Kế hoạch bài dạy môn Khoa học tự nhiên 7 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023
BÀI 1: PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP MÔN KHTN
(Thời gian thực hiện: 5 tiết)
I. Mục tiêu
1. Năng lực
a. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ năng học
tập môn Khoa học tự nhiên.
- Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả và đảm bảo các thành viên trong
nhóm đều tích cực tham gia thảo luận các câu hỏi, nhiệm vụ học tập.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm
giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
b. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được một số phương pháp và kĩ năng
trong học tập môn Khoa học tự nhiên.
- Tìm hiểu tự nhiên: Sử dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên và các kĩ năng tiến
trình (quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo) để tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên
trong học tập môn Khoa học tự nhiên.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Làm được báo cáo, thuyết trình; Sử dụng được
một số dụng cụ đo (dao động kí, đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Khoa học tự nhiên 7 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023
BÀI 1: PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP MÔN KHTN (Thời gian thực hiện: 5 tiết) I. Mục tiêu 1. Năng lực a. Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên. - Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả và đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tích cực tham gia thảo luận các câu hỏi, nhiệm vụ học tập. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập. b. Năng lực khoa học tự nhiên - Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên. - Tìm hiểu tự nhiên: Sử dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên và các kĩ năng tiến trình (quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo) để tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên trong học tập môn Khoa học tự nhiên. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Làm được báo cáo, thuyết trình; Sử dụng được một số dụng cụ đo (dao động kí, đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện). 2. Phẩm chất - Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. - Cần thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học. - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên. II. Thiết bị dạy học và học liệu -Dụng cụ và hóa chất: Chậu cây xấu hổ; 1 lát chanh; giấy quỳ tím; nam châm; tờ giấy; dây đồng; dây sắt. - Mẫu vật: nước đá. - Dụng cụ thí nghiệm: chén sứ, đèn cồn, kẹp sắt, giá sắt. - Các hình ảnh theo SGK. - Máy chiếu, bảng nhóm. - Phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 TRẠM 1: Câu 1: Xem video clip về hiện tượng mưa tự nhiên -Mô tả hiện tượng xảy ra? -Đặt câu hỏi cần tìm hiểu, khám phá? Câu 2: Xem video clip về một số loài động vật trong tự nhiên -Phân loại động vật có đặc điểm giống nhau rồi xếp chúng vào một nhóm? Câu 3: Kỉ năng quan sát và phân loại thường được sử dụng ở bước nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 TRẠM 2: Tham khảo thông tin kỉ năng liên kết và kỉ năng đo trong SGK Câu 4: Bảng dưới đây cho biết số liệu thu được khi tiến hành thí nghiệm đếm số lượng tế bào trên một diện tích thân cây. Em có thể sử dụng kỉ năng liên kết nào để xử lý số liệu và rút ra kết luận? Số tế bào trên một mm2 Diện tích thân cây (cm2) Số tế bào ở thân cây Cây chưa trưởng thành 36 5 Cây trưởng thành 36 10 Kết luận Câu 5: Kỉ năng liên kết và kỉ năng đo thường được sử dụng ở bước nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 TRẠM 3: Tham khảo thông tin kỉ năng dự báo trong SGK Câu 6: Kỉ năng dự báo thường được sử dụng ở bước nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 TRẠM 4: Tham khảo thông tin kỉ năng viết báo cáo và kỉ năng thuyết trình trong SGK Câu 7: Em đã đứng trước lớp hay nhóm bạn để trình bày một vấn đề nào chưa? Em thấy bài thuyết trình của em còn những điểm gì cần khắc phục? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 Câu 8: Dao động kí bao gồm những nút nào? Nêu công dụng của từng nút? Câu 9: dao động kí cho phép đọc được những thông tin nào? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 Câu 10: Đồng hồ đo thới gian hiện số gồm những nút nào? Nêu công dụng của từng nút? Câu 11: Em hãy lựa chọn các dụng cụ đo phù hợp để đo thời gian cho mỗi hoạt động sau và giải thích sự lựa chọn đó. a) Một người đi xe đạp từ điểm A đến điểm B. b) Một viên bi sắt chuyển động trên máng nghiêng. III. Tiến trình dạy học A. Khởi động Hoạt động 1: Đặt câu hỏi cho hiện tượng quan sát a. Mục tiêu: Kích thích sự tò mò, kham phá ở học sinh. b. Nội dung: GV gọi vài HS trực tiếp làm các thí nghiệm: sờ vào lá cây xấu hổ; vắt vài giọt chanh vào giấy quỳ tím; cho nam châm vào gần các vật liệu: giấy, sắt, đồng. HS đặt ra các câu hỏi cho hiện tượng các thí nghiệm trên. c. Sản phẩm: Các câu hỏi thắc mắc: -Tại sao sờ vào lá cây xấu hổ thì lá cụp lại? -Vắt vài giọt chanh vào giấy quỳ tím thì lại đổi sang màu đỏ, tại sao? -Tại sao sắt bị nam châm hút, còn những vật liệu khác thì không? d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Thông báo luật chơi: Đại diện 3 HS được chỉ định lên làm thí nghiệm. Cả lớp quan sát hiện tượng, đặt ra các câu hỏi cho hiện tượng các thí nghiệm trên. Em nào nhanh và đặt câu hỏi đúng trọng tâm là chiến thắng. - Ghi nhớ luật chơi - Giao nhiệm vụ: + Đại diện 3 HS được chỉ định lên làm thí nghiệm. Cả lớp quan sát hiện tượng, đặt ra các câu hỏi cho hiện tượng các thí nghiệm trên. + Thời gian hoàn thành thí nghiệm và đặt câu hỏi là đúng 3 phút. - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: Quan sát, hổ trợ HS khi cần thiết - Thực hiện nhiệm vụ - Thu phiếu học tập của các nhóm Gọi một số cá nhân HS nêu câu hỏi và có thể khuyến khích HS tự trả lời. - Cá nhân nêu câu hỏi và tả lời. - HS khác nhận xét. - Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Các em đã đưa ra nhận định của mình để giải thích một số hiện tượng thực tế. Học tập môn KHTN giúp chúng ta nhận thức, tìm hiểu thế giới tự nhiên và vận dụng được kiến thức, kỉ năng đã học vào trong cuộc sống. Để tìm hiểu thế giới tự nhiên cần vận dụng phương pháp nào, thực hiện các kỉ năng gì và sử dụng các dụng cụ đo nào? - Chuẩn bị sách vở học bài B. Hình hành kiến thức mới Tiết 1- Hoạt động 1: Vận dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong học tập a. Mục tiêu: Trình bày và vận dụng được phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong học tập môn KHTN. b. Nội dung: -Nhiệm vụ 1: HS quan sát sơ đồ tổng thể các bước phương pháp tìm hiểu tự nhiên, và ví dụ phân tích cụ thể các bước phương pháp tìm hiểu tự nhiên ở SGK. HS thảo luận và trả lời các câu hỏi: 1/ Nêu các bước phương pháp tìm hiểu tự nhiên? 2/ Minh họa cụ thể từng bước về hiện tượng tự nhiên: sự sinh trưởng của thực vật? -Nhiệm vụ 2: GV đưa ra một hiện tượng tự nhiên: Vào những ngày cuối đông, thường hay xuất hiện sương mù vào sáng sớm. Khi Mặt trời chưa xuất hiện thì sương mù thường dày đặc bao phủ mọi sự vật, nhưng khi xuất hiện Mặt trời thì sương mù tan dần và mọi vật hiện ra rõ ràng. HS hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi: 3/ Đặt câu hỏi cần tìm hiểu về hiện tượng đó? 4/ Để trả lời cho câu hỏi trên, giả thuyết của em là gì? 5/ Kế hoạch kiểm tra giả thuyết của em cần thực hiện những công việc gì? 6/ Thực hiện kế hoạch của em và rút ra kết quả? 7/ Rút ra kết luận cho nghiên cứu của em? c. Sản phẩm: 1/ Có 5 bước được thể hiện qua sơ đồ sau: 2/ Minh họa cụ thể từng bước về hiện tượng tự nhiên: sự sinh trưởng của thực vật. -Bước 1: Đặt câu hỏi nghiên cứu: Nguyên nhân nào làm cho thực vật ngày càng phát triển, tăng kích thước về mặt thời gian? -Bước 2: Hình thành giả thuyết: Thực vật được cấu tạo từ tế bào, nên nguyên nhân thực vật tăng trưởng kích thước là do số lượng tế bào tăng lên. -Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết: Đếm số tế bào ở cây trưởng thành và cây chưa trưởng thành: chọn cây cùng loại, lấy thân cây trưởng thành và chưa trưởng thành, cắt thân cây theo chiều ngang, sử dụng kính hiển vi để quan sát tế bào, ghi lại số tế bào quan sát được, so sánh số tế bào giữa chúng. -Bước 4: Thực hiện kế hoạch: -Thực hiện các nội dung đã đề ra trong kế hoạch. -Rút ra kết quả: số tế bào ở thân cây trưởng thành nhiều hơn số tế bào ở thân cây chưa trưởng thành. -Bước 5: Kết luận: Thực vật tăng trưởng là do sự tăng về kích thước và số lượng tế bào. 3/ Vì sao sương mù lại tan biến khi Mặt trời xuất hiện? 4/ Nếu nhiệt độ thay đổi (tăng lên) thì hơi nước trong sương mù bay hơi nhanh chóng 5/ Muốn biết sự bay hơi của nước có bị ảnh hưởng bởi nhiệt hay không, ta tiến hành thí nghiệm đun nóng nước đá, ghi nhận nhiệt độ thay đổi khi đun đến khi có hiện tượng nước bay hơi hết. - Mẫu vật: nước đá. - Dụng cụ thí nghiệm: chén sứ, đèn cồn, kẹp sắt, giá sắt. - Phương pháp: thực nghiệm. 6/ -Thực hiện các nội dung đã đề ra trong kế hoạch. -Thí nghiệm này cho ta kết quả: khi nhiệt độ càng cao thi khả năng bay hơi của nước càng lớn. 7/ Sự bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Như vậy giả thuyết trong vi dụ này được chấp nhận. d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Giao nhiệm vụ: +GV chia HS thành 6 nhóm: +Ở nhiệm vụ 1: Mỗi HS có 5 phút hoạt động cá nhân; 5 phút thảo luận nhóm (nhóm cặp đôi) và hoàn thành các câu hỏi ở nhiệm vụ 1. 1/ Nêu các bước phương pháp tìm hiểu tự nhiên? 2/ Minh họa cụ thể từng bước về hiện tượng tự nhiên: sự sinh trưởng của thực vật? +Ở nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm theo kỉ thuật khăn trải bàn (10 phút) và kỉ thuật phòng tranh trưng bày kết quả hoạt động của nhóm (10 phút). 3/ Hãy mô tả một hiện tượng trong tự nhiên đã quan sát được. Từ đó đặt câu hỏi cần tìm hiểu về hiện tượng đó? 4/ Để trả lời cho câu hỏi trên, giả thuyết của em là gì? 5/ Kế hoạch kiểm tra giả thuyết của em cần thực hiện những công việc gì? 6/ Thực hiện kế hoạch của em và rút ra kết quả? 7/ Rút ra kết luận cho nghiên cứu của em? - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: +Ở nhiệm vụ 1: Quan sát, hổ trợ HS khi cần thiết +Ở nhiệm vụ 2: HDHS đi xem tranh theo chiều kim đồng hồ (Nhóm 1 -> 2; 2-> 3; 3 ->4; 4->5; 5->6; 6->1); 3 phút/tranh. -HS hoạt động cá nhân quan sát sơ đồ và nghiên cứu thông tin ở SGK trả lời câu hỏi 1;2. Sau đó thảo luận nhóm (nhóm cặp đôi) thống nhất câu trả lời các câu hỏi ở nhiệm vụ 1. -Nhiệm vụ 2: +Kỉ thuật khăn trải bàn: Mỗi HS độc lập suy nghĩ viết câu trả lời vào ô của mình. Thảo luận thống nhất ý kiến, ghi nội dung vào phần trung tâm. +Kỉ thuật phòng tranh: dán kết quả của nhóm vào góc tường. -Cả nhóm đi xem tranh ghi chép lại các thông tin hoặc bổ sung góp ý. -Về nhóm: tập hợp các ý kiến và chốt lại đáp án cuối cùng của nhóm. - Báo cáo kết quả Chọn 2 nhóm trình bày kết quả. Các nhóm còn lại nghe và nhận xét. Nhóm được chọn báo cáo kết quả. Nhóm còn lại nhận xét. - Tổng kết: Thông qua hoạt động, yêu cầu học sinh nêu các bước phương pháp tìm hiểu tự nhiên: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là cách thức tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, được thực hiện qua các bước: (1) Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu; (2) Hinh thành giả thuyết; (3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết; (4) Thực hiện kế hoạch; (5) Kết luận. - Ghi nhớ kiến thức. Tiết 2 - Hoạt động 2: Thực hiện một số kỉ năng học tập môn KHTN a. Mục tiêu: -Thực hiện được các kỉ năng: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo. -Làm được báo cáo, thuyết trình. b. Nội dung: HS xem tranh/clip về hiện tượng mưa tự nhiên; một số loài động vật trong tự nhiên rồi thảo luận nhóm hoàn thành nội dung các phiếu học tập số 1;2;3;4. c. Sản phẩm: -Phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 TRẠM 1: Câu 1: Xem video clip về hiện tượng mưa tự nhiên -Mô tả hiện tượng xảy ra: Có những giọt nước rơi từ trên trời xuống, gọi là hiện tượng mưa rơi -Đặt câu hỏi cần tìm hiểu, khám phá: Vì sao lại có hiện tượng mưa trong tự nhiên? Câu 2: Xem video clip về một số loài động vật trong tự nhiên -Phân loại động vật có đặc điểm giống nhau rồi xếp chúng vào một nhóm: +Nhóm ĐV sống trên cạn: tê giác, hươu, sư tử, chó, mèo,... +Nhóm ĐV sống dưới nước: vịt, hà mã,... +Nhóm ĐV biết bay: chim, dơi,... Câu 3: Kỉ năng quan sát và phân loại ... e2O3, hãy cho biết thành phần nguyên tố, số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố và tính khối lượng phân tử. Fe2O3 gồm 2 nguyên tử Fe và 3 nguyên tử O, khối lượng phân tử bằng 160 amu. 8. Công thức hoá học của một chất cho biết những thông tin gì? - Các thông tin thu được từ công thức hoá học của một chất: thành phần, tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố, khối lượng phân tử của chất. - Nhóm được chọn trình bày kết quả - Nhóm khác nhận xét - Tổng kết (nội dung ghi bảng): Công thức hóa học dung để biểu diễn chất, gồm một hoặc nhiều kí hiệu nguyên tố và chỉ số ở phía dưới, bên phải kí hiệu. Công thức chung của phân tử có dạng: AxBy Công thức hóa học cho biết thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử đó. Từ đó, có thể tính được khối lượng phân tử. 4. Tính phần trăm nguyên tố trong hợp chất: Hoạt động 6: Xây dựng công thức tính phần trăm nguyên tố trong hợp chất Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về công thức tính phần trăm nguyên tố trong hợp chất. - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS đọc cách tính % nguyên tố và luyện tập cách tính % nguyên tố ở Ví dụ 6 để hoàn thành câu thảo luận 9 trong SGK. - Thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi - Báo cáo kết quả: Nhóm 2 báo cáo Các nhóm còn lại nhận xét 9. Tính phần trăm mỗi nguyên tố có trong các hợp chất: Al2O3, MgCl2/Na2S, (NH4)2CO3. • Al2O3 có: %Al=KLNTAl.2KLPTAl2O3.100%=27.227.2+16.3.100% ≈52,94% => %O = 47,06% MgCl2, có: %Mg=KLNT(Mg)KLPTMgCl2.100%=2424+35,5.2.100% ≈25,26% => %CI = 74,74% Na2O có: %Na=KLNTNa.2KLPTNa2O.100%=23.223.2+16.100% ≈74,19% =>%O = 25,81% (NH4)2CO3 có: %N=KLNTN.2KLPT(NH4)2CO3.100%=14.214+4.1.2+12+16.3.100%≈29,17% %H=KLNTH.8KLPT(NH4)2CO3.100%=1.814+4.1.2+12+16.3.100%≈8,33% %C=KLNTCKLPT(NH4)2CO3.100%=1214+4.1.2+12+16.3.100%=12,5% => %O = 100% - (%N - %H + %C) = 50% - GV nên cho HS luyện tập thêm cách tính % các nguyên tố có trong một số hợp chất. - Các hợp chất gợi ý: • MgOcó: %Mg=KLNT(Mg)KLPTMgO.100%=2424+16.100% =60% =>%O = 40% • CaCl, có: %Ca=KLNT(Ca)KLPTCaCl.100%=4040+35,5.100% ≈36,04% => %0 = 63,96 - Nhóm được chọn trình bày kết quả - Nhóm khác nhận xét - Tổng kết (nội dung ghi bảng) Với hợp chất AxBy, ta có: %A=KLNTA.xKLPT(AxBy).100% Tổng tất cả các phần trăm nguyên tố trong một phân tử luôn bằng 100%. Tiết 3: 5. Xác định công thức hóa học Hoạt động7: Xác định công thức hoá học dựa vào phần trảm (%) nguyên tổ và khối lượng phân tử Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách xác định còng thức hoá học dựa vào phần trăm (%) nguyên tố và khối lượng phân tử. . - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS đọc kĩ và luyện tập cách xác định công thức ở Ví dụ 7 để hoàn thành thảo luận theo nội dung 10 trong SGK. - Thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi - Báo cáo kết quả: Nhóm 1 báo cáo Các nhóm còn lại nhận xét 10. Phân tử X có 75% khối lượng là aluminium, còn lại là carbon. Xác định còng thức phân tử của X, biết khối lượng phân tử của nó là 144 amu. - Đặt công thức cẩn tìm của (X): AlxCy -Tacó: %C=100%-%Al=100%-75%=25% %Al=KLNTAl.xKLPTAlxCy.100%=27.x144.100%=75%=>x=4 %C=KLNTC.yKLPTAlxCy.100%=12.y144.100%=25%=>y=3 - Công thức hoá học của (X) là AI4C3. - Nhóm được chọn trình bày kết quả - Nhóm khác nhận xét - Tổng kết (nội dung ghi bảng) Xác định công thức hóa học khi biết phần trăm nguyên tố và khối lượng phân tử. Bước 1: Đặt công thức hóa học cần tìm( Công thức tổng quát) Bước 2: Lập biểu thức tính phần trăm nguyên tố có trong hợp chất. Bước 3: Xác định số nguyên tử của mỗi nguyên tố và viết công thức hóa học cần tìm. Hoạt động 8: Xác định công thức hóa học dựa vào quy tắc hóa trị. Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS vận dụng được quy tắc hoá trị vào việc tính hoá trị của nguyên tố trong hợp chất và xác định công thức hoá học của hợp chất. - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS quan sát công thức 2 và các Ví dụ 8, 9 trong SGK, tổ chức cho HSthảo luận theo nội dung 11. - Thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi - Báo cáo kết quả: Nhóm 1 báo cáo Các nhóm còn lại nhận xét 11. Dựa vào công thức (2), hãy tính hoá trị của nguyên tố a) N trong phân tử NH3. b) S trong phân tử SO2, SO3. c) P trong phân tử P2O5. Áp dụng quy tắc hoá trị, ta có: a.x = b.y a)Trong phân tử NH3, có: a.1 = I.3 =>a = III =>Trong phân tử NH3, N có hoá trị III. b)Trong phân tử SO2, có: a.1 = II.2 => a = IV => Trong phân tử SO2, s có hoá trị IV. Trong phân tử SO3, có: a.1 = II.3 => a = VI =>Trong phân tử SO3, S có hoá trị VI. c) Trong phân tử P2O5, có: a.2 = II.5 => a = V => Trong phân tử P2O5, P có hoá trị V. - Nhóm được chọn trình bày kết quả - Nhóm khác nhận xét - Tổng kết (nội dung ghi bảng) Xác định công thức hóa học dựa vào quy tắc hóa trị Bước 1: Đặt công thức hóa học cần tìm ( Công thức tổng quát) Bước 2: Lập biểu thức tính dựa vào quy tắc hóa trị, chuyển thành tỉ lệ các chỉ số nguyên tử. Bước 3: Xác định số nguyên tử ( Những số nguyên tử đơn giản nhất, có tỉ lệ tối giản) và viết công thức hóa học cần tìm. Tiết 4: Hoạt động 9: Luyện tập (toàn bộ các tiết ở trên) a. Mục tiêu: HS khác sâu các kiến thức đã học. b. Nội dung: 1. Trong một hợp chất cộng hoá trị, nguyên tố X có hoá trị IV. Theo em, 1 nguyên tử X có khả năng liên kết với bao nhiêu nguyên tử O hoặc bao nhiêu nguyên tử H? -Theo cách xác định hoá trị của nguyên tố, 1 nguyên tử X hoá trị IV có khả năng liên kết với 2 nguyên tử O hoặc 4 nguyên tử H. 2. Dựa vào hoá trị các nguyên tố ở bảng Phụ lục 1 trang 187, em hãy cho biết một nguyên tử Ca có thể kết hợp với bao nhiêu nguyên tử Cl hoặc bao nhiêu nguyên tử O. - Theo bảng Phụ lục 1 trang 187, Ca có hoá trị II nên Ca có thể kết hợp 2 nguyên tử Cl (hoá trị I) hoặc 1 nguyên tử O (hoá trị II). 3. Viết công thức hoá học của phosphoric acid có cấu tạo từ hydrogen và nhóm phosphate. Trong phosphoric acid, nguyên tố nào có phần trăm lớn nhất? - Dựa vào phụ lục trang 187 SGK, công thức hoá học của phosphoric acid: H3PO4. 4. Tính % các nguyên tố có trong phân tử H3PO4: • %H=KLNTH.3KLPTH3PO4.100%=1.31.3+31+16.4.100% ≈3,06% • %P=KLNTPKLPTH3PO4.100%=311.3+31+16.4.100% ≈31,63% => %O= 100% - (%H + %P)= 65,31 % Vậy nguyên tố có phần trăm lớn nhất là nguyên tố O. * Hợp chất (Y) có công thức FexOy, trong đó Fe chiếm 70% theo khối lượng. Khối lượng phân tử (Y) là 160 amu. Xác định công thức hoá học của hợp chất (Y). -Với công thức FexOy,ta có: %Fe=KLNTFe.xKTPT(FexOy).100%=56.x160.100%=70%=>x=2 %O=KLNTO.yKTPT(FexOy).100%=16.y160.100%=100%-70%=>y=3 - Công thức hoá học của hợp chất (Y) là Fe2O3. * Dựa vào Ví dụ 8, 9 và các bảng hoá trị ở Phụ lục trang 187, hãy xác định còng thức hoá học các hợp chất tạo bởi: a) potassium và sulfate. b) aluminium và carbonate. c) magnesium và nitrate. Theo bảng hoá trị ở Phụ lục trang 187 và áp dụng quy tắc hoá trị, ta có: a) Công thức hoá học chung: IKxII(SO4)y Theo quy tắc hoá trị, ta có: x.I = y.II Chuyển thành tỉ lệ: xy=III Chỉ số nguyên tử trong phân tử là những số nguyên đơn giản nhất và có tỉ lệ tối giản; vậy x = 2, y = 1. Công thức hoá học của hợp chất này là K2SO4. b) Công thức hoá học chung: : IIIAlxII(CO3)y Theo quy tắc hoá trị, ta có: x.III = y.II Chuyển thành tỉ lệ: xy=IIIII Chỉ số nguyên tử trong phân tử là những só nguyên đơn giản nhất và có tỉ lệ tối giản; vậy x = 2, y = 3. Công thức hoá học của hợp chất này là Al2(CO3)3. c) Công thức hoá học chung: IIMgxI(NO3)y Theo quy tắc hoá trị, ta có: x.II = y.I Chuyển thành tỉ lệ: xy=III Chỉ só nguyên tử trong phân tử là những số nguyên đon giản nhất và có tỉ lệ tối giản; vậy x = 1, y = 2. Công thức hoá học của hợp chất này là Mg(NO3)2. c. Sản phẩm: Đáp án câu trả lời d. Tổ chức thực hiện: Gv hướng dẫn học sinh áp dụng lý thuyết đã học giải các bài tập. Hs chia nhóm và thực hiện theo yêu cầu. Hoạt động 10: Vận dụng (toàn bộ các tiết ở trên) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học giải thích được một số hiện tượng trong thực tế. b. Nội dung: 1. Trong tự nhiên, Silicon dioxide có trong cát, đất sét, ... Em hãy xác định hoá trị của nguyên tố Silicon trong Silicon dioxide. Tìm hiểu qua sách báo và internet, cho biết các ứng dụng của hợp chất này? -Trong hợp chất Silicon dioxide, 1 nguyên tử Si có khả năng liên kết với 2 nguyên tử O (hoá trị II) nên Si có hoá trị IV. - Ứng dụng của Silicon dioxide: Sản xuất xi măng, nguyên liệu trong xây dựng ... • Sản xuất thuỷ tinh. • Sản xuất đổ gốm. • Sản xuất thạch anh dùng trong xử lí nước sạch. • Sản xuất sodium silicat, dùng điều chế chất nhuộm màu, làm xà phòng, ... 2. Pháo hoa có thành phần nhiên liệu nổ gồm sulfur, than và hợp chất (Z). Hợp chất (Z) gồm nguyên tố potassium, nitrogen và oxygen với các tỉ lệ phần trăm tương ứng là 38,61%, 13,86% và 47,53%. Khối lượng phân tử hợp chất (Z) là 101 amu. Xác định công thức hoá học của (Z). Tìm hiểu qua sách, báo và internet, em hãy cho biết một số ứng dụng của hợp chất (Z). -Hợp chất (Z) có công thức cần tìm là KxNyOz -Trong (Z) có: %K=KLNTK.xKLPT(KxNyOz).100%=39.x101.100%=38,61%=>x=1 %N=KLNTN.yKLPT(KxNyOz).100%=14.y101.100%=13,86%=>y=1 %O=KLNTO.zKLPT(KxNyOz).100%=16.z101.100%=47,53%=>z=3 - Công thức hoá học của hợp chất của (Z) là KNO3. - Một số ứng dụng của KNO3: • Chế tạo thuốc nổ. • Trong nông nghiệp: Sản xuất phân bón (phân kali, phân NPK, ...). •Trong công nghiệp dược phẩm: KNO3 được dùng bào chế kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm, thuốc làm giảm các triệu chứng hen suyễn và bệnh viêm khớp, ... • Trong công nghiệp thực phẩm: KNO3 được sử dụng làm chất phụ gia thực phẩm (E 252). KNO3 được xem là một trong những giải pháp tốt để bảo quản thịt chống ôi thiu, ... 3. Bột thạch cao có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống. Thành phần chính của bột thạch cao là hợp chất (M) gốm calcium và gốc sulfate. Xác định công thức hoá học của hợp chất (M). Tìm hiểu thông qua sách, báo, internet và cho biết các ứng dụng của thạch cao. - Xác định công thức hoá học của hợp chất (M) Công thức hoá học chung: IICaxII(SO4)y Theo quy tắc hoá trị, ta có: x.II = y.II Chuyển thành tỉ lệ: xy=IIII Chỉ số nguyên tử trong phân tử là những số nguyên đơn giản nhất và có tỉ lệ tối giản; vậy x = 1, y = 1. Công thức hoá học của hợp chất (M) là CaSO4. - Một số ứng dụng của thạch cao: • Trong xây dựng: Làm vách ngăn, trang trí nội thất, ... • Trong y tế: Làm khung xương, bó bột, ... • Trong mỹ thuật: Đổ khuôn, đúc tượng, ... c. Sản phẩm: đáp án câu hỏi d. Tổ chức thực hiện: GV cho học sinh vận dụng các kiến thức đã học giải thích các hiện tượng thực tế. C. Dặn dò - Học sinh làm bài tập SGK, SBT - Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên - Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau Họ và tên học sinh Các tiêu chí Tốt Khá TB Chưa đạt Chuẩn bị bài trước khi đến lớp Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV Nêu được khái niệm quy tăc hóa trị Lập công thức hóa học của hợp chất
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_mon_khoa_hoc_tu_nhien_7_chuong_trinh_ca_nam.docx