Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 (Cánh diều)

BÀI MỞ ĐẦU

( NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC SÁCH)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ yêu cầu cần đạt

- Giúp HS nắm được những nội dung chính và cách học Ngữ văn 8.

- HS có thể nắm được cấu trúc của sách và các bài học trong sách Ngữ văn 8.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến các bài học trong sách ngữ văn 8

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về các bài học trong sách ngữ văn 8

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất

Vận dụng tối đa các kĩ năng để có thể làm tốt nhiệm vụ của mình.

 

docx 49 trang Đức Bình 25/12/2023 3020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 (Cánh diều)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 (Cánh diều)

Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 (Cánh diều)
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI MỞ ĐẦU
( NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC SÁCH)
MỤC TIÊU 
1. Mức độ yêu cầu cần đạt
- Giúp HS nắm được những nội dung chính và cách học Ngữ văn 8.
- HS có thể nắm được cấu trúc của sách và các bài học trong sách Ngữ văn 8.
2. Năng lực
Năng lực chung
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến các bài học trong sách ngữ văn 8
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về các bài học trong sách ngữ văn 8
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất	
Vận dụng tối đa các kĩ năng để có thể làm tốt nhiệm vụ của mình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung các bài học trong sách ngữ văn 8
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ một số hiểu biết về cấu trúc của sách
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cấu trúc sách
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi gợi mở: 
+ Em đã học chương trình Ngữ văn lớp 8 Cánh diều hãy cho biết cấu trúc của một cuốn sách gồm những gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS lắng nghe yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời một số HS trình bày hiểu biết của mình về cấu trúc của một cuốn sách Ngữ văn 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gợi ý: Cấu trúc một cuốn sách Ngữ văn bao gồm có các phần đọc hiểu văn bản, thực hành tiếng việt, tập viết, học nói và nghe.
GV dẫn dắt vào bài: Trong chương trình Ngữ văn cánh diều lớp 7 chúng ta đã có một bài học tìm hiểu cấu trúc của SGK Ngữ văn. Việc tìm hiểu cấu trúc sách giúp học sinh có được cái nhìn sơ lược khách quan nhất về những việc mà chúng ta cần phải thực hiện trong toàn bộ chương trình. Và trong bài học hôm nay chúng ta sẽ dành thời gian tìm hiểu về cấu trúc sách Ngữ văn 8 Cánh Diều.
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Giới thiệu chung về sách
Mục tiêu: Nắm được những thông tin về hình thức bố cục của sách
Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến hình thức bố cục của sách
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến hình thức bố cục của sách
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Giới thiệu chung về sách Ngữ văn 11
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS trả lời câu hỏi: Nhận xét về hình thức và bố cục của cuốn sách này?
+ Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm thảo luận vấn đề
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
Giới thiệu chung về sách Ngữ văn 8
Sách gồm 2 tập, khổ 19 x 26,5 cm, nhiều màu. Tập một dày 147 trang, tập hai dày 140 trang. Bìa sách tập một là hình ảnh người mẹ đang phơi chiếc áo đỏ trong bài thơ Nắng mới (Lưu Trọng Lư). Tập hai là hình ảnh thầy trò Đôn Ki-hô-tê trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Xec-van-tet.
Hoạt động 2: Khám phá nội dung sách Ngữ văn 8
Mục tiêu: Tìm hiểu và nêu được yêu cầu cần đạt của các phần đọc hiểu, thực hành, nói viết
Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến các mục kiến thức
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến các mục kiến thức
Tổ chức thực hiện 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: HỌC ĐỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV cho HS đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi sau:
+ Sách ngữ văn 8 tập trung về các văn bản thuộc thể loại nào? Nêu yêu cầu cần đạt của mỗi thể loại?
-	HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
-	Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
-	GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
-	GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức
NHIỆM VỤ 2: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
-	GV yêu cầu trả lời câu hỏi khi học phần thực hành tiếng việt cần chú ý điều gì?
HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
-	Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
-	GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
-	GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức
NHIỆM VỤ 3: VIẾT
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
-	GV yêu cầu trả lời câu hỏi khi học phần Viết bạn cần thực hiện theo các bước nào và yêu cầu gì?
HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
-	Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
-	GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
-	GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức
NHIỆM VỤ 4: HỌC NÓI VÀ NGHE
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
-	GV yêu cầu trả lời câu hỏi Nội dung dạy nói và nghe bao gồm phần gì?
HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
-	Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
-	GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
-	GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức
HỌC ĐỌC
Đọc hiểu văn bản truyện 
- Ở chương trình Ngữ văn 8 bao gồm có các văn bản tiêu biểu về truyện ngắn, tiểu thuyết (trích), truyện lịch sử và truyện cười:
+ Truyện ngắn: Tôi đi học (Thanh Tịnh), Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam), Người mẹ vườn cau (Nguyễn Ngọc Tư), Chuỗi hạt cườm màu xám (Đỗ Bích Thuỷ), Lão Hạc (Nam Cao), Người thầy đầu tiên (Trin-ghi-dơ Ai-ma-tốp (Chingiz Aimatov)), Cố hương (Lỗ Tấn)
+ Tiểu thuyết có các đoạn trích: Trong mắt trẻ (trích tiểu thuyết Hoàng tử bé của Ăng-toan-đơ Zanh-tơ Ê-xu-pe-ri (Antoine de Saint-Exupéry)), Đánh nhau với cối xay gió (trích tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê (Don Quixote) của Mi-ghen đơ Xác-van-tét (Miguel de Cervantes)), Tức nước vỡ bờ (trích tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố)
+ Truyện lịch sử gồm các đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh (trích Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái), Bên bờ Thiên Mạc (Hà Ân)
+ Truyện cười có các văn bản: Cái kính của A-dít Nê-xin (Aziz Nesin) và hai truyện cười dân gian Việt Nam: Thi nói khoác, Treo biển
- Khi đọc văn bản truyện nói chung, các em cần chú ý: 
+ Kể lại được cốt truyện, nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, nhân vật,  nêu được nội dung chính của văn bản
+ Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điẹp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản
+ Bước đầu nhận biết được đặc điểm của mỗi thể loại
Đọc hiểu văn bản thơ
- Thơ sáu chữ, bảy chữ có các văn bản Nắng mới (Lưu Trọng Lư), Nếu mai em về Chiêm Hoá (Mai Liễu), Đường về quê mẹ (Đoàn Văn Cừ), Quê hương (Vũ Quần Phương)
- Thơ Đường luật có các bài Mời trầu (Hồ Xuân Hương), Vịnh khoa thi hương (Trần Tế Xương), Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố - Lý Bạch), Cảnh khuya (Hồ Chí Minh) và Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan)
- Khi đọc văn bản thơ, các em cần lưu ý:
+ Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản
+ Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc
+ Nhận biết một số yếu tố luật thơ thể thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối
+ Nhận biết và phân tích được tác dụng của một số thủ pháp nghệ thuật chính trong thơ trào phúng
Đọc hiểu văn bản hài kịch
- Các văn bản hài kịch xuất hiện trong sách Ngữ văn 8 là: Đổi tên cho xã (Trích vở kịch Bệnh sĩ – Lưu Quang Vũ), Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (trích vở kịch Trưởng giả học làm sang – Mô-li-e (Molìere))
- Khi đọc văn bản hài kịch, các em cần chú ý:
+ Nhận biết được đề tài và kể lại cốt truyện của văn bản
+ Phân biệt được cách trình bày trong văn bản kịch 
+ Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch
+ Nhận biết được mục đích, nội dung và ý nghĩa của tiếng cười phê phán mà văn bản hài kịch hướng tới. Liên hệ và rút ra bài học cho người đọc
Đọc hiểu văn bản nghị luận
- Một số văn bản nghị luận xã hội được học trong chương trình Ngữ văn 8: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), đoạn trích Nước Đại Việt ta (trích Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi), Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn) và hai bài nghị luận hiện đại: Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? (Dương Trung Quốc), Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Vũ Khoan)
- Văn bản nghị luận văn học gồm các bài phân tích tác phẩm văn học: Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya (Lê Trí Viễn), Chiều sâu của truyện “Lão Hạc” (Văn Giá), Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư) (Quang Hưng) và Hoàng tử bé – một cuốn sách diệu kì (theo taodan.com.vn)
- Khi đọc văn bản nghị luận, các em cần chú ý:
+ Nhận biết được luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu trong văn bản
+ Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề
+ Phân biệt được lsi lẽ, bằng chứng khách quan với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết
- Liên hệ được nội dung nêu trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại
5. Đọc hiểu văn bản thông tin
- Văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên: Sao băng (theo Hồng Nhung), Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI (theo Lưu Quang Hưng), Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại (theo Mơ Kiều) và Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường? (theo Hoàng Tần, Trần Thuỷ Hoa)
- Văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim: bài giới thiệu về truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng, về bộ phim Người cha và con gái, về cuốn sách khoa học Chìa khoá vũ trụ của Gioóc-giơ và tập truyện Quê mẹ
- Khi đọc văn bản thông tin, cần lưu ý những điều sau:
+ Nhận biết và phân tích được đặc điểm của kiểu văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên, văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim đã xem, chỉ ả được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó
+ Nhận biết và phân tích được cách trình bày thông tin trong văn bản
+ Phân tích được thông tin cơ bản trong văn bản, vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin đó của văn bản
+ Đánh giá được h ... ấm lòng nhân ái, “thương người như thể thương thân” được tác giả khắc họa.
=> Sự chia sẻ, giúp đỡ người khác trước hết sẽ mang đến niềm vui, hạnh phúc cho chính người “cho”
3. Cảm xúc và hành động của chị em Sơn sau khi tặng áo và cảnh trả áo của hai người mẹ
a. Cảm xúc và hành động của chị Sơn sau khi tặng áo
- Tâm trạng của Sơn sau khi cho áo:
+ Lo quá, sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van.
+ Vội vàng ra chợ tìm cái Hiên
+ Hai chị em lo sợ, đi ra cánh đồng tìm cũng không gặp.
- Vì Sơn sợ mẹ mắng vì tự ý cho áo nên đi đòi lại áo. Hành động vội vã đi tìm Hiên để đòi lại chiếc áo bông cũ không làm em giảm bớt thiện cảm với nhân vật Sơn. Bởi vì đó là tâm lý và hành động bình thường của một đứa trẻ khi tự ý mang đồ dùng ở nhà đi cho người khác và sợ bị mẹ mắng.
b. Cảnh trả áo của hai người mẹ
- Cách ứng xử của mẹ Hiên: 
+ Đem trả lại áo ngay.
+ Vừa cười vừa nói: "Tôi về thấy cháu nó mặc cái áo bông tôi hỏi ngay. Nó bảo của cậu Sơn cho nó. Tôi biết cậu ở đây đùa, nên tôi phải vội vàng đem lại đây trả mợ. Thôi, bây giờ, xin phép mợ tôi về."
=> Mẹ Hiên không cho con lấy đồ của người khác, đem trả lại món đồ cho chủ nhân dù biết món đồ ấy vô cùng cần. Qua đó, ta thấy được bà là người có tính cách chất phác, hiền hậu, sống thật thà, và giàu lòng tự trọng mặc dù sống trong hoàn cảnh nghèo túng nhưng không đánh mất phẩm giá của mình. Mẹ của Hiên khéo léo, giàu lòng tự trọng
- Cách ứng xử của mẹ Sơn:
+ Biết hoàn cảnh của gia đình Hiên, mẹ Sơn đã cho mẹ Hiên mượn tiền để may áo cho con
+ Mẹ Sơn không mắng các con của mình mà chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng "Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng à?", với cử chỉ "âu yếm ôm con vào lòng" chứa đựng biết bao tình yêu thương. 
=>  Người mẹ ấy hiểu và cảm thông cho hành động của hai con nên không hề trách mắng mà hơn thế còn hiểu và muốn giúp đỡ gia đình Hiên. Người mẹ ấy cũng không hề trách móc gì mẹ con Hiên hay có thái độ khó chịu, trịch thượng. Sự giúp đỡ của bà trong ngày đông chính là ngọn lửa tình người ấm áp. Vậy nên có thể khẳng định rằng mẹ của Sơn: nhân hậu, tử tế và yêu thương con
- Mẹ Sơn lại không hài lòng khi chị em Sơn cho Hiên chiếc áo bông ấy là vì đó là kỉ vật thiêng liêng của người con đã mất nên không thể cho.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Khắc hoạ những con người nơi làng quê nghèo khó, có lòng tự trọng và những người có điều kiện sống tốt hơn biết yêu thương, sẻ chia
- Đề cao tinh thần chia sẻ, lòng nhân hậu và tình yêu thương giữa con người với con người
2. Nghệ thuật
- Tự sự kết hợp miêu tả tinh tế tâm lí trẻ thơ
- Giọng văn nhẹ nhàng, giàu chất thơ
3. Đặc trưng thể loại
a.	Tình huống truyện
- Cách kể chuyện hấp dẫn tự nhiên
- Cốt truyện giản dị, đời thường,  nhưng ý nghĩa sâu sắc, thấm thía; lời văn nhẹ nhàng, ngôn ngữ giàu chất thơ
b. Xây dựng nhân vật
- Xây dựng nhân vật rất chân thực, mộc mạc và chi tiết
c. Ngôn ngữ
- Giọng văn nhẹ nhàng, giàu chất thơ
- Ngôn ngữ gần gũi, giản dị nhưng được chọn lọc kĩ, tạo nên sức gợi; cách kể chuyện tự nhiên
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Gió lạnh đầu mùa
b. Nội dung: 
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc. 
c. Sản phẩm:
- Phiếu bài tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Nhiệm 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
Trường THCS:
Lớp:..
Họ và tên:..
PHIẾU BÀI TẬP
VĂN BẢN GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA
Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Văn bản Gió lạnh đầu mùa thuộc thể loại nào?
A. Thơ trữ tình
B. Hồi kí
C. Truyện ngắn
D. Phóng sự
Câu 2: Đâu là sự việc trung tâm của truyện Gió lạnh đầu mùa?
A. Chị em Sơn chơi đùa cùng bạn
B. Cuộc nói chuyện giữa hai mẹ con Sơn
C. Mẹ Sơn và mẹ Hiên nói chuyện với nhau
D. Sơn tặng Hiên chiếc áo ấm
Câu 3. Đâu là nhận xét đúng về Sơn trong Gió lạnh đầu mùa?
A. Nhõng nhẽo, hay giận hờn
B. Hòa đồng, biết thương người 
C. Thông minh, nhanh nhẹn
D. Siêng năng, chịu khó
Câu 4. Trong văn bản Gió lạnh đầu mùa, tại sao Sơn lại tặng áo cho Hiên?
A. Vì hôm đó là sinh nhật Hiên
B. Vì Hiên xin chiếc áo
C. Vì mẹ sai Sơn mang áo cho Hiên
D. Vì Sơn thương Hiên nghèo khổ, không có áo mặc
Câu 5: Khi chị Lan chạy về nhà lấy áo, Sơn có tâm trạng ra sao?
A. Sơn háo hức chờ đợi
B. Trong lòng Sơn tự nhiên thấy ấm áp, vui vui
C. Sơn thấy tự hào vì mình đã làm được một việc tốt
D. Chị Lan về lấy áo, Sơn lại thấy hơi lo vì chưa xin phép mẹ
Câu 6: Việc Sơn đi đòi lại áo từ Hiên có phải là biểu hiện của sự vô tâm không?
A. Có. Vì Sơn đã đòi lại niềm hạnh phúc của Hiên.
B. Có. Vì Sơn đã thay đổi quyết định, đùa cợt Hiên.
C. Không. Vì đây là tâm lí thường tình của trẻ con.
D. Không. Vì áo của Sơn, Sơn có quyền đòi lại.
Câu 7: Vì sao mẹ Sơn lại cho mẹ Hiên vay tiền mà không cho áo?
A. Vì mẹ Sơn không muốn giúp đỡ người khác;
B. Vì mẹ Sơn muốn lấy lại số tiền cho vay;
C. Vì mẹ Sơn rất quý chiếc áo là kỷ vật của em Duyên;
D. Vì mẹ Sơn muốn giữ chiếc áo là kỷ vật của em Duyên và vẫn muốn giúp đỡ mẹ Hiên
Câu 8. Biểu hiện nào sau đây không cho thấy mẹ Sơn là một người có tấm lòng yêu thương?
A. Yêu thương, chăm sóc Sơn và chị Lan.
B. Cho mẹ Hiên vay tiền mua áo mới.
C. Rơm rớm nước mắt khi nhớ về Duyên.
D. Đi ăn tiệc chưa phát hiện ra việc Sơn cho Hiên áo ấm.
Câu 9. Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam ca ngợi điều gì?
A. Ca ngợi những tấm lòng thơm thảo thương yêu, giúp đỡ nhau trong cảnh bần hàn.
B. Ca ngợi sự hiếu thảo của người con
C. Ca ngợi tình cảm anh em trong gia đình
D. Tình yêu thương vô điều kiện của mẹ đối với con
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
- HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản Gió lạnh đầu mùa hoàn thành Phiếu bài tập. 
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập. 
- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có). 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:
1.C
2.D
3.B
4.D
5.B
6. C
7.D
8.D
9.A
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới
Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo văn bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
 GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau
Câu 1: Có người cho rằng, truyện Gió lạnh đầu mùa chỉ có ý nghĩa đơn giản là việc cho chiếc áo bông cũ. Em có đồng ý không? Vì sao? Theo em, truyện ngắn này có ý nghĩa như thế nào?(Hãy trình bày ý kiến của em dưới dạng một đoạn văn ngắn)
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp. 
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
Câu 1:
 Em không đồng ý với ý kiến cho rằng, truyện Gió lạnh đầu mùa chỉ có ý nghĩa đơn giản là việc cho chiếc áo bông cũ. Vì có thể khẳng định rằng ẩn sâu trong câu chuyện cho chiếc áo bông cũ thì đó là tình người với nhau trong cuộc sống. Câu chuyện đã để lại dư âm trong lòng độc giả, khiến độc giả vừa thấm thía nỗi khổ đau, bất hạnh, hoàn cảnh éo le của những con người nghèo khổ, vừa cảm nhận sâu sắc tình người ấm nồng, cao quý, thiêng liêng; từ đó thêm trân trọng cuộc sống này hơn. Vậy nên từ đó ta có thể kết luận ý nghĩa truyện Gió lạnh đầu mùa đó chính là: Truyện cho thấy sự khác biệt giữa những đứa trẻ sống trong gia đình khá giả và nghèo khổ. Đồng thời, truyện còn ca ngợi tình yêu thương, tấm lòng nhân ái của con người. Truyện mãi mãi để lại trong lòng người sự ấm áp của tình người và tình đời.
- GV chuyển sang nội dung mới. 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS nâng cao, mở rộng kiến thức.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm bài tập vận dụng. 
c. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Vận dụng 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Câu 1: Vẻ đẹp của truyện Gió lạnh đầu mùa không chỉ hiện lên qua hình thức (câu chữ, hình ảnh,) mà còn ở tình cảm trong sáng của những tấm lòng nhân hậu bao dung. Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) làm rõ nhận xét đó.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc đoạn ngữ liệu, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện các yêu cầu.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức:
a. Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm và dẫn dắt vào nội dung cần phân tích 
- Tác giả Thạch Lam sinh ra ở Hà Nội, lúc nhỏ sống ở quê ngoại – phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Ông sáng tác ở nhiều thể loại (tiểu thuyết, truyện ngắn, tùy bút,...) song thành công nhất vẫn là truyện ngắn.Truyện ngắn của Thạch Lam giàu cảm xúc, lời văn bình dị và đậm chất thơ. Nhân vật chính thường là những con người bé nhỏ, cuộc sống nhiều vất vả, cơ cực mà tâm hồn vẫn tinh tế, đôn hậu. Tác phẩm của Thạch Lam ẩn chứa niềm yêu thương, trân trọng đối với thiên nhiên, con người, cuộc sống.
- Gió lạnh đầu mùa là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về đề tài trẻ em của Thạch Lam.
- Có thể khẳng định rằng vẻ đẹp của truyện Gió lạnh đầu mùa không chỉ hiện lên qua hình thức (câu chữ, hình ảnh,) mà còn ở tình cảm trong sáng của những tấm lòng nhân hậu bao dung. 
b. Thân bài
Với Gió lạnh đầu mùa, vẻ đẹp của tình yêu thương con người, viết về mùa đông với cái rét khắc nghiệt nhưng câu chuyện lại mang đến cho chúng ta cảm thấy ấm áp đến lạ kì. Cái ấm áp của tình người không phân biệt đẳng cấp, sang hèn. Cái ấm áp của một gia đình bé nhỏ nhưng dạt dào yêu thương tù vú già, mẹ, đến các con và đặc biệt đối với đứa em gái nhỏ đã mất. Cái ấm áp được tạo nên nhờ những đứa trẻ nhỏ với tâm hồn ngây thơ, trong sáng chưa vướng chút bụi trần. Cụ thể, nếu mấy đứa em họ của Sơn đều “kiêu kì và khinh khỉnh” với bọn trẻ con ở khu chợ thì Sơn và chị Lan vẫn thân mật chơi đùa cùng. Đặc biệt nhất, khi thấy Hiên - một cô bạn có gia cảnh nghèo khó, Sơn đã nghĩ đến việc đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên mặc. Điều đó thể hiện Sơn là một cậu bé biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè. Qua nhân vật Sơn, nhà văn Thạch Lam đã đem đến cho bạn đọc bài học ý nghĩa về tấm lòng nhân ái. Thông qua đó, tác phẩm đã truyền tải đến một thông điệp sâu sắc, giàu ý nghĩa nhân văn: gió lạnh nhưng tình người không lạnh.
c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề
Tóm lại, truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là một bức tranh ấm áp tình người được vẽ lên bởi ngôn từ, hình ảnh và tấm lòng của nhà văn với con người.
- GV kết thúc bài học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học: Các nội dung liên quan đến văn bản Gió lạnh đầu mùa (những chi tiết đặc sắc, nội dung, nghệ thuật).
- Hoàn chỉnh các bài tập phần Luyện tập, Vận dụng (nếu chưa xong). 
- Chuẩn bị bài Người mẹ vườn cau – Nguyễn Ngọc Tư


File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_ngu_van_8_canh_dieu.docx