Giáo án Tin học Lớp 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm

CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG

BÀI 1: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

• Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu

• Nêu được ví dụ minh họa tầm quan trọng của thông tin

• Phân biệt được thông tin và vật mang tin.

2. Năng lực tin học:

• Phát triển năng lực nhận biết và hình thành nhu cầu tìm kiếm thông tin từ nguồn dữ liệu số khi giải quyết công việc (NLc)

• Từng bước nhận biết – một cách không tường minh – tính phi vật lí của thông tin, qua đó nâng cao năng lực tư duy trừu tượng.

3. Phẩm chất

• Có thái độ cởi mở, hợp tác khi làm việc nhóm

• Có thái độ khách quan, khoa học khi tìm hiểu thế giới tự nhiên

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy vi tính, máy chiếu, phiếu học tập cho hoạt động 1.

2. Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.

 

docx 145 trang Đức Bình 25/12/2023 3300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học Lớp 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm

Giáo án Tin học Lớp 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG
BÀI 1: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu
Nêu được ví dụ minh họa tầm quan trọng của thông tin
Phân biệt được thông tin và vật mang tin.
2. Năng lực tin học:
Phát triển năng lực nhận biết và hình thành nhu cầu tìm kiếm thông tin từ nguồn dữ liệu số khi giải quyết công việc (NLc)
Từng bước nhận biết – một cách không tường minh – tính phi vật lí của thông tin, qua đó nâng cao năng lực tư duy trừu tượng.
3. Phẩm chất
Có thái độ cởi mở, hợp tác khi làm việc nhóm
Có thái độ khách quan, khoa học khi tìm hiểu thế giới tự nhiên
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy vi tính, máy chiếu, phiếu học tập cho hoạt động 1.
2. Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
- GV trình bày vấn đề: Trong cuộc sống hằng ngày, em nhìn thấy những con số, những dòng chữ, những hình ảnh trong sách; em nghe thấy tiếng chim hót, tiếng xe cộ đi lại trên đường. Tất cả những thứ đó được giác quan của em thu nhận và não xử lí để trở thành những hiểu biết của em về thế giới xung quanh.
Và để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đến với bài 1: Thông tin và dữ liệu.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Thông tin và dữ liệu - Nghe gì? Thấy gì
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động để dần dần hình dung được khái niệm, nhận biết được các đặc điểm về dữ liệu và thông tin.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS đọc thông tin ở hoạt động 1 và yêu cầu thảo luận, tìm ra lời giải.
Hãy đọc đoạn văn sau và cho biết: Bạn Minh đã thấy những gì và biết được điều gì để quyết định nhanh chóng qua đường?
“Trên đường từ nhà đến trường, Minh phải đi qua...chuyển sang màu đỏ”.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.
+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi 2 bạn đại diện 2 nhóm đứng dậy báo cáo kết quả làm việc của nhóm.
+ GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Thông tin và dữ liệu
Hoạt động 1. Nghe gì? Thấy gì?
Thấy gì?
Biết gì?
- Đường phố đông người, nhiều xe.
- Đèn giao thông dành cho người đi bộ đổi sang màu xanh.
- Các xe di chuyển chiều đèn đỏ dừng lại
- Có nguy cơ mất an toàn giao thông 
-> Phải chú ý quan sát.
- Có thể qua đường an toàn 
-> Quyết định qua đường nhanh chóng.
Hoạt động 2: Thông tin và dữ liệu – Tìm hiểu các khái niệm, mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu
a. Mục tiêu: Thông qua quá trình trả lời câu hỏi, đọc sgk HS nắm được khái niệm và mối quan hệ của thông tin và dữ liệu.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu một HS đướng dậy đọc thông tin trong sgk.
- GV yếu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Từ hoạt động 1, em hãy đưa ra khái niệm về dữ liệu, thông tin và vật mang tin theo cách em hiểu?
+ Theo em, thông tin và dữ liệu có những điểm tương đồng và khác biệt nào?
+ Theo em, tiếng trống trường ba hồi chín tiếng là dữ liệu hay thông tin? Hãy giải thích rõ?
- GV yêu câu HS trả lời câu hỏi 1, 2 trang 6 sgk?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+ GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Thông tin và dữ liệu
a. Các khái niệm
- Thông tin là những gì đem lại hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình.
- Thông tin được ghi lên vật mang tin trở thành dữ liệu. Dữ liệu được thể hiện dưới dạng những con số, văn bản, hình ảnh và âm thanh.
- Vật mang tin là phương tiện được dùng để lưu trữ và truyền tải thông tin, ví dụ như giấy viết, đĩa CD, thẻ nhớ...
b. Sự tương đồng và khác biệt giữa thông tin và dữ liệu:
+ Thông tin và dữ liệu cùng đem lại hiểu biết cho con người nên đôi khi được dùng thay thế cho nhau.
+ Dữ liệu gồm những văn bản, con số, hình ảnh, âm thanh... là nguồn gốc của thông tin.
- Phân tích tiếng trống trường
+ TH1: Tiếng trồng trường 3 hồi 9 tiếng là thông tin nếu đặt trong bối cảnh ngày khai trường.
+ TH2: Tiếng trống trường 3 hồi 9 tiếng được ghi lại trong một tệp âm thanh thì thẻ nhớ chưa tệp âm thành đó là vật mang tin và âm thanh là dữ liệu.
Trả lời:
Câu 1: 1 – b, 2 – a, 3 – c
Câu 2: 
16:00 0123456789
Dữ liệu
Hãy gọi cho tôi lúc 16:00 theo số điện thoại 0123456789
Thông tin
Hoạt động 3: Tầm quan trọng của thông tin
a. Mục tiêu: Hiểu được sự quan trọng của thông tin trong cuộc sống.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu một HS đướng dậy đọc thông tin trong sgk.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Theo em, thông tin mang lại những gì cho con người? Nêu ví dụ?
+ Thông tin giúp con người điều gì? Nêu ví dụ?
+ Chia lớp thành 4 tổ để thực hiện hoạt động 2: Hỏi để có thông tin.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+ GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
2. Tầm quan trọng của thông tin
- Thông tin đem lại hiểu biết cho con người. Mọi hoạt động của con người đều cần đến thông tin.
Ví dụ: Trong bài Con Rồng Cháu Tiên chúng ta biết được nguồn gốc của người Việt.
- Thông tin đúng giúp con người đưa ra những lựa chọn tốt, giúp cho hoạt động của con người đạt hiệu quả.
Ví dụ: Đài khí tượng thủy văn báo Hà Nội hôm nay trời rất nắng -> Bạn An đi học mang theo áo dài và mũ.
Hoạt động 2: Hs tiến hành thảo luận đưa ra một sơ đồ tư duy mô tả kế hoạch đi dã ngoại theo địa điểm tùy chọn của từng nhóm.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập 
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS thự hiện BT luyện tập trang 7 sgk
Bảng 1.1 cho biết lượng mưa trung bình hàng tháng (theo đơn vị mm) của hai năm 2017, 2018 ở một số địa phương (Theo tổng cục thống kê).
Em hãy xem bảng 1.1 và trả lời các câu hỏi sau:
a. Các con số trong bảng là thông tin hay dữ liệu
b. Phát biểu “Tháng 6, Đà Nẵng ít mưa nhất so với các thành phố Hà Nội, Huế, Vũng Tàu” là thông tin hay dữ liệu?
c. Trả lời câu hỏi: “Huế ít mưa nhất vào tháng nào trong năm?”. Câu trả lời là thông tin hay dữ liệu?
d. Câu trả lời cho câu hỏi c) có ảnh hưởng đến việc lựa chọn thời gian và địa điểm du lịch không?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:
a. Các con số trong bảng đã cho là dữ liệu
b. Phát biểu đó là thông tin
c. Câu trả lời này là thông tin
d. Câu trả lời trong câu c có ảnh hưởng đến lựa chọn thời gian và địa điểm du lịch. Nếu người đi du lịch muốn đến tham quan Huế thì tháng Ba là một lựa chọn tốt về thời gian vì họ sẽ tránh được những cơn mưa.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trang 7 sách kết nối tri thức.
Câu 1. Em hãy nêu ví dụ cho thấy thông tin giúp em:
a. Có những lựa chọn trang phục phù hợp hơn
b. Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Câu 2. Em hãy nêu ví dụ về vật mang tin giúp ích cho việc học tập của em.
- HS tiếp nhận, trả lời câu hỏi:
Câu 1. Lấy ví dụ về vai trò của thông tin
a) Thông tin thời tiết giúp em lựa chọn tốt trong trang phục. Trước một buổi tham quan, hoặc chỉ đơn giản là trước khi đi học, thông tin thời tiết giúp HS chuẩn bị trang phục phù hợp. Chẳng hạn, vào những ngày nhiệt độ chênh lệch lớn, trời lạnh vào buổi sáng, nắng nóng vào buổi trưa thì khi đi học em cần mặc áo sơ mi bên trong áo khoác để khi nóng, bỏ bớt áo khoác ngoài, em vẫn có trang phục phù hợp.
b) Hiểu biết về luật giao thông đường bộ, để ý quan sát các đèn tín hiệu, biển báo giao thông, vạch kẻ đường sẽ giúp em đi trên đường phố tự tin hơn, an toàn hơn, nhất là tại những nút giao thông.
Câu 2. Lấy ví dụ về vật mang tin trong học tập: Sách, vở, bảng,... là những vật mang tin.
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Phiếu học tập
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 2: XỬ LÍ THÔNG TIN (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Nêu được các hoạt động cơ bản trong xử lí thông tin
- Giải thích được máy tính là công cụ hiệu quả để xử lí thông tin.
2. Năng lực tin học
- Phát triển năng lực giao tiếp, hòa nhập, hợp tác phù hợp với thời đại thông tin và nền kinh tế tri thức
- Phát triển tư duy công nghệ dựa trên sự mô phỏng hoạt động thông tin của con người, của máy tính..
3. Phẩm chất: Hình thành ý thức điều chỉnh hành vi dựa trên nhận thức và suy xét về thế giới.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: 
Các ví dụ đa dạng về xử lí thông tin trong các hoạt động của con người.
Một số ví dụ về việc máy tính giúp con người xử lí thông tin theo bốn bước xử lí thông tin cơ bản.
2. Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS tiếp nhận thông tin.
c. Sản phẩm học tập: Thái độ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu một HS đứng dậy đọc to, rõ ràng hoạt động khởi động: Minh thích xem bóng đá và nhớ mãi một quả phạt đền. Khi cầu thủ thực hiện quả phạt, mắt anh ấy liên tục quan sá ... n nhiệm vụ học tập
+ HS tổ chức nhóm, tiếp nhận nhiệm vụ và thảo luận.
+ GV quan sát HS thực hiện, hỗ trợ khi HS cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện
+ GV gọi HS nhóm khác nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét hoạt động nhóm của các nhóm.
Nhiệm vụ 2
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ GV cho HS đọc phần nội dung kiến thức mới để tự tiếp cận khái niệm “cấu trúc lặp”.
+ GV chốt kiến thức cần ghi nhớ trong hộp kiến thức, yêu cầu HS thực hiện trả lời câu hỏi tr69, sgk.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS đọc nội dung, tiếp nhận nhiệm vụ và tìm câu trả lời đúng.
+ GV quan sát HS thực hiện, hỗ trợ khi HS cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi 2 – 3 bạn báo cáo kết quả.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
2. Cấu trúc lặp
NV1
- Trong trò chơi ở phần khởi động, hoạt động trả lời câu hỏi của cặp chơi được lặp đi lặp lại.
- Điều kiện để dừng trò chơi là hết thời gian một phút.
NV2
1. Hai công việc trong cuộc sống mà việc thực hiện gồm các bước được thực hiện lặp lại nhiều lần:
a. Rửa rau:
+ B1: Cho rau vào chậu và xả nước ngập rau
+ B2: Dùng tay đảo rau trong chậu
+ B3: Vớt rau ra rổ, đổ hết nước trong chậu ra.
+ B4: Lặp bước 1 đến bước 3 cho đến khi rau sạch thì kết thúc.
b. Đánh răng
+ B1: Lấy kem đánh răng vào bàn chải
+ B2: Lấy một cốc nước
+ B3: Đánh răng
+ B4: Lặp lại bước 3 cho đến khi rau sạch thì kết thúc
+ B5: Súc miệng
+ B6: Lặp lại bước 5 cho đến khi miệng sạch thì dừng
2.a. ĐiỆU kiện để chú meo dừng lại là “chạm biên”
b. Sơ đồ khối:
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua giải bài tập 
b. Nội dung: GV nêu bài tập, HS vận dụng kiến thức hoàn thành
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm thực hiện bài tập 1 phần luyện tập trang 70sgk. Cụ thể:
+ Nhóm 1: ý a
+ Nhóm 2: ý b
+ Nhóm 3: ý c
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành thảo luận, đưa ra đáp án:
a. 
b. 
c.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS hỏi những vấn đề còn thắc mắc và thực hiện.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 1 phần vận dụng trang 70sgk:
- HS lắng nghe nhiệm vụ và thực hiện, đưa ra câu trả lời:
Sơ đồ khối ở hình 6.12a được diễn giải như sau: Nếu đúng là chưa hiểu bài thì đọc lại sách, còn không thì làm bài tập. Sơ đồ khối này thể hiện cấu trúc rẽ nhánh và nếu chưa hiểu bài thì việc đọc lại sách chỉ thực hiện một lần, sau đó làm bài tập. Trên thực tế, việc đọc lại sách một lần chưa chắc đã đảm bảo hiểu bài. Vì vậy, cấu trúc lặp thể hiện trong hình 6.12b diễn đạt việc đọc lại sách có thể lặp lại nhiều lần cho đến khi hiểu bài thì làm bài tập.
Nhận xét của bạn An về cấu trúc ở hình 6.12b cẩn điểu chỉnh lại là: Nếu chưa hiểu bài thì việc đọc lại sách được thực hiện nhiều lần cho dến khi hiểu bài thì thôi và làm bài tập. Như vậy việc làm bài tập không phải thực hiện nhiều lần, mà chỉ thực hiện một lấn sau khi đã hiểu bài.
- GV nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện của HS và chuẩn kiến thức bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
BÀI 17: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
Biết được chương trình là mô tả một thuật toán để máy tính “hiểu” và thực hiện được.
2. Năng lực
a. Năng lực tin học: HS được hình thành và phát triển tư duy thuật toán, bước đầu có tư duy điều khiển hệ thống.
b. Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, hợp tác, trao đổi nhóm.
3. Phẩm chất
Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, kiên trì và cẩn trọng trong học và tự học
Tôn trọng và tuyệt đối thực hiện các yêu cầu, quy tắc an toàn khi thực hành trong phòng máy.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: Chuẩn bị một số bức tranh đơn giản vẽ đồ vật, hoa, quả... Cài đặt phần mềm lập trình trực quan Scratch trên máy tính để HS thực hành.
2. Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập cần thiết.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS chơi trò chơi
c. Sản phẩm học tập: HS tổ chức chơi trò chơi
d. Tổ chức thực hiện:
- GV trình bày vấn đề: GV gọi lên bảng 2 HS. Sau đó GV yêu cầu, hai bạn HS1 và HS2 chơi trò chơi “Làm theo chỉ dẫn”. HS1 chuẩn bị một bức tranh đơn giản vẽ đồ vật và không cho HS2 biết nội dung bức tranh. HS2 không được nhìn bức tranh. HS1 lần lượt đưa ra chỉ dẫn để HS2 vẽ lại bức tranh. Sau khi hoàn thành công việc, hai bạn so sánh bức tranh của HS2 vẽ với bức tranh HS1 đã chuẩn bị để xem chỉ dẫn của HS1 có rõ ràng không và HS2 có thực hiện đúng theo chỉ dẫn không.
- Sau khi hai bạn thực hiện xong, GV nhận xét đánh giá và dẫn dắt vào bài học mới, bài 17: Chương trình máy tính.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Chương trình máy tính – Thực hiện thuật toán
a. Mục tiêu: HS hiểu được ngôn ngữ lập trình được dùng để mô tả thuật toán cho máy tính “hiểu” và thực hiện.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- NV1: GV nhấn mạnh lại nội dung của phần khởi động để HS hiểu được tình huống, sau đó nêu mục đích, yêu cầu HS chia nhóm, thực hiện hoạt động thảo luận: Nếu thuật toán được chuyển giao chi máy tính thực hiện thì theo em, làm thể nào để máy tính có thể hiểu và thực hiện được? 
- NV2: GV gọi 1 HS đứng dậy đọc to, rõ ràng phần kiến thức mới ở SGK. Sau đó, giữ nguyên các nhóm được phân chia ở NV1, HS tiếp tục đọc, thảo luận và hoàn thành “?” trang 72SGK.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi vào bảng nhóm.
+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ Kết thúc thảo luận, GV cho các nhóm báo cáo kết quả
+ GV gọi một số HS đứng dậy nhận xét, đánh giá bài làm của các nhóm.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét từng nhóm -> đưa ra kết quả chính xác, chốt kiến thức chuyển nội dung bài học.
1. Thông tin và dữ liệu
Hoạt động 1. Thực hiện thuật toán
- NV1: Nếu thuật toán chuyển giao cho máy tính thực hiện thì cần sử dụng ngôn ngữ mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được. Ngôn ngữ đó là ngôn ngữ lập trình.
- NV2: 
Công việc
Mô tả thuật toán...
CT máy tính viết...
Đầu vào
Nhập hai số a và b
1,2,3,4,5,6
Bước xử lí
Tổng <-a + b
7
Đầu ra
Thông báo giá trị của tổng
8
Hoạt động 2: Thực hành – Tạo chương trình máy tính
a. Mục tiêu: Thông qua nhiệm vụ, HS thực hiện được các bước tạo chương trình máy tính.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi và thực hiện.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hành của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy nêu nhiệm vụ của bài thực hành.
- GV yêu cầu HS quan sát GV hướng dẫn và thực hiện các bước thực hành:
+ B1: Xác định đầu vào, đầu ra của bài toán
+ B2. Trình bày sơ đồ khối mô tả thuật toán tính toán tiền bán thiệp
+ B3: Viết chương trình Scratch tính toán tiền bán thiệp.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, quan sát kĩ các bước thực hiện của GV.
+GV giảng giải kĩ hơn cho HS ở những nội dung nắm rõ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS đứng dậy trình bày lại quy trình để tạo ra chương trình Scratch tính toán tiền bán thiệp
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
2. Thực hành – Tạo chương trình máy tính
a. Xác định đầu vào, đầu ra
+ Đầu vào hai số: a, b
+ Đầu ra: Số tiền lãi hoặc số tiền bị lỗ
b. Thuật toán bằng sơ đồ khối
c. Chương trình Scratch tính toán tiền bán thiệp
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập 
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS thự hiện BT luyện tập 1; 2 và 3 trang 74 sgk
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:
Câu 1. Đáp án .C
Câu 2. 
a) Chương trình Scratch ở Hình 6.15 thực hiện thuật toán tính điểm trung bình ba
môn Toán, Văn và Tiếng Anh để xét xem HS được thưởng ngôi sao hay cần cố gắng hơn.
b) Đầu vào: Ba số a, b, c (điểm Toán, Văn và Tiếng Anh).
 Đầu ra: Thông báo “Bạn được thưởng ngôi sao” hay “Bạn cố gắng lên nhé”
c) Ví dụ:
- HS1 có điểm Toán được 9, điểm Văn là 8 và điểm Tiếng Anh là 10. Khi đó dữ liệu đầu
vào là a = 9, b = 8, c = 10, chương trình tính ĐTB = (9 + 8 + 10)/3 = 9, vì ĐTB > 8 nên
đầu ra chương trình thông báo “Bạn được thưởng sao”
- HS2 có điểm Toán được 7, điểm Văn là 6 và điểm Tiếng Anh là 8. Khi đó dữ liệu đầu
vào là a = 7, b = 6, c = 8, chương trình tính ĐTB = (7 + 6 + 8)/3 = 7, vì ĐTB < 8 nên
đầu ra chương trình thông báo “Bạn cố gắng lên nhé”.
d) Sơ đồ khối:
Câu 3: 
a)
Chương trình Cratch ở hình 6.16 thực hiện công việc sau:
Nhân vật nói xin chào trong 2 giây, sau đó lặp lại 10 lần việc di chuyển 10 bước nếu chạm biên thì quay lại. Trong quá trình nhân vật di chuyển chương trình phát âm thanh tiếng trống.
b)
Cấu trúc tuần tự được thực hiện ở việc thực hiện lần lượt các lệnh từ trên xuống dưới.
Ví dụ: Nhân vật nói “xin chào” sau đó mới di chuyển
Cấu trúc rẽ nhánh
Lệnh “nếu chạm biên, bật lại”.
Cấu trúc lặp
Lặp lại 10 lần
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của HS, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV chia lớp thành 4 nhóm lớn và yêu cầu:
+ Nhóm 1 và nhóm 3 đọc, thảo luận và trả lời câu hỏi 1 phần vận dụng trang 74 SGK 
+ Nhóm 2 và nhóm 4 đọc, thảo luận và trả lời câu hỏi 2 phần vận dụng trang 74SGK
- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận và ghi kết quả vào bảng phụ:
Câu 1: 
Câu 2: 
- GV nhận xét, đánh giá và cho điểm và tuyên dương những đội có bài làm tốt nhất.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận nhóm
V. HỒ SƠ DẠY HỌC(Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chuong.docx