Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 (Cánh diều) - Chủ đề 2: Em đang trưởng thành - Năm học 2022-2023 - Trần Văn Dương
TUẦN 5, 6 – TIẾT 14, 17 - CHỦ ĐỀ 2. EM ĐANG TRƯỞNG THÀNH
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
• Nắm được những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống.
• Biết được cách để rèn luyện bản thân trong học tập và cuộc sống.
• Biết cách rèn luyện đức tính chăm chỉ, kiên trì trong công việc.
• Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
• Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
• Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
* Năng lực riêng:
• Nhận diện được những điểm mạnh điểm hạn chế của các môn học, từ đó khắc phục điểm hạn chế.
• Xác định được tính cách kiên trì, chăm chỉ.
• Bày tỏ thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các cá nhân thông qua hành động cụ thể.
3. Phẩm chất:
• Nhân ái: Tôn trọng người khác
• Trách nhiệm: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập, lao động.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 (Cánh diều) - Chủ đề 2: Em đang trưởng thành - Năm học 2022-2023 - Trần Văn Dương

TUẦN 5, 6 – TIẾT 14, 17 - CHỦ ĐỀ 2. EM ĐANG TRƯỞNG THÀNH I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: Nắm được những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống. Biết được cách để rèn luyện bản thân trong học tập và cuộc sống. Biết cách rèn luyện đức tính chăm chỉ, kiên trì trong công việc. Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người. 2. Năng lực * Năng lực chung: Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. * Năng lực riêng: Nhận diện được những điểm mạnh điểm hạn chế của các môn học, từ đó khắc phục điểm hạn chế. Xác định được tính cách kiên trì, chăm chỉ. Bày tỏ thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các cá nhân thông qua hành động cụ thể. 3. Phẩm chất: Nhân ái: Tôn trọng người khác Trách nhiệm: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập, lao động. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên Tư liệu về tuổi dạy thì và tâm lí học sinh tuổi thiếu niên. Tài liệu về phương pháp học tập, phong cách học tập. Thông tin về tôn trọng sự khác biệt. SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7. Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động. Máy tính, máy chiếu (Tivi) 2. Đối với học sinh Tìm đọc, ghi lại thông tin về tuổi dạy thì và tâm lí học sinh tuổi thiếu niên, về phương pháp học tập, phong cách học tập, về tôn trọng sự khác biệt. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi c. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đồng đội mạnh - GV phổ biến cách chơi và luật chơi: + Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 3 bạn. Trong thời gian 3 phút, các thành viên của hai đội lần lượt viết tên những tấm gương vượt khó thành công trong học tập và cuộc sống mà em biết trong sách hoặc ngoài đời. Đội nào viết được nhiều, đúng tên thì đội đó giành được chiến thắng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi. Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động và thảo luận - GV kiểm tra đáp án, tuyên bố đội dành chiến thắng và dẫn dắt HS vào nội dung bài học mới: Khám phá bản thân B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Nhận diện điểm mạnh, điểm hạn chế trong học tập a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân; chia sẻ một cách trung thực; lựa chọn lời khuyên phù hợp của các bạn và thực hiện để học tập tốt hơn. b. Nội dung: GV nêu vấn đề; HS trình bày, lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: Trong suốt những năm học tiểu học, các em cũng đã có những hiểu biết nhất định về điểm mạnh, điểm hạn chế của mình trong học tập,. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Hãy xác định các môn học mà em có điểm mạnh và những môn học em còn gặp khó khăn. ? Trao đổi với bạn về cách học những môn mà em học có hiệu quả.. ? Em lựa chọn được lời khuyên phù hợp nào của các bạn để thực hiện tốt những môn học mà em gặp khó khăn. - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ. a. Hãy xác định các môn học mà em có điểm mạnh và những môn học em còn gặp khó khăn. Gợi ý: - Những môn học em có điểm mạnh: Em cảm thấy hứng thú khi học Em có thể tập trung học - Những môn học em còn gặp khó khăn: Em thấy khó khăn trong tiếp nhận kiến thức môn học Em khó tập trung, mệt mỏi khi học b. Trao đổi với bạn về cách học những môn mà em học có hiệu quả. c. Lựa chọn lời khuyên phù hợp của các bạn và thực hiện để học tốt những môn học mà em gặp khó khăn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét kết quả trao đổi của HS - GV chiếu cung cấp các thông tin bổ sung sưu tầm được. - GV chốt kiến thức, kết luận: + Mỗi cá nhân có thể có thuận lợi và khó khăn khi học các môn học khác nhau. + Khi nhận biết được các khó khăn nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè. 1. Nhận diện điểm mạnh, điểm hạn chế trong học tập Gợi ý: a. Những môn học mà em có điểm mạnh: toán, lý, sinh. Những môn học em còn gặp khó khăn: văn, sử. b. Cách học những môn mà em học có hiệu quả: - Môn toán: nắm vững lý thuyết, giải nhiều bài tập, học nhóm. - Môn lý: vẽ sơ đồ tư duy, làm nhiều bài tập vận dụng và nâng cao. - Môn sinh: tóm tắt ý chính của bài học, ôn lại bài ngay trong ngày, không học thuộc lòng mà đi sâu vào tìm và hiểu bản chất của vấn đề. c. Một số lời khuyên để học tốt những môn học mà em gặp khó khăn: - Học ở nơi thoải mái, yên tĩnh. - Sắp xếp thời gian học tập phù hợp: phân bổ thời gian hợp lí, không học quá sớm hoặc quá muộn,... - Nắm vững lý thuyết môn học. - Học nhóm để giúp đỡ nhau giải quyết các vấn đề của bài học Hoạt động 2. Nhận diện điểm mạnh, điểm hạn chế trong cuộc sống a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong cuộc sống. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thảo luận, hình thành kiến thức. c. Sản phẩm học tập: HS liệt kê được điểm mạnh, điểm yếu của mình. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu yêu cầu: Hãy liệt kê những điểm mạnh, điểm hạn chế của em theo gợi ý SGK/19. a. Hãy liệt kê những điểm mạnh, điểm hạn chế của em theo gợi ý dưới đây: - Điểm mạnh: + Những việc nào em thường làm tốt nhất? + Những kết quả đạt được mà em cảm thấy hài lòng nhất. + Người khác nhận xét em có điểm mạnh gì? Điểm hạn chế: + Em thường thấy khó khăn khi làm những việc gì? + Những kiến thức, kĩ năng nào em còn hạn chế? + Người khác đánh giá điểm hạn chế của em là gì? b. Chia sẻ với bạn về điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc gợi ý sgk, tìm hiểu điểm mạnh và điểm hạn chế của bản thân. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS chia sẻ với các bạn trong nhóm và trước lớp. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Mỗi cá nhân có điểm mạnh và điểm hạn chế. Nhận biết được những điểm đó giúp ta có cơ sở để hoàn thiện bản thân. 2. Nhận diện điểm mạnh, điểm hạn chế trong cuộc sống Gợi ý: - Điểm mạnh: + Những việc thường làm tốt nhất: khả năng thuyết trình, nói trước đám đông, hòa đồng với mọi người + Những kết quả cảm thấy hài lòng nhất: nhận được sự khen ngợi, tán dương, công nhận từ thầy cô giáo và bạn bè, người thân.. + Người khác nhận xét em có điểm mạnh: hoà đồng, hoạt bát, hài hước, vui vẻ, nhiệt tình - Điểm hạn chế: + Em thường thấy khó khăn khi: học các môn tự nhiên như toán, lý, hoá,... + Những kiến thức, kĩ năng em còn hạn chế: khả năng tư duy, hệ thống kiến thức của bài học, kĩ năng tính toán nhanh,... + Người khác đánh giá điểm hạn chế của em: chưa mạnh dạn giơ tay phát biểu trong giờ học, thiếu cẩn thận. Hoạt động 3. Rèn luyện bản thân trong học tập và cuộc sống a. Mục tiêu: HS biết cách nhận diện điểm hạn chế và tìm cách khắc phục. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS xây dựng kế hoạch cải thiện điểm hạn chế. c. Sản phẩm học tập: HS xây dựng được kế hoạch và thực hiện. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu yêu cầu: Lập kế hoạch cải thiện những điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống theo gợi ý SGK/20. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trao đổi với bạn để có thêm các ý kiến góp ý và bổ sung các góp ý phù hợp vào mỗi cột Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS chia sẻ với các bạn trong nhóm và trước lớp. - GV nhận xét một số bản kế hoạch, chỉ ra những điểm tích cực, động viên, khuyến khích HS thực hiện. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Xác định những điểm khó khăn và có cách khắc phục sẽ giúp bản thân ngày càng hoàn thiện hơn. 3. Rèn luyện bản thân trong học tập và cuộc sống Gợi ý: Các điểm hạn chế Cách khắc phục Dự kiến v ệc sẽ làm Kết quả mon đợi Tiếng anh nói lắp bắp, không trôi chảy Tích cực luyện tập nhiều hơn + Học thuộc 5 từ mới mỗi ngày. + Nghe các bài hát tiếng Anh yêu thích. + Đọc các loại truyện song ngữ Nói lưu loát tiếng Anh Thường xuyên có cảm xúc tiêu cực Thả lỏng và suy nghĩ tích cực hơn + Chủ động bắt chuyện với mọi người. + Mỉm cười vào buổi sáng với chính mình. + Tích cực đọc những câu chuyện vui. Trở thành một con người lạc quan, vui vẻ Hoạt động 4. Rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc a. Mục tiêu: HS biết được biểu hiện của tính kiên trì, chăm chỉ, xác định được cách rèn luyện tính cách đó. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ lẫn nhau, hình thành kiến thức c. Sản phẩm học tập: HS biết được biểu hiện và rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu yêu cầu: + Chia sẻ những câu chuyện về tấm gương kiên trì, chăm chỉ mà em biết. + Nêu những biểu hiện của tính kiên trì và chăm chỉ - GV đưa ra câu chuyện ví dụ tham khảo: Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28/6/1947 tại xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, Nam Định. Khi lên bốn, một cơn bạo bệnh bất ngờ đã cướp đi cả hai bàn tay của ông, khiến chúng bị liệt và mãi mãi không cầm được bút nữa. Tuy nhiên, Nguyễn Ngọc Ký quyết không đầu hàng số phận và đã luyện viết bằng bàn chân của chính mình. Đây là một chuyện rất khó khăn, vất vả vì không cầm vững được cây viết đã muốn buông xuôi. Dần dần bình tâm lại, ông đã viết được chữ O, chữ A, sau đó còn vẽ được thước, xoay được compa, làm được lồng chim và những thứ đồ chơi để chơi. Sau này, Nguyễn Ngọc Ký xuất sắc tốt nghiệp ngành Ngữ văn của Đại học Tổng hợp Hà Nội, rồi trở về quê nhà làm thầy giáo. - GV yêu cầu HS: Nêu cách rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận và trả lời câu hỏi - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét kết quả trao đổi của HS - GV chốt kiến thức, kết luận: Tính cách có được qua rèn luyện, do vậy cần rèn luyện thường xuyên để có được tính kiên trì, chăm chỉ. 4. Rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc - Một số biểu hiện của tính kiên trì, chăm chỉ: + Luôn cần cù, chăm chỉ, nỗ lực, chịu khó, quyết tâm hoàn thành công việc đã đặt ra. + Trong học tập: chăm chỉ học bài, làm bài tập về nhà và chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài. + Tự giác, chủ động thực hiện công việc. + Không b ... úc của con người SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7. Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động. Máy tính, máy chiếu (Tivi) 2. Đối với học sinh Tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, câu chuyện về kiểm soát cảm xúc của con người trong cuộc sống; Tranh ảnh về các biểu hiện cảm xúc của con người. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS nhận diện các loại cảm xúc thông qua hình ảnh 3. Sản phẩm học tập: HS thực hiện. 4. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu các hình ảnh, yêu cầu HS: Xem hình ảnh và chỉ ra cách biểu lộ cảm xúc qua hình ảnh đó? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ . Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Mỗi bức ảnh, GV gọi 1 HS đứng dậy trình bày biểu lộ thể hiện qua hình ảnh đó. Gợi ý: 1. Hạnh phúc 2. Bất ngờ 3. Tức giận 4. Hào hứng 5. Chán nản 6. Buồn 7. Yêu thương Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt HS vào hoạt động mới: Nhận biết khả năng, kiểm soát cảm xúc của bản thân. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Nhận biết cảm xúc của bản thân 1. Mục tiêu: HS nhận biết các cảm xúc cơ bản của bản thân và các tình huống xuất hiện cảm xúc đó làm cơ sở để hình thành khả năng kiểm soát cảm xúc. 2. Nội dung: GV nêu vấn đề; HS trình bày, lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu bằng mô tả và giao nhiệm vụ cho HS: Mô tả các tình huống làm nảy sinh các cảm xúc của bản thân mà em nhận biết được. - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét kết quả trao đổi của HS - GV chiếu cung cấp các thông tin bổ sung sưu tầm được. - GV kết luận: Cảm xúc của con người rất đa dạng, tuy vậy có thể nhận biết một số cảm xúc cơ bản thường nảy sinh trong các tình huống nhất định, từ đó kiểm soát như cảm xúc của bản thân. 1. Nhận biết cảm xúc của bản thân (Hoàn thành bảng ở cuối hoạt động) HOÀN THÀNH BẢNG STT Các cảm xúc Mức độ xuất hiện Mô tả tình huống mà em có cảm xúc Trong học tập Trong mối quan hệ với các bạn Trong mối quan hệ với bố mẹ, thầy cô 1 Bất ngờ Thỉnh thoảng Em tự mình giải được một bài toán khó Em được Hà tặng món quà làm quen Được bố mẹ tặng quà sinh nhật 2 Hào hứng Thỉnh thoảng Em được kết nạp Đoàn Em có cơ hội được làm quen với người bạn mới 3 Buồn Thỉnh thoảng Em bị điểm kém môn Toán Em và bạn giận nhau Em bị bố mẹ trách phạt Hoạt động 2: Nhận biết khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân 1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân, thấy mình cần rèn luyện gì để có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn. 2. Nội dung: GV nêu vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi. 3. Sản phẩm học tập: HS biết các dấu hiệu của việc kiểm soát cảm xúc và biết đối chiếu các biểu hiện đó với bản thân. 4. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM *Nhiệm vụ 1. Xác định mức độ kiểm soát cảm xúc của bản thân Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS xác định mức độ kiểm soát cảm xúc của bản thân: + Em tự thấy mình có mức độ kiểm soát cảm xúc như nào? + Em đã nhận biết đúng cảm xúc của bản thân hay chưa? + Trong các tình huống thực tế em đã biết kiềm chế cảm xúc của mình? - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận và trả lời câu hỏi để thấy được mình là người có khả năng kiểm soát cảm xúc hay chưa. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét kết quả trao đổi của HS *Nhiệm vụ 2. Đánh giá mức độ kiểm soát cảm xúc của em trong tình huống cụ thể Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu tình huống, đặt câu hỏi gợi ý: + Trong tình huống như vật, em có thể kiểm soát cảm xúc tốt không? + Nếu trò đùa vui thì em có cảm xúc gì? + Nếu là trò đùa nguy hiểm, em có cách ứng xử như nào? - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận xử lí tình huống - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS đưa ra cách xử lí để nắm được sự kiểm soát cảm xúc tốt. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét. *Nhiệm vụ 3. Chia sẻ những điều cần rèn luyện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS chia sẻ điều em thấy mình cần rèn luyện để có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Gợi ý: + Khi gặp khó khăn em cần rèn luyện điều gì để có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn? + Trước đám đông em có trạng thái như nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS liên hệ và bản thân tự rút ra điều cần rèn luyện để có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn. - GV quan sát và hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS đứng dậy chia sẻ trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, kết luận tổng quan hoạt động 2: Khả năng kiểm soát cảm xúc của chúng ta là khác nhau. Tuy vậy, có thể rèn luyện để nâng cao khả năng này 2. Nhận biết khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân * Xác định mức độ kiểm soát cảm xúc của bản thân (HS liên hệ bản thân) * Xử lí tình huống Trong tình huống như vậy, em có thể kiểm soát cảm xúc: + Nếu trò đùa của Bình là đùa vui thì em sẽ vui vẻ, trò chuyện lại với bạn. + Nếu trò đùa của Bình có chút nguy hiểm, thay vì tỏ ra khó chịu, tức giận, em sẽ góp ý với bạn để lần sau bạn không trêu đùa như vậy nữa. * Chia sẻ những điều cần rèn luyện Điều em thấy mình cần rèn luyện để có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn: + Lạc quan khi gặp khó khăn, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực + Tự tin trước đám đông, không rụt rè, e sợ + Kiềm chế bản thân khi nóng giận. Hoạt động 3: Luyện tập kiểm soát cảm xúc 1. Mục tiêu: HS thực hành kiểm soát cảm xúc của bản thân trong một số tình huống giả định, trên cơ sở đó, HS tiếp tục rèn luyện trong cuộc sống hằng ngày. 2. Nội dung: GV cho HS hoạt động nhóm, xử lí tình huống, hình thành kiến thức 3. Sản phẩm học tập: HS xử lí được tình huống. 4. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu: + Nhóm 1. Tình huống 1 + Nhóm 2. Tình huống 2 + Nhóm 3. Tình huống 3 - GV gợi ý cho HS: + Câu chuyện xảy ra như nào? + Tìm hiểu nguyên nhân câu chuyện đó + Đối với mỗi tình huống em có cách ứng xử và kiểm soát cảm xúc tiêu cực như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm, trao đổi với bạn. - Nhóm trưởng tập hợp ý kiến của các cá nhân trong tổ. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời nhóm trưởng tổng hợp kết quả thảo luận của nhóm và trình bày. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét kết quả trao đổi của HS 3. Luyện tập kiểm soát cảm xúc + Tình huống 1: - Bình tĩnh giải thích với bố mẹ nguyên nhân em ngã - Tuyệt đối không cáu gắt, to tiếng với bố mẹ + Tình huống 2: - Gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực, buồn bã - Thư giãn đầu óc và tinh thần bằng cách nghe nhạc - Rà soát lại kiến thức và tự động viên bản thân phải cố gắng hơn trong lần kiểm tra tiếp theo + Tình huống 3: - Kiềm chế cơn nóng giận - Lắng nghe giải thích của bạn và chia sẻ quan điểm của mình để từ đó cùng nhau thống nhất ý kiến. => Kết luận: Khả năng kiểm soát cảm xúc cần được rèn luyện hằng ngày, trong nhiều tình huống khác nhau. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi. b. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS hiểu được kỹ năng kiểm soát cảm xúc, tìm được câu ca, dao tục ngữ về kiểm soát cảm xúc. d. Tổ chức hoạt động: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi, nêu yêu cầu: Câu 1. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là gì? Câu 2. Tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, caa chuyện về kiểm soát cảm xúc của con người trong cuộc sống. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời các nhóm giới thiệu sản phẩm của mình Gợi ý: C1. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc không có nghĩa là bạn phải tìm mọi cách để loại bỏ, khống chế hay kìm hãm cảm xúc của bản thân. Mà đó là việc bạn học cách kiểm soát cảm xúc để làm chủ cảm xúc của bản thân trong mọi tình huống giao tiếp cho dù hoàn cảnh thực tế có tiêu cực như thế nào đi nữa. C2. Một số câu ca dao, tục ngữ về kiểm soát cảm xúc: Giận quá mất khôn Giận cá chém thớt Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét chuyển sang hoạt động mới. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào bản thân, cuộc sống 2. Nội dung: GV hướng dẫn HS để HS chia sẻ 3. Sản phẩm học tập: HS liên hệ bản thân và chia sẻ. 4. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện theo nhóm: Học cách kiểm soát cảm xúc chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là đối với những bạn trẻ. Tuy nhiên nếu cố gắng rèn luyện và điều chỉnh cảm xúc từng ngày, chắc chắn bạn sẽ thành công trong việc làm chủ cảm xúc cá nhân của mình. Hãy nêu 5 bài học về kỹ năng kiểm soát cảm xúc hữu hiệu mà em sưu tầm được? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS chia sẻ trước lớp, nêu nhận xét, đánh giá, kết thúc bài học. - GV gợi ý: 1. Học cách kiểm soát cảm xúc của bản thân bằng việc điều chỉnh các hành động của cơ thể. 2. Học cách kiểm soát cảm xúc bằng trí tuệ 3. Cách điều khiển cảm xúc bằng sử dụng ngôn từ. 4. Kiểm soát cảm xúc bằng cách rèn luyện sự tự tin 5. Kiểm soát cảm xúc tiêu cực - GV tổng kết, chiếu thông điệp của chủ đề 2: + Nhận biết khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân là bước đầu giúp chúng ta có thể điều chính và kiếm soát các cảm xúc tiêu cực của bản thân. + Việc kiểm soát cảm xúc của bản thân giúp chúng ta duy trì được mối quan hệ hài hòa với mọi người. *Hướng dẫn về nhà: - Hoàn thành các nhiệm vụ: Sưu tầm tư liệu nói về việc kiểm soát cảm xúc Ghi ra những việc mình đã gặp, đã làm liên quan đến cảm xúc trong nững ngày ở tuần tới. - Chuẩn bị bài sau: Chủ đề 3: Thầy cô - người bạn đồng hành. E. RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY: .
File đính kèm:
ke_hoach_bai_day_hoat_dong_trai_nghiem_huong_nghiep_7_canh_d.docx