Giáo án Tin học 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Lê Thị Hoa Phấn
I. MỤC TIÊU
* Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Giải thích được việc có thể biểu diên thông tin chỉ với 2 kí hiệu 0 và 1.
- Biết được đơn vị đo dung lượng thông tin nhỏ nhất là bít và các bội của nó như Byte, KB, MB, .
- Nêu được sơ lược khả năng lưu trũ của các thiết bị nhớ thông dụng như đĩa cứng, đĩa CD, các loại thẻ nhớ.
2. Năng lực:
- Hình thành tư duy và mã hóa thông tin.
- Ước lượng được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ.
3. Phẩm chất:
- Hình thành ý thức về sự đo lường, từ đó cân nhắc mức độ của các hành vi.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy vi tính, máy chiếu, hình vẽ thể hiện quy tắc chuyển chữ, hình, tiếng thành dãy bit như trong sgk. Với chữ có thể mở rộng bảng mã hóa để HS mã hóa một âm tiết như FACE, HOCSINH hay TINHOC,.
2. Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III. TỔ CHỨC DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi nhớ lại kiến thức đã học ở tiết trước cho HS, giúp học sinh củng cố lại kiến thức thông qua bài tập nhanh.
b. Nội dung: Yêu cầu hs nhắc lại kiến thức về các cách biểu diễn thông tin trong máy tính, hs trao đổi trả lời câu hỏi.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Lê Thị Hoa Phấn
CHỦ ĐỀ I: MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG Tuần 6 Tiết 6 THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH (tt) (tiết 2) Bài 3 I. MỤC TIÊU * Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức: - Giải thích được việc có thể biểu diên thông tin chỉ với 2 kí hiệu 0 và 1. - Biết được đơn vị đo dung lượng thông tin nhỏ nhất là bít và các bội của nó như Byte, KB, MB, ... - Nêu được sơ lược khả năng lưu trũ của các thiết bị nhớ thông dụng như đĩa cứng, đĩa CD, các loại thẻ nhớ. 2. Năng lực: - Hình thành tư duy và mã hóa thông tin. - Ước lượng được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ. 3. Phẩm chất: - Hình thành ý thức về sự đo lường, từ đó cân nhắc mức độ của các hành vi. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy vi tính, máy chiếu, hình vẽ thể hiện quy tắc chuyển chữ, hình, tiếng thành dãy bit như trong sgk. Với chữ có thể mở rộng bảng mã hóa để HS mã hóa một âm tiết như FACE, HOCSINH hay TINHOC,... 2. Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên. III. TỔ CHỨC DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Gợi nhớ lại kiến thức đã học ở tiết trước cho HS, giúp học sinh củng cố lại kiến thức thông qua bài tập nhanh. b. Nội dung: Yêu cầu hs nhắc lại kiến thức về các cách biểu diễn thông tin trong máy tính, hs trao đổi trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV đặt câu hỏi: Câu 1: Ở tiết học trước, chúng ta đã được học mấy cách biểu diễn thông tin trong máy tính? Đó là những cách nào? Câu 2: Hai học sinh lên bảng chuyển đổi mỗi dòng trong hình dưới đây thành dãy bit? - Hs tiếp nhận câu hỏi, xung phong trả lời Câu 1: Có 4 cách biểu diễn thông tin trong máy tính: Biểu diễn số, văn bản, hình ảnh, âm thanh. Câu 2: => GV nhận xét, đánh giá và hướng dẫn HS vào tiết học mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Đơn vị đo thông tin a. Mục tiêu: Hs giải thích được, có thể biểu diễn âm thanh dưới dạng dãy bit. b. Nội dung: Tìm hiểu nội dung trong sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS đọc nội dung sgk và trả lời câu hỏi: + Thông tin máy tính được tổ chức dưới dạng nào? Và được lưu trữ trong các thiết bị nào? + Để đo dung lượng thông tin người ta dùng đơn vị nào? + Hãy nêu một số đơn vị cơ bản đo dung lượng thông tin mà em biết? + Ngoài bộ nhớ trong, dung lượng máy tính còn trao đổi dữ liệu ở đâu? + GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Câu 1. Em hãy quan sát hình sau và cho biết thông tin về dung lượng của từng ổ đĩa? Câu 2. Em hãy quan sát hình sau và cho biết dung lượng của mỗi tệp Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận thông tin, trả lời câu hỏi + GV quan sát, nhận xét và hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trả lời câu hỏi + GV gọi HS khác đánh giá, nhận xét Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức + HS ghi chép bài đầy đủ vào vở 2. Đơn vị đo thông tin - Thông tin máy tính được tổ chức dưới dạng tệp. - Đực lưu trữ trong các thiết bị như thẻ nhớ, đĩa cứng... - Để đo dung lượng thông tin người ta thường dùng đơn vị byte (dãy 8 bit liên tục). - Một số đơn vị cơ bản đo dung lượng thông tin khác: + Ngoài bộ nhớ trong, dung lượng máy tính còn trao đổi dữ liệu với các bộ nhớ ngoài như thẻ nhớ, đĩa quang, đĩa cứng, ...Trong đó, thẻ nhớ là loại được sử dụng ưa thích vì nhỏ gọn mà lưu trữ được nhiều dữ liệu. Trả lời câu hỏi: Câu 1: Dung lượng của từng ổ đĩa Ổ đĩa C: 109 GB Ổ đĩa E: 111 GB Ổ đĩa F: 169 GB Ổ đĩa G: 186 GB Câu 2: Dung lượng của từng tệp IMG_0013.jpg : 372 KB IMG_0014.jpg : 408KB IMG_0023.jpg : 482 KB IMG_0024.jpg : 512 KB IMG_0038.jpg : 372 KB IMG_0039.jpg : 372 KB IMG_0041.jpg : 372 KB IMG_0046.jpg : 372 KB C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động 2 trong sgk: Câu 1. Một GB xấp xỉ bao nhiêu byte? A. Một nghìn byte B. Một triệu byte C. Một tỷ byte D. Một nghìn tỉ byte Câu 2. Giả sử một bức ảnh được chụp bằng một máy ảnh chuyên nghiệp có dung lượng khoảng 12MB. Vậy một thẻ nhớ 16GB có thể chứa bao nhiêu bức ảnh như vậy? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành thảo luận, đưa ra đáp án: Câu 1. C là đáp án đúng: Một GB tương đương với khoảng một tỉ byte Câu 2. Không cần đưa ra con số chính xác (1333) mà chỉ cần ước lượng khoảng 1300 bức ảnh là đạt yêu cầu. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1. Em hãy kiểm tra và ghi lại dung lượng các ổ đĩa của máy tính mà em đang sử dụng Câu 2. Thực hiện tương tự như Hoạt động 1 với dãy các số từ 0 đến 15 để tìm mã hóa của các số từ 8 đến 15 và đưa ra nhận xét. - HS tiếp nhận, trả lời câu hỏi: Câu 1. Hướng dẫn HS cách đơn giản nhất để kiểm tra dung lượng ổ đĩa: Nháy nút phải chuột vào Computer, chọn Properties. Câu 2. Tương tự như Hoạt động 1, để mã hóa một số, ta cần phải thực hiện bốn lần thu gọn dãy số từ 0 đến 15 để còn lại duy nhất số đó. Vì vậy, mỗi số trong dãy sẽ được mã hóa thành dãy gồm bốn bit. Cụ thể là: - GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. Tuần 7,8 Tiết 7,8 MẠNG MÁY TÍNH (2 tiết) Bài 4 I. MỤC TIÊU * Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức: - Nêu được mạng máy tính là gì và lợi ích của nó trong cuộc sống - Kể được tên những thành phần chính của một mạng máy tính (máy tính và các thiết bị kết nối) và tên của một vài thiết bị mạng cơ bản như máy tính, bộ chuyển mạch, bộ định tuyến, bộ định tuyến không dây... - Nêu được ví dụ cụ thể về trường hợp mạng không dây tiện dụng hơn mạng có dây. 2. Năng lực: - Rèn luyện năng lực tư duy trừu tượng, khái quát hóa thông qua những điểm chung giữa mạng máy tính với các loại mạng khác - Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, hợp tác, trao đổi nhóm 3. Phẩm chất: - Phát triển tinh thần hợp tác, chia sẻ tài nguyên và trách nhiệm trong làm việc nhóm. - Khuyến khích sự cởi mở, làm việc với mục tiêu chung và trách nhiệm cá nhân. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy vi tính, máy chiếu, phiếu học tập , Video hoặc hình ảnh về lợi ích của các mạng lưới 2. Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên. III. TỔ CHỨC DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. - Xác định được đặ điểm và lợi ích của mạng lưới - Phát triển tư duy phân tích, khái quát hóa b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi c. Sản phẩm học tập: - Có nhiều loại mạng lưới - Mạng lưới được phân loại theo hàng hóa mà nó vận chuyển. - Điểm chung của các mạng lưới là Kết nối và chia sẻ d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu 2 HS đứng dậy, đóng vai An và Khoa để đọc đoạn mở đầu. - Chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 thành viên) - Các nhóm trao đổi để tìm ra câu trả lời trong HĐ1 trong sgk - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ , trao đổi trước lớp và trả lời: + Có nhiều loại mạng lưới + Mạng lưới được phân loại theo hàng hóa mà nó vận chuyển. + Điểm chung của các mạng lưới: Kết nối và chia sẻ. => GV nhận xét, đánh giá và hướng dẫn HS vào bài 4: Mạng máy tính. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Mạng mày tính là gì? a. Mục tiêu: Hs hiểu và hình dung về mạng máy tính.. b. Nội dung: - Làm việc nhóm: Mạng máy tính chia sẽ những gì? Có lợi ích gì? Như thế nào là mạng máy tính? - Điền câu trả lời vào phiếu học tập - Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: - Sản phẩm là các phiếu đã điền câu trả lời - Đánh giá theo số yếu tố “thấy” và “biết” phát hiện đúng. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc nội dung sgk và trả lời câu hỏi: Đặc điểm chung của mạng lưới là gì? - GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động 2 trang 17 sgk: + Mạng máy tính chia sẻ những gì? + Em hãy nêu một số ví dụ về lợi ích của mạng máy tính? - GV tiếp tục yêu cầu HS đọc thông tin sgk, trả lời câu hỏi: Em hãy thảo luận với bạn về lợi ích của mạng máy tính? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS nghe bạn đọc bài, tiếp nhận thông tin, trả lời câu hỏi + GV quan sát, nhận xét và hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS xung phong đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. + GV gọi HS khác đánh giá, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. 1. Mạng máy tính - Đặc điểm chung của mạng lưới là kết nối và chia sẻ. - Hđ2: + Mạng máy tính chia sẻ dữ liệu và cho phép người sử dụng chung thiết bị. + Một số lợi ích của mạng: Cho phép chia sẻ tài nguyên giữa con người, giữa những vùng địa lí xa nhau, tiết kiệm thời gian... Nội dung cần nhớ: - Hai hay nhiều máy tính và các thiết bị được kết nối để truyển thông tin cho nhau tạo thành một mạng máy tính. - Lợi ích của mạng máy tính: Người sử dụng có thể liên lạc với nhau để trao đổi thông tin, chia sẻ dữ liệu và dùng chung các thiết bị trên mạng. Hoạt động 2: Các thành phần của mạng máy tính a. Mục tiêu: Nắm được những thành phần chính của một mạng máy tính (máy tính và các thiết bị kết nối) và tên của một vài thiết bị mạng cơ bản như máy tính, bộ chuyển mạch, bộ định tuyến, bộ định tuyến không dây.... b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. - Cho hs nhận dạng các thiết bị trong hình và thiết bị trong thực tế - Phân loại thiết bị trong mạng máy tính c. Sản phẩm học tập: - Tất các thiết bị trong hình đều được kết nối vào mạng - Chúng kết nối vào mạng bằng dây dẫn mạng hoặc sóng vô tuyến - Các thiết bị kết nối trong hình: Bộ chuyển mạch và bộ định tuyến không dây. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động 3 trang 18 sgk: + Quan sát hình 2.1 và cho biết những thiết bị nào đang được nối vào mạng? + Các thiết bị đó được nối với nhau như thế nào? Qua các thiết bị trung gian nào? - GV gọi 1 HS đứng dậy đọc to, rõ ràng nội dung thông tin phần 2 trong sgk và yêu cầu HS thực hiện trả lời câu hỏi: + Em hãy quan sát hình 2.1 và cho biết: a. Tên các thiết bị đầu cuối b. Tên các thiết bị kết nối + Em hãy kể tên một số cách kết nối không dây mà em biết? + Em hãy nêu ví dụ cho thấy kết nối không dây thuận tiện hơn kết nối có dây? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS nghe bạn đọc bài, tiếp nhận thông tin, trả lời câu hỏi + GV quan sát, nhận xét và hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS xung phong đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. + GV gọi HS khác đánh giá, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. 2. Các thành phần của mạng máy tính Hđ3: - Tất cả thiết bị trong hình đều được kết nối vào mạng. - Chúng được kết nối với nhau bằng dây dẫn mạng hoặc sóng vô tuyến. - Các thiết bị kết nối trong hình: Bộ chuyển mạch và bộ định tuyến không dây. Trả lời câu hỏi: - a. Thiết bị đầu cuối: máy chủ, máy tính để bàn, máy tính xách tay, điện thoại di động, máy quét, máy in. b. Thiết bị kết nối: Bộ chuyển mạch, bộ định tuyến không dây, đường truyền dữ liệu,... - Một số cách kết nối không dây: bluetooth, wifi... - Ví dụ: Máy tính bàn chỉ sử dụng được ở nhà, máy laptop có thể sử dụng bất cứ đâu có mạng wifi. Nội dung cần nhớ: Mạng máy tính gồm: -Các thiết bị đầu cuối (máy tính, điện thoại, máy in, máy ảnh....) -Các thiết bị kết nối (đường truyền dữ liệu, bộ nhớ, bộ chuyền mạch, bộ định tuyến,...). -Phần mềm mạng (ứng dụng truyền thông và phần mềm điều khiển quá trình truyền dữ liệu). C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 1 + 2 trong sgk: - HS tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành thảo luận, đưa ra đáp án: Câu 1. Câu đúng: Máy tính kết nối với nhau để chia sẻ thiết bị (A) và trao đổi dữ liệu (C). Câu 2. Trong hình 2.2, thiết bị có kết nối không dây là: máy tính xách tay (B), điện thoại di động (C). - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS đọc và thực hiện BT1phần vận dụng, trang 19sgk, nhóm có đáp án đúng nhiều nhất được tặng điểm số. - Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận và đưa ra các đáp án. - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi, cho điểm nhóm có nhiều đáp án đúng, GV chuẩn kiến thức.Tuần 9 Tiết 9 ÔN TẬP Bài I. MỤC TIÊU * Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức: - Tổng hợp kiến thức từ bài 1 đến bài 4- Vận dụng các kiến thức vào thực tế và bài tập. - Phân biệt được thông tin, dữ liệu và vật mang tin. 2. Năng lực: - Phát triển tư duy logic, năng lực phân tích, đánh giá, khái quát và giải quyết vấn đề - Rèn kĩ năng hợp tác, giao tiếp và thuyết trình, làm bài tập. 3. Phẩm chất: - Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy vi tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh: Sgk, nội dung bài cũ. III. TỔ CHỨC DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước ổn định kiến thức. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức d. Tổ chức thực hiện: - GV trình bày vấn đề: Xây dựng 1 bản đồ tư duy các chủ điểm và tên bài đã học B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức bài học a. Mục tiêu: Hệ thống lại các kiến thức cơ bản của bài hcoj. b. Nội dung: - Làm việc nhóm: xây dựng 1 bản đồ tư duy tóm tắt nội dung các bài đã học. - Giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Bản đồ tư duy tóm tắt kiến thức từ bài 1 - 4. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu học sinh đọc và hệ thống kiến thức , 4 nhóm 4 bài tương ứng Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và cùng nhau giải quyết vấn đề. + GV quan sát, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS xây dựng 1 bản đồ tư duy đơn giản và nội dung kiến thức tóm gọn + GV nhận xét, đánh giá kết quả, sửa sai, bổ sung nội dung còn thiếu. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang Bài tập. Hoạt động 2: Bài tập trắc nghiệm a. Mục tiêu: Thông qua quá trình trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong sbt và trả lời câu hỏi sgk. HS nắm được các niệm khái niệm, kiến thức sgk và liên hệ thực tế. b. Nội dung: Làm bài tập trắc nghiệm . c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Hs làm trắc nghiệm - Bài 1. Thông tin và dữ liệu Câu 1.1 -> 1.8 (SBT/3,4) - Bài 2. Xử lí thông tin Câu 2.1 -> 2.13 (sbt/7,8,9) - Bài 3. Thông tin trong máy tính Câu 3.1 -> 3.12 (sbt/12,13) - Bài 4. Mạng máy tính Câu 4.1 -> 4.8 (sbt/15,16) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. + GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. Hs làm bt vào vở C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua làm bài tập b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: Câu 1: Em hãy nêu ví dụ về vật mang tin giúp ích cho việc học tập của em HD: - SGK, STK, vở ghi, bảng, Thời khóa biểu, Bài kiểm tra các môn. Câu 2: Em hãy chỉ ra đâu là Thông tin, dữ liệu, vật mang tin trong các ví dụ sau HD: - Thông tin: 1, 3,6 - Dữ liệu: 2 - Vật mang tin: 4, 5 Bài 3: Em hãy liệt kê các thành phần máy tính với các thiết bị đã cho sau đây: HD: - Thiết bị vào: để thu nhận thông tin: bàn phím, chuột, máy quét - Thiết bị ra: để truyền hoặc chia sẻ thông tin: màn hình, máy in - Bộ xử lí: xử lí thông tin: CPU - Bộ nhớ: để lưu trữ thông tin: đĩa quang, đĩa từ, thẻ nhớ, USB Bài 4: Em hãy phân loại những công việc sau đây theo các hoạt động của quá trình xử lí thông tin: Công việc Hoạt động Giải 1 bài toán khó Hướng dẫn bạn học thuộc từ mới Tiếng Anh Thuyết trình 1 sản phẩm sơ đồ tư duy của nhóm trước lớp. Chép thời khóa biểu mới Nghe dự báo thời tiết trên TIVI HD: Công việc Hoạt động Giải 1 bài toán khó Xử lí TT Hướng dẫn bạn học thuộc từ mới Tiếng Anh Truyền TT Thuyết trình 1 sản phẩm sơ đồ tư duy của nhóm trước lớp. Truyền TT Chép thời khóa biểu mới Lưu trữ TT Nghe dự báo thời tiết trên TIVI Thu nhận TT Câu 5: Cho dãy số từ 0 đến 7. Em hãy mã hóa số 2 và số 5 thành dãy nhị phân. HD: - Mã hóa số 2 là:010 - Mã hóa số 5 là : 101 Câu 6 : Một bức tranh được tạo bởi một phần mềm vẽ trên máy tính có dung lượng 20MB. Vậy Ổ đĩa C có dung lượng 40GB có thể chứa bao nhiêu bức tranh. HD : Số bức tranh có thể lưu trên máy tính là : (40*1024)/20= 2048 (bức tranh) Câu 7: Cho các thiết bị sau, em hãy liệt kê tên các thiết bị theo từng thành phần của mạng máy tính. HD: -Thiết bị đầu cuối: máy in, máy quét, máy tính xách tay, máy tính để bàn, điện thoại thông minh, Tivi, máy ảnh - Thiết bị kết nối: đường truyền, bộ định tuyến, bộ chia, bộ chuyển mạch, bộ chia. - Phần mềm mạng: Zalo, Zoom Meeting. Câu 8: Văn phòng của mẹ em có 4 máy tính cần kết nối thành một mạng. Em hãy vẽ các cách để kết nối các máy tính đó thành một mạng. HD: - GV nhận xét, sửa bài tập cho hs D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: Câu 7: Cho các thiết bị sau, em hãy liệt kê tên các thiết bị theo từng thành phần của mạng máy tính. HD: -Thiết bị đầu cuối: máy in, máy quét, máy tính xách tay, máy tính để bàn, điện thoại thông minh, Tivi, máy ảnh - Thiết bị kết nối: đường truyền, bộ định tuyến, bộ chia, bộ chuyển mạch, bộ chia. - Phần mềm mạng: Zalo, Zoom Meeting. Câu 8: Văn phòng của mẹ em có 4 máy tính cần kết nối thành một mạng. Em hãy vẽ các cách để kết nối các máy tính đó thành một mạng. HD: .
File đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_le_thi_hoa.docx