Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt 3 (Cánh diều) - Chủ điểm: Đất nước - Bài 13: Cuộc sống đô thị - Bài đọc 1: Phố phường Hà Nội. Luyện tập viết tên riêng Việt Nam

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Sau bài học, học sinh sẽ:

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh HS địa phương dễ viết sai: Long Thành, rành rành, Hàng Giày, Hàng Lờ, Hàng Nón, thật là, rủ nhau, chẳng sai, Mã Vĩ, Hàng Giày, trải xem, cũng xinh, Ngắt nghỉ hơi đúng.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài, VD: Long Thành, rành rành, trải, .

- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài ca dao: Ca ngợi sự phong phú, đa dạng của của phố phường Hà Nội, thể hiện nét đẹp văn hoá của Thủ đô.

- Củng cố cách viết tên riêng Việt Nam.

- Phát triển năng lực văn học:

 + Biết bày tỏ sự yêu thích với cách tạo nên một bài thơ (ghép tên các phố của

Hà Nội).

+ Biết thể hiện ý kiến của em để nói về điều mình thích trong bài thơ.

Góp phần hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất:

 

docx 9 trang Đức Bình 21/12/2023 9760
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt 3 (Cánh diều) - Chủ điểm: Đất nước - Bài 13: Cuộc sống đô thị - Bài đọc 1: Phố phường Hà Nội. Luyện tập viết tên riêng Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt 3 (Cánh diều) - Chủ điểm: Đất nước - Bài 13: Cuộc sống đô thị - Bài đọc 1: Phố phường Hà Nội. Luyện tập viết tên riêng Việt Nam

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt 3 (Cánh diều) - Chủ điểm: Đất nước - Bài 13: Cuộc sống đô thị - Bài đọc 1: Phố phường Hà Nội. Luyện tập viết tên riêng Việt Nam
TRƯỜNG SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIẾNG VIỆT 3 – TẬP 2
(Bộ sách Cánh diều)
Họ và tên sinh viên: Phạm Thị Lam
Ngày sinh: 02/02/2001
Mã số SV: 19571402020079
GVCN: Thái Thị Giang
TP. VINH – NĂM 2023
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIẾNG VIỆT 3 – TẬP 2
CHỦ ĐIỂM: ĐẤT NƯỚC
BÀI 13: CUỘC SỐNG ĐÔ THỊ
BÀI ĐỌC 1: PHỐ PHƯỜNG HÀ NỘI. LUYỆN TẬP VIẾT TÊN RIÊNG VIỆT NAM (2 tiết)
(Bộ sách Cánh diều) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Sau bài học, học sinh sẽ:
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh HS địa phương dễ viết sai: Long Thành, rành rành, Hàng Giày, Hàng Lờ, Hàng Nón, thật là, rủ nhau, chẳng sai, Mã Vĩ, Hàng Giày, trải xem, cũng xinh, Ngắt nghỉ hơi đúng.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài, VD: Long Thành, rành rành, trải, ... 
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài ca dao: Ca ngợi sự phong phú, đa dạng của của phố phường Hà Nội, thể hiện nét đẹp văn hoá của Thủ đô.
- Củng cố cách viết tên riêng Việt Nam.
- Phát triển năng lực văn học: 
 + Biết bày tỏ sự yêu thích với cách tạo nên một bài thơ (ghép tên các phố của
Hà Nội).
+ Biết thể hiện ý kiến của em để nói về điều mình thích trong bài thơ.
Góp phần hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất:
Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập, tự hoàn thành bài tập giáo viên đã giao.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động thảo luận nhóm, mạnh dạn chia sẻ y kiến cá nhân, ‎ bài làm của nhóm. Trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu.
- Phẩm chất.
+Bồi dưỡng tình yêu nước: mở mang hiểu biết và thêm tự hào về Thu đô Hà Nội.
+ Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý nét đẹp văn hoá của thủ đô qua bài thơ.
 Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
+ Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
+ Phẩm chất trách nhiệm: Biết lắng nghe, học tập nghiêm túc, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: SGK, máy chiếu, powerpoint trình chiếu bài dạy, video về Phố cổ Hà Nội.
- Học sinh: SGK, vở ô ly, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
CHIA SẺ CHỦ ĐIỂM 
Mục tiêu: 
+ Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen với chủ điểm.
Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT1: Kể tên một đô thị ở địa phương (huyện, tỉnh, thành phố) của em.
 - GV tổ chức trò chơi Hái táo: Tìm những đặc điểm nổi bật của cuộc sống đô thị:
+ GV mời HS 1 xung phong hái quả táo thứ nhất
+ HS 1 tự chọn một bạn tiếp sức cùng để hái quả táo thứ hai, ...
+ Thực hiện lần lượt cho đến khi các quả táo được hái hết.
- GV khen ngợi những HS tích cực tham gia trò chơi.
- GV giới thiệu vào bài: Mỗi chúng ta ai cũng gắn bó với nơi mình sống. Đó có thể là một vùng quê yên ả, thanh bình hoặc cũng có thể là nơi đô thị sầm uất, đông vui. Mỗi nơi đều có những đặc điểm riêng. Bài học này giúp các em hiểu hơn về cuộc sống đô thị, về những thành phố lớn của nước ta. Qua mỗi bài học, mỗi nhiệm vụ học được thực hiện, các em sẽ thêm hiểu biết về cuộc sống đô thị tại Việt Nam. Từ đó các em thêm yêu quý và tự hào về quê hương, đất nước mình.
- HS chia sẻ
- Thành Phố Vinh
- HS quan sát lắng nghe
- HS tham gia trò chơi
- Kết quả đạt được: HS chọn được 7 quả táo chức các từ: náo nhiệt, đông đúc, năng động, tấp nập, nhộn nhịp, sầm uất, ồn ào.
- HS lắng nghe
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: 
Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
Cách tiến hành: 
- GV gợi dẫn: Hà Nội là Thủ đô của đất nước Việt Nam chúng ta. Có những bạn nào đã được đến tham qua khu phố cổ của Hà Nội rồi? Các em có cảm nghĩ như thế nào nếu đã đến đó?
- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.
- GV giới thiệu các bức ảnh / video về phố cổ Hà Nội xưa:
Phố Hàng Mắm ngày xưa
Phố cổ Hà Nội trước đây
- GV nhận xét kết nối, dẫn dắt HS vào bài: Hà Nội có bao nhiêu phố nhỉ? Đó là những phố nào? Khá nhiều đấy. Cô tin rằng sau khi học bài đọc hôm nay, sẽ có những bạn nhớ được tên 36 phố của Hà Nội xưa. Đó là một điều tuyệt vời, phải không nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài ca dao Phố Phường Hà Nội nhé!
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS phát biểu trải nghiệm của mình: Mùa hè vừa rồi em được đi du lịch ở hà nội. Em được mẹ đưa đi ăn sáng ở phố cổ, nào là bún chả Hàng Quạt, nào là bún ốc Hàng Tre, ... Ở Hà Nội có rất nhiều món ăn ngon và con người lúc nào cũng vui vẻ, tốt bụng.
- HS quan sát và lắng nghe.
 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS:
- Đọc được bài thơ Phố phường Hà Nội với giọng đọc vui tươi, tràn đầy tình yêu, niềm tự hào về Hà Nội.
- Giải nghĩa được những từ ngữ khó.
- Đọc đúng những từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai. Có ý thức phân biệt các âm, vần, thanh dễ lẫn và viết đúng chính tả.
- HS biết cách ngắt nhịp dòng thơ 7 chữ, ngắt nhịp theo nghĩa.
Cách tiến hành: 
-GV đọc mẫu cho HS bài thơ Phố phường Hà Nội: giọng đọc vui tươi, tràn đầy tình yêu, niềm tự hào về Hà Nội.
- GV cùng HS giải nghĩa một số từ ngữ khó:
+ Long Thành: thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay).
+ Rành rành: rõ ràng, ai cũng biết, cũng thấy.
+ Trải: trải qua, đi qua.
- GV tổ chức và hướng dẫn cho HS luyện đọc, ngắt nhịp thơ lục – bát:
+ Câu lục: Ngắt nhịp 2 / 4; nhịp 3 / 3; nhịp 2 / 2 / 2.
+ Câu bát: Ngắt nhịp 4 / 4.
     Rủ nhau / chơi khắp / Long Thành, //
Ba sáu phố phường / rành rành chẳng sai://
     Hàng Bồ, / Hàng Bạc, / Hàng Gai, //
Hàng Buồm, / Hàng Thiếc, / Hàng Hài, / Hàng Khay, //
 - Luyện đọc từ khó: Long Thành, rành rành, Hàng Giày, Hàng Lờ, Hàng Nón, thật là, rủ nhau, chẳng sai, Mã Vĩ, Hàng Giày, trải xem, cũng xinh
-GV sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc cho HS. Nhắc HS nghỉ hơi dài hơn giữa các khổ thơ, đọc đúng nhịp thơ, giọng đọc thể hiện niềm vui, niềm tự hào về Hà Nội.
+ HS làm việc nhóm đôi: Đọc bài thơ.
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp mỗi bạn 2 câu
- GV mời HS khá giỏi đọc lại toàn bài.
- GV tổ chức 3 nhóm thi đọc với nhau lớp trưởng làm quản trò.
- GV nhấn mạnh: HS không bắt buộc phải thay đổi cách phát âm địa phương của mình, trừ những lỗi phát âm như l – n (long – nong), dấu hỏi – dấu ngã (rủ - rũ): Long Thành, rành rành, Hàng Giày, Hàng Lờ, Hàng Nón, thật là, ... (miền Bắc); rủ nhau, chẳng sai, Mã Vĩ, Hàng Giày, trải xem, cũng xinh,  (miền Trung, miền Nam)
Hoạt động 2: Đọc hiểu
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi tìm hiểu bài. Trả lời câu hỏi bằng trò chơi phóng viên nhí.
- Hiểu được nội dung của bài thơ: Ca ngợi sự phong phú, đa dạng của của phố phường Hà Nội, thể hiện nét đẹp văn hoá của Thủ đô.
b. Cách tiến hành
- GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ ràng 4 câu hỏi:
(1) Tên bài ca dao cho em biết bài này nói về điều gì?
(2) Theo bài ca dao, Hà Nội ngày xưa có bao nhiêu phố?
(3) Đọc các tên phố, tìm hiểu phố đó ngày xưa chuyên làm hoặc bán mặt hàng gì?
(4) Bài ca dao ghép tên các phố ở Hà Nội thành thơ. Theo em, điều đó có ý nghĩa gì? Chọn ý em thích.
- GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “phóng viên nhí” lớp trưởng làm quản trò.
- GV nhận xét.
- GV Chốt: Bài ca dao thể hiện tình yêu và niềm tự hào của tác giả dân gian khi nói về sự sầm uất của thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay) với 36 phố phường. Qua bài ca dao, các em có thêm hiểu biết, thêm mến yêu những vẻ đẹp văn hoá của Thủ đô Hà Nội.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.
- HS cùng GV giải nghĩa từ khó.
HS lắng nghe
HS đọc từ khó
HS thực hiện
-HS đọc câu hỏi
+ Tên bài cho biết bài ca dao nói về phố phường của Hà Nội xưa.
 + Theo bài ca dao, Hà Nội ngày xưa có 36 phố.
  Ví dụ, 
 - Mình chọn ý a, vì trong bài ca dao, chỉ cần đặt tên của 36 phố phường Hà Nội cạnh nhau đã tạo thành một bài thơ hay.
 - Mình chọn ý b vì qua bài ca dao, có thể thấy Hà Nội rất đẹp.
- Mình chọn ý c, vì tác giả rất yêu Hà Nội mới nhớ và ghép được tên 36 phố của kinh thành Thăng Long thành bài thơ.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: + Nhận xét cách viết tên địa lí Việt Nam
+ Thực hành viết tên địa lí Việt Nam.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
Cách tiến hành:
1. Tên các phố trong bài ca dao được viết như thế nào? (dùng thẻ)
- GV yêu cầu 1 HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm theo.
- GV giao nhiệm vụ làm việc theo bàn.
- GV tổ chức giơ thẻ
- GV mời HS nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương.
GV lưu ý: Các phố cổ ở Hà Nội xưa vốn làm hoặc bán một thị mặt hàng nào đó nên đều gọi bằng từ hàng (giống như cửa hàng) và từ chỉ mặt hàng (VD: bạc, gà, giấy, ...). Về sau, mỗi tiếng trở thành một phần của tên phố nên được viết hoa: Hàng Bạc, Hàng Gà, Hàng Giấy, ...
2. Thực hành viết tên địa lí Việt Nam
  Viết tên 2 thành phố ở Việt Nam mà em biết (BT 2).
– GV mời HS đọc BT2. Cả lớp đọc thầm theo.
− HS làm việc độc lập viết tên 2 thành phố ở Việt Nam mà em biết vào bảng con.
- GV quan sát nhận xét, hướng dẫn HS sửa lỗi
- GV nhận xét tuyên dương.
TỰ ĐỌC SÁCH BÁO
GV giao nhiệm vụ cho HS:
1. Tự đọc sách báo ở nhà theo yêu cầu đã nêu trong SGK (về nội dung bài đọc, loại bài đọc, số lượng mỗi loại bài đọc).
2. Viết vào phiếu đọc sách: Tên bài đọc và một số nội dung chính (nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn, câu thơ em thích); cảm nghĩ của bản thân.
- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm việc theo bàn.
- GV cho cả lớp giơ thẻ (a / b/c) để nếu ý mình đã chọn
- HS nhận xét chốt ý C đúng
-Viết hoa chữ cái đầu của mỗi
tiếng tạo thành tên đó.
- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.
- Cá nhân tự viết vào bảng con sau đó trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét, sửa lỗi
VD: Hà Nội, Đà Lạt, Đồng Hới, Hạ Long, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ ... 
-Nghe GV hướng dẫn về nhà thực hiện
5.VẬN DỤNG
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào thực tiễn cho học sinh.
+ Cho HS quan sát video cảnh phố phường Hà Nội ngày nay
+ Em có cảm nhận gì khi được xem cuọn video?
- Nhắc nhở các em cần nghiêm túc trong các hoạt động tập thể. Biết giữ trật tự, lắng nghe, không ồn ào gây rối, ...
- Nhận xét, tuyên dương
- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS quan sát video.
+ Trả lời theo cảm nhận của mình.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_3_canh_dieu_chu_diem_dat_nuo.docx