Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 8 - Tuần 8, Bài 9: Base - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm base (tạo ra ion OH-)
- Nêu được kiềm là các hydroxide tan tốt trong nước.
- Tiến hành được thí nghiệm base là làm đổi màu chất chỉ thị, phản ứng với acid tạo muối, nêu và giải thích được hiện tượng và rút ra nhận xét về tính chất hóa học của base.
- Tra được bảng tính tan để biết một số hydroxide cụ thể thuộc loại kiềm hoặc base không tan.
2. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
- Trung thực: Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ đề của bài học.
- Trách nhiệm: Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
3. Về năng lực:
3.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự học và tự chủ: Chủ động, tự tìm hiểu về khái niệm base, tính chất của base và tra bảng tính tan.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm có hiệu quả theo yêu cầu của GV trong thảo luận, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề trong bài học và hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 8 - Tuần 8, Bài 9: Base - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình
Tuần CM: 7,8 Ngày soạn: 14/10/2023 Tiết PPCT: 28,29,30 CHỦ ĐỀ 2: ACID - BASE – pH – OXIDE - MUỐI (21 tiết) BÀI 9: BASE Thời lượng: (3 tiết) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Nêu được khái niệm base (tạo ra ion OH-) - Nêu được kiềm là các hydroxide tan tốt trong nước. - Tiến hành được thí nghiệm base là làm đổi màu chất chỉ thị, phản ứng với acid tạo muối, nêu và giải thích được hiện tượng và rút ra nhận xét về tính chất hóa học của base. - Tra được bảng tính tan để biết một số hydroxide cụ thể thuộc loại kiềm hoặc base không tan. 2. Về phẩm chất: - Chăm chỉ: Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên. - Trung thực: Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ đề của bài học. - Trách nhiệm: Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. 3. Về năng lực: 3.1. Năng lực chung: - Năng lực tự học và tự chủ: Chủ động, tự tìm hiểu về khái niệm base, tính chất của base và tra bảng tính tan. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm có hiệu quả theo yêu cầu của GV trong thảo luận, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề trong bài học và hoàn thành các nhiệm vụ học tập. 3.2. Năng lực khoa học tự nhiên: - Nhận thức KHTN: Trình bày được khái niệm base, nêu được kiềm là các hydroxide tan tốt trong nước. - Tìm hiểu KHTN: Quan sát các thí nghiệm base, nêu và giải thích được hiện tượng và rút ra nhận xét về tính chất hóa học của base được học trong bài. - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được hợp chất nào có tính chất base, phân loại và nêu được tính chất của base được học trong bài. Tra được bảng tính tan để biết được một số hydroxide. Giải quyết tình huống trong thực tiễn. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: - Máy chiếu, bảng nhóm, các hình ảnh theo SGK. - Dụng cụ: Giá để ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, mặt kính đồng hồ, thìa thủy tinh, kẹp gỗ. - Hóa chất: Dung dịch NaOH loãng, dung dịch HCl, CuSO4, Cu(OH)2, giấy quỳ tím, dung dịch phenolphthalein. - Phiếu học tập: 1,2, 3,4. PHỤ LỤC 1: 2. Học sinh: - Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập - Đọc trước nội dung bài 9. Base, tìm hiểu kiến thức liên quan đến bài học qua internet, sách báo. - Giấy A0. III. Tiến trình dạy học 1.Ổn định : Kiểm tra sĩ số Tiết 28Lớp8A1 TS............. HD................Vắng................................................................... Lớp8A2 TS............. HD................ Vắng................................................................... Lớp8A5 TS............. HD................ Vắng................................................................... Tiết 29Lớp8A1 TS............. HD................ Vắng................................................................... Lớp8A2 TS............. HD................ Vắng................................................................... Lớp8A5 TS............. HD................ Vắng................................................................... Tiết 30Lớp8A1 TS............. HD................ Vắng................................................................... Lớp8A2 TS............. HD................ Vắng................................................................... Lớp8A5 TS............. HD................ Vắng................................................................... 2. Kiểm tra miệng: lồng ghép trong các hoạt động học. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: - Tạo hứng thú cho học sinh, dẫn dắt giới thiệu vấn đề để học sinh biết được vai trò của base trong cuộc sống. b. Nội dung: - Cho học sinh xem video quy trình làm bánh mứt hoặc mô tả qua tranh ảnh. - Học sinh quan sát các mẫu sau: (1) Bí đao ngâm trong nước vôi trong làm mứt, (2) cà chua ngâm trong nước vôi trong làm mứt. Tìm hiểu vai trò của nước vôi trong? c. Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ - GV cho học sinh xem video hoặc tranh quy trình làm bánh mứt. - Quan sát mẫu, hình ảnh và trả lời câu hỏi: - Câu hỏi: Để tránh nguyên liệu bị nát vụn khi chế biến trong quá trình làm bánh mứt người ta thường ngâm nguyên liệu vào nước vôi trong. Trong quá trình đó độ chua của một số loại quả sẽ giảm đi. Vì sao lại như vậy? * HS thực hiện nhiệm vụ - Học sinh thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi của GV đưa ra. - GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết. * Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu HS đại diện nhóm trình bày, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Kết luận, nhận định - GV nhận xét, chốt lại kiến thức, đặt vấn đề vào bài. d. Sản phẩm: Học sinh bước đầu nói lên suy nghĩ của bản thân và có hướng điều chỉnh đúng trong vấn đề nghiên cứu. => Nước vôi trong có tính kiềm (base) sẽ tác dụng với acid trong các loại quả làm cho độ chua của một số loại quả sẽ giảm đi. (GV nói thêm: Nước vôi trong không chỉ có tác dụng tạo nên độ trong, dẻo và dai cho các loại bánh mứt, mà còn giảm bớt được mùi hăng cũng như vị đắng đối với một số loại mứt (như mứt cà rốt, mứt gừng, mứt đu đủ, mứt cà chua, mứt vỏ cam) giúp món mứt trở nên thơm ngon hơn). HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm của base và phân loại base. a. Mục tiêu: - Nêu được khái niệm base (tạo ra ion OH-), cách gọi tên và công thức hóa học của một số base thông dụng. - Nêu được kiềm là các hydroxide tan tốt trong nước. - Tra được bảng tính tan để biết một số hydroxide cụ thể thuộc loại kiềm hoặc base không tan. b. Nội dung: GV hướng dẫn, cho HS hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ Tìm hiểu khái niệm base, công thức cấu tạo, Phân loại và gọi tên. Tìm hiểu bảng tính tan. c. Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ - Nhiệm vụ 1: GV yêu cầu 4 nhóm HS quan sát nội dung trình bày trong bảng tìm hiểu tên một số base thông dụng, công thức hoá học và dạng tồn tại của base trong dung dịch và hoàn thành phiếu học tập 1 theo nhóm. - Nhiệm vụ 2: GV yêu cầu HS quan sát bảng tính tan. GV hướng dẫn HS sử dụng bảng tính tan (phụ lục) và thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập 2. PHIẾU HỌC TẬP 1 - Quan sát bảng và thực hiện các yêu cầu sau: - Quan sát bảng và trả lời câu hỏi sau: 1. Công thức hóa học của các base có đặc điểm gì giống nhau? . 2. Em có nhận xét gì về số nguyên tử kim loại và số nhóm OH?. . 3. Các dung dịch base có đặc điểm gì chung? . 4. Thảo luận nhóm và đề xuất khái niệm base? 5. Em hãy nhận xét về cách gọi tên base và đọc tên base Ca(OH)2 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu hỏi: Sử dụng bảng tính tan, em hãy cho biết base nào tan được trong nước, base nào không tan được trong nước: LiOH, KOH, NaOH, Cu(OH)2, Zn(OH)2, Fe(OH)3, Mg(OH)2, Ca(OH)2, Ba(OH)2, Al(OH)3. * HS thực hiện nhiệm vụ - Mỗi nhóm thảo luận lần lượt hoàn thành phiếu học tập số 1,2. - Sau khi thảo luận xong PHT số 1 rút ra kết luận base. * Báo cáo, thảo luận - GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình - Gọi một số HS khác đóng góp ý kiến, bổ sung. * Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. d. Sản phẩm: Câu trả lời của HS trong phiếu học tập số 1,2. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Công thức hoá học của các base đều có chứa nhóm hydroxide (−OH). Có 1 nguyên tử kim loại liên kết với nhiều nhóm OH 3. Các dung dịch base đều có chứa anion OH−. 4. Khái niệm: Base là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide. Khi tan trong nước, base tạo ra ion OH−. 4. Quy tắc gọi tên các base: Tên kim loại (kèm hoá trị đối với kim loại có nhiều hoá trị) + hydroxide. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 + Base tan được trong nước gọi là kiềm: LiOH, KOH, NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2 (tan ít). + Base không tan trong nước: Cu(OH)2, Zn(OH)2, Fe(OH)3, Mg(OH)2, Al(OH)3. I. Khái niệm base: Base là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide. Khi tan trong nước, base tạo ra ion OH-. Ví dụ: NaOH → Na+ + OH- Sodium hydroxide Ion sodium Ion hydroxide Ca(OH)2 → Ca2+ + 2OH- Calcium hydroxide Ion calcium Ion hydroxide * Công thức hóa học của base: - Công thức tổng quát: M(OH)n. Trong đó: n là hóa trị của kim loại M. * Tên gọi base: Tên kim loại + hóa trị (kèm hóa trị nếu kim loại đa hóa trị) + hydroxide VD: Zn(OH)2: Zinc hydroxide ; Fe(OH)3: Iron (III) hydroxide. II. Phân loại base: - Các base được chia làm hai loại tùy vào tính tan của chúng: + Base tan được trong nước gọi là kiềm: LiOH, KOH, NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2 (tan ít). + Base không tan trong nước: Cu(OH)2, Zn(OH)2, Fe(OH)3, Mg(OH)2, Al(OH)3 .. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu tính chất hóa học của base. a. Mục tiêu: - Tiến hành được thí nghiệm base là làm đổi màu chất chỉ thị, phản ứng với acid tạo muối, nêu và giải thích được hiện tượng và rút ra nhận xét về tính chất hóa học của base. b. Nội dung: - Tổ chức cho HS làm thí nghiệm tìm hiểu tính chất của base, nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng, trả lời câu hỏi của GV. - Tìm hiểu một số ứng dụng của base trong đời sống. c. Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp làm 4 nhóm, cho HS đại diện nhóm đọc dụng cụ, hóa chất có trong khay, các nhóm khác kiểm tra đầy đủ dụng cụ, hóa chất trước khí tiến hành thí nghiệm. - GV hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm, cách quan sát và ghi nhận kết quả vào câu 1 trong phiếu học tập số 3. Sau kết quả thí nghiệm yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành câu 2,3,4,5. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Câu 1: Tiến hành thí nghiệm tìm hiểu tính chất của base và hoàn thành bảng sau: STT Thí nghiệm Hiện tượng Phương trình phản ứng 1 Làm đổi màu chất chỉ thị + Cho quỳ tím vào dd NaOH + Nhỏ dd phenolphtalein vào dd NaOH 2 Dung dịch NaOH (đã nhỏ dd phenolphtalein) tác dụng với dung dịch HCl loãng 3 Cu(OH)2 tác dụng với dung dịch HCl loãng Câu 2: Viết phương trình hóa học xảy ra khi cho các base sau: KOH, Cu(OH)2, lần lượt tác dụng với: a. dung dịch hydrochloric acid HCl. b. dung dịch sulfuric acid H2SO4. . Câu 3: Hoàn thành các phương trình theo sơ đồ sau: a. KOH + ? → K2SO4 + H2O b. Mg(OH)2 + ? → MgSO4 + H2O c. Al(OH)3 + H2SO4 → ? + ? Câu 4: Một loại thuốc dành cho bệnh nhân đau dạ dày có chứa Al(OH)3 và Mg(OH)2. Viết phương trình hoá học xảy ra giữa acid HCl có trong dạ dày với các chất trên. .. .. Câu 5: Đọc thông tin SGK hoặc xem tranh hình nêu một số ứng dụng của sodium hydroxide NaOH? .. * HS thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện hoàn thành các yêu cầu của GV lên bảng viết phương trình hóa học. - GV quan sát, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. - GV cho HS thảo luận cặp đôi hoàn thành câu hỏi 2, 3, 4, 5 trong phiếu học tập số 3. * Báo cáo, thảo luận - GV gọi HS đại diện các nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung phần trình bày của nhóm bạn. * Kết luận, nhận định - GV nhận xét, chốt lại kiến thức đúng. d. Sản phẩm: Phiếu học tập số 3 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Câu 1: Tiến hành thí nghiệm tìm hiểu tính chất của base và hoàn thành bảng sau: STT Thí nghiệm Hiện tượng, PTHH 1 Làm đổi màu chất chỉ thị + Cho quỳ tím vào dd NaOH + Nhỏ dd phenolphtalein vào dd NaOH Các dung dịch base (kiềm) làm đổi màu chất chỉ thị: + Quỳ tím thành xanh. + Dung dịch phenolphthalein không màu thành màu hồng. 2 Dung dịch NaOH (đã nhỏ dd phenolphtalein) tác dụng với dung dịch HCl loãng Dung dịch màu hồng chuyển sang không màu NaOH + HCl → NaCl + H2O 3 Cu(OH)2 tác dụng với dung dịch HCl loãng Chất rắn Cu(OH)2 tan dần, dung dịch màu xanh Cu(OH)2 + 2 HCl → CuCl2 + 2H2O Câu 2: Viết phương trình hóa học xảy ra khi cho các base sau: KOH, Cu(OH)2, lần lượt tác dụng với: a. dung dịch hydrochloric acid HCl. b. dung dịch sulfuric acid H2SO4. => a. KOH + HCl → KCl + H2O ; Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O => b. 2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O ; Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O Câu 3: Hoàn thành các phương trình theo sơ đồ sau: a. 2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O b. Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O c. 2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H2O Câu 4: Các phương trình hoá học xảy ra: Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O; Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O. Câu 5: Xem mục e có biết sgk/54. Sodium hydroxide NaOH có rất nhiều ứng dụng phổ biến như: sản xuất giấy, sản xuất nhôm, chất tẩy rửa, các muối sodium, II. Tính chất hóa học của base. - Các dung dịch base (kiềm) làm đổi màu chất chỉ thị: + Quỳ tím thành xanh. + Dung dịch phenolphthalein không màu thành màu hồng. - Các base khác như KOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)2,... đều phản ứng với dung dịch acid tạo thành muối và nước. - Phản ứng của base với acid tạo thành muối và nước. Phản ứng này được gọi là phản ứng trung hoà luôn xảy ra. Ví dụ: Ca(OH)2 + H2SO4→ CaSO4 + 2H2O. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về khái niệm, tính chất hoá học và ứng dụng của base. - Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học. b. Nội dung: Hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 4. c. Tổ chức thực hiện * Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu nhóm HS trả lời các câu hỏi vào PHT 4. Thời gian 15 phút - GV gợi ý PP giải câu 9,10. * HS thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận trả lời các câu hỏi vào PHT 4. Thời gian 15 phút * Báo cáo, thảo luận - GV gọi HS làm nhanh nhất trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung. * Kết luận, nhận định - GV thu bài, chốt lại đáp án đúng. PHIẾU HỌC TẬP 4 Nhóm HS: Lớp: Câu 1: Base nào là kiềm? A. Ba(OH)2. B. Cu(OH)2. C. Mg(OH)2. D. Fe(OH)2. Câu 2: Base là những chất làm cho quỳ tím chuyển sang màu nào trong số các màu sau đây? A. Đỏ. B. Xanh. C. Tím. D. Vàng Câu 3: Điền vào chỗ trống: "Base là những ... trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm ... . Khi tan trong nước, base tạo ra ion ..." A. Đơn chất, hydrogen, OH− B. Hợp chất, hydroxide, OH− C. Đơn chất, hydroxide, H+ D. Hợp chất, hydrogen, H+ Câu 4: Tìm phát biểu đúng: A. Base là hợp chất mà phân tử có chứa nguyên tử kim loại B. Acid là hợp chất mà phân tử có chứa một hay nhiều nguyên tử H C. Base hay còn gọi là kiềm D. Chỉ có base tan mới gọi là kiềm Câu 5: Dãy base nào đều tan: A. Ba(OH)2, Ca(OH)2, NaOH B. Ba(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)2. C. Mg(OH)2, Fe(OH)2, Zn(OH)2 D. Fe(OH)2, LiOH, KOH Câu 6: Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, ta quan sát được hiện tượng là: A. Có khí thoát ra B. Xuất hiện kết tủa màu trắng C. Xuất hiện kết tủa xanh lam D. Xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu Câu 7: Base tan và không tan có tính chất hoá học chung là: A. Làm quỳ tím hoá xanh. B. Tác dụng với oxide axit tạo thành muối và nước. C. Tác dụng với acid tạo thành muối và nước. D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit base và nước Câu 8: Cho 1g NaOH rắn tác dụng với dd chứa 1g HNO3. Dung dịch sau phản ứng có môi trường: A. Trung tính B. Base C. Acid D. Lưỡng tính Câu 9: Cho 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 100ml dung dịch HCl 0,1M. Dung dịch thu được sau phản ứng: A. Làm quỳ tím hoá xanh. B. Làm quỳ tím hoá đỏ. C. Phản ứng được với magiê giải phóng khí hydrogen. D. Không làm đổi màu quỳ tím. Câu 10: Cho 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M vào 250ml dung dịch H2SO4 0,3M. Khối lượng kết tủa thu được là: A. 17,645 g B. 16,475 g C. 17,475 g D. 18,645 g d. Sản phẩm: Câu trả lời Phiếu học tập số 4. * Hướng dẫn trả lời PHT số 4: Đáp án PHIẾU HỌC TẬP 4 Câu 1: Base nào là kiềm? A. Ba(OH)2. B. Cu(OH)2. C. Mg(OH)2. D. Fe(OH)2. Câu 2: Base là những chất làm cho quỳ tím chuyển sang màu nào trong số các màu sau đây? A. Đỏ. B. Xanh. C. Tím. D. Vàng Câu 3: Điền vào chỗ trống: "Base là những ... trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm ... . Khi tan trong nước, base tạo ra ion ..." A. Đơn chất, hydrogen, OH− B. Hợp chất, hydroxide, OH− C. Đơn chất, hydroxide, H+ D. Hợp chất, hydrogen, H+ Câu 4: Tìm phát biểu đúng: A. Base là hợp chất mà phân tử có chứa nguyên tử kim loại B. Acid là hợp chất mà phân tử có chứa một hay nhiều nguyên tử H C. Base hay còn gọi là kiềm D. Chỉ có base tan mới gọi là kiềm Câu 5: Dãy base nào đều tan: A. Ba(OH)2, Ca(OH)2, NaOH B. Ba(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)2. C. Mg(OH)2, Fe(OH)2, Zn(OH)2 D. Fe(OH)2, LiOH, KOH Câu 6: Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, ta quan sát được hiện tượng là: A. Có khí thoát ra B. Xuất hiện kết tủa màu trắng C. Xuất hiện kết tủa xanh lam D. Xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu Câu 7: Base tan và không tan có tính chất hoá học chung là: A. Làm quỳ tím hoá xanh. B. Tác dụng với oxide axit tạo thành muối và nước. C. Tác dụng với acid tạo thành muối và nước. D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit base và nước Câu 8: Cho 1g NaOH rắn tác dụng với dung dịch chứa 1g HNO3. Dung dịch sau phản ứng có môi trường: A. Trung tính B. Base C. Acid D. Lưỡng tính Hướng dẫn: Câu 9: Cho 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 100ml dung dịch HCl 0,1M. Dung dịch thu được sau phản ứng: A. Làm quỳ tím hoá xanh. B. Làm quỳ tím hoá đỏ. C. Phản ứng được với magiê giải phóng khí hydrogen. D. Không làm đổi màu quỳ tím. Hướng dẫn: nOH- = 2 . nBa(OH)2 = 0,02 mol ; nH+= nHCl = 0,01 mol Ta có: nOH- > nH+, dd sau phản ứng base dư làm quỳ tím hóa xanh.. Câu 10: Cho 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M vào 250ml dung dịch H2SO4 0,3M. Khối lượng kết tủa thu được là: A. 17,645 g B. 16,475 g C. 17,475 g D. 18,645 g Hướng dẫn: n= 0,08 mol => nBa= n= 0,08 mol nHSO= 0,075 mol => nSO 2- = nHSO= 0,075 mol (Ba2+ + SO42- → BaSO4↓) Số mol kết tủa thu được tính theo nSO 2- = 0,075 mol mBaSO4 = 0,075 x 233 = 17,475 g HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a. Mục tiêu: - Vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong thực tiễn. - Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe. b. Nội dung: HS tìm hiểu, giải quyết các câu hỏi/tình huống c. Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ - GV thiết kế hoạt động và giao việc cho HS về nhà hoàn thành. Yêu cầu nộp báo cáo (bài thu hoạch). - GV gợi ý HS tham gia tìm hiểu về: 1/ Các loại thực phẩm nào có chứa hàm lượng base cao. Cho biết lợi ích thực phẩm này đối với con người? 2/ Ở nông thôn, người ta thường dùng vôi bột rắc lên ruộng để khử chua cho đất. Biết bằng thành phần chính của vôi bột là CaO. CaO tác dụng với H2O tạo thành Ca(OH)2 theo phương trình hóa học: CaO + H2O Ca(OH)2. Hãy giải thích tác dụng của vôi bột? 3/ Tích cực luyện tập để hoàn thành các bài tập nâng cao về base. Sách BT KHTN8 - CD BTVN: Cho V ml dung dịch A gồm hai acid HCl 0,1M và H2SO4 0,1M trung hòa vừa đủ 30ml dung dịch B gồm hai base NaOH 0,8M và Ba(OH)2 0,1M. Trị số của V là? A. 30 ml B. 100 ml C. 90 ml D. 45 ml * Thực hiện nhiệm vụ - HS hoạt động theo nhóm hoàn thành BT vận dụng, nộp bài thu hoạch. * Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu HS nộp sản phẩm vào đầu buổi học tiếp theo. * Kết luận, nhận định - Căn cứ vào nội dung báo cáo, đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của HS (cá nhân hay theo nhóm HĐ). Đồng thời động viên kết quả làm việc của HS. d. Sản phẩm: Bài báo cáo của HS (nộp bài thu hoạch). 1/ Các loại thực phẩm nào có chứa hàm lượng base cao: - Lợi ích: Thường xuyên bổ sung thực phẩm có tính kiềm vào chế độ ăn sẽ làm giảm gánh nặng của cơ thể trong việc trung hòa axít, giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn, ngăn chặn và cải thiện nguy cơ bệnh tật. 2/ Vôi bột tan trong nước tạo thành dung dịch base dùng để khử chua đất do xảy ra phản ứng trung hòa: CaO + H2O → Ca(OH)2 Ca(OH)2 +2HCl→ CaCl2 + 2H2O 3/ BTVN: Cho V ml dung dịch A gồm hai acid HCl 0,1M và H2SO4 0,1M trung hòa vừa đủ 30ml dung dịch B gồm hai base NaOH 0,8M và Ba(OH)2 0,1M. Trị số của V là? A. 30 ml B. 100 ml C. 90 ml D. 45 ml Trả lời: Phản ứng trung hòa tổng số mol nOH- = nH+ Mà nOH- = nNaOH + 2 n Ba(OH) = 0,024 + 2. 0,003 = 0,03 mol nH+ = nHCl + 2 nHSO= 0,1V + 2. 0,1V = 0,3 V => 0,3V = 0,03 => V= 0,1 lit = 100 ml 4. Nhận xét – dặn dò: Học thuộc nội dung bài học - Đọc trước, tìm hiểu nội dung liên quan đến bài 10: Thang pH. + Thang pH dùng để làm gì? IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO DÀNH CHO HỌC SINH - Sách GKKHTN 8 (Cánh diều – NXBĐHSP) - Sách BTKHTN 8 ( Cánh diều - NSBĐHSP ) V. RÚT KINH NGHIỆM . Duyệt của tổ CM Nguyễn Thị Mộng Thơ
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_khoa_hoc_tu_nhien_8_tuan_8_bai_9_base_nam_h.docx