Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 8 - Tuần 7, Bài 8: Acid - Trường THCS Nguyễn Thái Bình
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm acid (tạo ra ion H+).
- Tiến hành được thí nghiệm của hydrochloric acid (làm đổi màu chất chỉ thị; phản ứng với kim loại), nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra nhận xét về tính chất của acid.
- Trình bày được một số ứng dụng của một số acid thông dụng (HCl, H2SO4, CH3COOH).
2. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: Thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả thí nghiệm, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: Hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
3. Về năng lực
3.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu bài.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của giáo viên, tích cực tham gia hoạt động học tập.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 8 - Tuần 7, Bài 8: Acid - Trường THCS Nguyễn Thái Bình
Tuần CM: 7 Ngày soạn: 12/10/2023 Tiết PPCT: 25,26,27 CHỦ ĐỀ 2: ACID - BASE – PH – OXIDE - MUỐI (21 tiết) BÀI 8: ACID Thời lượng: (3 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: - Nêu được khái niệm acid (tạo ra ion H+). - Tiến hành được thí nghiệm của hydrochloric acid (làm đổi màu chất chỉ thị; phản ứng với kim loại), nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra nhận xét về tính chất của acid. - Trình bày được một số ứng dụng của một số acid thông dụng (HCl, H2SO4, CH3COOH). 2. Về phẩm chất: - Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực. - Trung thực: Thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả thí nghiệm, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá. - Trách nhiệm: Hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập. 3. Về năng lực 3.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu bài. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của giáo viên, tích cực tham gia hoạt động học tập. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập. 3.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm acid (tạo ra ion H+). Viết được công thức, gọi tên và trình bày được một số ứng dụng của một số acid thông dụng (HCl, H2SO4,CH3COOH). - Tìm hiểu tự nhiên: Tiến hành được thí nghiệm của hydrochloric acid (làm đổi màu chất chỉ thị; phản ứng với kim loại), nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra nhận xét về tính chất của acid. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Máy chiếu, bảng nhóm, các hình ảnh theo SGK. - Các dụng cụ, hoá chất để tiến hành các thí nghiệm 1, 2 đã nêu trong SGK. + Dụng cụ: Mặt kính đồng hồ, ống hút nhỏ giọt, giá để ống nghiệm, ống nghiệm. + Hóa chất: HCl loãng, giấy quỳ tím, Zn viên. - Phiếu thực hành - Phiếu học tập 1, 2 2. Học sinh: - Vở ghi, SGK, dụng cụ học tập. - Đọc trước nội dung bài 9. Base, tìm hiểu kiến thức liên quan đến bài học qua internet, sách báo. - Giấy A0. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định : Kiểm tra sĩ số Tiết 25Lớp8A1 TS.............. HD................Vắng................................................................... Lớp8A2 TS.............. HD................Vắng................................................................... Lớp8A5 TS.............. HD................Vắng................................................................... Tiết 26Lớp8A1 TS.............. HD................Vắng................................................................... Lớp8A2 TS.............. HD................Vắng................................................................... Lớp8A5 TS.............. HD................Vắng................................................................... Tiết 27Lớp8A1 TS.............. HD................Vắng................................................................... Lớp8A2 TS.............. HD................Vắng................................................................... Lớp8A5 TS.............. HD................Vắng................................................................... 2. Kiểm tra miệng: lồng ghép trong các hoạt động học. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Vận dụng thực tế để trả lời câu hỏi vào bài, kích thích hứng thú học tập ở HS. b. Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời hình thành khái niệm ban đầu về acid. d. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi: + Yêu cầu HS quan sát tranh hình 8.1 SGK/47 cho biết tên của những loại quả trên. Chúng được trồng nhiều ở vùng nào? Thường được sử dụng như thế nào trong đời sống? Chúng có đặc điểm gì chung? + Tại sao giấm ăn, nước quả chanh, đều có vị chua và dùng để loại bỏ cặn trong dụng cụ đun nước? - HS trả lời, GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Acid là loại hợp chất vô cơ thông dụng, vậy acid có công thức là gì, tồn tại ở đâu trong tự nhiên và có ứng dụng như thế nào trong đời sống và sản xuất. Nội dung của bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ xoay quanh nghiên cứu hợp chất này. d. Sản phẩm: Dự kiến câu trả lời của HS + Trồng nhiều ở vùng nhiệt đới, món ăn tươi, món gỏi, nước giải khát, kẹo, quả đều có vị chua + Giấm ăn, nước quả chanh, đều có vị chua và được dùng để loại bỏ cặn trong dụng cụ đun nước do đều có chứa acid HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm của acid a. Mục tiêu: Nêu được khái niệm về acid. Viết được công thức của acid. Biết được công thức của acid có điểm gì giống và khác nhau. Dạng tồn tại của acid trong dung dịch có đặc điểm gì chung. Phân loại và gọi tên. b. Nội dung: Tìm hiểu khái niệm acid, công thức cấu tạo của acid, Phân loại và gọi tên. c. Tổ chức thực hiện: * GV giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu 4 nhóm HS quan sát nội dung trình bày trong bảng tìm hiểu tên một số acid thông dụng, công thức hoá học và dạng tồn tại của acid trong dung dịch và hoàn thành phiếu học tập 1 theo nhóm. PHIẾU HỌC TẬP 1 - Quan sát bảng và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Công thức hoá học của các acid có đặc điểm gì giống nhau? . 2. Dạng tồn tại của acid trong dung dịch có đặc điểm gì chung? . 3. Đề xuất khái niệm về acid. . 4. Hãy cho biết gốc acid và hóa trị gốc acid trong các acid sau: H2SO4, HCl, HNO3. . * HS thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV. - HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập * Báo cáo, thảo luận - GV gọi HS trình bày, các HS nhóm còn lại nhận xét bổ sung. * Kết luận, nhận định - GV kết luận về nội dung kiến thức. GV lưu ý đến hai nội dung trong khái niệm acid là hợp chất có nguyên tử H và khi tan trong nước tách ra H+, đồng thời hướng dẫn HS nhận dạng và phân biệt được một số acid thông dụng với các hợp chất khác. d. Sản phẩm: câu trả lời của HS 1. Công thức hoá học của các acid đều có chứa nguyên tử H. 2. Dạng tồn tại của acid trong dung dịch đều chứa cation (ion dương) H+. 3. Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+ 4. Gốc acid : =SO4 (II) , -Cl (I), -NO3(III) I. Khái niệm acid - Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. - Dung dịch acid có vị chua. VD: HCl, H2SO4, H3PO4 - Khi tan trong nước acid tạo ra ion H+. - Acid tạo ra ion H+ theo sơ đồ sau: Acid ion H+ + ion âm gốc acid VD: HCl H+ + Cl- ; H2SO4 H2+ + SO42- * Kiến thức bổ sung: * Lưu ý: Acid đa số tan, trừ H2SiO3 1. Acid không có oxygen: Tên gọi : Hydro + tên Phi Kim + ic + acid. VD: HCl hydro chloric acid 2. Acid có oxygen Tên gọi : Tên Phi Kim + ic (hoặc ous) + acid. VD: H2SO4: sulfuric acid ; H2SO3 : sulfurous acid Hoạt động 2.2: Tìm hiểu tính chất hoá học của acid a. Mục tiêu: - Tiến hành được thí nghiệm của hydrochloric acid (làm đổi màu chất chỉ thị; phản ứng với kim loại), nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra nhận xét về tính chất của acid. b. Nội dung: Tiến hành 2 thí nghiệm tìm hiểu tính chất hoá học của acid - GV hướng dẫn HS: Thực hiện 2 thí nghiện theo nhóm hoàn thành phiếu thực hành và phiếu học tập 2. PHIẾU THỰC HÀNH Tên Thí nghiệm Dụng cụ, hoá chất Cách tiến hành Hiện tượng quan sát Thí nghiệm 1 - Dụng cụ: Mặt kính đồng hồ, ống hút nhỏ giọt. - Hoá chất: Dung dịch HCl loãng, giấy quỳ tím. Đặt mẫu giấy quỳ tím lên mặt kính đồng hồ, lấy dung dịch HCl loãng và nhỏ một giọt lên mẩu giấy quỳ tím. Thí nghiệm 2 - Dụng cụ: Giá để ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt. - Hoá chất: Dung dịch HCl loãng, Zn viên. Cho một viên Zn vào ống nghiệm, sau đó cho thêm vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch HCI loäng. PHIẾU HỌC TẬP 2 1. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra giữa dung dịch HCl với Zn. .. 2. Viết sơ đồ tổng quát minh hoạ tính chất của acid. .. 3. Viết phương trình hóa học xảy ra trong các trường hợp sau: a. Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với Zn. .. b. Dung dịch HCl loãng tác dụng với Mg. .. c. Tổ chức thực hiện: * GV giao nhiệm vụ học tập - HS thực hiện 2 thí nghiệm theo nhóm. - HS hoàn thành phiếu thực hành và bài tập viết PTHH phiếu học tập 2. * HS thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện thí nghiệm theo nhóm và hoàn thành phiếu thực hành và bài tập viết PTHH. * Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm trình bày kết quả thực hành và kết quả thảo luận. - Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. * Kết luận, nhận định - GV kết luận về tính chất hoá học của acid - GV giới thiệu thêm kiến thức những kim loại nào tác dụng được với acid HCl và H2SO4 loãng. - Định hướng HS tìm hiểu ứng dụng của acid. d. Sản phẩm: Dự kiến câu trả lời của HS: PHIẾU THỰC HÀNH Tên TN Dụng cụ, hoá chất Cách tiến hành Hiện tượng quan sát Thí nghiệm 1 - Dụng cụ: Mặt kính đồng hồ, ống hút nhỏ giọt. làm - Hoá chất: Dung dịch HCl loãng, giấy quỳ tím. Đặt mẫu giấy quỳ tím lên mặt kính đồng hồ, lấy dung dịch HCl loãng và nhỏ một giọt lên mẩu giấy quỳ tím. Mẫu quỳ tím hoá đỏ. Thí nghiệm 2 - Dụng cụ: Giá để ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt. - Hoá chất: Dung dịch HCl loãng, Zn viên. Cho một viên Zn vào ống nghiệm, sau đó cho thêm vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch HCI loäng. - Viên Zn ta, có bọt khí sinh ra. - Dấu hiệu xảy ra phản ứng là có khí sinh ra, viên Zn tan. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑ Sơ đồ tổng quát: Acid + Kim loại Muối + hydrogen. PTHH: a. Zn + H2SO4 (l)→ ZnSO4 + H2↑ b. Mg + HCl → MgCl2 + H2↑ II. Tính chất hoá học của acid 1. Làm đổi màu chất chỉ thị màu: Dung dịch acid làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. 2. Tác dụng với kim loại: Dung dịch acid tác dụng được với nhiều kim loại tạo ra muối và khí hydrogen. Acid + Kim loại Muối + hydrogen Lưu ý cho biết dãy kim loại: Ghi nhớ Kim loại đứng trước (H) từ Mg -> Pb tác dụng được với dd acid như dd HCl, H2SO4 loãng, tạo ra muối và giải phóng khí Hydrogen. Ví dụ: Fe + 2HCl FeCl2 + H2 Zn + H2SO4 (loãng) ZnSO4 + H2 Nếu cho 2 kim loại Zn, Fe vào dd HCl dư, thì thứ tự Zn phản ứng trước rồi đến Fe. Nếu cho cho 2 kim loại Zn, Fe vào dd HCl, thì thứ tự Zn phản ứng trước nếu dd axit hết thì sau pư vẫn còn Fe. Hoạt động 2.3: Ứng dụng của một số acid a) Mục tiêu: - Trình bày được một số ứng dụng của một số acid thông dụng (HCl, H2SO4, CH3COOH). b) Nội dung: - HS quan sát sơ đồ ứng dụng của acid, sau đó mô tả ứng dụng của các acid dựa trên sơ đồ đã quan sát. - HS nêu những ứng dụng khác của acid. - HS hoàn thành BT vận dụng D2 trang 50 SGK theo nhóm. c) Tổ chức thực hiện: * GV giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu HS + Quan sát sơ đồ ứng dụng của acid, sau đó mô tả ứng dụng của các acid dựa trên sơ đồ đã quan sát. + Nêu những ứng dụng khác của acid. + Hoàn thành VD2 trang 50 SGK theo nhóm. * HS thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện hoàn thành các yêu cầu của GV. - GV quan sát, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. * Báo cáo, thảo luận - GV gọi HS đại diện các nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung phần trình bày của nhóm bạn. * Kết luận, nhận định - GV nhận xét, chốt lại kiến thức đúng. d) Sản phẩm: Dự kiến câu trả lời của HS - Hoàn thành VD2 trang 50 SGK: Một số món ăn sử dụng giấm trong quá trình chế biến: nộm; bò nhúng giấm; canh chua; III. Ứng dụng của các acid: (sgk/49,50) 1. Hydrochcloric acid (HCl) - Hydrochcloric acid có trong dạ dày của người và động vật giúp tiêu hóa thức ăn. - Hydrochcloric acid được sử dụng nhiều trong công nghiệp. - Một số ứng dụng quan trọng của hydrochcloric acid: Sản xuất tẩy rửa kim loại, sản xuất chất dẻo, điều chế glucose, sản xuất dược phẩm. 2. Sulfuric acid (H2SO4) - Sulfuric acid là một hóa chất quan trọng được sử dụng nhiều trong công nghiệp. - Một số ứng dụng quan trọng của sulfuric acid: sản xuất giấy, acquy, chất dẻo, sơn, phân bón. 3. Acetic acid (CH3COOH) - Acetic acid là một acid hữu cơ có trong giấm ăn với nồng dộ khoảng 4%. - Một số ứng dụng của acetic acid: sản xuất tơ nhân tạo, thuốc diệt côn trùng, chất dẻo, phẩm nhuộm, dược phẩm. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về khái niệm, tính chất hoá học và ứng dụng của acid - Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học. b. Nội dung: Hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3. c. Tổ chức thực hiện - GV cho HS hoạt động cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3. - GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Câu 1. Dãy chất chỉ toàn bao gồm axit là A. HCl; NaOH B. CaO; H2SO4 C. H3PO4; HNO3 D. SO2; KOH Câu 2. Cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng: A. Gốc sunfat SO4 hoá trị I B. Gốc photphat PO4 hoá trị II C. Gốc nitrat NO3 hoá trị III D. Nhóm hiđroxit OH hoá trị I Câu 3. Gốc axit của axit HNO3 có hóa trị mấy ? A. II B. III C. I D. IV Câu 4. HCl, HNO3, H2SO3, H2CO3, H3PO4, H3PO3, HNO2. Số axit có ít nguyên tử oxi là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 5. Hydrochloric acid có công thức hoá học là: A. HClO B. HCl C. HClO2 D. HClO3 Câu 6. Dãy các gốc acid có cùng hoá trị là: A. SO4, SO3, CO3 B. Cl, SO3, CO3 C. PO4, CO3 D. SO3, NO3, Cl Câu 7. Trong số những chất có công thức hoá học dưới đây, chất nào có khả năng làm cho quì tím đổi màu đỏ? A.H2SO4 B. NaOH C. NaCl D. Ca(OH)2 Câu 8. Cho các chất sau: H2SO4, HNO3, NaCl, NaOH, CH3COOH, CuSO4. Số chất thuộc loại axit là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 9. Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là: A. Fe, Cu, Mg. B. Zn, Fe, Cu. C. Zn, Fe, Al. D. Fe, Zn, Ag Câu 10. Để an toàn khi pha loãng H2SO4 đặc cần thực hiện theo cách: A. Rót từ từ acid vào nước B. Cho cả nước và acid vào cùng lúc C. Rót từng giọt nước vào acid D. Cả 3 cách trên đều được. d. Sản phẩm: câu trả lời phiếu học tập số 3 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 C D C B B A A A C A HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a. Mục tiêu - Giúp HS vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong thực tế - Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe. b. Nội dung: HS tìm hiểu, giải quyết các câu hỏi/tình huống c. Tổ chức thực hiện * Chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn thiết kế hoạt động và giao việc cho HS về nhà hoàn thành. Yêu cầu nộp báo cáo (bài thu hoạch). - GV gợi ý HS tham gia tìm hiểu về các tác hại khi sử dụng acid không đúng cách? Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit đến đời sống bạn nên biết? . - Tích cực luyện tập để hoàn thành các bài tập về acid (sách BT KHTN8 –CD) * Thực hiện nhiệm vụ - HS tham gia hoạt động nhóm tìm kiếm kiến thức liên quan thực tiễn cs, sách báo, trang điện tử, thu thập thông tin hoàn thành bài báo cáo của nhóm (nộp bài thu hoạch). * Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu HS nộp sản phẩm vào đầu buổi học tiếp theo. Đại diện nhóm thuyết trình. * Kết luận, nhận định - Căn cứ vào nội dung báo cáo, đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của HS (cá nhân hay theo nhóm HĐ). Đồng thời động viên kết quả làm việc của HS. d) Sản phẩm: Bài báo cáo của HS (nộp bài thu hoạch). 4. Nhận xét – dặn dò - Học thuộc nội dung bài học - Hoàn thành bài tập vận dụng - Chuẩn bị tiết sau tìm hiểu chủ đề base: Đọc trước nội dung bài 9: Base IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO DÀNH CHO HỌC SINH - Sách GKKHTN 8 (Cánh diều – NXBĐHSP) - Sách BTKHTN 8 ( Cánh diều - NSBĐHSP ) V. RÚT KINH NGHIỆM Duyệt của tổ CM Nguyễn Thị Mộng Thơ
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_khoa_hoc_tu_nhien_8_tuan_7_bai_8_acid_truon.docx