Kế hoạch bài dạy môn Công nghệ 8 - Học kì I - Năm học 2023-2024 - Bùi Thị Thủy

CHỦ ĐỀ 1. VẼ KĨ THUẬT

Ngày soạn: Ngày dạy tiết 1:

Tuần 1 – Tiết 1

BÀI 1: TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KĨ THUẬT

Số tiết 1. Thời gian thực hiện: Tuần 1

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải:

1. Kiến thức

 - Mô tả được tiêu chuẩn về khổ giấy, tỉ lệ, đường nét và ghi kích thước của bản vẽ kĩ thuật.

2. Năng lực

2.1. Năng lực công nghệ

- Nhận thức công nghệ: Nhận biết được tiêu chuẩn của bản vẽ kĩ thuật.

- Giao tiếp công nghệ: Đọc được một số thuật ngữ dùng trong bản vẽ kĩ thuật.

- Đánh giá công nghệ: Đưa ra đánh giá, nhận xét về bản vẽ kĩ thuật.

- Thiết kế kĩ thuật: Ghi kích thước của bản vẽ kĩ thuật.

2.2. Năng lực chung

 - Năng lực tự chủ, tự học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn trình bày của bản vẽ kĩ thuật, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm

- Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra có liên quan đến bản vẽ kĩ thuật.

 

doc 21 trang Đức Bình 23/12/2023 1980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Công nghệ 8 - Học kì I - Năm học 2023-2024 - Bùi Thị Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Công nghệ 8 - Học kì I - Năm học 2023-2024 - Bùi Thị Thủy

Kế hoạch bài dạy môn Công nghệ 8 - Học kì I - Năm học 2023-2024 - Bùi Thị Thủy
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN CÔNG NGHỆ 8 – HỌC KÌ I
Năm học: 2023 – 2024
===***===
CHỦ ĐỀ 1. VẼ KĨ THUẬT
Ngày soạn: 
Ngày dạy tiết 1: 
Tuần 1 – Tiết 1
BÀI 1: TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KĨ THUẬT
Số tiết 1. Thời gian thực hiện: Tuần 1
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải:
1. Kiến thức	
	- Mô tả được tiêu chuẩn về khổ giấy, tỉ lệ, đường nét và ghi kích thước của bản vẽ kĩ thuật.
2. Năng lực
2.1. Năng lực công nghệ 
- Nhận thức công nghệ: Nhận biết được tiêu chuẩn của bản vẽ kĩ thuật.
- Giao tiếp công nghệ: Đọc được một số thuật ngữ dùng trong bản vẽ kĩ thuật.
- Đánh giá công nghệ: Đưa ra đánh giá, nhận xét về bản vẽ kĩ thuật.
- Thiết kế kĩ thuật: Ghi kích thước của bản vẽ kĩ thuật.
2.2. Năng lực chung
	- Năng lực tự chủ, tự học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn trình bày của bản vẽ kĩ thuật, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra có liên quan đến bản vẽ kĩ thuật.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức về tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật đã học vào thực tiễn cuộc sống.
- Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Phiếu học tập.
- Máy vi tính kết nối màn hình ti vi.
- Tranh ảnh: Hình 1.1 đến 1.4.
2. Chuẩn bị của HS
- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm.
- Đọc trước bài 1: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Ổn định tổ chức lớp: KTSS 
- Kiểm tra SGK, SBT, vở ghi, dụng cụ học tập của HS. 
Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu (Hoạt động khởi động) 
a. Mục tiêu: Khơi gợi nhu cầu tìm hiểu về tiêu chuẩn trình bày của bản vẽ kĩ thuật
b. Nội dung: HS trả lời được câu hỏi.
Theo em, bản vẽ kĩ thuật cần trình bày như thế nào để sử dụng được ở các nước khác nhau?
c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm.
Tiêu chuẩn về bản vẽ kĩ thuật quy định các quy tắc thống nhất của mỗi nước phải phù hợp với Tiêu chuẩn Quốc tế.
d. Tổ chức hoạt động
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi
 trên trong thời gian 1 phút.
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. 
Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
GV vào bài mới: Trình bày bản vẽ kĩ thuật gồm những tiêu chuẩn gì? Để trả lời được các câu hỏi trên thì chúng ta vào bài hôm nay
HS định hình nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về khổ giấy
a. Mục tiêu: Mô tả được về khổ giấy
b. Nội dung: Khổ giấy
c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS quan sát bảng 1.1. và cho biết:
Bảng 1.1. Kí hiệu và kích thước khổ giấy vẽ
Kí hiệu
A0
A1
A2
A3
A4
Kích thước (mm)
1189x841
841x594
504x420
420x297
297x210
1. Khổ giấy dùng vào mục đích gì?
2. So sánh độ lớn giữa các khổ giấy vẽ.
3. Cách ghi nhớ kích thước các khổ giấy vẽ.
GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên trong thời gian 1 phút.
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. 
Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
1. Khổ giấy dùng để vẽ kĩ thuật
2. Kích thước khổ A0 > A1 > A2 > A3 > A4.
Kích thước chiều rộng của khổ trước là kích thước chiều dài khổ sau.
Kích thước chiều dài khổ trước gấp hai lần kích thước chiều rộng khổ sau.
3. Kích thước chiều rộng của khổ trước là kích thước chiều dài khổ sau.
Kích thước chiều dài khổ trước gấp hai lần kích thước chiều rộng khổ sau.
Để nhớ kích thước các khổ, chỉ cần nhớ 1 trong các khổ và tính toán các khổ còn lại.
VD: Kích thước khổ A0 là 1189 x 841 mm
=> Kích thước khổ A1 có chiều rộng là 841 mm; chiều dài là 1189 : 2 = 594,5 ~ 594 mm.
Vậy kích thước khổ A1 là 841 x 594 mm.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở.
I. Khổ giấy
- Khổ giấy dùng để vẽ kĩ thuật bao gồm các khổ giấy từ A0 đến A4
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về nét vẽ
a. Mục tiêu: Mô tả được tiêu chuẩn về đường nét của bản vẽ kĩ thuật.
b. Nội dung: Nét vẽ
c. Sản phẩm: Báo cáo nhóm và hoàn thành trả lời câu hỏi
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau
1. Quan sát bảng 1.2 SGK và kể tên một số loại nét vẽ cơ bản và ứng dụng của nét vẽ đó theo TCVN8-24.2002
Tên nét
Hình dạng
Ứng dụng
1.Nét liền đậm
Cạnh thấy, đường bao thấy.
2. Nét liền mảnh
Đường kích thước và đường gióng
3. Nét đứt mảnh
Cạnh khuất và đường bao khuất
4. Nét gạch dài – chấm - mảnh
Đường tâm, đường trục đối xứng.
2. Quan sát Hình 1.1 và cho biết: Hình vẽ có những loại nét vẽ nào? Các nét vẽ có cùng chiều rộng không? 
GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi cặp bàn và trả lời câu hỏi
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. 
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh. 
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
1.
- Gồm các nét: Nét liền đậm, nét liền mảnh, nét đứt mảnh, nét gạch dài - chấm - mảnh.
- Nét liền đậm: cạnh thấy, đường bao thấy
- Nét liền mảnh: đường kích thước, đường gióng.
- Nét nứt mảnh: cạnh khuất, đường bao khuất.
- Nét gạch dài - chấm - mảnh: đường tâm, đường trụ đối xứng.
2. Các loại nét vẽ có trong hình
- Nét liền đậm
- Nét liền mảnh
- Nét đứt mảnh
- Nét gạch dài - chấm - mảnh
Các nét vẽ không có cùng chiều rộng vì có nét đậm, nét mảnh.
 Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở.
II. Nét vẽ
- Gồm các nét: Nét liền đậm, nét liền mảnh, nét đứt mảnh, nét gạch dài - chấm - mảnh.
- Nét liền đậm: cạnh thấy, đường bao thấy
- Nét liền mảnh: đường kích thước, đường gióng.
- Nét nứt mảnh: cạnh khuất, đường bao khuất.
- Nét gạch dài - chấm - mảnh: đường tâm, đường trụ đối xứng.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về tỉ lệ
a. Mục tiêu: Mô tả được tiêu chuẩn về tỉ lệ của bản vẽ kĩ thuật.
b. Nội dung: Tỉ lệ
c. Sản phẩm: Báo cáo nhóm và hoàn thành trả lời câu hỏi
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau
1. Vì sao phải sử dụng tỉ lệ khi lập bản vẽ kĩ thuật?
2. So sánh kích thước của bản vẽ và kích thước vật thể nếu bản vẽ sử dụng tỉ lệ 2:1.
GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi cặp bàn và trả lời câu hỏi
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. 
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh. 
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
1.
Phải sử dụng tỉ lệ trên bản vẽ kĩ thuật vì kích thước vật thể thực tế nếu quá lớn hay quá nhỏ sẽ không thể biểu diễn đúng y chang chính xác vào trong bản vẽ.
2. Tỉ lệ phóng to 2:1.
Kích thước bản vẽ gấp 2 lần kích thước của vật thể.
 Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở.
III. Tỉ lệ
- Tỉ lệ là tỉ số giữa kích thước đo được trên hình biểu diễn với kích thước tương ứng đo trên vật thể
- Gồm các tỉ lệ
+ Tỉ lệ thu nhỏ
+ Tỉ lệ nguyên hình
+ Tỉ lệ phóng to.
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về ghi kích thước
a. Mục tiêu: Mô tả được tiêu chuẩn về ghi kích thước của bản vẽ kĩ thuật.
b. Nội dung: Ghi kích thước
c. Sản phẩm: Báo cáo nhóm và hoàn thành trả lời câu hỏi
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau
1. Đường kích thước, đường gióng vẽ bằng loại nét gì?
2. Cho biết phía trước chữ số kích thước đường tròn, cung tròn phải có kí hiệu gì?
GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi cặp bàn và trả lời câu hỏi
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. 
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh. 
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
1.
Đường kích thước, đường gióng được vẽ bằng nét liền mảnh.
2. 
- Phía trước chữ số kích thước đường tròn phải có kí hiệu Ø.
- Phía trước chữ số kích thước cung tròn phải có kí hiệu R.
 Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở.
IV. Kích thước
- Các thành phần của kích thước: đường gióng, đường kích thước và chữ số kích thước
- Đường gióng kẻ vuông góc tại hai đầu mút cần ghi kích thước.
- Đường kích thước kẻ song song với đoạn cần ghi kích thước, hai đầu mút có mũi tên chạm vào đường gióng và cách đầu mút đường gióng một đoạn.
- Chữ số kích thước là chữ số thể hiện độ lớn thực của vật thể, được đặt ở giữa, phía trên đường ghi kích thước và có hướng nghiêng theo hướng của đường kích thước
.
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về tiêu chuẩn trình bày các bản vẽ kĩ thuật
b. Nội dung: HS tiến hành làm bài tập 
c. Sản phẩm: HS các nhóm hoàn thành bài tập
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV đưa ra bài tập (Phiếu học tập số 1)
1. Lập và điền thông tin theo bảng gợi ý sau:
Đường biểu diễn
Hình dạng
Tên nét
Cạnh thấy
?
?
Cạnh khuất
?
?
Đường tâm, đường trục đối xứng
?
?
Đường kích thước, đường gióng
?
?
2. Vẽ lại Hình 1.1 theo tỉ lệ 2:1 lên khổ giấy A4 và ghi kích thước cho hình vẽ.
GV yêu cầu HS thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, hoàn thành bài tập trong thời gian 4 phút.
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. 
Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và thảo luận nhóm cặp bàn và trả lời câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh. 
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở
1.
Đường biểu diễn
Hình dạng
Tên nét
Cạnh thấy
Nét liền đậm
Cạnh khuất
Nét đứt mảnh
Đường tâm, đường trục đối xứng
Nét gạch dài - chấm - mảnh
Đường kích thước, đường gióng
Nét liền mảnh
2. HS tự vẽ lại Hình 1.1 theo tỉ lệ 2:1 lên khổ giấy A4 và ghi kích thước cho hình vẽ.
Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức tiêu chuẩn của các bản vẽ kĩ thuật vào thực tiễn
b. Nội dung: Tiêu chuẩn trình bày các bản vẽ kĩ th ... hiếu đứng
- Hình chiếu cạnh đặt bên phải hình chiếu đứng
Hoạt động 2.4. Tìm hiểu khối đa diện
a. Mục tiêu: Nêu được khái niệm khối đa diện
b. Nội dung: Khối đa diện
c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV đưa ra câu hỏi
Quan sát Hình 2.6 và cho biết: 
1.Các mặt đáy, mặt bên của các khối đa diện là hình gì?
2. Mỗi khối đa diện có những kích thước nào được thể hiện trên hình?
GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên trong thời gian 2 phút.
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. 
Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
 1.
- Khối hộp chữ nhật: Mặt đáy mặt bên là các hình chữ nhật.
- Khối lăng trụ tam giác đều: Mặt đáy là hình tam giác, mặt bên là hình chữ nhật.
- Khối chóp tứ giác đều: Mặt đáy là hình vuông, mặt bên là hình tam giác.
2.
Mỗi khối đa diện có kích thước chiều dài, chiều rộng của đáy (hoặc cạnh đáy) và chiều cao được thể hiện trên hình.
GV: Nêu khái niệm khối đa diện, kể tên khối đa diện thường gặp.
1-2HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở.
III. Hình chiếu vuông góc của khối đa diện
1. Khối đa diện
Khối đa diện là khối hình không gian được bao bởi các mặt là các hình đa giác phẳng
- Khối hình hộp chữ nhật, khối lăng trụ tam giác đều, khối chóp tứ giác đều.
Hoạt động 2.5. Tìm hiểu vẽ hình chiếu vuông góc của khối đa diện
a. Mục tiêu: Xác định được hình chiếu vuông góc khối đa diện
b. Nội dung: Vẽ hình chiếu vuông góc của khối đa diện
c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV đưa ra câu hỏi
1. Từ hình chiếu đứng, xác định vị trí hình chiếu bằng như thế nào?
2. Các hình chiếu của khối hộp chữ nhật là các hình gì? Mỗi hình chiếu thể hiện kích thước nào của khối hộp?
3. Quan sát Hình 2.8 và cho biết:
- Các hình chiếu của khối lăng trụ tam giác đều là hình gì?
- Kích thước của hình chiếu cạnh.
GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên trong thời gian 2 phút.
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. 
Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
1. Kẻ đường gióng từ hình chiếu đứng để xác định vị trí vẽ hình chiếu bằng sao cho hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng.
2. Các hình chiếu của khối hộp chữ nhật là các hình chữ nhật bao quanh hình hộp.
Mỗi hình chiếu thể hiện kích thước:
- Hình chiếu đứng: chiều dài (chiều rộng) x chiều cao.
- Hình chiếu bằng: chiều dài x chiều rộng.
- Hình chiếu cạnh: chiều rộng (chiều dài) x chiều cao.
3. - Hình chiếu đứng: hình chữ nhật.
- Hình chiếu bằng: hình tam giác.
- Hình chiếu cạnh: hình chữ nhật.
- Kích thước của hình chiếu cạnh: a x h.
GV: Nêu cách xác định hình chiếu khối đa diện
1-2HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở.
2. Vẽ hình chiếu vuông góc của khối đa diện
Bước 1. Vẽ hình chiếu đứng
- Căn cứ vào kích thước khối đa diện chọn tỉ lệ phù hợp với khổ giấy vẽ.
- Vẽ một cạnh làm chuẩn, căn cứ vào hình dạng, kích thước mặt trước để vẽ hình chiếu đứng. Tất cả vẽ bằng nét mảnh.
Bước 2. Vẽ hình chiếu bằng
- Kẻ đường gióng từ hình chiếu đứng để xác định vị trí vẽ hình chiếu bằng
- Căn cứ vào hình dạng, kích thước mặt đáy phía trên vẽ hình chiếu bằng
Bước 3. Vẽ hình chiếu cạnh
- Kẻ đường phụ trợ nghiêng 450 so với phương ngang. Kẻ đường gióng từ hình chiếu đứng và hình chiếu bằng để xác định vị trí hình chiếu cạnh.
- Căn cứ và hình dạng mặt bên trái vẽ hình chiếu cạnh.
Bước 4. Hoàn thiện các hình chiếu
- Tẩy bỏ nét thừa, đường gióng, đượng phụ trợ, tô đậm các nét theo quy định
- Ghi kích thước cho bản vẽ.
Hoạt động 2.6. Tìm hiểu khối tròn xoay
a. Mục tiêu: Nêu được khái niệm khối tròn xoay
b. Nội dung: Khối tròn xoay
c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV đưa ra câu hỏi
1. Quan sát Hình 2.9 và cho biết: Khi quay hình chữ nhật, hình tam giác vuông, nửa hình tròn quanh một trục cố định ta được các khối tròn xoay như thế nào?
2. Hãy kể tên một số vật dụng có dạng khối tròn xoay trong đời sống.
GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên trong thời gian 2 phút.
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. 
Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
1.
- Khi quay hình chữ nhật quanh một trục cố định ta được khối trụ.
- Khi quay hình tam giác vuông quanh một trục cố định ta được khối nón.
- Khi quay nửa hình tròn quanh một trục cố định ta được khối cầu.
2. Quả bóng, Trái đất, nón lá, lon bia, quả bóng tenis, viên bi, hộp khoai tây ...
GV: Nêu khái niệm khối tròn xoay, kể tên khối tròn xoay thường gặp.
1-2HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở.
IV. Hình chiếu vuông góc của khối tròn xoay
1. Khối tròn xoay
- Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một mặt phẳng quanh một cạnh cố định của hình
- Khối tròn xoay thường gặp là hình trụ, hình nón, hình cầu.
Hoạt động 2.7. Tìm hiểu vẽ hình chiếu vuông góc của khối tròn xoay
a. Mục tiêu: Xác định được hình chiếu vuông góc khối tròn xoay
b. Nội dung: Vẽ hình chiếu vuông góc của khối tròn xoay
c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV đưa ra câu hỏi
Quan sát Hình 2.10 Em hãy cho biết h và d thể hiện kích thước nào của vật thể?
GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên trong thời gian 2 phút.
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. 
Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- h: chiều cao khối trụ.
- d: đường kính đáy khối trụ/ đườn kính khối cầu.
GV: Nêu cách xác định hình chiếu khối tròn xoay
1-2HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở.
2. Vẽ hình chiếu vuông góc của khối tròn xoay
Bước 1. Vẽ hình chiếu đứng
- Căn cứ vào kích thước khối đa diện chọn tỉ lệ phù hợp với khổ giấy vẽ.
- Vẽ một cạnh làm chuẩn, căn cứ vào hình dạng, kích thước mặt trước để vẽ hình chiếu đứng. Tất cả vẽ bằng nét mảnh.
Bước 2. Vẽ hình chiếu bằng
- Kẻ đường gióng từ hình chiếu đứng để xác định vị trí vẽ hình chiếu bằng
- Căn cứ vào hình dạng, kích thước mặt đáy phía trên vẽ hình chiếu bằng
Bước 3. Vẽ hình chiếu cạnh
- Kẻ đường phụ trợ nghiêng 450 so với phương ngang. Kẻ đường gióng từ hình chiếu đứng và hình chiếu bằng để xác định vị trí hình chiếu cạnh.
- Căn cứ và hình dạng mặt bên trái vẽ hình chiếu cạnh.
Bước 4. Hoàn thiện các hình chiếu
- Tẩy bỏ nét thừa, đường gióng, đượng phụ trợ, tô đậm các nét theo quy định
- Ghi kích thước cho bản vẽ.
* Do tính chất đối xứng nên khối tròn xoay chỉ biểu diễn hai chính chiếu là hình chiếu đứng và hình chiếu bằng hoặc hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh.
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về hình chiếu vật thể
b. Nội dung: HS tiến hành làm bài tập 
c. Sản phẩm: HS các nhóm hoàn thành bài tập
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV đưa ra bài tập
Bài 1. Cho vật thể với các hướng chiếu A, B, C (Hình 2.5a) và các hình chiếu 1, 2, 3 (Hình 2.5b). Hãy ghép cặp hình chiếu với hướng chiếu tương ứng?
Bài 2. Vẽ các hình chiếu của khối chóp tứ giác đều Hình 2.6c với kích thước a = 60 mm, h = 100 mm?
Bài 3. Cho các hình chiếu vuống góc (Hình 2.11a) và các khối tròn xoay (Hình 2.11b). Hãy ghép cặp khối tròn xoay với hình chiếu vuông góc tương ứng?
GV yêu cầu HS thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, hoàn thành bài tập trong thời gian 4 phút.
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. 
Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và thảo luận nhóm cặp bàn và trả lời câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh. 
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở.
Bài 1 
1 - A, 2 - C, 3 - B.
Bài 2
Bài 3. 1 - B; 2 - A
Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về hình chiếu vuông góc của khối hình học cơ bản vào thực tiễn
b. Nội dung: Thực hành vẽ hình chiếu vuông góc của một số khối hình học cơ bản
c. Sản phẩm: Bản ghi trên giấy A4. 
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS tiến hành hoàn thành nhiệm vụ sau
1. Lựa chọn tỉ lệ thích hợp vẽ hình chiếu vuông góc của khối nón có đường kình đáy d=100mm, chiều cao nón h=150mm 
2. Vẽ các hình chiếu vuông góc và ghi kích thước của các vật thể ở hình 2.12
HS nhận nhiệm vụ
Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ của GV.
Báo cáo, thảo luận
HS trình bày kết quả của mình, HS khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.
GV khen bạn có kết quả tốt nhất. HS nghe và ghi nhớ.
Bản ghi trên giấy A4.
- Học bài cũ.
- Đọc trước bài 3: Bản vẽ chi tiết. 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo vào tiết học sau. 
- GV tổng kết lại thức cần nhớ của bài học, đánh giá kết quả học tập trong tiết học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
- Thu hút sự tham gia tích cực của người học.
- Gắn với thực tế.
- Tạo cơ hội thực hành cho người học.
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.
- Hấp dẫn, sinh động.
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung.
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và phiếu học tập.
- Trao đổi, thảo luận. 
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
Phụ lục
Nhóm:........ Lớp:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Quan sát Hình 2.4 và đọc tên các hình chiếu theo hướng chiếu tương ứng.
2. Vì sao phải xoay các mặt phẳng hình chiếu về trùng với mặt phẳng hình chiếu đứng?
3. Cho biết vị trí các hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh so với hình chiếu đứng trên mặt phẳng giấy vẽ.
4. Nét đứt mảnh trên hình chiếu B (Hình 2.4) thể hiện cạnh nào của vật thể?
KÍ DUYỆT GIÁO ÁN TUẦN 1, 2
BGH NHÀ TRƯỜNG
TỔ CHUYÊN MÔN
Phó Hiệu Trưởng
Nguyễn Thị Vân
Tổ trưởng
Trần Thị Thanh
==========*******==========

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_mon_cong_nghe_8_hoc_ki_i_nam_hoc_2023_2024.doc