Kế hoạch bài dạy Học sinh giỏi Ngữ văn 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Thủy
BUỔI 1:
CHUYÊN ĐỀ 1: VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ
(Dùng chung 3 bộ sách)
Thời lượng: 3 tiết
Bộ Kết nối: Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn (trang 50)
Bộ Chân trời: Bài 1: Tiếng nói của vạn vật (trang 25)
Bộ Cánh diều: Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ (trang 53)
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Viết được đoạn văn có cấu tạo 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, số lượng câu đúng quy định.
- Nêu được ấn tượng, cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Học sinh giỏi Ngữ văn 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Thủy

Ngày soạn: Ngày dạy: BUỔI 1: CHUYÊN ĐỀ 1: VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ (Dùng chung 3 bộ sách) Thời lượng: 3 tiết Bộ Kết nối: Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn (trang 50) Bộ Chân trời: Bài 1: Tiếng nói của vạn vật (trang 25) Bộ Cánh diều: Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ (trang 53) I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Viết được đoạn văn có cấu tạo 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, số lượng câu đúng quy định. - Nêu được ấn tượng, cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. - Năng lực tiếp thu tri thức, kĩ năng viết đoạn văn. 3. Phẩm chất: - Nghiêm túc trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - KHBD; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà; 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ c. Sản phẩm: Hs hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS hoàn thành Phiếu học tập 01: Viết theo trí nhớ những bài thơ 4 chữ hoặc 5 chữ mà em đã học, đọc thêm. Đọc thuộc lòng một trong các bài thơ đó. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân, hoàn thành phiếu học tập 01. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV gọi 1 số HS trả lời nhanh các nội dung của Phiếu học tập. - GV có thể gọi 1 số HS đọc thuộc lòng các bài thơ 4 chữ, 5 chữ đã học. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, khen và biểu dương các HS phát biểu, đọc bài tốt. - Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong chương trình Ngữ văn lớp 6, em đã được tìm hiểu và thực hành cách viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ. Trong phần Viết của bài học này, em sẽ tiếp tục được học cách viết một đoạn văn như thế. 2. ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN a. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức của bài học . b. Nội dung hoạt động: Vận dụng các phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm để ôn tập. c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân hoặc sản phẩm nhóm. d. Tổ chức thực hiện hoạt động. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ Nhiệm vụ 1: Thế nào là đoạn văn? Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV hướng dẫn HS ôn lại kiến thức cơ bản đoạn văn bằng phương pháp hỏi đáp, đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm, trò chơi,.. - HS lần lượt trả lời nhanh câu hỏi của GV về các đơn vị kiến thức cơ bản của bài học. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tích cực trả lời. - GV khích lệ, động viên Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 2: Thế nào là đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ? Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV đặt câu hỏi ? Thế nào là đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghe câu hỏi và trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 3: Những yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV đặt câu hỏi ? Một đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ cần có những yêu cầu gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghe câu hỏi và trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu các dạng đề viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV đặt câu hỏi ? Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ thường có những dạng đề nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghe câu hỏi và trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. Dự kiến sản phẩm - Cảm nhận chung về bài thơ/đoạn thơ bốn chữ, năm chữ - Cảm nhận một khía cạnh nội dung hoặc nghệ thuật nổi bật trong bài thơ/đoạn thơ. Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 5: Tìm hiểu kỹ năng viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV đặt câu hỏi ? Muốn viết đoạn văn thì bước đầu tiên em phải làm gì? ? Khi viết đoạn văn em cần chú ý điều gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghe câu hỏi và trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. Dự kiến sản phẩm Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức. Hoạt động 2: Phương pháp viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu phương pháp chung về viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV đặt câu hỏi ? Muốn viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ, em tiến hành theo mấy bước?Nêu cụ thể từng bước. ? Bước chuẩn bị trước khi viết, em cần chuẩn bị những gì? ? Em tìm ý và lập dàn ý ra sao? ? Phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, em nên viết như thế nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghe câu hỏi và trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. Dự kiến sản phẩm Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu phương pháp cụ thể về viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ GV lưu ý cho HS Nhiệm vụ Viết đoạn văn 7-10 câu ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV đặt câu hỏi ? Trước khi viết, cần chuẩn bị những gì? ? Tìm ý và lập dàn ý cho đề văn trên. ? Viết đoạn văn dựa trên dàn ý đã xây dựng. - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghe câu hỏi và trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. Dự kiến sản phẩm Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức. I/Tìm hiểu chung về đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ: 1/Thế nào là đoạn văn? Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, biểu đạt nội dung tương đối trọn vẹn. Về hình thức, đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành, được bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. 2/Thế nào là đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ? Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ là thể hiện cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của người đọc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ. Vì là đoạn văn nên người viết cần ghi lại những cảm xúc tinh tế nhất, đẹp đẽ nhất, sâu sắc nhất của bản thân về giá trị nội dung và đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ đó hay một phần, một khía cạnh (câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ thậm chí một từ ngữ, hình ảnh hay biện pháp tu từ) trong bài thơ. 3/Những yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ: - Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ. - Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ. - Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ. - Khái quát được cảm xúc về bài thơ. - Bố cục bài viết gồm 3 phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. 4/Các dạng đề viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ: Dạng 1: Cảm nhận chung về bài thơ/đoạn thơ bốn chữ, năm chữ Ví dụ: - Viết đoạn văn cảm nhận cái hay của bài thơ/đoạn thơ bốn chữ hoặc năm chữ. - Viết đoạn văn cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ “Nắng hồng” của nhà thơ Bảo Ngọc/ “Mẹ” (Đỗ Trung Lai)/ “Ông đồ” (Vũ Đình Liên) Dạng 2: Cảm nhận một khía cạnh nội dung hoặc nghệ thuật nổi bật trong bài thơ/đoạn thơ. Ví dụ: - Viết đoạn văn ghi lại cảm nhận về hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm. - Viết đoạn văn ghi lại cảm nhận của em về bức tranh mùa xuân trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. - Viết đoạn văn ghi lại cảm nhận của em về cái hay của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ôi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. (Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải) 5.Kỹ năng viết đoạn văn a. Đọc kỹ đề, nắm chắc yêu cầu của đề - Phạm vi yêu cầu của đề: Giới hạn bài thơ? Tác giả? - Bài thơ viết về điều gì? Người viết sử dụng những tín hiệu nghệ thuật nào đặc sắc? - Độ dài của đoạn văn là bao nhiêu? + 5-7câu + 7-10 câu + 150 chữ-200 chữ + 10 dòng-15 dòng + 2/3 trang giấy thi b. Đọc kĩ bài thơ để nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật: - Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đặc biệt là phát hiện ra những “điểm sáng về nghệ thuật”: hình ảnh thơ dung dị, gần gũi, cách gieo vần, hình ảnh, ngắt nhịp, giọng điệu, biện pháp tu từ,.. Lưu ý: Tình cảm cảm xúc có khi được thể hiện trực tiếp, có khi gián tiếp qua các yếu tố tự sự và miêu tả. Vì thế, đọc bài thơ, người viết còn cảm nhận được bức tranh thiên nhiên, cuộc sống, con người (đối tượng trữ tình) c. Cách viết đoạn văn: - Chú ý độ dài ngắn của đoạn văn theo yêu cầu. - Có các cách diễn đạt đoạn văn: Quy nạp, diễn dịch, tổng –phân –hợp, song hành, móc xích. Tuy nhiên với kiểu bài này nên chọn cách triển khai đoạn văn theo cách Tổng – phân – hợp như sau: Mở đoạn: - Giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả. - Nêu cảm xúc chung về bài thơ. Thân đoạn: - Trình bày cảm xúc của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Cảm xúc đó được gợi ra từ những hình ảnh, từ ngữ nào trong bài thơ? Kết đoạn: - Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ. - Ý nghĩa của bài thơ đối với người viết. II/ Phương pháp viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ: 1/Phương pháp chung: Bước 1: Chuần bị trước khi viết - Xác định, lựa chọn đề tài: HS có thể lựa chọn một bài thơ đã học hoặc đã đọc mà em ấn tượng để bày tỏ cảm nghĩ của mình hoặc nêu cảm nghĩ về một bài thơ mà đề bài yêu cầu. Tuy nhiên, để xác định đề tài, học sinh cần đọc kĩ yêu cầu đề, đọc kĩ bài thơ để xác định: + Đề bài yêu cầu viết về ... cào cào về cháu bắt Rủ rau má, rau sam Vào bát canh ngọt mát Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình (Thời nắng xanh, Trương Nam Hương) ĐÁP ÁN THAM KHẢO PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I.ĐỌC HIỂU 1 C 1,0 2 C 1,0 3 D 1,0 4 A: S; B: Đ 1,0 5 Ý nghĩa nhan đề Mười tay - Chỉ số nhiều về sự vật cụ thể. - Là con số ao ước, không phải là con số có thật đối con người. - Ước mơ của người mẹ (có mười tay) để có thể chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ cho đứa con của mình một cách đầy đủ nhất –> Tình yêu của mẹ dành cho con. 1,0 6 Mẹ ước mình có mười tay để: -Mình mẹ có thể lo được những vất vả trăm bề của cuộc sống (mẹ làm ruộng, hái rau, vay gạo,) -Mình mẹ có thể đủ mạnh để chống đỡ lại các thế lực áp bức (thần quyền, cường quyền) trong xã hội (cầu cúng ma, để van xin, để bẩm thưa, để đỡ đòn) -Mình mẹ có thể yêu thương và che chở cho con nhiều hơn (ôm ấp con đau, giữ lấy con) 1,0 7 - Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều trong bài ca dao: điệp từ, điệp cấu trúc câu. - Tác dụng: + Tạo nhịp điệu tha thiết cho lời thơ. + Khắc họa nỗi vất vả của mẹ và giãi bày tình thương con vô bờ của mẹ. 2,0 8 HS có thể tham khảo gợi ý dưới đây: -Tình mẹ nuôi dưỡng tâm hồn con biết yêu thương, sẻ chia. -Tình mẹ giúp con đủ sức mạnh vượt qua những giông tố cuộc đời. -Tình mẹ giúp tâm hồn con luôn biết sáng tạo mạnh mẽ. -Bài học: yêu thương, kính trọng mẹ, 2,0 II a. Đảm bảo hình thức bài văn nghị luận 0,5 điểm b. Xác định đúng vấn đề: Cảm nhận về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ 0,5 điểm c. Có thể viết bài văn theo định hướng sau : 1/Mở bài: - Giới thiệu bài thơ, tác giả. - Ấn tượng chung về đoạn thơ: Đoạn thơ là những hồi ức sinh động của nhân vật trữ tình về một “Thời nắng xanh”- thời thơ ấu hồn nhiên, trong trẻo. 2/ Thân bài: -Về nội dung + Gắn liền với bà, do đó, “Nắng trong mắt những ngày thơ bé/ Cũng xanh mơn như thể lá trầu”. + Hình ảnh người bà: gắn với thói quen ăn trầu dân dã, cổ truyền (Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau/Chở sớm chiều tóm tém), gương mặt bà trong ráng chiều (Hoàng hôn đọng trên môi bà quạnh thẫm), sự tần tảo đồng áng (Bóng bà đổ xuống đất đai) Cuộc đời vất vả dãi dầu nhưng chính sự tần tảo của bà đã đem lại cho cháu một không gian bình yên để mơ mộng, để lớn lên. Bà đã trở thành một miền hoài niệm. Bà gắn với những gì đẹp đẽ nhất, trong trẻo nhất, làm nên “thời xanh nắng” của cháu. + Gắn với bà là hình ảnh quê hương: Một quê hương nghèo khó nhưng thanh bình: Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài, một vùng quê thuần nông với châu chấu, cào cào, rau má, rau sam Sự gắn bó hòa quyện sâu sắc đến mức người cháu không thể nhận ra bà hay chính là quê hương, không thể hình dung ra tuổi thơ nếu không có bà và hình bóng quê hương. + Gắn với những trò chơi tinh nghịch, dân dã (rủ châu chấu, cào cào về cháu bắt), gắn với những món ăn đơn sơ mà như đã trở thành cao lương mĩ vị khi cháu hồi tưởng lại (Rủ rau má, rau sam/Vào bát canh ngọt mát/Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình). => Qua những hồi ức về tuổi thơ của nhân vật trữ tình, ta nhận ra vẻ đẹp của bà: truyền thống, tần tảo, luôn bao bọc chở che để cháu có một tuổi thơ hồn nhiên theo đúng nghĩa. Đồng thời, ta còn nhận ra vẻ đẹp tâm hồn nhân vật trữ tình: nhạy cảm, tinh tế, giàu tình yêu thương. – Về nghệ thuật: Một trong những điều làm nên nét đặc sắc nhất của đoạn thơ nói riêng, bài thơ nói chung, ấy chính là tác giả đã tạo dựng được một “bầu khí quyển” dân dã, đượm sắc màu cổ tích qua những hình ảnh đẹp, đầy sáng tạo. VD: Hình ảnh Xanh mơn: màu xanh mơn man rười rượi, nắng xanh mơn: cái nắng được lọc qua hồi ức về một người bà luôn tóm tém nhai trầu, vì thế mà nó càng trở nên lung linh, huyền thoại.Thơ Trương Nam Hương giàu hình ảnh, các biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, điệp, lối nói lạ hóa làm nên sức hấp dẫn cho đoạn thơ. 3.Kết bài: Đánh giá chung: Những câu thơ của Trương Nam Hương đã cho ta “một vé đi tuổi thơ”, khơi gợi trong tâm hồn ta tình yêu với quê hương, với người thân, biết trân trọng quá khứ, nguồn cội, trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ. Đó là những tình cảm thường trực trong tâm hồn mỗi người song phải có những câu thơ hay mới đủ sức lay động trái tim. 8,0 điểm d. Sáng tạo : Cách diễn đat độc đáo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề. 0,5 điểm e. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp. 0,5 điểm ĐỀ SỐ 2. PHẦN I. ĐỌC- HIỂU ( 6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới : Cảm ơn mẹ vì luôn bên con Lúc đau buồn và khi sóng gió Giữa giông tố cuộc đời Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về. Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên Mẹ dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. Mẹ là ánh sáng của đời con Là vầng trăng khi con lạc lối Dẫu đi trọn cả một kiếp người Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru (Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung) Câu 1. (1,0 điểm) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2. (1,0 điểm) Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “đi” trong câu:“Dẫu đi trọn cả một kiếp người”? Câu 3. (2,0 điểm) Nêu nội dung chính của bài thơ. Câu 4. (2,0 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong những câu sau: “Mẹ dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ”. PHẦN II. LÀM VĂN ( 14,0 điểm) Câu 1. (4,0 điểm) Cảm ơn mẹ vì luôn bên con Lúc đau buồn và khi sóng gió Giữa giông tố cuộc đời Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về. Những câu ca trên gợi cho em suy nghĩ gì về ý nghĩa của lời cảm ơn trong cuộc sống. Câu 2. (10,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau Nắng trong mắt những ngày thơ bé Cũng xanh mơn như thể lá trầu Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau Chở sớm chiều tóm tém Hoàng hôn đọng trên môi bà quạnh thẫm Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài Bóng bà đổ xuống đất đai Rủ châu chấu, cào cào về cháu bắt Rủ rau má, rau sam Vào bát canh ngọt mát Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình (Thời nắng xanh, Trương Nam Hương) ĐÁP ÁN THAM KHẢO PHẦN CÂU NỘI DUNG TRẢ LỜI ĐIỂM I ĐỌC HIỂU 6,0 điểm 1 - Phương thức biểu đạt chính : biểu cảm. - Thể thơ : tự do 1,0 điểm 2 Nghĩa của từ đi: sống, trải qua 1,0 điểm 3 4 Nội dung chính : Suy ngẫm và lòng biết ơn của con dành cho mẹ. -Nghệ thuật: Điệp ngữ (Mẹ dành). -Tác dụng: + Nhấn mạnh sự chăm lo, hi sinh tuổi xuân, đánh đổi cả cuộc đời để con được trưởng thành, được chạm tới những ước mơ, khát vọng. + Khẳng định vai trò và tầm quan trọng của người mẹ trong cuộc đời mỗi con người. 2,0 điểm 2,0 điểm II LÀM VĂN 14,0 điểm 1 Viết đoạn văn 4,0 điểm a. Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội 0,25 điểm b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 điểm c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn : Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo định hướng sau : Giải thích: Cảm ơn là từ đáp thể hiện sự biết ơn của mình với lòng tốt hay sự giúp đỡ của người khác. Nó chính là cách thể hiện tình cảm, lối ứng xử của con người có văn hóa, lịch sự và biết tôn trọng những người xung quanh mình Chứng minh: + Khẳng định ý nghĩa và đưa ra những biểu hiện cũng như vai trò, tác dụng của lời cảm ơntrong cuộc sống +Lấy một số dẫn chứng, những câu chuyện nhỏ trong cuộc sống hay văn học để làm sáng tỏ. + Khẳng định: Cảm ơn là nét sống văn minh của con người có học thức, có giáo dục. Cảm ơn hoàn toàn không phải là hình thức phức tạp hóa ứng xử, là sự khách sáo mà nó là một sự cần thiết, là quy tắc giao tiếp giữa con người với con người. Bạn đang tự làm đẹp mình khi biết nói hai từ cảm ơn! - Phê phán những hành động đi ngược lại lối sống tốt đẹp và văn minh này, đặc biệt trong xã hội ngày nay - Đưa ra phương hướng và bài học hành động cho bản thân. 3,0 điểm d. Sáng tạo : Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận. 0,25 điểm e. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp. 0,25 điểm 2 Viết bài văn 10,0 điểm a. Đảm bảo hình thức bài văn nghị luận văn học 0,25 điểm b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận : Cảm nhận nội dung nghệ thuật đoạn thơ. 0,25 điểm c. Triển khai vấn nghị luận : Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc. Có thể viết bài văn theo định hướng sau : 1/Mở bài: - Giới thiệu bài thơ, tác giả. - Ấn tượng chung về đoạn thơ: Đoạn thơ là những hồi ức sinh động của nhân vật trữ tình về một “Thời nắng xanh”- thời thơ ấu hồn nhiên, trong trẻo. 2/ Thân bài: -Về nội dung + Gắn liền với bà, do đó, “Nắng trong mắt những ngày thơ bé/ Cũng xanh mơn như thể lá trầu”. + Hình ảnh người bà: gắn với thói quen ăn trầu dân dã, cổ truyền (Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau/Chở sớm chiều tóm tém), gương mặt bà trong ráng chiều (Hoàng hôn đọng trên môi bà quạnh thẫm), sự tần tảo đồng áng (Bóng bà đổ xuống đất đai) Cuộc đời vất vả dãi dầu nhưng chính sự tần tảo của bà đã đem lại cho cháu một không gian bình yên để mơ mộng, để lớn lên. Bà đã trở thành một miền hoài niệm. Bà gắn với những gì đẹp đẽ nhất, trong trẻo nhất, làm nên “thời xanh nắng” của cháu. + Gắn với bà là hình ảnh quê hương: Một quê hương nghèo khó nhưng thanh bình: Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài, một vùng quê thuần nông với châu chấu, cào cào, rau má, rau sam Sự gắn bó hòa quyện sâu sắc đến mức người cháu không thể nhận ra bà hay chính là quê hương, không thể hình dung ra tuổi thơ nếu không có bà và hình bóng quê hương. + Gắn với những trò chơi tinh nghịch, dân dã (rủ châu chấu, cào cào về cháu bắt), gắn với những món ăn đơn sơ mà như đã trở thành cao lương mĩ vị khi cháu hồi tưởng lại (Rủ rau má, rau sam/Vào bát canh ngọt mát/Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình). => Qua những hồi ức về tuổi thơ của nhân vật trữ tình, ta nhận ra vẻ đẹp của bà: truyền thống, tần tảo, luôn bao bọc chở che để cháu có một tuổi thơ hồn nhiên theo đúng nghĩa. Đồng thời, ta còn nhận ra vẻ đẹp tâm hồn nhân vật trữ tình: nhạy cảm, tinh tế, giàu tình yêu thương. – Về nghệ thuật: Một trong những điều làm nên nét đặc sắc nhất của đoạn thơ nói riêng, bài thơ nói chung, ấy chính là tác giả đã tạo dựng được một “bầu khí quyển” dân dã, đượm sắc màu cổ tích qua những hình ảnh đẹp, đầy sáng tạo. VD: Hình ảnh Xanh mơn: màu xanh mơn man rười rượi, nắng xanh mơn: cái nắng được lọc qua hồi ức về một người bà luôn tóm tém nhai trầu, vì thế mà nó càng trở nên lung linh, huyền thoại.Thơ Trương Nam Hương giàu hình ảnh, các biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, điệp, lối nói lạ hóa làm nên sức hấp dẫn cho đoạn thơ. 3.Kết bài: Đánh giá chung: Những câu thơ của Trương Nam Hương đã cho ta “một vé đi tuổi thơ”, khơi gợi trong tâm hồn ta tình yêu với quê hương, với người thân, biết trân trọng quá khứ, nguồn cội, trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ. Đó là những tình cảm thường trực trong tâm hồn mỗi người song phải có những câu thơ hay mới đủ sức lay động trái tim. 9,0 điểm d. Sáng tạo : Cách diễn đat độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận. 0,25 điểm e. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp. 0,25 điểm -------------------------------------------------------------
File đính kèm:
ke_hoach_bai_day_hoc_sinh_gioi_ngu_van_7_nam_hoc_2023_2024_n.doc