Giáo án Tiếng Việt 1 (Cánh diều) - Học kì 2
Bài 94: ANH - ACH
I.MỤC TIÊU
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ
- Nhận biết các vần anh, ach; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần anh, ach (với các mô hình: “âm đầu + âm chính + âm cuối + thanh ngang”, “âm đầu + âm chính + âm cuối + thanh khác thanh ngang”).
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần anh, vần ach (BT Mở rộng vốn từ).
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Tủ sách của Thanh.
- Viết đúng các vần anh, ach và các tiếng (quả) chanh, (cuốn) sách (trên bảng con).
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.
- Từ sự đồng cảm với nhân vật Thanh hình thành tình cảm yêu quý ông bà, cha mẹ, người thân trong gia đình.
II- CHUẨN BỊ
- Máy chiếu, máy tính.
- Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai (nếu có).
- 4 thẻ chữ viết nội dung BT đọc hiểu.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 1 (Cánh diều) - Học kì 2
Bài 94: ANH - ACH I.MỤC TIÊU 1. Phát triển năng lực ngôn ngữ - Nhận biết các vần anh, ach; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần anh, ach (với các mô hình: “âm đầu + âm chính + âm cuối + thanh ngang”, “âm đầu + âm chính + âm cuối + thanh khác thanh ngang”). - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần anh, vần ach (BT Mở rộng vốn từ). - Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Tủ sách của Thanh. - Viết đúng các vần anh, ach và các tiếng (quả) chanh, (cuốn) sách (trên bảng con). 2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp. Từ sự đồng cảm với nhân vật Thanh hình thành tình cảm yêu quý ông bà, cha mẹ, người thân trong gia đình. II- CHUẨN BỊ - Máy chiếu, máy tính. - Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai (nếu có). - 4 thẻ chữ viết nội dung BT đọc hiểu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - Ổn định. - Giới thiệu bài sách Tiếng Việt 1, tập hai và bài học mở đầu: vần anh, vần ach. (Đây là bài đầu tiên dạy vần có âm cuối là nh, ch) - Hát. - Lắng nghe. - Nhắc lại tựa bài. 2. Các hoạt động chủ yếu HĐ 1. Khám phá - Mục tiêu: HS nhận biết vần anh, ach; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần anh, ach. a) Dạy vần anh - Ai đọc được vần mới này? + GV chỉ từng chữ a và nh. - Ai phân tích, đánh vần được vần anh? - GV chỉ mô hình từng vần,yêu cầu HS đánh vần và đọc trơn: anh a nh :a – nhờ - anh / anh Giới thiệu từ khóa: GV chỉ hình quả chanh (hoặc quả chanh thật), hỏi: Đây là quả gì? - Chúng ta có từ mới : quả chanh. Trong từ quả chanh, tiếng nào có vần anh? - Em hãy phân tích tiếng chanh? - GV chỉ mô hình tiếng chanh, yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn: chanh ch anh : chờ - anh - chanh / chanh b) Dạy vần ach - Ai đọc được vần mới này? + GV chỉ từng chữ a và ch. - Ai phân tích, đánh vần được vần ach? - GV chỉ mô hình từng vần,yêu cầu HS đánh vần và đọc trơn: ach a ch :a – chờ – ach/ach - Giới thiệu từ khóa: GV chỉ tranh vẽ, hỏi: Tranh vẽ gì? - Chúng ta có từ mới : cuốn sách. Trong từ cuốn sách, tiếng nào có vần ach? - Em hãy phân tích tiếng sách? - GV chỉ mô hình tiếng sách, yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn sách s ach : sờ - ach - sach – sắc - sách /sách. c) Củng cố - Các em vừa học 2 vần mới là vần gì? - Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì? + 1 HS đọc: a – nhờ – anh + Cả lớp nói: anh - Vần anh có âm a đứng trước, âm nh đứng sau ð a - nhờ - anh. - HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn - Quả chanh -Tiếng chanh có vần anh. - Tiếng chanh có âm ch (chờ) đứng trước, vần anh đứng sau ð đánh vần, đọc trơn tiếng chanh: chờ - anh - chanh / chanh. - HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn + 1 HS đọc: a – chờ – ach + Cả lớp nói: ach - Vần ach có âm a đứng trước, âm ch đứng sau ð a – chờ – ach. - HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn. - Tranh vẽ cuốn sách. - Tiếng sách có vần ach. - Tiếng sách có âm s (sờ) đứng trước, vần ach đứng sau, dấu sắc trên đầu âm a ð đánh vần, đọc trơn tiếng sách: sờ - ach - sach - sắc - sách /sách. - HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn. - Vần anh, vần ach. Đánh vần: a – nhờ - anh / anh; a – chờ – ach/ach. - tiếng chanh, tiếng sách. Đánh vần : chờ - anh - chanh / chanh; sờ - ach - sach - sắc - sách /sách.. HĐ 2. Luyện tập - Mục tiêu: Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Tủ sách của Thanh. Viết đúng: anh, quả chanh, ach, cuốn sách (trên bảng con). a) Mở rộng vốn từ - Nêu yêu cầu: Tìm tiếng có vần anh, tiếng có vần ach? - GV chỉ từng từ ngữ dưới mỗi hình, gọi HS đọc. - GV chỉ từ ngữ không theo thứ tự, yêu cầu cả lớp đọc nhỏ. - Yêu cầu HS làm vào VBT: gạch 1 gạch dưới tiếng có vần anh, gạch 2 gạch dưới tiếng có vần ach. - Gọi HS trình bày kết quả. - Nhận xét. -GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng gạch có vần ach,... Tiếng bánh có vần anh,... b) Tập viết * GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu - Vần anh: chữ a viết trước, nh viết sau. Chú ý nét nối giữa a và nh. - Vần ach: chữ a viết trước, ch viết sau. Chú ý nét nối giữa a và ch.. - chanh: viết ch trước, anh sau. - sách: viết s trước, ach sau, dấu sắc đặt trên đầu âm a * Cho học sinh viết. - Nhận xét, sửa sai. - 1 HS đọc. - Cả lớp đọc nhỏ. - HS làm vào VBT: viên gạch, tách trà, bánh chưng, bức tranh, khách sạn -Cả lớp đọc - HS quan sát, lắng nghe. - Viết vào bảng con: anh, ach (2 lần), ( quả) chanh, (cuốn) sách TIẾT 2 c) Tập đọc * Giới thiệu bài - Gọi 1 HS đọc tên bài tập đọc. - Trong tên bài, tiếng nào có vần vừa học? - Yêu cầu HS quan sát tranh: Bài đọc nói về bạn Thanh còn nhỏ nhưng đã có một tủ sách. Nhờ có sách, Thanh học đọc rất nhanh. * Hướng dẫn HS luyện đọc - GV đọc mẫu: nhấn giọng các từ ngữ hiền lành, cục tác, ủn ỉn, tủ sách, rất nhanh - Luyện đọc từ ngữ: GV chỉ từng từ ngữ cho HS đọc: tủ sách, cuốn sách, tranh ảnh, hiền lành, cục tác, ủn ỉn, rất nhanh. - Luyện đọc câu: + Bài đọc có mấy câu? . + GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ. + Chỉ từng câu cho HS đọc nối tiếp. +Chỉ một vài câu đảo lộn thứ tự * Thi đọc đoạn, bài: + Chia bài làm 3 đoạn (mỗi đoạn 2 câu). d)Tìm hiểu bài đọc - Nêu yêu cầu: ghép vế câu ở bên trái với vế câu phù hợp ở bên phải để tạo thành câu. - Chỉ từng cụm từ, yêu cầu cả lớp đọc. - Yêu cầu HS làm vào VBT. - Gọi HS trình bày kết quả. - Nhận xét. - Tủ sách của Thanh. - Tiếng sách có vần ach, tiếng Thanh có vần anh. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - HS đọc cá nhân, cả lớp. -6 câu -Cá nhân, cả lớp đọc -Cá nhân, từng cặp - Cá nhân - Thi đọc theo nhóm, tổ. - Cả lớp đọc. - Làm bài, nối các cụm từ trong VBT: a) Những cuốn sách đó - 2) có tranh ảnh đẹp. b) Nhờ có sách, - 1) Thanh học đọc rất nhanh. 3. Hoạt động nối tiếp: -Tìm tiếng ngoài bài có vần anh? -Tìm tiếng ngoài bài có vần ach? - GV mời cả lớp đọc lại nội dung 2 trang sách vừa học, từ tên bài đến hết bài Tập đọc - Nhận xét giờ học - Dặn HS về đọc lại truyện Tủ sách của Thanh cho người thân nghe, chuẩn bi bài tiết sau. Đánh, lạnh, nhanh,. Cách, mách, vạch,... Lắng nghe và thực hiện. Bài 95: ÊNH - ÊCH I.MỤC TIÊU 1. Phát triển năng lực ngôn ngữ - Nhận biết các vần ênh, êch; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ênh, êch. - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ênh, vần êch. - Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Ước mơ của tảng đá (1). - Viết đúng các vần ênh, êch, các tiếng (dòng) kênh, (con) ếch (trên bảng con). 2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp. - Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế. II- CHUẨN BỊ - Máy chiếu / bảng phụ viết bài Tập đọc. - Các thẻ chữ để HS làm BT đọc hiểu: Ý nào đúng? - Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - Ổn định. - Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS đọc bài tập đọc Tủ sách của Thanh tr.5, SGK Tiếng Việt 1, tập hai). - Nhận xét. - Giới thiệu bài: vần ênh, vần êch. - Hát. -2 HS đọc bài - Lắng nghe. - Nhắc lại tựa bài. 2. Các hoạt động chủ yếu HĐ 1. Khám phá - Mục tiêu: HS nhận biết vần ênh, êch; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ênh, êch. a) Dạy vần anh - Ai đọc được vần mới này? + GV chỉ từng chữ ê và nh. - Ai phân tích, đánh vần được vần ênh? - GV chỉ mô hình từng vần,yêu cầu HS đánh vần và đọc trơn: ênh ê nh :ê – nhờ - ênh / ênh Giới thiệu từ khóa: GV chỉ tranh vẽ, hỏi: Tranh vẽ gì? - Chúng ta có từ mới : dòng kênh. Trong từ dòng kênh, tiếng nào có vần ênh? - Em hãy phân tích tiếng kênh? - GV chỉ mô hình tiếng kênh, yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn: kênh k ênh : ca - ênh - kênh / kênh b) Dạy vần êch - Ai đọc được vần mới này? + GV chỉ từng chữ ê và ch. - Ai phân tích, đánh vần được vần êch? - GV chỉ mô hình từng vần,yêu cầu HS đánh vần và đọc trơn: êch ê ch :ê – chờ – êch/êch - Giới thiệu từ khóa: GV chỉ tranh vẽ, hỏi: Tranh vẽ gì? - Chúng ta có từ mới : con ếch Trong từ con ếch, tiếng nào có vần êch? - Em hãy phân tích tiếng ếch? - GV chỉ mô hình tiếng sách, yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn ếch ếch : ê - chờ - êch - sắc - ếch/ếch c) Củng cố - Các em vừa học 2 vần mới là vần gì? - Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì? + 1 HS đọc: ê – nhờ – ênh + Cả lớp nói: ênh - Vần ênh có âm ê đứng trước, âm nh đứng sau ð ê - nhờ - ênh. - HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn - dòng kênh -Tiếng kênh có vần ênh. - Tiếng kênh có âm k (ca) đứng trước, vần ênh đứng sau ð đánh vần, đọc trơn tiếng kênh: ca - ênh - kênh / kênh. - HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn + 1 HS đọc: ê – chờ – êch + Cả lớp nói: êch - Vần êch có âm ê đứng trước, âm ch đứng sau ð ê – chờ – êch - HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn. - Tranh vẽ con ếch - Tiếng ếch có vần êch. - Tiếng ếch có vần êch , dấu sắc trên đầu âm ê ð đánh vần, đọc trơn tiếng ếch:ê - chờ - êch - sắc - ếch - HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn. - Vần ênh, vần êch. Đánh vần: ê – nhờ - ênh / ênh; ê – chờ – êch/êch. - tiếng kênh, tiếng ếch. Đánh vần : ca - ênh - kênh / kênh; ê - chờ - êch - sắc - ếch/ếch HĐ 2. Luyện tập - Mục tiêu: Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Ước mơ của tảng đá(1). Viết đúng ênh, dòng kênh, êch, con ếch (trên bảng con). a) Mở rộng vốn từ - Nêu yêu cầu: Tìm tiếng có vần ênh, tiếng có vần êch? - GV chỉ từng từ ngữ dưới mỗi hình, gọi HS đọc. - GV chỉ từ ngữ không theo thứ tự, yêu cầu cả lớp đọc nhỏ. - Yêu cầu HS làm vào VBT: nối ênh với tiếng có vần ênh, nối êch với tiếng có vần êch. - Gọi HS trình bày kết quả. - Nhận xét. -GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng xếch có vần êch. Tiếng chênh có vần ênh,... b) Tập viết * GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu - Vần ênh: chữ ê viết trước, nh viết sau. Chú ý nét nối giữa ê và nh. - Vần êch: chữ ê viết trước, ch viết sau. Chú ý nét nối giữa ê và ch.. - kênh: viết k trước, ênh sau. -ếch: viết êch, dấu sắc đặt trên đầu âm ê * Cho học sinh viết. - Nhận xét, sửa sai. - 1 HS đọc. - Cả lớp đọc nhỏ. - HS làm vào VBT: ênh (chênh, bệnh, bệnh),êch (xếch, lệch). -Cả lớp đọc - HS quan sát, lắng nghe. - Viết vào bảng con: ênh, êch (2 lần), (dòng) kênh, (con) ếch TIẾT 2 c) Tập đọc * Giới thiệu bài - Gọi 1 HS đọc tên bài tập đọc. - Yêu cầu HS quan sát tranh GV giới thiệu: Đây là một tảng đá đứng chênh vênh trên dốc đá cao, nằm sát bờ biển. Các em hãy lắng nghe để biết: Tảng đá nghĩ gì, ước mong điều gì? * Hướng dẫn HS luyện đọc - GV đọc mẫu: nhấn giọng các từ gợi tả, gợi cảm: xù xì, bạc phếch, chênh vênh, mênh mông - Luyện đọc từ ngữ: +GV chỉ từng từ ngữ cho HS đọc: ước mơ, tảng đá, ven biển, bạc phếch, chênh vênh, quanh năm, mênh mông, lướt gió. +GV giải nghĩa từ: chênh vênh (không có chỗ dựa chắc chắn, gây cảm giác trơ trọi, thiếu vững chãi). - Luyện đọc câu: + Bài đọc có mấy câu? . + GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ. + Chỉ từng câu cho HS đọc nối tiếp. +Chỉ một vài câu đảo lộn thứ tự * Thi đọc đoạn, bài: + Chia bài làm 2 đoạn (4 / 3 câu) d)Tìm hiểu bài đọc - Nêu yêu cầu: Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng. - Chỉ từng ý a, b cho cả lớp đọc. - Yêu cầu HS làm vào VBT. - Gọi HS trình bày kết quả. - Nhận xét. - Ước mơ của tảng đá(1) - Lắng nghe. - Lắng nghe. - HS đọc cá nhân, cả lớp. -7 câu -Cá nhân, cả lớp đọc -Cá nhân, từng cặp - Cá nhân - Thi đọc theo nhóm, tổ. - Cả lớp đọc. - Làm bài, trong VBT: khoanh ý b 3. Hoạt động nối tiế ... phẩm được bình chọn lần lượt giới thiệu trước lớp. -GV đếm số HS giơ tay bình chọn cho từng HS( khéo léo động viên tất cả) -GV tuyên dương các bạn đã thể hiện xuất sắc trong tiết học. - GV cho HS gắn tranh, ảnh của mình lên bảng nhóm ở góc học tập, lưu giữ suốt tuần. 3.Củng cố -dặn dò - GV khen ngợi những HS, tổ HS đã làm nên một tiết học bổ ích, sáng tạo. -Nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết KC Chuyện của thước kẻ. -HS lắng nghe và nhắc lại yêu cầu của đầu bài. +HS vừa lắng nghe vừa quan sát tranh, ảnh: một cách trình bày sản phẩm của các bạn HS +Cùng đọc, cùng xem và bình chọn. +HS đọc lời tự giới thiệu làm mẫu của 3 HS( SGK) +Sau giờ học HS gắn tranh ảnh của mình lên bảng nhóm ở gọc học tập, để ở đó suốt tuần. -HS trưng bày những ĐDHT, sản phẩm của tiết học trước để GV kiểm tra. -HS trưng bày tranh ảnh lên tường theo vị trí của nhóm mình. - HS cả lớp đếm sản phẩm của mỗi tổ.( 1 tiêu chí thi đua) Một tổ xem trước. Các bạn trao đổi, bình chọn: + Tổ trưng bày đẹp. + Chọn 3 sản phẩm ấn tượng của tổ mình, một vài sản phẩm ấn tượng của tổ khác. +Tổ trưởng báo cáo kết quả -Tiếp đến tổ khác. - HS quan sát, lắng nghe. -HS giới thiệu trước lớp tranh, ảnh của mình; đọc lời tự giới thiệu bản thân. -HS cả lớp bình chọn những sản phẩm được nhiều bạn yêu thích. -Cả lớp cho một tràng pháo tay cho những bạn thể hiện xuất sắc. -HS thực hiện theo yêu cầu. -HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu. KỂ CHUYỆN CHUYỆN CỦA THƯỚC KẺ I.Mục tiêu: 1.Phát triển năng lực đặc thù-năng lực ngôn ngữ. - Nghe hiểu câu chuyện Chuyện của thước kẻ. - Nhìn tranh, kể lại được từng đoạn, toàn bộ câu chuyện. Bước đầu biết thay đổi giọng để phân biệt lời của người dẫn chuyện, lời của bút mực, bút chì, thước kẻ, tẩy. - Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Không nên kiêu căng, coi thường người khác. Cần khiêm tốn, chung sức với mọi người để làm được điều có ích. 2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất. - Chăm chú lắng nghe, trả lời câu hỏi một cách tự tin, - Biết vận dụng lời khuyên của câu chuyện vào đời sống. II. Đồ dùng dạy học: -GV:Tranh minh họa truyện kể trong SGK. - HS: SGK Tiếng Việt 1, tập hai. III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiểm tra bài cũ -GV đưa tranh minh họa chuyện Hai tiếng kỳ lạ: -GV nhận xét, khen 2 bạn kể chuyện hay. B. Dạy bài mới 1.Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện -GV chiếu 6 bức tranh minh họa Chuyện của thước kẻ. -Các em hãy quan sát tranh 4: thước kẻ soi gương. Nhìn trong gương, các em sẽ thấy tay phải của thước kẻ thực ra là tay nào? Tương tự, vạch đo của cái thước kẻ ở trong gương nằm ở bên phải, nhưng thực ra là ở bên trái của chiếc thước kẻ thực. Các em cân chú ý chi tiết này để hiểu câu chuyện. Giới thiệu:Thước kẻ là một ĐDHT không thể thiếu của HS. Chiếc thước kẻ trong câu chuyện này rất kêu căng. Nó luôn ưỡn ngực lên, đến nỗi trở thành một chiếc thước kẻ cong. Cuối cùng thì nó cũng đã hiểu đúng về mình. Các em hãy lắng nghe. 2.Khám phá và luyện tập 2.1. Nghe kể chuyện: ( SGV trang 242-243) - GV kể chuyện 3 lần với giọng diễn cảm. Kể phân biệt lời các nhân vật: Lời bút mực, bút chì phàn nàn không vui; Lời thước kẻ kiêu căng tự mãn; Lời bác thợ mộc từ tốn. 2.2.Kể chuyện theo tranh. Mỗi HS trả lời câu hỏi theo một tranh. Có thể lặp lại câu hỏi với HS 2. -Tranh 1: Thước kẻ và các bạn làm việc cùng nhau như thế nào? -Tranh 2:Vì sao thước kẻ bị cong? -Tranh 3: Bút mực và bút chì phàn nàn điều gì? -Tranh 4:Thước kẻ nói gì khi thấy mình trong gương? -Tranh 5:+Điều gì sảy ra khi thước kẻ bỏ đi? + Bác thợ mộc nói gì với bà cụ? -Tranh 6:Sau khi được sửa lại, hình dáng và thước kẻ có gì thay đổi? 2.3.Kể chuyện theo tranh. ( Gv không nêu câu hỏi) - GV gọi HS nối tiếp nhau kể chuyện theo tranh. -YC HS kể lại toàn bộ câu chuyện. *GV cất tranh gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. 2.4.Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: -Câu chuyện này khuyên các em điều gì? GV chốt: Câu chuyện này khuyên các em không nên kiêu căng, coi thường người khác. Cần khiêm tốn, chung sức với mọi người để làm được điều có ích. Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học: Khen những HS kể chuyện hay. Dăn HS về nhà kể lại cho người thân nghe câu chuyện:Chuyện của thước kẻ -Nhắc HS chuẩn bị tiết: Tự đọc sách báo. -2HS nhìn tranh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện(mỗi HS kể theo 3 tranh) -HS xem tranh nói câu chuyện có những nhân vật nào. ( chuyện có 6 nhân vật: thuwocs kẻ, bút chì, bút mực, tẩy, bà cụ, bác thợ mộc). -Tay phải của thước kẻ ở trong gương thực ra là tay trái. -HS lắng nghe, quan sát. -HS nhắc lại tên bài. -HS quan sát, lắng nghe. -Thước kẻ và các bạn làm việc cùng nhau rất vui vẻ. -Thước kẻ nghĩ là nó quan trọng nhất, không có nó thì bút không thể kẻ thẳng. Nghĩ là mình oai lắm, nó cứ ưỡn ngực lên. Dần dần nó trở thành chiếc thước kẻ cong. -Bút mực và bút chì phàn nàn: Anh thước kẻ bị cong rồi nên đường kẻ của chúng ta cong quá. -Thước kẻ nói:Cái thước kẻ ở trong gương kia không phải của tôi. Vạch đo của tôi ở bên trái, còn vạch đo của thước kẻ kia ở bên phải. Các số ở đó còn bị ngược nữa. -+Một bà cụ nhặt thước kẻ, định đem về làm củi. Nhưng thước kẻ la ầm lên rằng nó không phải là củi. -Đây là cái thước kẻ gỗ. Nó hơi cong. Để tôi bào lại nó cho thẳng. -Sau khi được sửa, thước kẻ đã thẳng trở lại. Các bạn vui vẻ đón nó trở về. Từ đó, nó luôn chăm chỉ cùng các bạn bút – kẻ những đường thẳng tắp. -Mỗi HS nhìn hai tranh, tự kể chuyện. -2HS nhìn 6 tranh kể lại toàn bộ câu chuyện. -1HS giỏi kể lại câu chuyện, không cần sự hỗ trợ của tranh. -Câu chuyện khuyên chúng ta phải khiêm tốn/ không nên kiêu ngạo/ phải đoàn kết. -Cả lớp bình chọn HS, nhóm HS kể chuyện hay. -HS lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu. TẬP VIẾT TÔ CHỮ HOA Y I.Mục tiêu: 1.Phát triển năng lực đặc thù-năng lực ngôn ngữ. - Biết tô các chữ viết hoa Y theo cỡ chữ vừa và nhỏ. - Viết đúng các từ, câu ứng dụng (bẽn lẽn, cẩn thận; Yêu trẻ, trẻ đến nhà) chữ viết thường, cỡ nhỏ; chữ viết rõ ràng, đều nét; đặt dấu thanh đúng vị trí; đưa bút theo đúng quy trình; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở luyện viết 1, tập hai. 2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất. - Kiên nhẫn, cẩn thận, có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ. - Biết quan sát, lắng nghe, tự chuẩn bị dồ dùng học tập, ngồi viết đúng tư thế. II. Đồ dùng dạy học: GV: Máy chiếu viết mẫu chữ viết hoa Y đặt trong khung chữ; từ, câu ứng dụng cỡ nhỏ viết trên dòng kẻ ly. HS: Vở Luyện viết 1, tập hai. III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiểm tra bài cũ 1HS cầm que chỉ tô đúng quy trình viết chữ viết hoa V, X.đã học. -GV kiểm tra HS viết ở bài ở nhà trong vở Luyện viết 1, tập hai. B. Dạy bài mới 1.Giới thiệu bài: - GV chiếu lên bảng chữ in hoa Y. -GV: Bài 35 đã giới thiệu mẫu chữ Y in hoa và viết hoa. Hôm nay các em sẽ tô chữ viết hoa Y; luyện viết các từ, câu ứng dụng cỡ nhỏ. 2. Khám phá và luyện tập. 2.1. Tô chữ viết hoa Y. -GV HD HS quan sát cấu tạo nét chữ và chỉ dẫn cách tô từng chữ hoa: +Chữ Y viết hoa gồm 2 nét: Nét 1 là là nét móc hai đầu, tô giống như chữ U viết hoa. Nét 2 là nét khuyết ngược, tô từ ĐK 6 ( trên) xuống, đến ĐK 4 ( dưới) thì vòng lên, dừng bút ở ĐK 2( trên). -GV YC HS tô chữ Y hoa. 2.2 Viết từ ngữ, câu ứng dụng. -GV gọi HS đọc từ, câu ứng dụng. GV gọi HS nhận xét độ cao của các chữ cái, khoảng cách giữa các chữ( tiếng), cách nối nét giữa các chữ ( nối giữa chữ viết hoa Y sang ê), vị trí đặt dấu thanh. GV yêu cầu HS viết vào vở luyện viết. -GV nhận xét, đánh giá bài viết của một số HS. 3.Củng cố, dặn dò: -GV khen ngợi những HS viết đúng, viết đẹp. nhắc những em chưa hoàn thành bài viết trong vở Luyện viết 1, tập hai về nhà tiếp tục luyện viết. Gv nhắc lại yêu cầu chuẩn bị cho tiết Tự đọc sách báo -HS lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu. -HS nhận biết đó là mẫu chữ in hoa Y. -HS lắng nghe, nhắc lại đầu bài. -HS quan sát, theo dõi lắng nghe. -HS tô các chữ viết hoa Y cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở luyện viết 1, tập hai. -HS đọc: bẽn lẽn, cẩn thận; Yêu trẻ, trẻ đến nhà -HS nhận xét +Chữ t cao 1,5 ly ; chữ đ cao 2 ly;b,h,l cao 2,5 ly -HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hai; hoàn thành phần luyện tập thêm. -HS lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu. HS nhắc lại yêu cầu: Mỗi bạn chuẩn bị một quyển truyện,quyển sách hoặc tờ báo, bài thơ. TỰ ĐỌC SÁCH BÁO( 2 TIẾT) I.Mục tiêu: 1.Phát triển năng lực đặc thù-năng lực ngôn ngữ. - Biết tự giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn quyển sách, truyện, tập thơ hay tờ báo mình mang tới lớp. - Đọc hoặc kể lại cho các bạn nghe những gì vừa đọc. 2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất. - Giúp nâng cao kiến thức, cải thiện sự tập trung và tăng cường kỹ năng tư duy. - Mở rộng vốn từ, cải thiện trí nhớ. II. Đồ dùng dạy học: GV và HS mang đến lớp một số đầu sách hay, phù hợp với tuổi thiếu nhi. Giá sách của lớp. Sách truyện đọc lớp 1. III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học. Luyện tập Tìm hiểu yêu cầu của bài học Gọi 4 HS nối nhau đọc 4 bước trong tiến trình của bài học: -YC 1: GV yêu cầu mỗi HS đặt trước mặt quyển sách, truyện, tập thơ hay tờ báo mình mang tới lớp. - YC 2:Đọc cả lời giới thiệu của hai bạn trong SGK. - YC 3: GV giới thiệu bài thơ Mèo con đi học và 2 câu đố:Đây là một bài thơ rất vui và hai câu đố rất thú vị. Nếu không có sách mang đến lớp, các em có thể đọc bài này bài thơ Mèo con đi học và 2 câu đố đều rất hay. -Vì vậy cô phân công 3 bạn đọc rồi đọc lại cho cả lớp nghe. -Khi về nhà, các em nên đọc bài thơ và 2 câu đố này. 2.2.Giới thiệu tên sách. - GV hỏi các nhóm đã trao đổi sách báo, hỗ trợ nhau đọc sách như thế nào. - Mời một vài HS giới thiệu trước lớp tên quyển sách, tờ báo, quyển truyện, bài thơ mình mang tới lớp; khuyến khích cách giới thiệu vui. *Thời gian dành cho các hoạt động trên khoảng 10 phút. 2.3.Tự đọc sách. -GV đảm bảo sự yên tĩnh cho HS đọc sách. Nhắc HS đọc kỹ một đoạn truyện, mẩu tin, bài thơ mình yêu thích để đọc trước lớp. 2.4. Đọc ( hoặc kể) cho các bạn nghe những điều thú vị em đã đọc. -GV mời HS lần lượt đọc/ hoặc kể trước lớp những gì vừa đọc. -GV nhắc HS đọc to, rõ. -Cả lớp bình chọn HS đọc hay, biểu cảm, cung cấp những thông tin, mẩu truyện, bài thơ thú vị. -GV hướng dẫn HS thành lập các nhóm tự đọc sách để trao đổi sách báo, cùng đi thư viện, hỗ trợ nhau đọc sách. 3.Củng cố, dặn dò: -GV khen những HS đã thể hiện tốt trong tiết học. -Nhắc HS cần chăm đọc sách báo để học hỏi được nhiều điều bổ ích. -HS lắng nghe - HS 1: Đem sách báo đến lớp. - HS 2:Giới thiệu sách báo -HS 3: Tự đọc sách báo. 3HS, mỗi HS đọc một bài. -HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu. -HS giới thiệu sách: +VD: Đây là truyện cổ tích Cô bé lọ lem mà mẹ tặng mình nhân ngày sinh nhật. Truyện rất hay. Mình sẵn sàng cho mượn nếu bạn nào muốn mượn truyện này +Đây là tập góc sân và khoảng trời của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Đảm bảo bạn nào cũng phải mê. +Đây là tờ báo mực tím viết về tuổi học trò. Tờ báo có nhiều tin thú vị. Các bạn nên xem. Tôi sẵn sàng cho mượn. HS tự đọc sách. - HS sung phong kể/ kể. - HS đăng ký đọc/đọc. HS cả lớp bình chọn. --HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu. --HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.
File đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_1_hoc_ki_2_canh_dieu.docx