Kế hoạch bài dạy Công nghệ Lớp 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm - Năm học 2023-2024
TÊN BÀI DẠY: BÀI 1. GIỚI THIỆU VỀ TRỒNG TRỌT
Môn học: Công nghệ - Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Trình bày được vai trò, triển vọng của trồng trọt.
- Kể tên được các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam.
- Nêu được một số phương thức trồng trọt phổ biến.
- Nhận biết được những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.
- Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề trong trồng trọt.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến trồng trọt.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra vai trò và triển vọng của trồng trọt.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong phần một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Công nghệ Lớp 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm - Năm học 2023-2024
Tuần:1, 2 Tiết: 1, 2 Ngày soạn:1/9/2023 KẾ HOẠCH BÀI DẠY: TÊN BÀI DẠY: BÀI 1. GIỚI THIỆU VỀ TRỒNG TRỌT Môn học: Công nghệ - Lớp: 7 Thời gian thực hiện: 02 tiết I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - Trình bày được vai trò, triển vọng của trồng trọt. - Kể tên được các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam. - Nêu được một số phương thức trồng trọt phổ biến. - Nhận biết được những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao. - Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề trong trồng trọt. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến trồng trọt. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra vai trò và triển vọng của trồng trọt. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong phần một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam. 2.2. Năng lực công nghệ: - Năng lực nhận biết công nghệ: Nhận biết, kể tên các nhóm cây trồng phổ biến. - Năng lực tìm hiểu công nghệ: Nêu được vai trò và triển vọng của trồng trọt - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: trình bày được một số ngành nghề trong trồng trọt. 3. Phẩm chất: - Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về các vấn đề về trồng trọt. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, thảo luận về vai trò và triển vọng của trồng trọt. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Hình ảnh liên quan đến bài học. - Phiếu học tập 2. Học sinh: - Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG ( 6 phút ) a) Mục tiêu: - Giúp học sinh biết được vai trò của trồng trọt, các nhóm cây trồng phổ biến, phương thức trồng trọt, trồng trọt công nghệ cao. b) Nội dung: - Học sinh quan sát hình ảnh nêu hiểu biết của bản thân về các vấn đề liên quan đến trồng trọt. c) Sản phẩm: - Học sinh sẽ biết được nội dung của bài 1 giới thiệu về trồng trọt. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chiếu hình ảnh về vai trò của trồng trọt, các phương thức trồng trọt, trồng trọt công nghệ cao. Hs quan sát hình ảnh và nêu hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề liên quan đến trồng trọt? *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh và trả lời *Báo cáo kết quả - GV gọi ngẫu nhiên một học sinh trả lời. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Đây chính là nội dung chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài 1: Giới thiệu về trồng trọt. HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 70 phút ) 2.1 Hoạt động: Tìm hiểu về vai trò và triển vọng của trồng trọt: a) Mục tiêu: - Giúp học sinh nhận thức được vai trò, triển vọng của trồng trọt đối với các lĩnh vực khác nhau trong đời sống và nền kinh tế. b) Nội dung: - Học sinh quan sát hình ảnh 1.1 SKG kết hợp hình ảnh gv chuẩn bị để tìm hiểu về vai trò và triển vọng của trồng trọt ở nước ta. c) Sản phẩm: - Học sinh ghi được vào vở vai trò của trồng trọt đối với đời sống con người, chăn nuôi, xuất khẩu và công nghiệp chế biến. Triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chiếu hình ảnh 1.1 quan sát và nêu vai trò của trồng trọt tương ứng các ảnh trong hình? - Từ hiểu biết của em, kể thêm vai trò của trồng trọt? - GV Hs thảo luận (cặp đôi) trong 2 phút theo phiếu học tập chuẩn bị trước (hộp khám phá). - Việt Nam có những lợi thế nào về khí hậu, địa hình, nông dân, chính sách của nhà nước để phát triển nông nghiệp? *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cặp đôi theo yêu cầu của GV. Hoàn thành phiếu học tập. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. *Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên cặp đôi học sinh trình bày đáp án, mỗi cặp đôi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: GV nhận xét và chốt nội dung vai trò và triển vọng của trồng trọt. I. Vai trò và triển vọng của trồng trọt 1. Vai trò - Cung cấp lương thực, thực phẩm. - Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. - Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp - Cung cấp nông sản cho xuất khẩu. 2. Triển vọng - Điều kiện khí hậu nhiệt đới, địa hình đa dạng thuận lợi cho sự phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau. - Việt Nam có truyền thống nông nghiệp, nông dân cần cù, thông minh, có kinh nghiệm, nhà nước quan tâm phát triển nông nghiệp, áp dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về các nhóm cây trồng phổ biến a) Mục tiêu: - Giúp học sinh nhận biết được các nhóm cây trồng phổ biến và mục đích củac on người khi gieo trồng chúng b) Nội dung: - Học sinh quan sát hình ảnh 1.2 SKG kết hợp hình ảnh gv chuẩn bị để tìm hiểu về vai trò và triển vọng của trồng trọt ở nước ta. c) Sản phẩm: - Học sinh ghi được vào vở tên các nhóm cây trồng, hoàn thành được mẫu bảng trang 8 - SGK d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho hs chơi trò chơi chiếc nón kì diệu thông qua 4 câu hỏi Câu 1: Các loại cây trồng lúa, ngô, khoai, sắn, thuộc nhóm cây trồng nào? Câu 2: Năm 2020 Việt Nam xuất khẩu hạt điều đạt 2,9 tỉ USD (nguồn báo chính phủ). Cây hạt điều thuộc nhóm cây trồng nào? Câu 3: Đây là loài hoa được dung phổ biến trong dịp tết của khu vực miền bắc? Câu 4: Đây là loại cây trồng thuộc họ hồ tiêu, vừa được dùng trong nấu ăn lại còn dùng làm thuốc, nhìn bên ngoài gần giống lá trầu không? *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe thông tin và trả lời - Hoàn thành bảng mẫu trang 8 - SGK *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS trình bày, các học sinh khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung các nhóm cây trồng phổ biến. II. Các nhóm cây trồng phổ biến. - Cây lương thực - Cây công nghiệp - Cây ăn quả - Cây rau - Cây thuốc - Cây gia vị - Cây hoa - Cây cảnh - Cây lấy gỗ Hoạt động 2.3: Một số phương thức trồng trọt phổ biến ở nước ta. a) Mục tiêu: - Giúp học sinh nhận biết được một số phương thức trồng trọt phổ biến gồm: trồng trọt ngoài tự nhiên, trồng trọt trong nhà có mái che và phương thức trồng trọt hỗn hợp. b) Nội dung: - Học sinh đọc, nghiên cứu và quan sát hình ảnh 1.3; 1.4; 1.5 SGK kết hợp hình ảnh gv chuẩn bị để trả lời các câu hỏi liên quan. c) Sản phẩm: - Học sinh ghi được vào vở khái niệm, ưu, nhược điểm của các phương thức trồng trọt. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn hs đọc và nghiên cứu mục III trong SGK, kết hợp quan sát hình 1.3; 1.4; 1.5 yêu cầu hs hoàn thành bảng phụ *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe thông tin và trả lời - Hoàn thành bảng phụ *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS trình bày, các học sinh khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam. III. Một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam 1. Trồng trọt ngoài tự nhiên 2. Trồng trọt trong nhà có mái che. 3. Phương thức trồng trọt kết hợp. Nội dung Trồng trọt ngoài tự nhiên Trồng trọt trong nhà có mái che Phương thức trồng trọt kết hợp Khái niệm Là phương thức trồng trọt phổ biến và được áp dụng cho hầu hết các loại cây trồng. Là phương thức trồng trọt thường được tiến hành ở những nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi hoặc những cây trồng khó sinh trưởng và phát triển trong điều kiện tự nhiên Là phương thức kết hợp giữa phương thức trồng trọt ngoài tự nhiên với phương thức trồng trọt trong nhà có mái che. Ưu điểm Đơn giản, dễ thực hiện. Có thể tiến hành trên diện tích rộng Cây trồng ít bị sâu, bệnh, có thể tạo năng suất cao. Chủ động chăm sóc, sản xuất rau quả trái vụ, an toàn. Tốn ít công lao động, đơn giản, dễ làm. Nhược điểm Cây trồng dễ bị sâu, bệnh hại và các điều kiện bất lợi của thời tiết. Đầu tư lớn và kĩ thuật cao hơn so với trồng trọt ngoài tự nhiên Không đảm bảo được mật độ khoảng cách giữa các cây với nhau, độ nông sâu của cây so với mặt đất. Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về một số đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao. a) Mục tiêu: - Giúp học sinh nhận biết được các đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao. b) Nội dung: - Học sinh đọc, nghiên cứu mục IV và đặt câu hỏi gợi ý liên quan đến đặc điểm của trồng trọt công nghệ cao. c) Sản phẩm: - Học sinh ghi được vào vở đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM *Chuyển giao nhiệm vụ học tập Gv đặt các câu hỏi gợi ý liên quan đến các đặc điểm của trồng trọt công nghệ cao. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe thông tin và trả lời *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS trình bày, các học sinh khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, bổ sung kiến thức về trồng trọt công nghệ cao. - GV nhận xét và chốt nội dung tìm hiểu về một số đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao. IV. Một số đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao. - Sử dụng các giống cây trồng mới cho năng suất cao, chất lượng tốt và thời gian sinh trưởng ngắn - Đất trồng được thay thế bằng các loại giá thể hoặc dung dịch dinh dưỡng. - Ứng dụng thiết bị, công nghệ hiện đại - Người lao động có trình độ cao, quy trình sản xuất khép kín. Hoạt động 2.5: Tìm hiểu về một số ngành nghề trong trồng trọt a) Mục tiêu: - Giúp học sinh biết được các đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề trong trồng trọt từ đó nhận thức được sở thích và sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong trồng trọt. b) Nội dung: - Học sinh đọc, nghiên cứu mục IV và đặt câu hỏi gợi ý liên quan đến đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề trong trồng trọt. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời về đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề trong trồng trotjvaf sở thích, sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong trồng trọt. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM *Chuyển giao nhiệm vụ học tập Gv đặt các câu hỏi gợi ý liên quan đến một số ngành nghề trong trồng trọt: Kĩ sư trồng trọt, kĩ sư bảo vệ thực vật, kĩ sư chọn giống cây trồng. Gv tổ chức cho hs quan sát hình 1.6 và hoàn thành nhiệm vụ trong mục khám phá. Gv tổ chức cho hs liên hệ các ngành nghề trong trồng trọt *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe thông tin và trả lời *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS trình bày, các học sinh khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, bổ sung kiến thức về trồng trọt công nghệ cao. - GV nhận xét và chốt nội dung tìm hiểu về một số ngành ngh ... a cỏ dại B. Hạn chế sự phát triển của sâu bệnh hại C. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây D. Kích thích sự phát triển của hệ sinh vật đất. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. *Thực hiện nhiệm vụ: - HS về nhà làm việc cá nhân tìm hiểu thực tế để hoàn thành nhiệm vụ học tập. * Báo cáo kết quả: + Tiết học sau HS trình bày kết quả làm việc. *Đánh giá kết quả - HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn, bổ sung (nếu có). =>GV nhận xét, đánh giá. Câu trả lời của HS * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Ôn tập kỹ toàn bộ phần kiến thức đã học tiết sau kiểm tra. Về nhà học bài bằng cách vẽ thêm nhánh sơ đồ tư duy. THÀNH PHẦN RỪNG VAI TRÒ 1 a.Chắn gió, chắn sóng 2 b.Bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn 3 c. Ngăn cát bay, lấn biển 4 d. Điều hòa khí hậu 5 e. Sản xuất, khai thác gỗ 6 f. Lưu giữ, đa dạng nguồn gen sinh vật. 7 g. Cung cấp lương thực, thực phẩm BÀI: ÔN TẬP CHƯƠNG 3 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: - Hệ thống hóa kiến thức về chăn nuôi. 2. Về năng lực: * Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: Tìm kiếm và chọn lọc được thông tin phù hợp, vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kỹ năng được học trong các tình huống thực tiễn. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến vai trò, triển vọng của chăn nuôi, một số phương thức chăn nuôi phổ biến, nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng, trị bệnh cho vật nuôi, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra. * Năng lực công nghệ: - Nhận thức công nghệ: Nhận biết được đến vai trò, triển vọng của chăn nuôi. Nhận biết được một số phương thức chăn nuôi phổ biến. Nhận biết và nêu được cách nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng, trị bệnh cho vật nuôi. - Đánh giá công nghệ: Đánh giá việc lựa chọn nuôi dưỡng và chăm sóc một loại vật nuôi trong gia đình. - Thiết kế kỹ thuật: Vẽ được sơ đồ tư duy chương III. - Sử dụng công nghệ: Lập được kế hoạch, tính toán được chi phí cho việc nuôi dưỡng và chăm sóc một loại vật nuôi trong gia đình. 3. Về phẩm chất: - Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. - Trách nhiệm: Tham gia tích cực các hoạt động. II. Thiết bị dạy học và học liệu: 1. Giáo viên: - Giấy A0. - Bút dạ. - Máy chiếu. - Phiếu học tập. 2. Học sinh: - Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm - Học bài cũ. Đọc trước bài mới. III. Tiến trình dạy học: 1. Hoạt động 1: Mở đầu a) Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập cho HS vào nội dung bài học. b) Nội dung: Chăn nuôi. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập - Nêu nội dung cơ bản đã được học ở chương III. * HS thực hiện nhiệm vụ - Hs trả lời. * Báo cáo, thảo luận - HS nhóm khác nhận xét chéo. * Kết luận, nhận định - GV kết luận, biểu dương bằng 1 tràng vỗ tay. GV dẫn dắt vào bài mới. - Giời thiệu về chăn nuôi. - Nuôi dường, chăm sóc vật nuôi. - Phòng trị bệnh cho vật nuôi. 2. Hoạt động 2: Hoạt động ôn tập a) Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức về chăn nuôi. b) Nội dung: Chăn nuôi. c) Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ. Báo cáo kết quả nhóm. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp làm 6 nhóm, các nhóm tiến hành thảo luận nội dung sau (vào phiếu học tập) Nhóm 1: 1. Trình bày vai trò, triển vọng của chăn nuôi. Kể tên một số vật nuôi phổ biến, vật nuôi đặc trưng vùng miền ở nước ta. Nhóm 2: 2. Nêu một số phương thức chăn nuôi ở nước ta và ưu, nhược điểm của từng phương thức. Liên hệ với thực tiễn ở địa phương. Nhóm 3: 3. Trình bày các phương pháp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. Nêu vai trò của nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi. Nhóm 4: 4. Vật nuôi non và vật nuôi trưởng thành có đặc điểm gì khác nhau? Thức ăn và cách chăm sóc vật nuôi non khác với vật nuôi trưởng thành như thế nào? Nhóm 5: 5. So sánh biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non, vật nuôi đực giống, vật nuôi cái sinh sản. Nhóm 6: 6. Em cho biết những biểu hiện khi vật nuôi bị bệnh. Trinh bày nguyên nhân, biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi. 7. Trình bày cách nuôi dưỡng, chăm sóc gà HS nhận nhiệm vụ. * HS thực hiện nhiệm vụ HS nhận nhóm, phân công nhiệm vụ, thảo luận và hoàn thành yêu cầu của GV. GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn. * Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét và bổ sung. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét và bổ sung. * Kết luận, nhận định GV nhận xét phần trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức. HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở. 1. - Vai trò, triển vọng của chăn nuôi: Cung cấp nguồn thực phẩm, cung cấp nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu và chế biến, cung cấp nguồn phân bón hữu cơ quan trọng cho trồng trọt,... - Vật nuôi phổ biến được chia thành hai nhóm chính là gia súc (trâu, bò, lợn) và gia cầm (gà, vịt ). - Vật nuôi đặc trương ở một số vùng miền: Gà Đông Tảo, Chó Phú Quốc 2. Một số phương thức chăn nuôi ở nước ta - Ở nước ta có hai phương thức chân nuôi phổ biền: Chăn nuôi nông hộ và chăn nuôi trang trại. 3. Các phương pháp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. Vai trò của nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi. * Các phương pháp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi - Vệ sinh khu vực chuồng trại - Thu gom và xừ lí chất thải chăn nuôi * Nuôi dưỡng và chăm sóc tốt chúng sẽ khoẻ mạnh, lớn nhanh, ít bị bệnh, cho nhiều sản phẩm (thịt, trứng, sữa,...) chất lượng cao; người chân nuôi có lãi và con vật được đảm bảo phúc lợi động vật. 4. Vật nuôi non và vật nuôi trưởng thành: Đặc điểm, thức ăn và cách chăm sóc. 5. Biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non, vật nuôi đực giống, vật nuôi cái sinh sản. 6. Những biểu hiện khi vật nuôi bị bệnh. Nguyên nhân, biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi. 7. Cách nuôi dưỡng, chăm sóc gà. - Chuồng nuôi. - Thức ăn và cho ăn. - Chăm sóc cho gà. - Phòng, trị bệnh cho gà. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức về chăn nuôi. b) Nội dung: Chăn nuôi. c) Sản phẩm: Hoàn thành sơ đồ. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập GV phân chia lớp thành 3 nhóm, phát giấy A0 cho các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra sơ đồ tư duy về chăn nuôi. * HS thực hiện nhiệm vụ HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ, thảo luận và hoàn thành sơ đồ tư về chăn nuôi. GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn. * Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu các nhóm treo sơ đồ lên bảng, đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. * Kết luận, nhận định GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức. HS nghe và ghi nhớ. Sơ đồ tư duy chương 3: Chăn nuôi. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Mở rộng kiến thức vào thực tiễn. b) Nội dung: Chăn nuôi. c) Sản phẩm: Bản ghi trên giấy A4. d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS về nhà liệt kê các giống vật nuôi đang nuôi phổ biến ở địa phương vào giấy A4. Giờ sau nộp GV. Hướng dẫn tự học ở nhà - Về nhà ôn tập kiến thức đã học chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết. Ngày soạn: Ngày giảng: ÔN TẬP CHƯƠNG IV Thời gian thực hiện: 01 tiết I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Hệ thống hoá được kiến thức của chương IV: Thuỷ sản. 2. Về năng lực: a) Năng lực công nghệ - Nhận thực công nghệ: Trình bày được vai trò của thuỷ sản; nhận biết được một số thuỷ sản có giá trị kinh tế cao ở nước ta; Nêu được quy trình kỹ thuật nuôi, chăm sóc, phòng, trị bệnh, thu hoạch một số loại thuỷ sản phổ biến. - Sử dụng công nghệ : Đo được nhiệt độ, độ trong của nước nuôi thuỷ sản bằng phương pháp đơn giản. - Đánh giá công nghệ: Lập được kế hoạch, tính toán được chi phí cho việc nuôi và chăm sóc một loại thuỷ sản phù hợp. b) Năng lực chung - Giao tiếp và hợp tác: biết trình bày ý tưởng, thảo luận những vấn đề của bài học, thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm. - Tự chủ và tự học: Tự nghiên cứu thu thập thông tin, dữ liệu qua nội dung SGK để trả lời câu hỏi. - Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết vấn đề có gắn với thực tiễn nuôi trồng thuỷ sản ở địa phương và gia đình. 3. Về phẩm chất - Chăm chỉ: Tích cực tìm hiểu kiến thức về thuỷ sản và vận dụng vào thực tế gia đình, địa phương. - Trách nhiệm: Nghiêm túc trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của giáo viên - Nghiên cứu kĩ trọng tâm của Chương IV; - Phiếu học tập. - Giấy A0, A4, bút da, bút màu, nam châm dính bảng. - Sách giáo khoa CN7 và SBT là tài liệu tham khảo chính. 2. Chuẩn bị của học sinh - Ôn lại các bài đã học, đọc trước bài ôn tập. III. Tiến trình dạy học 1. Hệ thống hoá kiến thức, kĩ năng chương IV(15’) a. Mục tiêu: Hệ thống hoá các kiến thức, kĩ năng đã học của Chương IV. b. Nội dung: Học sinh hoàn thành sơ đồ theo hướng dẫn của giáo viên: Gợi ý: Mối liên kết giữa các kiến thức của Chương IV: - Trình bày được vai trò của thuỷ sản; - Nhận biết được một số thuỷ sản có giá trị kinh tế cao ở nước ta; - Nêu được quy trình kỹ thuật nuôi, chăm sóc, phòng, trị bệnh, thu hoạch một số loại thuỷ sản phổ biến. c. Sản phẩm: Sơ đồ khối hệ thống hoá các kiến thức, kĩ năng của Chương IV. d. Tổ chức thực hiện: - GV chia nhóm HS và phát phiếu hoàn thành sơ đồ cho mỗi nhóm( hs gập sách lại) tự hoàn thiện. + HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận. + GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ. + HS trình bày kết quả + GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức + Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở. + GV khai triển thêm các nhánh của sơ đồ để tái hiện kiến thức chi tiết của Chương IV. 2. Câu hỏi ôn tập (25’) a. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức của Chương IV. b. Nội dung: Câu hỏi ôn tập trong SHS và bài tập trong SBT. c. Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi và bài tập. d. Tổ chức thực hiện: Sử dụng hình thức học tập cá nhân kết hợp với học tập theo nhóm. + GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi và làm bài tập ôn tập trong SHS theo từng cá nhân. Nêu các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Nêu các bước trong quy trình nuôi cá trong ao. Em hãy kể một số biện pháp phòng, trị bệnh cho thuỷ sản? Tại sao cần đo độ trong, nhiệt độ nước ao nuôi cá? Nhiệt độ nào phù hợp nhất với cá nuôi trong ao? Việc đo độ trong có ý nghĩa gì với việc nuôi cá? Hoa dự định nuôi 1 bể cá vàng khoảng 10 con. Biết rằng giá mỗi con cá vàng là 15 000 đồng, tiền mua bể và các dụng cụ cần thiết là 60 000 đồng, tiền mua thức ăn là 30 000 đồng/tháng. Em hãy giúp bạn Hoa tính toán chi phí cần thiết để nuôi 10 con cá vàng trong 6 tháng đầu theo mẫu bảng dưới đây. STT Nội dung Đơn vị tính Số lượng Đơn giá(đồng) Chi phí dự tính (đồng) 1 Cá giống Con ? ? ? 2 Bể nuôi, dụng cụ cần thiết Chiếc ? ? ? 3 Thức ăn Tháng ? ? ? Tổng chi phí + GV kết hợp tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm để giải quyết một số câu hỏi và bài tập. + GV yêu cầu đại điện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. + GV kết hợp với HS nhận xét, góp ý kết quả thảo luận của các nhóm. + GV nêu đáp án các câu hỏi và bài tập. 3. Củng cố, dặn dò (5’) - Giáo viên củng cố lại kiến thức chính của chương IV - Học sinh ôn tập nội dung, giờ sau kiểm tra cuối kì II.
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_cong_nghe_lop_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_s.docx