Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 - Tiết 4, Kể chuyện: Em tiết kiệm
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
*Năng lực ngôn ngữ:
- Biết nói về việc em tiết kiệm tiền (bằng con heo đất hoặc một đồ vật để tiền tiết kiệm).
- Biết nói về việc em tiết kiệm điện, nước, tiết kiệm trong ăn uống, mua sắm.
- Lắng nghe bạn kể, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn.
- Biết trao đổi cùng bạn về nội dung câu chuyện của bạn và của mình.
* Năng lực văn học:
- Biết kể câu chuyện của mình một cách khá rõ ràng, biểu cảm.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 - Tiết 4, Kể chuyện: Em tiết kiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 - Tiết 4, Kể chuyện: Em tiết kiệm
TIẾT 4 TIẾNG VIỆT KỂ CHUYỆN: EM TIẾT KIỆM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: *Năng lực ngôn ngữ: - Biết nói về việc em tiết kiệm tiền (bằng con heo đất hoặc một đồ vật để tiền tiết kiệm). - Biết nói về việc em tiết kiệm điện, nước, tiết kiệm trong ăn uống, mua sắm. - Lắng nghe bạn kể, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn. - Biết trao đổi cùng bạn về nội dung câu chuyện của bạn và của mình. * Năng lực văn học: - Biết kể câu chuyện của mình một cách khá rõ ràng, biểu cảm. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, kể được câu chuyện theo yêu cầu. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Kể chuyện biết kết hợp cử chỉ hành động, diễn cảm,... - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe, trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện của bạn và của mình. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý và tôn trọng bạn trong bài học kể chuyện. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ lắng nghe, kể chuyện theo yêu cầu. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, hấn khởi trước giờ học. + Đánh giá kết quả học tập ở bài học trước. - Cách tiến hành: - GV mở Video kể chuyện của một HS trên khác trong lớp, trường hoặc Youtube . - GV cùng trao đổi với HS về cách kể chuyện, nội dung câu chuyện để tạo niềm tin, mạnh dạn cho HS trong giờ kể chuyện - GV nhận xét, tuyên dương - GV dẫn dắt vào bài mới - HS quan sát video. - HS cùng trao đổi với Gv về nội dung, cách kể chuyện có trong vi deo, rút ra những điểm mạnh, điểm yếu từ câu chuyện để rút ra kinh nghiệm cho bản thân chuẩn bị kể chuyện. 2. Khám phá. - Mục tiêu: + Dựa vào sơ đồ gợi ý, thực hiện 5 bước của bài nói. Xác định đúng của đề tài, tìm được ý chính, sắp xếp các ý. Sau đó thực hiện nói theo dàn ý đã sắp xếp, có thể tự điều chỉnh theo góp ý của bạn để hoàn thiện theo câu chuyện của mình; + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: 2.1. Hướng dẫn kể chuyện. Bài tập 1: Kể chuyện em nuôi con heo đất cho các bạn nghe. - Yêu cầu HS đọc bài ? Những bạn nào có heo đất hoặc có vật gì khác để tiền tiết kiệm. - GV đưa ra gợi ý - Mời HS nói nhanh theo gợi ý - Gv nhận xét, tuyên dương Bài tập 2: Ngoài việc nuôi heo đất, em còn biết tiết kiệm những gì nữa? - GV cho HS quan sát tranh, yêu cầu HS nói nội dung các bức tranh. - Mời HS khác nhận xét. - GV nhận xét tuyên dương. - GV hỏi: Em hiểu tiết kiệm khi cùng cha mẹ đi mua sắm là thế nào? - Ngoài những việc làm trên em còn tiết kiệm những gì nữa? - Kể chuyện thực hành tiết kiệm theo nhóm 2. - Thi kể chuyện thực hành tiết kiệm trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương - HS đọc yêu cầu - HS trả lời - HS đọc thầm gợi ý + Ai mua con heo đất (hoặc đồ vật đựng tiền tiết kiệm) cho em? + Hình dáng con heo đất nó thế nào? + Em cho heo đất ăn thế nào? + Tình cảm của em với con heo đất thế nào? + Nhờ nuôi heo đất, em đã làm được việc gì? + Gắn ảnh hoặc tranh em vẽ con heo đất. - HS nói về vật tiết kiệm tiền của mình: VD 1: Ở nhà, tôi nuôi một con heo đất. Con heo đất này nhỏ thôi. Miệng nó ngắn tùn, há to. Mắt tròn. Thân nó bụ bẫm, rất đáng yêu. Bố mẹ cho tôi bán giấy báo cũ, vỏ chai nhựa, vỏ lon bia,... để nuôi heo đất. Sau vài tháng, tôi “mố” heo đất và mua được bao nhiêu thứ: truyện tranh, sách vở, một con rô bốt và cả đồ chơi siêu nhân nữa. Nhờ biết tiết kiệm mà tôi có tiền mua những thứ mình cần, tôi rất thích. VD2: Tôi có một két giữ tiền hình Đô-ra-ê-mon rất đẹp. Khe bỏ tiền rộng, biết hút tiền vào trong. Két này có khoá số. Vì két có khoá nên không cần đập vỡ két như đập lợn đất rồi lại phải mua con lợn khác... Bố mẹ, cô bác biết tôi có két đựng tiền nên vào ngày lễ hoặc ngày sinh nhật tôi lại cho tôi ít tiền bảo tôi bỏ vào két. Tết đến, được mừng tuổi, tôi cũng bỏ hết tiền vào két. Sau Tết, mở khoá két ra, tôi đã thấy két khá đầy. Tôi dùng số tiền ấy mua được mấy bộ quần áo và giày dép, đỡ tiền cho bố mẹ. - HS nhận xét - Hs đọc yêu cầu - HS quan sát và nêu nọi dung các bức tranh theo nhóm 4. - Đại diện trình bày: + Tranh 1: Tiết kiệm nước + Tranh 2: Tiết kiệm điện + Tranh 3: Tiết kiệm khi ăn uống + Tranh 4: Tiết kiệm khi mua sắm - HS nhận xét - HS: Là không đòi bố mẹ mua nhiều thứ; không đòi bố mẹ mua những thứ đắt tiền,... - HS trả lời: tiết kiệm khi dùng giấy viết, giấy vẽ tranh; tiết kiệm khi đi du lịch,... - HS kể chuyện thực hành tiết kiệm theo nhóm 2. - HS tiếp nối nhau xung phong thi kể chuyện trước lớp. VD: Gia đình tôi có 4 người, sống trong 3 căn phòng nhưng tiền điện, tiền nước phải trả ít nhất so với các nhà hàng xóm. Bố mẹ tôi luôn dạy chúng tôi sống tiết kiệm: Ăn gì thì nên ăn hết, không bao giờ được đổ cơm đi. Dùng nước xong, phải tắt vòi nước. Nước rửa rau, vo gạo xong nên giữ lại để tưới những cây rau thơm trồng trong mấy hộp xốp. Chỉ bật điện, bật quạt khi cần. Ra khỏi phòng phải tắt điện, tắt quạt ngay,... Thương bố mẹ làm lụng vất vả, mỗi khi bố mẹ đưa chị em tôi đi chợ hay đi siêu thị, chúng tôi không bao giờ đòi bố mẹ mua quà bánh hoặc thứ gì đắt tiền. - HS nhận xét 3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: - GV cho HS xem một câu chuyện kể của học sinh nơi khác để chia sẻ với học sinh. - GV trao đổi những về những hoạt động HS yêu thích trong câu chuyện - GV giao nhiệm vụ HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Nhận xét, đánh giá tiết dạy. - HS quan sát video. - HS cùng trao đổi về câu chuyện được xem. - HS lắng nghe, về nhà thực hiện. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ......................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_3_tiet_4_ke_chuyen_em_tiet_kiem.docx