Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Học kì 2 - Trần Kim Chiều
MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Năng lực
1.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Nhận biết tình cảm, cảm xúc của bản thân và hiểu được ảnh hưởng của tình cảm, cảm xúc đến hành vi.
+ Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
1.2. Năng lực đặc thù:
- Nhận biết và bước đầu nhận xét được một số nét độc đáo của bài thơ; nêu được tác dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ thơ.
- Nhận biết được từ đa nghĩa và từ đồng âm; phân tích được tác dụng của chúng.
- Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ.
- Biết tham gia thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất.
2. Phẩm chất
- Nhân ái: Yêu thương, quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với công việc được giao ở trường, ở lớp
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Học kì 2 - Trần Kim Chiều
BÀI 7 GIA ĐÌNH THƯƠNG YÊU Thời gian thực hiện: 10 tiết MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Năng lực 1.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: + Nhận biết tình cảm, cảm xúc của bản thân và hiểu được ảnh hưởng của tình cảm, cảm xúc đến hành vi. + Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp. 1.2. Năng lực đặc thù: - Nhận biết và bước đầu nhận xét được một số nét độc đáo của bài thơ; nêu được tác dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ. - Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ thơ. - Nhận biết được từ đa nghĩa và từ đồng âm; phân tích được tác dụng của chúng. - Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ. - Biết tham gia thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất. 2. Phẩm chất - Nhân ái: Yêu thương, quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm với công việc được giao ở trường, ở lớp. A. ĐỌC A.1 ĐỌC VĂN BẢN 1: NHỮNG CÁNH BUỒM – Hoàng Trung Thông Thời gian thực hiện: 3 tiết Tuần 22 Tiết 84,85,86 Ngày soạn: Ngày dạy: I. MỤC TIÊU 1. Năng lực 1.1. Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học: Nhận biết tình cảm, cảm xúc của bản thân và hiểu được ảnh hưởng của tình cảm, cảm xúc đến hành vi. 1.2. Năng lực đặc thù: - Nhận biết và bước đầu nhận xét được một số nét độc đáo của bài thơ; nêu được tác dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ. - Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ thơ. 2. Phẩm chất Nhân ái: Yêu thương, quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK, SGV, nhóm zalo. - Tranh ảnh về nhà văn Hoàng Trung Thông và văn bản “Những cánh buồm” - Máy chiếu; giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm. - Phiếu học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU ( 5’) a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hào hứng, hấp dẫn để HS tiếp thu kiến thức. b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d.Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ học tập Thực hiện nhiệm vụ học tập & báo cáo, thảo luận Kết luận, nhận định GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời cá nhân: 1. Theo em, gia đình có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta? 2. Hãy nhớ lại một kỉ niệm sâu sắc giữa em và người thân để chia sẻ với các bạn trong lớp. * Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân thực hiện nhiệm vụ. *Báo cáo, thảo luận: 2-3 HS trình bày; các HS khác lắng nghe, bổ sung GV nhận xét câu trả lời của HS; giới thiệu bài học, nêu nhiệm vụ học tập. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (100 phút) 2.1. Tìm hiểu đặc điểm về thơ (20’) a. Mục tiêu: - Nhận biết và bước đầu nhận xét được một số nét độc đáo của bài thơ b. Nội dung: HS dựa vào tri thức đọc hiểu trong SGK làm việc nhóm, việc cá nhân để hoàn trả lời câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ học tập Thực hiện nhiệm vụ học tập & báo cáo, thảo luận Kết luận, nhận định (1) Tìm hiểu đặc điểm về thơ Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của thơ lục bát đã học (bài 3) để rút ra đặc điểm chung của thơ. (2) Tìm hiểu yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Tác dụng của việc sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ? (3) Tìm hiểu ngôn ngữ thơ Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Cho biết đặc điểm và tác dụng của ngôn ngữ thơ. *Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ (1) - Sau khi nghe kết luận về nhiệm vụ (1), cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ (2) (3) *Báo cáo, thảo luận: -Nhiệm vụ (1): 02 – 03 HS trình bày; các HS khác nhận xét, bổ sung. -Nhiệm vụ (2): Cá nhân HS trình bày; HS khác lắng nghe, trao đổi, bổ sung (nếu có). -Nhiệm vụ (3): Cá nhân HS trình bày; HS khác lắng nghe, trao đổi, bổ sung (nếu có). - Nhiệm vụ (1): GV nhận xét thái độ hoạt động của HS và kết luận về đặc điểm về thơ. - Nhiệm vụ (2) (3): Nhận xét câu trả lời của HS; định hướng về yếu tố miêu tả và tự sự (Phần này chỉ giới thiệu thêm cho HS, tìm hiểu cụ thể hơn khi hoạt động Đọc văn bản) I. Tri thức ngữ văn Tri thức đọc hiểu: Tìm hiểu đặc điểm về thơ - Thơ thuộc tác phẩm trữ tình, thiên về diễn tả tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. + Thơ cách luật có quy tắc nhất định về số câu, số chữ, gieo vần, + Thơ tự do không có quy tắc nhất định về số câu, số chữ, gieo vần,... + Bài thơ có thể liền mạch hoặc chia thành các khổ thơ + Số dòng, số chữ trong dòng thơ cũng không theo quy tắc - Yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ làm cho bài thơ thêm gợi tả, hấp dẫn - Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh, thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết. 2.2. Đọc văn bản: Những cánh buồm (80’) 2.2.1. Tìm hiểu về bài thơ “Những cánh buồm” a. Mục tiêu: - Nhận biết và bước đầu nhận xét được một số nét độc đáo của bài thơ; nêu được tác dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ. - Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ thơ. b. Nội dung: HS đọc văn bản, quan sát tranh, làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành phiếu học tập và trình bày sản phẩm. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, phiếu học tập. d. Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ học tập Thực hiện nhiệm vụ học tập & báo cáo, thảo luận Kết luận, nhận định (1) Hướng dẫn cách đọc (Đọc toàn bài với giọng chậm rãi dịu dàng, trầm lắng phù hợp với việc diễn đạt tình cảm của cha với con. + Lời của con: ngây thơ, hồn nhiên + Lời của cha: ấm áp, dịu dàng thể hiện tình yêu con, cảm xúc tự hào về con, về tuổi thơ của mình, về sự tiếp nối cao đẹp của các thế hệ). (2) GV yêu cầu HS đọc (3) Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi trả lời câu hỏi sau: Dấu hiệu nào giúp em nhận biết “Những cánh buồm” là một bài thơ? (4) Chia nhóm lớp (6HS), giao nhiệm vụ: Văn bản “Những cánh buồm” thể hiện những đặc điểm nào của thể loại thơ? Hãy trả lời câu hỏi bằng cách hoàn thiện phiếu học tập số 1. * Thực hiện nhiệm vụ: (1) HS lắng nghe (2) Đọc văn bản (4) Làm việc cá nhân 2p, nhóm 4p + 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân. + 4 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học tập. GV: - Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần). - Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm. * Báo cáo, thảo luận: (2) HS nhận xét cách đọc của các bạn khác (3) 02-03 HS trả lời, HS khác nhận xét. (4) Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). - Nhận xét về cách đọc của HS. - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. II. Đọc văn văn 1. Tìm hiểu về bài thơ “Những cánh buồm” Đặc điểm Thể hiện trong văn bản Những cánh buồm Thơ có hình thức cấu tạo đặc biệt. - Số dòng: không giới hạn - Số khổ: không giới hạn - Vần: không cần có vần liên tục. Thơ là tác phẩm trữ tình, thiên về bộc lộ tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. - Cảm xúc bao trùm của bài: Tình cảm yêu thương, thân thiết của hai cha con. Ngôn ngữ thơ thường hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh. - Hình ảnh: biển xanh, cát trắng, ánh mai ồng, cánh buồm - Tính hàm súc: bài thơ ngắn gọn nhưng ẩn chứa nhiều cảm xúc. 2.2.2. Tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ a. Mục tiêu: - Nêu được tác dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ. b. Nội dung: - HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ. - HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, phiếu học tập. d. Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ học tập Thực hiện nhiệm vụ học tập & báo cáo, thảo luận Kết luận, nhận định (1) Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm - Chia nhóm (nhóm 6 HS). Phát phiếu học tập số 2, yêu cầu HS thực hiện theo nhóm (2) GV chia nhóm cặp đôi và giao nhiệm vụ: + HS đọc thầm đoạn 1 (Từ Hai cha convui phơi phới) 1. Yếu tố tự sự được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ? Tác dụng của các yếu tố tự sự đó? 2 Trong đoạn 2, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ đặc sắc nào? Nêu tác dụng? 3.Theo em, hình ảnh cánh buồm trong khổ thơ có ý nghĩa gì? 4. Dấu chấm lửng trong câu “Để con đi” có tác dụng gì? 5. Theo em, tình cảm hai cha con dành cho nhau được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Điều ấy gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm gia đình? * Thực hiện nhiệm vụ: - Nhóm HS thực hiện hiện nhiệm vụ (1) - Sau khi báo cáo, nghe kết luận về nhiệm vụ (1), nhóm đôi thực hiện nhiệm vụ (2) * Báo cáo, thảo luận: (1) Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm. Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). (2) Đại diện 2 nhóm HS trình bày; các nhóm khác lắng nghe, trao đổi, bổ sung (nếu có). (1) Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm. (2) Nhận xét câu trả lời của HS, hướng dẫn HS kết luận yếu tố tự sự và miêu tả 2. Yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ Không gian Thời gian Cảnh vật Con người ở bãi cát trên biển buổi sáng, sau trận mưa đêm + ánh mai hồng + cát càng mịn + biển càng xanh + bóng cha dài lênh khênh + bóng con tròn chắc nịch + cha dắt con đi + lòng vui phơi phới → Không gian bao la, vô tận → Tươi sáng, mát mẻ → Khung cảnh trong trẻo, vui tươi, rực rỡ → vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc - Yếu tố tự sự: cuộc trò chuyện của hai cha con và mong muốn của người con - Câu hỏi của người con: “Cha ơi! .. không thấy người ở đó?” “Cha mượn cho con buồm trắng nhé, Để con đi” → câu hỏi ngây thơ, hồn nhiên. Người con mong muốn mở rộng kiến thức, được đi nhiều nơi. - Câu trả lời của người cha: “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa Những nơi đó cha chưa hề đi đến”. - Nghệ thuật: +Ẩn dụ “Ánh nắng chảy đầy vai” → làm tăng sức hấp dẫn, thú vị cho câu thơ, giúp người đọc hình dung cụ thể về khung cảnh đẹp đẽ trên biển. + Hình ảnh cánh buồm: → Biểu tượng của ước mơ, khát vọng được đi xa, được mở rộng hiểu biết của người con. + Dấu chấm lửng: “Để con đi” → sự tiếp nối của thế hệ sau. =>Yếu tố tự sự giúp ta cảm nhận cuộc trò chuyện gần gũi, thân thiết của hai cha con. - Yếu tố miêu tả: hình ảnh hai cha con đi dạo trên bãi biển - Nghệ thuật: điệp ngữ, đối lập, từ láy → giúp người đọc dễ hình dung hình ảnh, tâm trạng của hai cha con trong khung cảnh đẹp đẽ. => Tình cảm của hai cha con thân thiết, hạnh phúc vừa đơn sơ, giản dị, vừa thiêng liêng, cao cả. 2.2.3. Tìm hiểu tình cảm, cảm xúc của người viết a.Mục tiêu: - Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết hiện qua ngôn ngữ thơ. b. Nội dung: HS làm việc nhóm để hoàn thành sơ đồ tìm hiểu tình cảm, cảm xúc người viết. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phiếu học tập d.Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ học tập Thực hiện nhiệm vụ học tập & báo cáo, thảo luận Kết luận, nhận định GV đặt câu hỏi và yêu cầu HS suy nghĩ trả lời: Em nhận xét như thế nào về tình cảm, cảm xúc của tác giả thể hiện qua bài thơ? * Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ * Báo cáo, thảo luận: - 02-03 HS trả lời - HS còn lại theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho câu trả lời của bạn. - Nhận xét thái độ và câu trả lời của HS, hướng dẫn HS đến kết luận. 3. Tình cảm, cảm xúc của người viết Qua cách thể hiện tình cha con trong bài thơ, người đọc cảm nhận được tình cảm, cảm xúc chân thành, thế hệ đi trước đã gieo vào lòng những thế hệ sau một khát vọng sống tốt đẹp cho đời. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN T ... thức đã học, vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể. b. Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao. c. Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập. d. Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ học tập Thực hiện nhiệm vụ học tập và báo cáo, thảo luận Kết luận, nhận định B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS Bài tập tình huống: Hai học sinh lần lượt đóng vai người thuyết trình và người ghi chép. Mời một vài cặp lên lớp thực hiện để cả lớp quan sát, rút kinh nghiệm. B2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS chuẩn bị nội dung thuyết trình. - GV hướng dẫn HS: lần lượt thực hiện nói và ghi chép theo cặp. B3: Báo cáo, thảo luận: - GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm tóm tắt của mình. - HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét khả năng nói và ghi tóm tắt của mỗi cặp. Tuyên dương, thưởng điểm. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (10 phút) a. Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. c. Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần). d. Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ học tập Thực hiện nhiệm vụ học tập và báo cáo, thảo luận Kết luận, nhận định B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập) Bài tập: Viết một nội dụng thuyết minh về “Điều kì diệu của thiên nhiên” sau đó tự tập trình bày nói trước gương rồi rút kinh nghiệm. B2: Thực hiện nhiệm vụ: - GV hướng dẫn HS lựa chọn nội dung viết bài thuyết minh theo nội dung đề yêu cầu. Có thể quay lại clip thực hiện nói ở nhà của cá nhân. B3: Báo cáo, thảo luận: - HS chia sẻ clip thực hiện của mình. B4: Kết luận, nhận định: (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không thực hiện bài làm (nếu có) - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau. PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ Nhóm/Tên:. Tiêu chí Mức độ Chưa đạt Đạt Tốt 1. Nghe và tóm tắt được nội dung trình bày của người khác. Nghe và tóm tắt nội dung còn sơ sài, chưa tóm tắt được nội dung người khác trình bày. Nghe và tóm tắt đủ dung trình bày để người nghe hiểu được nội dung sự việc. Nghe và tóm tắt tốt nội dung trình bày của người khác một cách rõ ràng. 2. Nói to, rõ ràng, truyền cảm. Nói nhỏ, khó nghe; nói lắp, ngập ngừng Nói to nhưng đôi chỗ lặp lại hoặc ngập ngừng 1 vài câu. Nói to, truyền cảm, hầu như không lặp lại hoặc ngập ngừng. 3. Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp. Điệu bộ thiếu tự tin, mắt chưa nhìn vào người nghe; nét mặt chưa biểu cảm hoặc biểu cảm không phù hợp. Điệu bộ tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt biểu cảm phù hợp với nội dung câu chuyện. Điệu bộ rất tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt sinh động. 4. Mở đầu và kết thúc hợp lí Không chào hỏi/ và không có lời kết thúc bài nói. Có chào hỏi/ và có lời kết thúc bài nói. Chào hỏi/ và kết thúc bài nói một cách hấp dẫn, thu hút. TỔNG ĐIỂM: ../10 điểm ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 ĐỀ THAM KHẢO Đề 1: I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: (5.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt. (Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang) Câu 1 (1.0 điểm): Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2 (1.0 điểm): Chỉ ra một từ láy trong câu “Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới” ?. Câu 3 (2.0 điểm): Xác định và chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong văn bản? Câu 4 (1.0 điểm): Dựa vào nội dung câu in đậm trên, là một người con em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô như thế nào khi đang ngồi trên ghế nhà trường? II. TẬP LÀM VĂN (5.0 điểm) Câu 5: Viết bài văn ghi lại cảm xúc về bài thơ mà em yêu thích. Đề 2: Phần I: Đọc – hiểu (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: THƯƠNG CHA Thương cha nắng sớm mưa chiều Ruộng đồng vất vả rất nhiều cực thân Nuôi con khôn lớn thành nhân Dạy con đạo lý nghĩa ân trên đời Công ơn dưỡng dục cao vời Như là sông núi biển trời bao la Làm con phụng dưỡng mẹ cha Viếng thăm chăm sóc mới là hiếu nhân. ( Thơ Huê Đàm ) Câu 1 (1.0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2 (1.0 điểm): Chỉ ra một từ láy trong câu thơ “Ruộng đồng vất vả rất nhiều cực thân”. Câu 3 (2.0 điểm): Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau: “Công ơn dưỡng dục cao vời Như là sông núi biển trời bao la” Câu 4 (1.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc – hiểu, hãy trình bày ngắn gọn những suy nghĩ của em về tình phụ tử. Phần II: Làm văn (5.0 điểm) Trong chương trình Ngữ văn 6, tập 2 (chân trời sáng tạo) cũng có nhiều bài thơ ca ngợi tình phụ tử thiêng liêng cao cả, em hãy viết bài văn ghi lại cảm xúc về một trong số những bài thơ ấy. Đề 3: I. Phần đọc hiểu: (5.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Bao nhiêu khổ nhọc cam go Đời cha chở nặng chuyến đò gian nan! Nhưng chưa một tiếng thở than Mong cho con khỏe, con ngoan vui rồi Cha như biển rộng mây trời Bao la nghĩa nặng đời đời con mang! (Ngày của cha – Phan Thanh Tùng) Câu 1: (1.0 điểm) Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2: (1.0 điểm) Xác định từ Hán Việt trong đoạn thơ trên? Câu 3: (2.0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ sử dụng trong câu thơ: “Cha như biển rộng mây trời”? Câu 4: (1.0 điểm) Chủ đề của đoạn thơ là gì? II. Tập làm văn: (5.0 điểm) Viết bài văn trình bày ý kiến của em về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm ( học tập, dịch bệnh, môi trường, tệ nạn, ). Tuần: 34 Tiết: 133-136 Ngày soạn:.. KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TRẢ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 Tuần 35 tiết 137 Ngày soạn: Ngày dạy: Thống kê: LỚP/ SĨ SỐ 0-3.4 3.5-4.9 5-6.4 6.5-7.9 8-10 TS/TL TS/TL TS/TL TS/TL TS/TL 6/4 6/5 6/6 6/7 7/3 D. ÔN TẬP Chủ đề 10: Mẹ thiên nhiên ( Thời gian thực hiện 1 tiết) Tuần: 35 ,Tiết: 138 Ngày soạn:.. I. MỤC TIÊU 1. Năng lực 1.1. Năng lực chung - Hiểu được thông điệp về giá trị của thiên nhiên đối với con người. - Nhận biết được đề tài, chủ đề, nhân vật, các chi tiết tiêu biểu trong tính chỉnh thể của tác phẩm. 1.2. Năng lực đặc thù - Giúp học sinh có năng lực tóm tắt văn bản thông tin. - Rèn kĩ năng viết văn thuyết minh thuật lại một sự kiện. 2. Phẩm chất - Biết yêu thương và sống có trách nhiệm. - Yêu quý, giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị: Máy tính, Tivi, bảng phấn, bảng nhóm, giấy A3. 2. Học liệu: SGK, SGV, SBT, tài liệu, phiếu học tập. Phiếu số 1: Tác phẩm Nội dung chính Lễ cúng Thần lúa của người Chơ-ro Trái Đất - Mẹ của muôn loài III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 PHÚT) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV cho học sinh quan sát hai bức tranh sau: - GV: Hình ảnh trên gợi em liên tưởng đến bài học nào? Thuộc nhóm chủ đề gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay, chúng ta sẽ ôn tập lại các văn bản truyện chủ đề 10: Mẹ thiên nhiên và củng cố kiến thức về văn thuyết minh. HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP (40 PHÚT) Giao nhiệm vụ học tập Thực hiện nhiệm vụ học tập & Báo cáo, thảo luận Kết luận, nhận định Nhiệm vụ 1: HDHS hoàn thành bài tập 1. - GV nêu rõ yêu cầu HS xác định mục đích làm bài tập 1 vào phiếu học tập số 1. - GV hướng dẫn HS khi cần thiết. - GV gọi 2-4 HS báo cáo kết quả hoạt động. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức. * Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. - 2-4 HS báo cáo kết quả hoạt động. - HS khác lắng nghe, trao đổi, bổ sung (nếu có). - Nhiệm vụ (1): Nhận xét phiếu học tập của HS; kết luận về đề tài, chủ đề, các chi tiết tiêu biểu của các tác phẩm. Bài tập 1 Tác phẩm Nội dung chính Lễ cúng Thần lúa của người Chơ-ro Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ – ro - Thời gian: Từ 15 đến 30/3 âm lịch - Cách thức: + Làm cây niêu + Phụ nữ lớn tuổi đi rước hồn lúa + Lễ vật: Heo, gà, bánh, bông lúa, rượu cần nhà làm. Già làng khấn nguyện trên nền nhạc cồng chiêng.Mở tiệc tại nhà sàn chính, người phụ nữ lớn tuổi nhất sẽ uống ly rượu đầu tiên và mời khách theo thứ bậc. - Ý nghĩa Thể hiện sự gắn bó, ân tình giữa con người và thiên nhiên. Góp phần làm phong phú nền văn hóa của dân tộc. Trái Đất - Mẹ của muôn loài - Giới thiệu về Trái Đất + Là hành tinh duy nhất có sự sống của Hệ Mặt Trời. + Những hoạt động địa chấn của TĐ tạo ra sự sống. + ¾ bề mặt là nước. - Quá trình hình thành và phát triển của trái đất + 140 triệu năm trước: Sự phát triển của thực vật, động vật + 6 triệu năm trước: Xuất hiện loài người + 30.000-40.000 năm trước: Xuất hiện người tinh khôn - Sự ảnh hưởng của trái đất với môi trường - Giúp sinh vật tiến hóa hoặc biến mất. - Ý nghĩa Mẹ thiên nhiên nuôi dưỡng muôn loài. Nhiệm vụ 2: HDHS hoàn thành bài tập 2. - GV nêu rõ yêu cầu HS xác định mục đích làm bài tập 2 vào phiếu học tập số 2. - GV hướng dẫn HS khi cần thiết. - GV gọi 2-4 HS báo cáo kết quả hoạt động. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. - 2-4 HS báo cáo kết quả hoạt động. - HS khác lắng nghe, trao đổi, bổ sung (nếu có). - Nhiệm vụ (2): Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập; kết luận những suy nghĩ của bản thân và bài học. Bài tập 2 Những nội dung cần lưu ý khi viết văn thuyết minh thuật lại một sự kiện. - Giới thiệu được sự kiện, thời gian, địa điểm. - Thuật lại hoạt động chính theo trình tự hợp lý. - Thông tin, dữ liệu chính xác - Nhận xét, đánh giá, cảm nhận. Nhiệm vụ 3: HDHS hoàn thành bài tập 3. - GV nêu rõ yêu cầu HS xác định mục đích làm bài tập 3 vào phiếu học tập số 3. - GV hướng dẫn HS khi cần thiết. - GV gọi 2-4 HS báo cáo kết quả hoạt động. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - HS làm việc nhóm. - HS thực hiện nhiệm vụ. - 2-4 HS báo cáo kết quả hoạt động. - HS khác lắng nghe, trao đổi, bổ sung (nếu có). - Nhiệm vụ (3): Nhận xét phiếu học tập của HS; nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Bài tập 3 -Giữ gìn những báu vật mà mẹ thiên nhiên ban tặng có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhân loại, đó là cuộc sống của chúng ta, môi trường sống của con người sẽ bị hủy hoại nếu chúng ta không giữ gìn và bảo vệ nó. * Hướng dẫn chuẩn bị bài: Bài 11: Bạn sẽ giải quyết việc này như thế nào? - Đọc tình huống 1: Làm thế nào để giúp cô bé rắc rối lực chọn sách? (trang 97 SGK), Xem phần hướng dẫn giải quyết tình huống.
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_ngu_van_6_chan_troi_sang_tao_hoc_ki_2_tran.docx