Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Học kì 2

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Nhận biết và chỉ ra mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong VB; nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu hơn các ý tưởng hay vấn đề đặt ra trong văn bản.

- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của liên kết trong văn bản.

- Bước đầu biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng.

- Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, nêu rõ ý kiến và các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục. Biết bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe.

2. Về năng lực:

- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề

- Năng lực chuyên biệt

+ Năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mĩ

+ Năng lực giao tiếp tiếng Việt

3. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ và có trách nhiệm với việc học.

 

docx 269 trang Đức Bình 25/12/2023 2280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Học kì 2

Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Học kì 2
NHÓM GIÁO VIÊN SOẠN 
BÀI 6: HÀNH TRÌNH TRI THỨC
(Sách: Ngữ văn 7 – bộ: Chân trời sáng tạo)
TT
Tên bài
GV soạn
Ghi chú
1
Tri thức ngữ văn
VB 1: Tự học – một thú vui bổ ích
Lê Thị Thu Huyền
GV trường THCS Dị Sử - Huyện Mỹ Hào - Tỉnh Hưng Yên
Đọc kết nối chủ điểm: Tôi đi học
2
VB 2: Bàn về đọc sách
Nguyễn Thị Ngọc Huệ
GV trường THCS Hiến Nam – TP Hưng Yên – Tỉnh Hưng Yên
Tri thức tiếng Việt
Thực hành tiếng Việt
3
Đọc mở rộng theo thể loại: Đừng từ bỏ cố gắng
Vũ Thị Ngọt
GV Trường TH&THCS Mường Sại, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La
4
Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
 GV Trường PTDTNT THCS- THPT huyện Kim Bôi, Tỉnh Hòa Bình. 
5
Nói và nghe: Trình bày ý kiến về 1 vấn đề trong đời sống
Nguyễn Thị Minh Lý
GV Trường THCS Trung Hoà- xã Ea Ktur - huyện Cư Kuin - tỉnh Đăk Lăk 
Ôn tập
Bài 6: 
HÀNH TRÌNH TRI THỨC
(12 TIẾT)
CÁC NỘI DUNG CẦN THỰC HIỆN:
 Đọc và thực hành tiếng Việt: 
- Đọc – hiểu các văn bản: Tự học – một thú vui bổ ích (Nguyễn Hiến Lê); Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm)
- Đọc kết nối chủ điểm: Tôi đi học (Thanh Tịnh) 
- Đọc mở rộng theo thể loại: Đừng từ bỏ cố gắng (Theo Trần Thị Cẩm Quyên) 
- Thực hành Tiếng Việt: Liên kết trong văn bản: Đặc điểm và chức năng.
Viết: Viết bài văn nghị luận về 1 vấn đề trong đời sống
Nói và nghe. Trình bày ý kiến về 1 vấn đề trong đời sống
Ôn tập
THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN: 12 tiết
1. Đọc và thực hành tiếng Việt: 8 tiết
2. Viết: 2 tiết
3. Nói và nghe: 1 tiết
4. Ôn tập: 1 tiết
Bài học
Số tiết
Thời điểm
Ngày dạy
Tiết
Tuần
Bài 6: 
HÀNH TRÌNH TRI THỨC
Tri thức đọc hiểu + Đọc: VB Tự học – Một thú vui bổ ích
12
../  / 2022
Đọc: VB Bàn về đọc sách
../  / 2022
Đọc kết nối chủ điểm: Tôi đi học
Tri thức tiếng Việt + Thực hành Tiếng Việt
../  / 2022
Đọc mở rộng theo thể loại: Đừng từ bỏ cố gắng
Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
../ / 2022
Nói và nghe: Trình bày ý kiến về 1 vấn đề trong đời sống
../ / 2022
Ôn tập
../ / 2022
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức: 
- Nhận biết và chỉ ra mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong VB; nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.
- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu hơn các ý tưởng hay vấn đề đặt ra trong văn bản.
- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của liên kết trong văn bản.
- Bước đầu biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng.
- Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, nêu rõ ý kiến và các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục. Biết bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe.
2. Về năng lực: 
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề
- Năng lực chuyên biệt
+ Năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mĩ
+ Năng lực giao tiếp tiếng Việt
3. Về phẩm chất: 
- Chăm chỉ và có trách nhiệm với việc học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 1. Giáo viên
 - Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học.
 - Thiết kể bài giảng điện tử.
 - Phương tiện và học liệu: 
 + Các phương tiện: Máy vi tính, máy chiếu đa năng...
 + Học liệu: GV sử dụng ảnh, tranh ảnh hoặc clip về tự học, các hiện tượng xã hội.
 + Phiếu học tập: sử dụng phiếu học tập trong dạy học đọc, viết, nói và nghe.
2. Học sinh.
- Đọc phần Kiến thức ngữ văn và hướng dẫn Chuẩn bị phần Đọc – hiểu văn bản trong sách giáo khoa; chuẩn bị bài theo các câu hỏi trong SGK.
- Đọc kĩ phần Định hướng trong nội dung Viết, Nói và nghe và thực hành bài tập SGK. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (CẢ CHỦ ĐỀ)
1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút sự chú ý của HS vào việc thực hiện nhiệm việc học tập. Khắc sâu tri thức chung cho bài học nhằm giới thiệu chủ đề của bài học 6 là Hành trình tri thức gắn với thể loại văn bản nghị luận.
2. Nội dung hoạt động: HS chia sẻ suy nghĩ
3. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
GV chiếu cho HS xem video “Đác-uyn – Nhà bác học không ngừng học” 
Link: https://www.youtube.com/watch?v=hm6jfG9PJhM . 
Yêu cầu: HS xem video và trả lời các câu hỏi: ? Tại sao Đác-uyn dù đã lớn tuổi nhưng vẫn tiếp tục học? Theo em việc học của mỗi người có lúc nào dừng lại không? Vậy việc học có ý nghĩa gì với chúng ta?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: suy nghĩ cá nhân thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
HS chia sẻ cá nhân, trả lời câu hỏi của GV
HS khác nhận xét, bổ sung 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
Giới thiệu bài học 6:
 Học là một hoạt động không thể thiếu đối với tất cả mọi người từ khi sinh ra cho đến suốt cuộc đời. Mỗi người muốn tồn tại phát triển và thích ứng được với XH thì cần phải học tập ở mọi hình thức bởi cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng .Lê nin từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời đại, đặc biệt trong xã hội ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức, nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng. 
2. HOẠT ĐỘNG 2: KHÁM PHÁ KIẾN THỨC
(CẢ CHỦ ĐỀ)
NỘI DUNG 1: ĐỌC VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (8 tiết)
Thao tác 1:
Tiết :
TRI THỨC NGỮ VĂN
ĐỌC VB 1: TỰ HỌC – MỘT THÚ VUI BỔ ÍCH
1. Mục tiêu 
1.1. Kiến thức
- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống
- Chỉ ra mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản; nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống trong văn bản; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.
- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu hơn các ý tưởng hay vấn đề đặt ra trong văn bản.
1.2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mĩ
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt
1.3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ, có trách nhiệm với việc học, có ý thức tự học.
2. Thiết bị dạy học và học liệu
2.1. Giáo viên:
- Giáo án;
- Máy chiếu, máy tính
- Phiếu bài tập.
- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2.2. Học sinh:
 SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
3.Tiến trình dạy học
3.1. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời cá nhân để giải quyết một tình huống có liên quan đến bài học mới.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học.
d. Tổ chức thực hiện hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV cho HS xem một clip về việc tự học (có thể gửi cho HS xem trước ở nhà – vì clip khá dài) 
Link: https://www.youtube.com/watch?v=fPGym2U0iPY 
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Thế nào là tự học?
? Theo em, việc tự học có gì thú vị?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- GV động viên, khuyến khích HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS chia sẻ suy nghĩ, trả lời.
Bước 4: Đánh giá, kết luận: 
Nhận xét câu trả lời của HS, dẫn dắt để kết nối hoạt động hình thành kiến thức mới.
3.2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
A. TRI THỨC NGỮ VĂN
a. Mục tiêu: 
- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống
b. Nội dung hoạt động: 
 - Vận dụng kĩ năng đọc thu thập thông tin, trình bày một phút để tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm của văn bản nghị luận về 1 vấn đề đời sống (nghị luận xã hội).
 - HS trả lời, hoạt động cá nhân
c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân của HS.
d. Tổ chức thực hiện hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Làm việc cá nhân.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Đọc nhanh mục Tri thức ngữ văn – Nghị luận xã hội (SGK/Tr 5) và cho biết:
? VB nghị luận về một vấn đề đời sống viết ra để làm gì?
Hoàn thành bài tập điền từ còn thiếu và chỗ trống
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
Hs trao đổi theo cặp trong bàn, nhớ lại kiến thức, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
HS trả lời câu hỏi và hoàn thành bài tập
HS khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá, kết luận
 - GV nhận xét, chuẩn kiến thức
1. Khái niệm
Văn bản nghị luận về 1 vấn đề đời sống (nghị luận xã hội) được viết ra để bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, hay một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.
2. Đặc điểm 
Văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống có những đặc điểm sau:
- Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối của người viết đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận.
- Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Bằng chứng có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu liên quan đến vấn đề cần bàn luận.
- Ý kiến lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
Hoạt động 3.2.2: Trải nghiệm cùng văn bản
B. VB: TỰ HỌC – MỘT THÚ VUI BỔ ÍCH
I. Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: 
- Biết được một số nét khái quát về tác giả, xuất xứ của tác phẩm.
- Biết được những nét chung của văn bản: thể loại, phương thức biểu đạt.
b. Nội dung hoạt động: 
- Tiến hành đọc văn bản “Tự học – một thú vui bổ ích”.
- Nêu được các nét chung về tác giả, xác định được xuất xứ, thể loại....
c. Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh
 d. Tổ chức thực hiện hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1. Tìm hiểu tác giả
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Gv chuyển giao nhiệm vụ: HS trao đổi cặp đôi với bạn cùng bàn về PHT1 (GV đã giao về nhà chuẩn bị từ tiết trước)
? Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Hiến Lê?
B2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến.
B3: Báo cáo, thảo luận
- HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo. Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định 
GV:
- Nhận xét thái độ làm việc HS
- Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau
1. Tác giả
- Nguyễn Hiến Lê (1912 – 1984)
- Quê : Sơn Tây (Ba Vì – Hà Nội)
- Ông là một tác giả, dịch giả, nhà giáo dục, nhà văn hoá với nhiều tác phẩm sáng tác, biên soạn, dịch thuật nhiều lĩnh vực khác nhau. 
N.vụ 2. Tìm hiểu chung về tác phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV hướng dẫn cách đọc (yêu cầu học sinh đọc trước khi đến lớp)
+ GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB.
+ GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn bản
? Nêu xuất xứ của văn bản?
? Văn bản thuộc thể loại nào?
? Xác định phương thức biểu đạt chính?
? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
B2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu 1 vài cặp  ... n nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát, trao đổi với bạn cùng bàn
- GV quan sát, gợi mở 
Bước 3: Báo cáo , thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động
- HS trình bày câu trả lời, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
NV4: Chỉnh sửa và đọc lại bài viết
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ
+ Phát bảng kiểm cho HS
+ Sau khi viết xong, hai HS là 1 cặp sẽ dùng bảng kiểm để tự kiểm tra lẫn nhau. 
+GV Hướng dẫn HS dùng Bảng kiểm để kiểm tra và điều chỉnh bài viết để tự kiểm tra, điều chỉnh bài viết củaa bản thân (thực hiện ở nhà hoặc trên lớp), nên dùng bút khác màu để tự điều chỉnh.
+ Cuối cùng, cho HS thảo luận, trình bày những gì đã học được từ quá trình viết của bản thân và từ những gì học hỏi được từ bạn về cách kể lại trải nghiệm của bản thân.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát, trao đổi với bạn cùng bàn
- GV quan sát, gợi mở 
Bước 3: Báo cáo , thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động
- HS trình bày câu trả lời, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
III. Thực hành
Đề bài: 
Viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một người mà em yêu quý .
1. Chuẩn bị trước khi viết
- Xác định thời gian, địa điểm, xác định đề tài, mục đích
- Thu thập tư liệu. 
2. Tìm ý, lập dàn ý theo phiếu học tập
a. Tìm ý
-Từ ngữ biểu cảm: yêu mến, kính trọng,
-Hình dung về người đó: việc là, kỉ niệm, hình ảnh.
- Lí giải nguyên nhân cảm xúc: chăm sóc, quan tâm,  em
-Yết tố tả, kể: đặc điểm nổi bật, kỉ niệm sâu sắc,
b. Lập dàn ý
- Mở bài: giới thiệu người mà em yêu quý, cảm xúc chung.
- Thân bài:
+ Cảm xúc thứ 1, nguyên nhân cảm xúc.
+ Cảm xúc thứ 2, nguyên nhân cảm xúc
- Kết bài: Khẳng định tình cảm với người đó, bài học bản thân
3. Viết bài 
4. Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
NÓI VÀ NGHE
TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: 
- Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng, mối liên hệ giữa chúng.
- Vấn đề trong đời sống 
2. Về năng lực: 
- Biết trình bày ý kiến của bản thân.
- Xác định được vấn đề trong đời sống.
- Biết cách nói và nghe phù hợp với đặc trưng của kiểu bài văn nghị luận về một vấn đề, hiện tượng đời sống.
3. Về phẩm chất: 
- Nhân ái thấu hiểu, tôn trọng góc nhìn, ý kiến của người khác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Máy chiếu, máy tính.
- Phiếu đánh giá theo tiêu chí HĐ nói hoặc bảng kiểm
-Video: ma túy: https://www.youtube.com/watch?v=lCCc0vcG2ww
-Video câu chuyện về tình bạn:
https://www.youtube.com/watch?v=MxjIKZjg3Ws
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
Gv chiếu video câu chuyện về tình bạn:
https://www.youtube.com/watch?v=MxjIKZjg3Ws
và yêu cầu học sinh vừa xem và nói được vấn đề đặt ra trong video
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ, trả lời
- GV quan sát, lắng nghe
Bước 3: Báo cáo , thảo luận
- HS trình bày 
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét và kết nối vào bài
- Hs quan sát, lắng nghe và trả lời câu hỏi 
-Có thể HS trả lời nhiều : vấn đề “tình bạn”, “ý nghĩa của tình bạn”.
Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
 1.Chuẩn bị bài nói
a. Mục tiêu: 
- HS xác định được mục đích nói và người nghe;
- Xác định không gian và thời gian nói;
- Chuẩn bị nội dung nói và luyện nói.
 b. Nội dung:
- GV hỏi và nhận xét câu trả lời của HS
- HS trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d.Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Chuẩn bị bài nói
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ câu hỏi của GV.
- Dự kiến KK: HS không trả lời được câu hỏi.
- Tháo gỡ KK: GV đặt câu hỏi phụ.
? Em sẽ nói về vấn đề đó ntn?
? Em có video, sơ đồ để bài nói ấn tượng, sinh động, hấp dẫn không?
B3: Thảo luận, báo cáo
- HS trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
GV: Nhận xét câu trả lời của HS và chốt mục đích nói, chuyển dẫn sang mục b.
*Chủ đề: Ý nghĩa của tình bạn
1. Chuẩn bị bài nói
- Xác định mục đích nói và người nghe (SGK).
- Khi nói phải bám sát mục đích (nội dung) nói và đối tượng nghe để bài nói không đi chệch hướng.
- Khi nói cần lựa chọn không gian và xác định thời gian nói.
- Dự kiến: Tìm hình ảnh, video, sơ đồ cho bài nói thuyết phục
 2. Lập dàn ý
a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
-Gv tổ chức buổi tọa đàm: 
HS đóng vai người trình bày và đóng vai người tham dự.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lập dàn ý theo sơ đồ.
-GV hướng dẫn
B3. Báo cáo, thảo luận
-HS trình bày dàn ý trong nhóm, tổ
Ý KIẾN
.
Lí lẽ 1
Lí lẽ 2
Lí lẽ 3
Bằng chứng
.
..
Bằng chứng
.
.
Bằng chứng
.
-GV quát sát, hướng dẫn các em thực hiện trao đổi
B3. Kết luận, nhận định
GV nhận xét, hướng dẫn vào phần tiếp theo
2. Lập dàn ý
-Tìm hình ảnh, video liên quan vấn đề
-Xác định các ý sẽ nói ( lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, xác thực).
-Liệt kê các ý sẽ trình bày bằng cách gạch đầu dòng, diễn đạt bằng những từ/ cụm từ ngắn gọn trên những mảnh giấy ghi chép nhỏ (dạng giấy ghi chú).
-Trao đổi dàn ý với bạn cùng nhóm để hoàn thiện hơn.
 3. Trình bày bày bài nói
a. Mục tiêu: 
- Luyện kĩ năng nói cho HS 
- Giúp HS nói có đúng vấn đề và biết một số kĩ năng nói trước đám đông.
 b. Nội dung: GV yêu cầu :
- HS nói theo dàn ý (chọn 1 trong 3 vấn đề đã nêu ở trên) & nhận xét HĐ nói của bạn.
c. Sản phẩm: Bài nói của HS
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Yêu cầu HS nói theo dàn ý 
- Trình chiếu phiếu đánh giá nói theo các tiêu chí và yêu cầu HS đọc.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lập dàn ý theo sơ đồ.
- GV hướng dẫn HS nói theo phiếu tiêu chí
B3: Thảo luận, báo cáo
- HS nói (4 – 5 phút).
- GV hướng dẫn HS nói 
- GV hướng dẫn HS nói theo phiếu tiêu chí
B3: Thảo luận, báo cáo
- HS nói (4 – 5 phút).
- GV hướng dẫn HS nói 
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét HĐ của HS và chuyển dẫn sang mục sau.
- HS nói trước lớp
- Yêu cầu nói:
+ Nói đúng mục đích (trình bày ý kiến về đời sống).
+ Nội dung nói có mở đầu, có kết thúc hợp lí.
+ Nói to, rõ ràng, truyền cảm.
+ Điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt tự tin.
 4. Trao đổi và đánh giá
a.Mục tiêu: Giúp HS
- Biết nhận xét, đánh giá về HĐ nói của nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá HĐ nói dựa trên các tiêu chí.
- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trình bày kết quả.
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Trình chiếu (phát) bảng kiểm trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống
- Yêu cầu HS đánh giá theo bảng kiểm
Hướng dẫn HS đóng vai trò người nghe, ghi lại 
+ 3 ưu điểm về phần tóm tắt của bạn
+ 2 hạn chế
+ 1 đề xuất thay đổi, điều chỉnh bài nói
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo bảng kiểm
HS ghi nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn ra giấy.
B3: Thảo luận, báo cáo
- GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá.
- HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu đánh giá các tiêu chí nói.
B4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét HĐ nói của HS, nhận xét nhận xét của HS và kết nối sang hoạt động sau.
- Nhận xét chéo của HS với nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí (bảng kiểm).
- Nhận xét của HS
Hoạt động 3. LUYỆN TẬP/ VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng để nói và nghe.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS ghi lại những điều em đã học được qua tiết học.
-GV cho HS nghe video “Ma túy học đường https://www.youtube.com/watch?v=lCCc0vcG2ww
 – GV thuyết trình
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
c. Sản phẩm học tập: Video bài nói của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS làm việc cá nhân, quay video bài nói gửi qua mail giáo viên.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
-HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trả lời
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhắc nhở HS thực hiện quay video và nói đúng thời hạn
-Chốt lại kiến thức
Video bài nói của HS
ÔN TẬP BÀI 10
I. Mục tiêu: 
1. Năng lực
HS biết cách hệ thống lại các đơn vị kiến thức đã học ở bài học 10 bao gồm 4 kĩ năng: đọc – viết- nói và nghe.
2. Phẩm chất
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
 - Nhân ái, biết yêu thương, quan tâm mọi người; yêu cái đẹp.
II. Chuẩn bị của GV và HS
- Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, Phiếu học tập.
- Học sinh: Đọc lại các VB và tự làm các bài tập mục Ôn tập trước ở nhà. HS có thể ghi lại những khó khăn, thắc mắc để trao đổi tại lớp trong tiết Ôn tập.
III.Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về kiểu bài, kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong tiết học
d. Tổ chức thực hiện hoạt động: 
Hoạt động 2: Tiến hành ôn tập
a. Mục tiêu: HS hiểu được kiến thức trong bài học 9 để hoàn thành các bài tập trong mục Ôn tập.
b. Nội dung: Trả lời câu hỏi, hoàn thành các bài tập SGK.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Câu hỏi 1: Em đã học ba bài thơ Đợi mẹ, Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi, Mẹ. Hãy so sánh các văn bản và rút ra nhận xét chung bằng cách điền vào Phiếu học tập sau (kẻ vào vở):
Câu hỏi 2: Qua việc học các bài thơ trên, em rút ra kinh nghiệm gì khi đọc thể loại này?
Câu hỏi 3: Đọc đoạn thơ sau:
Đâu chỉ lên trăng, thơ ta còn bay khắp
Theo những con tàu cập bến các vì sao
Như lòng ta chẳng bao giờ nguôi khát vọng
Biết bay rồi, ta lại muốn bay cao.
(Xuân Quỳnh, Khát vọng)
a. Dựa vào ngữ cảnh, em hãy giải thích nghĩa của các từ "bay" trong đoạn văn trên.
b. Nghĩa của các từ "bay" có liên quan với nhau không?
Câu hỏi 4: Hoàn chỉnh sơ đồ sau về đặc điểm của bài văn biểu cảm (về con người).
Câu hỏi 5: Qua bài học này, em rút kinh nghiệm gì khi trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo sản phẩm học tập
Bước 4: Đánh giá, nhận xét
- GV nhận xét, khen và biểu dương các HS trả lời nhanh và đúng nhất.
 - GV tái hiện và dẫn dắt vào tiết Ôn tập để giúp HS củng cố kiến thức.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Tìm hiểu thông tin về tác giả của các văn bản đã học: thu thập các nguồn tư liệu khác nhau như bài viết, ảnh, video,... Đọc thêm các tác phẩm của cùng tác giả. 
 Hệ thống hoá kiến thức bài học 10 bằng sơ đồ tư duy.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_ngu_van_7_chan_troi_sang_tao_hoc_ki_2.docx