Kế hoạch bài dạy Lịch sử 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022
BÀI 1. LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG
(Thời gian thực hiện: 01 tiết - Tiết: 01)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Nêu được các khái niệm lịch sử và môn Lịch sử.
- Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- Giải thích được vì sao cần học lịch sử.
2. Về năng lực
Bước đầu rèn luyện các năng lực của môn học như:
- Tìm hiểu lịch sử: Thông qua quan sát, sưu tầm tư liệu, bước đầu nhận diện và phân biệt được các khái niệm lịch sử và khoa học lịch sử, các loại hình và dạng thức khác nhau của các nguồn tài liệu cơ bản của khoa học lịch sử.
- Nhận thức và tư duy lịch sử: Bước đầu giải thích được mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử với hoàn cảnh lịch sử, vai trò của khoa học lịch sử đối với cuộc sống.
- Vận dụng: Biết vận dụng được cách học môn Lịch sử trong từng bài học cụ thể.
3. Về phẩm chất
Bồi dưỡng các phẩm chất yêu nước, nhân ái,
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Lịch sử 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022
Ngày soạn: BÀI 1. LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG (Thời gian thực hiện: 01 tiết - Tiết: 01) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Nêu được các khái niệm lịch sử và môn Lịch sử. - Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. - Giải thích được vì sao cần học lịch sử. 2. Về năng lực Bước đầu rèn luyện các năng lực của môn học như: - Tìm hiểu lịch sử: Thông qua quan sát, sưu tầm tư liệu, bước đầu nhận diện và phân biệt được các khái niệm lịch sử và khoa học lịch sử, các loại hình và dạng thức khác nhau của các nguồn tài liệu cơ bản của khoa học lịch sử. - Nhận thức và tư duy lịch sử: Bước đầu giải thích được mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử với hoàn cảnh lịch sử, vai trò của khoa học lịch sử đối với cuộc sống. - Vận dụng: Biết vận dụng được cách học môn Lịch sử trong từng bài học cụ thể. 3. Về phẩm chất Bồi dưỡng các phẩm chất yêu nước, nhân ái, II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực. - Phiếu học tập dành cho HS. - Một số tranh ảnh được phóng to. - Một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học. - Máy tính, máy chiếu, bài powerpoit. 2. Học sinh - SGK. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: - GV: + Sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp nêu vấn đề, vấn đáp + Tổ chức cho HS làm việc nhóm. - HS: + Dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh, trao đổi thảo luận để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV. + Lắng nghe và tiếp thu kiến thức. c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS. d. Tổ chức thực hiện: Phần này đưa ra các hình ảnh liên quan đến các thế hệ máy tính điện tử tiêu biểu từ khi xuất hiện cho đến ngày nay, nhằm giới thiệu sự thay đổi, phát triển của các loại hình máy tính qua thời gian. GV sử dụng nội dung này để dẫn dắt, định hướng nhận thức của HS vào bài học, rằng sự thay đổi của máy tính điện tử theo thời gian như vậy chính là lịch sử. GV lấy ví dụ gần gũi, sát thực với HS và đặt câu hỏi: ? Sự thay đổi của các sự vật/hiện tượng theo thời gian đó được hiểu là gì ? Đó chính là quá trình hình thành và phát triển của mọi sự vật, hiện tượng và cũng là lịch sử của sự vật, hiện tượng đó. GV nêu ra vấn đề để định hướng nhận thức của HS: Vậy lịch sử là gì ? Vì sao phải học lịch sử ?, để dẫn dắt vào bài mới. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Mục 1. Lịch sử là gì ? a. Mục tiêu: HS hiểu được - Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ và lịch sử là một môn khoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ. - Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người trên cơ sở những thành tựu của khoa học lịch sử. b. Nội dung: - GV: + Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng tư liệu lịch sử, phương pháp nêu vấn đề, thảo luận nhóm, kể chuyện, thuyết trình,... + Tổ chức cho HS làm việc nhóm. - HS: Suy nghĩ, trao đổi thảo luận, trả lời theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1,2,3: Sau phần thảo luận, trả lời của HS đề mở đầu bài học mới, GV tiếp tục dẫn dắt: Sự thay đổi của các dạng máy tính hay một sự vật, hiện tượng qua thời gian như vậy chính là lịch sử hình thành và phát triền của sự vật, hiện tượng đó. Sự thay đổi đó diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc. GV định hướng HS tiếp tục lấy thêm một số ví dụ khác trong tự nhiên và đời sống xã hội và cùng thảo luận để khắc sâu kiến thức. Từ đó, GV giải thích: Lịch sử là gì ? Đó chính là những gì có thật đã xảy ra trong quá khứ và lịch sử xã hội loài người là những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. Môn Lịch sử mà các em được học chỉ nghiên cứu lịch sử loài người. GV cho HS đọc một câu chuyện lịch sử, sau đó cùng thảo luận để trả lời câu hỏi: Đó có phải là lịch sử không ? (Đó chính là lịch sử được con người ghi chép hay chụp lại, tức là lịch sử được nhận thức). Và chính nhờ những câu chuyện hay hình ảnh đó mà lịch sử được lưu giữ lại, các nhà khoa học tiến hành sưu tập, nghiên cứu các tài liệu đó và phục dựng lại lịch sử một cách chân thực nhất. Đó là khoa học lịch sử. Bước 4: GV đánh giá kết quả hoạt động của HS. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. - Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ và lịch sử là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người. - Môn học Lịch sử là môn học tìm hiểu về quá khứ của loài người trên cơ sở của khoa học lịch sử. 2.2. Mục 2. Vì sao phải học lịch sử ? a. Mục tiêu: HS nêu được vai trò của lịch sử và đặt ra yêu cầu phải hiểu rõ lịch sử dân tộc để hiểu biết vế nguồn gốc, truyền thống lịch sử nước nhà, b. Nội dung: - GV: + Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng tư liệu lịch sử, phương pháp nêu vấn đề, thuyết trình,... + Tổ chức cho HS làm việc cá nhân. - HS: Suy nghĩ, trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1, 2,3: GV yêu cầu HS giới thiệu vắn tắt về gia đình mình (gốm mấy thế hệ, là những ai, những sự kiện đáng nhớ, truyền thống gia đình,...) và giải thích: biết được nguồn gốc, truyến thống gia đình thông qua ai, thông qua phương tiện nào và điều đó có tác dụng như thế nào,... Yêu cầu cần đạt: HS hiểu được cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ, tự hào vế truyền thống gia đình và xác định được trách nhiệm của mình để kế tục truyển thống đó,... GV hướng dẫn HS khai thác hai câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được dẫn trong SGK để rút ra ý nghĩa của việc học lịch sử (hai câu thơ đã chỉ ra yêu cầu củng như ý nghĩa, vai trò của việc học lịch sử (“phải biết sử” để “tường gốc tích”). GV khai thác thêm mục “Kết nối với ngày nay” bằng cách đặt câu hỏi cho HS thảo luận và trả lời: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của lời căn dặn của Bác Hồ ? Tại sao Bác lại chọn địa điểm tại Đền Hùng để căn dặn các chiến sĩ ? Lời căn dặn của Bác có ý nghĩa gì ?... G V kết luận. Yêu cầu cẩn đạt: HS nêu được vai trò của lịch sử và đặt ra yêu cầu phải hiểu rõ lịch sử dân tộc để hiểu biết vế nguồn gốc, truyền thống lịch sử nước nhà,... GV cho HS quan sát hai tác phẩm nghiên cứu lịch sử (một tác phẩm nghiên cứu lịch sử Việt Nam và một tác phẩm nghiên cứu lịch sử thế giới) và cho biết tác dụng của việc biên soạn hai tác phẩm đó. Trước khi HS trả lời, GV có thể giới thiệu qua tác giả, nội dung của hai tác phẩm đó, từ đó HS nêu được: Việc biên soạn hai tác phẩm của các nhà sử học chính là giúp chúng ta tìm hiểu về quá khứ, cội nguồn,... của dần tộc và nhân loại. Để từ đó, chúng ta đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng tương lai. Từ việc đặt câu hỏi trên đề HS trả lời và đó cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi: Vì sao phải học lịch sử ? Bước 4: GV chốt lại kiến thức cho HS hiểu và ghi nhớ. - Học lịch sử để hiểu biết về cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc, và rộng hơn là của cả loài người; biết trong quá khứ con người đã sống, đã lao động để cải tạo tự nhiên, xã hội ra sao,... - Học lịch sử giúp đúc kết những bài học kinh nghiêm vế sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống trong tương lai. GV mở rộng (Kết nối với ngày nay): Trước khi tiến về tiếp quản Thủ đô, Bác Hồ đã về thăm Đến Hùng. Tại Đền Giếng, trong Khu di tích Đền Hùng - nơi thờ tự các Vua Hùng, sáng 19 - 9 - 1954, Bác Hồ đã nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ thuộc Đại đoàn quân Tiên Phong. Chỉ tay lên đền, Bác hỏi: “Các chú có biết đây là nơi nào không ? Đây chính là đền thờ Vua Hùng, tổ tiên chúng ta, người sáng lập nước ta. Bác cháu ta gặp nhau ở đây là rất có ỷ nghĩa. Ngày xưa, các Vua Hùng dựng nước, nay Bác cháu ta là những người giành lại đất nước”. Chính tại nơi đây, Bác Hồ đã có câu nói bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Lời dạy của Bác không chỉ giúp ta thấy được truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha ta từ xưa tới nay mà còn nói lên vai trò của Sử học: Chính nhờ Sử học đã phục dựng lại quá trình lập nước thời các Vua Hùng để ngày nay chúng ta tiếp nối truyền thống đó. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về khái niệm lịch sử, môn học Lịch sử và lí do vì sao phải học lịch sử. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS. d. Tổ chức thực hiện: Câu 1. Câu hỏi này đưa ra quan điểm của một danh nhân về vai trò của lịch sử: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống". GV có thể vận dụng phương pháp tranh luận nhằm phát triển kĩ năng, tư duy phản biện của HS. GV chia lớp thành hai nhóm, thảo luận và đại diện nhóm trả lời ý kiến. Có thể hai nhóm HS sẽ đồng tình hoặc không đống tình với ý kiến đó. GV chú trọng khai thác lí do vì sao HS đồng tình hoặc không đống tình, chấp nhận cả những lí do hợp lí khác ngoài SGK hay kiến thức vừa được hình thành của HS. Cuối cùng, GV cẩn chốt lại ý kiến đúng. Câu 3. GV có thể cho HS tự trình bày về cách học lịch sử của bản thân: Học qua các nguồn (hình thức) nào ? Học như thế nào ? Em thấy cách học nào hứng thú/ hiệu quả nhất đối với mình ? Vì sao ?,... Từ đó định hướng, chỉ dẫn thêm cho HS về các hình thức học tập lịch sử để đạt hiệu quả: đọc sách (SGK, sách tham khảo,...), xem phim (phim lịch sử, các băng video, hình,...) và học trong các bảo tàng, học tại thực địa,... Khi học cần ghi nhớ những yếu tố cơ bản cần xác định (thời gian, không gian - địa điểm xảy ra và con người liên quan đến sự kiện đó); những câu hỏi cần tìm câu trả lời khi học tập, tìm hiểu lịch sử. Ngoài ra, GV có thê’ lấy thêm ví dụ về các hình thức khác nữa để HS thấy rằng việc học lịch sử rất phong phú, không chỉ bó hẹp trong việc nghe giảng và học trong SGK như lâu nay các em vẫn thường làm. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà. c. Sản phẩm: Bài tập nhóm. d. Tổ chức thực hiện: Câu 4. GV có thể hỏi HS về môn học mình yêu thích nhất, rồi đặt vấn đề: Nếu thích học các môn khác thì có cần học lịch sử không và định hướng để HS trả lời: - Học lịch sử để biết nguồn gốc tổ tiên và rút ra những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống nên bất cứ ai cũng cần. - Mỗi môn học, ngành học đều có lịch sử hình thành và phát triển của nó: Toán học có lịch sử ngành Toán học, Vật lí có lịch sử ngành Vật lí,... Nếu các em hiểu và biết được lịch sử các ngành nghề thì sẽ giúp các em làm tốt hơn ngành nghề mình yêu thích. Suy rộng ra, học lịch sử là để đúc rút kinh nghiệm, những bài học về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ cho hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Các nhà sử học thời xưa đã nói: “Sử để ghi chép việc, mà việc thì ... Hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa và cư dân Văn Lang - Âu Lạc có điểm nào giống và khác nhau ? b) Em có nhận xét gì về tinh thần đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta trước thế kỷ X ? c) Theo em, những phong tục nào của người Việt trong thời kỳ Bắc thuộc vẫn được duy trì đến ngày nay ? Hết Họ và tên HS :.............................................................. Số báo danh : ................. PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Năm học : 2021 - 2022 Môn : Lịch sử và Địa lí - Lớp 6 I. TRẮC NGHIỆM : (3,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B C D A D B Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm II. TỰ LUẬN : (7,0 điểm) Câu Phần Nội dung Điểm Câu 1 (3,5 điểm) a) Những điểm giống và khác nhau trong hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa và cư dân Văn Lang - Âu Lạc (2,0 điểm) a1. Giống nhau : Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước. 0,5 a2. Khác nhau : - Cư dân Văn Lang - Âu Lạc : + Trồng các loại cây hoa màu, trồng dâu, nuôi tằm; + Các nghề thủ công như nghề luyện kim được chuyên môn hóa; nghề đúc đồng phát triển mạnh, bước đầu biết rèn sắt. 0,75 - Cư dân Chăm-pa : + Chăn nuôi gia súc, gia cầm; + Sản xuất các mặt hàng thủ công; + Phát triển nghề khai thác lâm hải sản; + Giỏi nghề đi biển; + Giao thương hàng hải. 0,75 b) Nhận xét về tinh thần đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta trước thế kỷ X (1,0 điểm) Chứng tỏ tinh thần đấu tranh mạnh mẽ, liên tục, bất khuất của một dân tộc "không chịu cúi đầu" khiến chính quyền đô hộ của người Hán phải thừa nhận đó là dân tộc "rất khó cai trị". 1,0 c) Những phong tục của người Việt trong thời Bắc thuộc vẫn được duy trì đến ngày nay (0,5 điểm) - Tục: Ăn trầu ở một số vùng quê, làm bánh chưng, bánh giày trong các dịp lễ tết, xăm mình. - Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, 0,5 Ngày soạn: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO "KỂ CHUYỆN LỊCH SỬ BẰNG TRANH" (Thời gian thực hiện: 02 tiết - Từ tiết 51 đến tiết 52) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Hiểu được nhân vật lịch sử Ngô Quyền gắn với chiến thắng bạch Đằng năm 938. 2. Về năng lực - Thể hiện trước đám đông. - Kỹ năng nhập vai diễn và diễn xuất. 3. Về phẩm chất Giáo dục truyền thống, khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Giáo viên thông báo chủ đề, giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị trước 2 tuần. - Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực. - Một số hình ảnh và câu chuyện kể về Ngô Quyền gắn với chiến thắng bạch Đằng năm 938. - Tài liệu : Tham khảo trên mạng In-ter-net, SGK Lịch sử 6. - Phương tiện được sử dụng : giấy A0, bút dạ, màu, sưu tầm tranh ảnh, thông tin, tư liệu liên quan. 2. Học sinh Học sinh phân công các nhóm tìm kiếm thông tin liên quan, lên ý tưởng và thực hiện nhiệm vụ. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: - GV: + Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, + Tổ chức cho HS làm việc cá nhân. - HS: + Dưới sự hướng dẫn của GV, HS suy nghĩ để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV. + Lắng nghe và tiếp thu kiến thức. c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV chiếu tranh về Ngô Quyền, giới thiệu nội dung tiết học. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Tìm kiếm và xử lý thông tin a. Mục tiêu: HS biết cách tìm kiếm và xử lí thông tin về nhân vật lịch sử Ngô Quyền. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát các hình ảnh, khai thác thông tin tranh ảnh. c. Sản phẩm: Tìm kiếm và xử lí thông tin về Ngô Quyền. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: - Nhóm 1: Tìm hiểu về tiểu sử nhân vật Ngô Quyền (bối cảnh lịch sử gắn với nhân vật, năm sinh, gia đình, quê quán). - Nhóm 2: Tìm hiểu về hoạt động của nhân vật Ngô Quyền (Gắn với cuộc khởi nghĩa / kháng chiến nào ; Vai trò, công lao của nhân vật trong cuộc khởi nghĩa / kháng chiến đó. Hoạt động của nhân vật đó sau cuộc khởi nghĩa / kháng chiến - Nhóm 3: Các hoạt động của nhân dân ta để ghi nhớ công lao của nhân vật Ngô Quyền. Cả nhóm lựa chọn, thống nhất thông tin. Bước 2,3: - Nhóm trưởng phân công thành viên trong nhóm tìm kiếm thông tin trong SGK, mạng In-ter-net. - Yêu cầu thành viên trình bày kết quả tìm kiếm được. Bước 4: GV đánh giá kết quả hoạt động của HS. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 2.2. Xây dựng và thiết kế sản phẩm a. Mục tiêu: HS biết kể chuyện về nhân vật Ngô Quyền bằng tranh. b. Nội dung: Quan sát tư liệu, kết hợp thông tin có trong bài, GV gợi ý HS thực hiện. c. Sản phẩm học tập: HS kể chuyện bằng tranh về nhân vật Ngô Quyền. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm. Bước 2,3: Các nhóm báo cáo sản phẩm lần lượt từng nhóm 1,2,3 - Cử đại diện lên trình bày sản phẩm của nhóm. - HS thực hiện - GV cho học sinh trong lớp nhận xét cách kể, sản phẩm của nhóm 1 - GV nhận xét, đánh giá. Bước 4: GV nhận xét, đánh giá chung về kết quả của 3 nhóm. GV có thể kể chiếu bổ sung 1 số hình ảnh tham khảo: và kể chuyện về Ngô Quyền cho HS nghe: Sau trận đại thắng lừng danh kim cổ trên sông Bạch Đằng, đập tan quân Nam Hán xâm lược, Ngô Quyền lên ngôi vua, mở ra thời kỳ trung hưng rực rỡ của dân tộc. Bởi vậy, Ngô Quyền được giới sử gia xếp là người đứng đầu trong các bậc vua chúa ở Việt Nam xưa kia. Ngô Quyền sinh năm 898, mất năm 944, là người Đường Lâm (nay là Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội). Ông vốn sinh ra trong một dòng họ hào trưởng có thế lực, rất được người dân địa phương mến phục. Khi trưởng thành, Ngô Quyền nổi tiếng là một thanh niên khôi ngô, tuấn kiệt, văn võ toàn tài. Ông được Dương Đình Nghệ, người đứng đầu một thế lực lớn nhất nhì cả nước thời bấy giờ, gả con gái và tin cậy giao cho cải quản cả vùng đất Ái Châu rộng lớn, trù phú. Khi Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn sát hại, đoạt ngôi vị Tĩnh Hải Quân Tiết độ sứ (người đứng đầu Tĩnh Hải Quân – tên gọi của nước ta thời bấy giờ). Do soán ngôi bất minh, Kiều Công Tiễn bị dân chúng và các thế lực quyền lực phản đối kịch liệt. Chẳng những thế, Kiều Công Tiễn còn đứng trước nguy cơ bị các cánh quân của các tướng lĩnh người Việt thảo phạt, trong đó có Ngô Quyền – người rất căm tức Kiều Công Tiễn vì đã sát hại cha vợ mình. Hoảng sợ trước viễn cảnh đen tối, Kiều Công Tiễn dấn thêm một bước sai lầm tệ hại, cầu cứu nhà Nam Hán. Chỉ chờ có vậy, nhà Nam Hán bèn lấy cớ xua quân xuống xâm lược nước ta. Tuy nhiên, chưa kịp chờ quân Nam Hán tới cứu, Kiều Công Tiễn đã bị Ngô Quyền tiễu trừ. Sau khi diệt được kẻ nghịch tặc Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền chuẩn bị lực lượng, sẵn sàng đối đầu với quân giặc Nam Hán. Là một người văn võ toàn tài, Ngô Quyền nắm rất rõ quy luật lên xuống thủy triều trên sông Bạch Đằng. Quân Nam Hán lại tấn công nước ta bằng đường thủy. Ngô Quyền bèn dụng mưu nhờ thủy triều diệt giặc giúp. Ông cho người đóng cọc lim, đầu vót nhọn, bọc sắt cứng xuống lòng sông Bạch Đằng. Chờ khi thủy triều lên ngập hết bãi cọc, Ngô Quyền cho quân đi thuyền nhẹ ra khiêu chiến, rồi giả thua bỏ chạy. Quân Nam Hán tưởng thật, bèn ồ ạt dùng thuyền lớn đuổi theo. Khi toàn bộ chiến thuyền của quân Nam Hán rơi vào vùng bãi cọc, cũng là lúc thủy triều xuống rất nhanh. Thuyền Nam Hán bị trúng cọc sắt, đua nhau chìm, lật. Bấy giờ, Ngô Quyền mới dốc tổng lực ra đánh. Quân Nam Hán hỗn loạn, mười phần thì hoặc bị chết chìm, hoặc bị quân ta giết đến 6, 7 phần. Tướng giặc là Lưu Hoằng Tháo cũng chết trong đám hỗn loạn ấy. Bấy giờ là năm 938. Sau trận thắng oanh liệt đó, nhà Nam Hán không còn dám ho he nghĩ tới chuyện xâm lấn nước Việt ta nữa. Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền lên ngôi, xưng là Ngô Vương, đóng đô ở Cổ Loa, mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ cho nước Việt ta. Vì là người mở ra thời kỳ độc lập huy hoàng cho đất nước, Ngô Quyền được giới sử gia tôn vinh là “vua đứng đầu các vua”, hay là “vị tổ trung hưng” của nước Việt. Ghi nhớ công ơn của ông, nhân dân khắp nơi lập đền thờ ông. Người dân Đường Lâm cũng thế. Hiện nay, ở Đường Lâm vẫn còn lưu giữ ngôi đền thờ Ngô Quyền và lăng mộ của ông ở ngay cạnh dặng duối cổ thụ, những cây duối được cho là Ngô Quyền đã dùng để buộc voi thời xưa, nhìn ra sông Tích và mênh mông hồ nước, nơi được cho là Ngô Quyền dùng để huấn luyện đánh thủy binh. Ở Hà Nội, tên của Ngô Quyền được dùng đặt tên cho một con phố lớn. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về nhân vật lịch sử Ngô Quyền. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. c. Sản phẩm: Hoàn thành bài tập. d. Tổ chức thực hiện: * GV đưa vấn đề trao đổi cùng học sinh: ? Với chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền có ý nghĩa lịch sử như thế nào ? - HS chia sẻ: Chiến thắng Bạch Đằng chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ hơn 1000 năm của các triều đại phong kiến Phương Bắc, mở ra một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên của độc lập lâu dài cho dân tộc. ? Qua việc các em kể chuyện về nhân vật Ngô Quyền bằng tranh, em cảm nhận Ngô Quyền là người như thế nà o? - HS chia sẻ: Ngô Quyền là anh hùng yêu nước quyết đấu tranh để dành lại độc lập cho đất nước, có tài trí thông minh nhiều mưu mẹo. ? Thái độ của em đối với nhân vật Ngô Quyền như thế nào ? - HS chia sẻ: Yêu quý, tự hào. ? Em làm gì để thể hiện tình cảm đó ? - HS chia sẻ: Học tập tốt, giữ gìn phát huy những truyền thống của dân tộc. ? Hãy nêu cảm nhận của em sau tiết TNST ngày hôm nay ? - HS chia sẻ: Là hoạt động vui, bổ ích, gắn kết các thành viên trong lớp, trong nhóm. - GV bổ sung và chốt lại nội dung chính của tiết trải nghiệm. ? Các em làm như thế nào để hoàn thành các nhiệm vụ của giáo viên giao ? Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ các em gặp phải khó khăn gì ? - Hs chia sẻ: * Đánh giá : - Học sinh tự đánh giá : + HS tự đánh giá mình qua HĐTNST. + Các nhóm tự đánh giá từng thành viên (theo phiếu): Cá nhân tự đánh giá/ đánh giá đóng góp của các thành viên trong các nhóm theo mức độ 0, 1, 2, 3, 4 Họ và tên thành viên Mức độ đóng góp Cả nhóm thống nhất tự đánh giá các nội dung bằng cách khoanh tròn vào các mức độ A, B, C, D. Nội dung Tinh thần làm việc nhóm Hiệu quả làm việc nhóm Trao đổi, thảo luận trong nhóm Mức độ A B C D A B C D A B C D - Giáo viên đánh giá học sinh : GV nhận xét, đánh giá tinh thần học tập của các nhóm, đánh giá, tuyên dương. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà. c. Sản phẩm: Bài tập nhóm. d. Tổ chức thực hiện: - Yêu cầu học sinh tìm hiểu 1 số nhân vật lịch sử khác: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ. - Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu và trình bày suy nghĩ của em về 1 trong các nhân vật lịch sử : Hai Bà Trưng, Lí Bí, Mai Thúc Loan. KÝ DUYỆT TỔ CHUYÊN MÔN BAN GIÁM HIỆU .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_lich_su_6_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2021.doc