 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% 10 25.00% 30 75.00% 40 100.00% 0 0.00% Cộng khối 6 121 121 3 2.48% 0 0.00% 0 0.00% 20 16.53% 98 80.99% 118 97.52% 3 2.48% II/ Nhận xét: *. Ưu điểm: Đa số các em học sinh - Bài làm tốt, trình bày sạch đẹp, định dạng văn bản đúng yêu cầu. - Nhiều HS thực hành tốt, nhanh, trình bày đúng với yêu cầu bài thực hành - Chèn hình ảnh vào văn bản. - Biết cách lưu theo yêu cầu đề ra. * Khuyết điểm: - Một số em thực hành gõ văn bản còn chậm, chèn được hình vào văn bản nhưng chưa di chuyển được hình ảnh đến vị trí theo yêu cầu đề bài. Tuần 34, 35 Ngày soạn: 12/05/2022 Tiết 34, 35 Bài 17: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH I. MỤC TIÊU 1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt: - Biết được chương trình là mô tả một thuật toán để máy tính “hiểu” và thực hiện được. 2. Năng lực a. Năng lực tin học: NLa: Học sinh được hình thành và phát triển tư duy thuật toán, bước đầu có tư duy điều khiển hệ thống b. Năng lực chung: - Các hoạt động giúp học sinh rèn luyện kỹ năng cộng tác, kỹ năng giao tiếp và thuyết trình. Phẩm chất: - Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, kiên trì và cẩn thận trong học và tự học. - Tôn trọng và thực hiện tuyệt đối các yêu cầu, quy tắc an toàn khi thực hành trong phòng máy. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học Máy tính, máy chiếu. 2. Học liệu Giáo viên: chuẩn bị một số bức tranh đơn giản vẽ đồ vật hoa quả, cài đặt phần mềm lập trình trực quan Scratch trên máy tính để học sinh thực hành. Học sinh: Học bài cũ, tìm hiểu nội dung bài mới, III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài mới, hướng dẫn học sinh đọc nội dung khởi động trước khi thực hiện hoạt động 1 HOẠT ĐỘNG 1: THỰC HIỆN THUẬT TOÁN 1.Mục tiêu: - Từ hoạt động trải nghiệm của phần khởi động, HS thảo luận để hiểu được ngôn ngữ lập trình được dùng để mô tả thuật toán cho máy tính “hiểu” và thực hiện. 2. Nội dung: GV nhấn mạnh lại nội dung của phần khởi động để HS hiểu được tình huống, sau đó nêu mục đích, yêu cầu của hoạt động thảo luận. 3. Sản phầm:- Kết quả phiếu học tập số 1. 4. Tổ chức hoạt động Chuyển giao nhiệm vụ học tập: HS thảo luận nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 HS, thực hiện Phiếu học tập số 1 trong 4 phút/phiếu. Thực hiện nhiệm vụ học tập: - Học sinh thảo luận nhóm hoạt động dựa vào tài liệu SGK dưới sự giám sát trợ giúp của giáo viên và các bạn trong lớp. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Đại diện các nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung ý kiến Nhận xét, đánh giá, kết luận: - GV quan sát, nhận xét, chốt lại. Sản phẩm dự kiến Đáp án phiếu học tập số 1 - Nếu thuật toán chuyển giao cho máy tính thực hiện thì cần sử dụng ngôn ngữ mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được. Ngôn ngữ đó là ngôn ngữ lập trình. - Chú ý: Ở tiểu học, HS đã học lập trình bằng Scratch, GV có thể dùng một ví dụ cụ thể lập trình Scratch để gợi ý cho HS tìm ra câu trả lời, ví dụ: lập trình Scratch điều khiển chú chó con di chuyển 5 bước chân liên tục đến khi chạm đường biên thì dừng lại. Câu hỏi thảo luận là câu hỏi để dẫn dắt HS vào phần hình thành kiến thức mới. Vì vậy GV ghi nhận mọi câu trả lời của HS. - Kiến thức mới: HS đọc phần nội dung kiến thức mới để biết máy tính thực hiện công việc theo chương trình, chương trình máy tính là một cách mô tả thuật toán để máy tính “hiểu” và thực hiện được. - Hộp kiến thức: dựa trên kết quả thảo luận của hoạt động 1 và hoạt động đọc nội dung kiến thức mới của HS, GV chốt kiến thức cần ghi nhớ trong hộp kiến thức. - Câu hỏi: củng cố kiến thức Công việc Mô tả thuật toán bằng ngôn ngữ tự nhiên Chương trình máy tính viết bằng Scratch ghi số thứ tự của câu lệnh Đầu vào Nhập hai số a,b 1,2,3,4,5,6,7 Bước xử lí Tổng <= a + b 7 Đầu ra Thông báo giá trị tính tổng 8 Hoạt động 2. Thực hành: Tạo chương trình máy tính - GV hương dẫn thực hiện các bước theo hướng dẫn thực hành trong SGK. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 1.Mục tiêu: Thực hiện các tính toán điểm trung bình ba môn Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh. 2. Nội dung: Thực hành xác định được đầu vào điểm số ba môn Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh, sau đó tính toán kết quả để tính điểm trung bình của ba môn . 3. Sản phầm: Kết quả thực hiện tính toán điểm trung bình ba môn Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh, để xem xét xem HS được thưởng ngôi sao hay cần cố gắng hơn. 4. Tổ chức hoạt động Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu học sinh hoạt động nhóm bàn kết hợp quan sát Thực hiện các tính toán điểm trung bình ba môn Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh. Kết quả thực hiện tính toán điểm trung bình ba môn Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh, để xem xét xem HS được thưởng ngôi sao hay cần cố gắng hơn Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận nhóm kết hợp với SGk, sau đó thực hành. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Đại diện các nhóm báo cáo, sau đó thực hành nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. Nhận xét, đánh giá, kết luận: - GV quan sát, nhận xét, chốt lại. Sản phầm dự kiến: a, Chương trình Thực hiện các tính toán điểm trung bình ba môn Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh. Kết quả thực hiện tính toán điểm trung bình ba môn Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh, để xem xét xem HS được thưởng ngôi sao hay cần cố gắng hơn. b, Đầu vào: ba số a,b,c (a là điểm Toán, b là điểm Ngữ Văn, c là điểm Tiếng Anh). Đầu ra: thông báo “bạn được thưởng sao” hay “bạn cố gắng lên nhé”. c, ví dụ: - HS 1 có điểm Toán 9, Văn 8, Anh Văn 10. Khi đó dữ liệu đầu vào là a=9, b=8, c=10, chương trình tính ĐTB = (9+8+10)/3=9, vì ĐTB > 8 nên đầu ra chương trình thông báo “bạn được thưởng sao”. - HS 2 có điểm Toán 7, Văn 6, Anh Văn 8. Khi đó dữ liệu đầu vào là a=7, b=6, c=8, chương trình tính ĐTB = (7+6+8)/3=7, vì ĐTB < 8 nên đầu ra chương trình thông báo “bạn cố gắng lên nhé”. d, sơ đồ khối a Chương trình Scratch thực hiện công việc sau : nhân vật nói xin chào trong 2 giây, sau đó lặp lại 10 lần việc di chuyển 10 bước nếu chạm biên thì quay lại. Trong quá trình di chuyển chương trình phát âm thanh tiếng trống b Cấu trúc tuần tự được thể hiện được thể hiện ở việc lần lượt các lệnh từ trên xuống dưới Ví dụ nhân vật nói “xin chào” mới di chuyển Cấu trúc rẽ nhánh Lệnh “nếu chạm biên, bật lại” Cấu trúc lặp Lập lại 10 lầm HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 1. Thuật toán lớn hơn trong hai số a,b 2. Thuật toán tính trung bình của ba số 3. Tổ chức hoạt động học * Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời phiếu học tập số 1,2 Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận nhóm. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Đại diện các nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung ý kiến Nhận xét, đánh giá, kết luận: - GV nhận xét, tuyên dương quá trình làm việc của hs. - GV tổng kết: IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi Chú - Đánh giá thường xuyên - Phương pháp hỏi đáp - Bài tập - Phiếu học tập V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....) Phiếu học tập số 1 Thế nào là thuật toán? Trình bày ý nghĩa các bước trong Thuật toán lớn hơn trong hai số a,b, xác đinh đầu vào, đầu ra của thuật toán đó? Hãy cho ví dụ cụ thể giá trị đầu vào cho biết kết quả thu được? Nêu ý nghĩa các bước trong sơ đồ khối trên? . . . Phiếu học tập số 2: - Thế nào là thuật toán? Trình bày ý nghĩa các bước trong Thuật toán tính trung bình của ba số a,b,c xác đinh đầu vào, đầu ra của thuật toán đó? Hãy cho ví dụ cụ thể giá trị đầu vào cho biết kết quả thu được? Nêu ý nghĩa các bước trong sơ đồ khối trên? . . .
File đính kèm:
ke_hoach_bai_day_tin_hoc_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tr.docx