Giáo án ôn tập Khoa học tự nhiên 8 (Cánh diều) - Chương trình cả năm

Mở đầu: Quan sát ống đong đựng dung dịch copper(II) sulfate (hình 1), ghi lại thể tích của dung dịch trong ống đong và báo cáo kết quả trước lớp.

Trả lời:

Quan sát hình 1, xác định được thể tích dung dịch trong ống đong là 55 mL.

I. Một số dụng cụ và hoá chất trong môn Khoa học tự nhiên 8

Câu hỏi 1 trang 6 KHTN 8: Vì sao không nên kẹp ống nghiệm quá cao hoặc quá thấp?

Trả lời:

Khi kẹp ống nghiệm, cần kẹp ở vị trí 1/3 ống nghiệm, tính từ miệng ống nghiệm xuống.

Không nên kẹp ống nghiệm quá cao để dễ dàng thao tác thí nghiệm; không nên kẹp ống nghiệm quá thấp tránh để tuột, rơi ống nghiệm, đặc biệt là ống nghiệm đã chứa hoá chất, gây nguy hiểm.

Câu hỏi 2 trang 6 KHTN 8: Vì sao không nên kẹp ống nghiệm quá cao hoặc quá thấp?

 

docx 226 trang Đức Bình 25/12/2023 3680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án ôn tập Khoa học tự nhiên 8 (Cánh diều) - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án ôn tập Khoa học tự nhiên 8 (Cánh diều) - Chương trình cả năm

Giáo án ôn tập Khoa học tự nhiên 8 (Cánh diều) - Chương trình cả năm
Bài mở đầu: Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn KHTN 8
Mở đầu: Quan sát ống đong đựng dung dịch copper(II) sulfate (hình 1), ghi lại thể tích của dung dịch trong ống đong và báo cáo kết quả trước lớp.
Trả lời:
Quan sát hình 1, xác định được thể tích dung dịch trong ống đong là 55 mL.
I. Một số dụng cụ và hoá chất trong môn Khoa học tự nhiên 8
Câu hỏi 1 trang 6 KHTN 8: Vì sao không nên kẹp ống nghiệm quá cao hoặc quá thấp?
Trả lời:
Khi kẹp ống nghiệm, cần kẹp ở vị trí 1/3 ống nghiệm, tính từ miệng ống nghiệm xuống.
Không nên kẹp ống nghiệm quá cao để dễ dàng thao tác thí nghiệm; không nên kẹp ống nghiệm quá thấp tránh để tuột, rơi ống nghiệm, đặc biệt là ống nghiệm đã chứa hoá chất, gây nguy hiểm.
Câu hỏi 2 trang 6 KHTN 8: Vì sao không nên kẹp ống nghiệm quá cao hoặc quá thấp?
Trả lời:
Khi kẹp ống nghiệm, cần kẹp ở vị trí 1/3 ống nghiệm, tính từ miệng ống nghiệm xuống.
Không nên kẹp ống nghiệm quá cao để dễ dàng thao tác thí nghiệm; không nên kẹp ống nghiệm quá thấp tránh để tuột, rơi ống nghiệm, đặc biệt là ống nghiệm đã chứa hoá chất, gây nguy hiểm.
Luyện tập trang 7 KHTN 8: Tìm dụng cụ cần thiết trong cột B phù hợp với mục đích sử dụng trong cột A.
Trả lời:
a) ghép với 2.
b) ghép với 4.
c) ghép với 6.
d) ghép với 1.
e) ghép với 3.
g) ghép với 5.
Giải KHTN 8 trang 9
Câu hỏi 2 trang 8 KHTN 8: Vì sao phải hơ nóng đều ống nghiệm?
Trả lời:
Khi đun hoá chất cần phải hơ nóng đều ống nghiệm, sau đó mới đun trực tiếp tại nơi có hoá chất. Việc hơ nóng đều ống nghiệm giúp nhiệt toả đều, tránh làm nứt, vỡ ống nghiệm khi lửa tụ nhiệt tại một điểm.
II. Quy tắc sử dụng hóa chất an toàn
III. Thiết bị điện
Câu hỏi 3 trang 9 KHTN 8: Trong gia đình cũng có một số thiết bị điện cơ bản, kể tên những thiết bị đó?
Trả lời:
- Điện trở, biến trở thường có trong các thiết bị sử dụng điện: quạt điện, bếp điện, ti vi, 
- Pin thường có trong các thiết bị điều khiển, đồ chơi trẻ em.
- Công tắc, cầu chì, aptômát thường mắc trong mạch điện để bảo vệ các thiết bị sử dụng điện.
- Ổ cắm điện, dây nối là các thiết bị điện hỗ trợ khi lắp mạch điện.
Câu hỏi 4 trang 9 KHTN 8: Ngoài đèn led xanh như ở hình 12 kể ra các điốt hay led khác mà em biết.
Trả lời:
Trên thực tế có một số loại đèn led phổ biến như:
Câu hỏi 5 trang 9 KHTN 8: Kể và mô tả về một số loại pin mà em biết.
Trả lời:
- Pin tiểu (Pin 2A/ pin con thỏ, pin 3A) thường dùng trong các thiết bị điện tử cẩm tay như đồng hồ treo tường, điều khiển, đồ chơi trẻ em, 
- Pin trung (pin C) có hình trụ tròn, có kích thước 50 × 26mm, có dung lượng trung bình là khoảng 6000mAh và được sử dụng linh hoạt trong các thiết bị thông dụng như mồi lửa bếp ga, đài cát – sét, 
- Pin đại (pin D, pin LR20) là loại pin có dung lượng lớn nhất trong các loại pin hình trụ, với dung lượng tối đa lên tới 12.000 mAh, kích thước là 60 × 34 mm. Thường được sử dụng trong các mẫu đèn pin cỡ lớn.
- Pin cúc áo (pin điện tử) là loại pin dẹt, có kích thước rất nhỏ với đường kính khoảng 20mm, chiều cao khoảng 2,9 mm đến 3,2 mm tùy thuộc vào kiểu máy và có dung lượng từ 110mAh đến 150mAh. Thường được dùng làm nguồn điện cho các thiết bị, đồ dùng, vật dụng nhỏ như đồng hồ, đồ chơi.
Câu hỏi 6 trang 10 KHTN 8: Cho biết ở nhà em dùng công tắc ở những vị trí nào, thiết bị nào.
Trả lời:
- Công tắc dùng để bật, tắt các thiết bị và thường sử dụng trong các mạch điện chiếu sáng hoặc đi kèm với đồ dùng điện nên trong mạch điện công tắc thường lắp ở vị trí trên dây pha, nối tiếp với dây tải, sau cầu chì.
- Ở nhà em thường được lắp ở các vị trí như hai đầu cầu thang, nơi có bóng đèn điện, quạt điện, bếp điện.
Câu hỏi 7 trang 10 KHTN 8: Các cầu chì hoặc aptomat thường đặt ở đâu?
Trả lời:
Cầu chì hoặc aptomat thường được mắc sau nguồn điện tổng và ở trước các thiết bị điện trong mạch điện.
Ví dụ như mạch điện sau:
Câu hỏi 8 trang 10 KHTN 8: Nêu một số loại đồng hồ đo điện khác mà em biết. Những đồng hồ đó được sử dụng khi nào?
Trả lời:
Một số loại đồng hồ đo điện mà em biết:
- Ôm kế được sử dụng để đo điện trở của mạch điện hay khối vật chất.
- Oát kế là dụng cụ đo công suất điện năng (hoặc tốc độ cung cấp năng lượng điện).
Vận dụng trang 11 KHTN 8: Chỉ ra những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với hoá chất hay với các thiết bị điện. Đề xuất cách xử lí an toàn cho mỗi tình huống đó.
Trả lời:
- Những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với hoá chất và cách xử lí:
+ Nếu bị bỏng vì acid đặc, nhất là sulfuric acid đặc thì phải dội nước rửa ngay nhiều lần, nếu có vòi nước thì cho chảy mạnh vào vết bỏng 3 – 5 phút, sau đó rửa bằng dung dịch NaHCO3, không được rửa bằng xà phòng.
+ Bị bỏng vì kiềm đặc thì lúc đầu chữa như bị bỏng acid, sau đó rửa bằng dung dịch loãng acetic acid 5% hay giấm.
+ Khi bị ngộ độc bởi các khí độc, cần đình chỉ thí nghiệm, mở ngay cửa và cửa sổ, đưa ngay bệnh nhân ra ngoài chỗ thoáng gió, đưa các bình có chứa hoặc sinh ra khí độc vào tủ hốt hoặc đưa ra ngoài phòng
- Một số tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với các thiết bị điện và cách xử lí an toàn cho tình huống đó:
+ Thiết bị điện như bóng đèn có thể bị cháy do nguồn điện cung cấp quá lớn.
Xử lí tình huống: ngắt ngay nguồn điện cung cấp và lắp cầu chì trong mạch tránh cho thiết bị điện thí nghiệm sau bị cháy, cần đọc kĩ thông số thiết bị điện và sử dụng nguồn điện cung cấp hợp lí.
+ Mắc ampe kế không đúng cách gây hỏng thiết bị.
Xử lí tình huống: GV cần nhắc nhở kĩ lưỡng tới HS cách mắc ampe kế tránh mắc sai gây hỏng thiết bị, chập mạch điện.
Bài 1: BIẾN ĐỔI VẬT LÍ VÀ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC 
Mở đầu: Quan sát hình 1.1, dự đoán hình nào mô tả hiện tượng chất bị biến đổi thành chất khác, hình nào chỉ mô tả sự thay đổi về tính chất vật lí (trạng thái, kích thước, hình dạng, .)?
Trả lời:
- Hình mô tả hiện tượng chất bị biến đổi thành chất khác:
d) Đốt mẩu giấy vụn.
e) Đun đường.
g) Đinh sắt bị gỉ.
- Hình chỉ mô tả sự thay đổi về tính chất vật lí (trạng thái, kích thước, hình dạng, .):
a) Xé mẩu giấy vụn.
b) Hoà tan đường vào nước.
c) Đinh sắt bị uốn cong.
I. Sự biến đổi chất
Thực hành 1 trang 12 KHTN 8: Chuẩn bị:
- Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh (loại 100 mL (ml)), bát sứ loại nhỏ, kiềng đun, lưới thép, đèn cồn.
- Hoá chất: Muối ăn, nước.
Tiến hành:
Bước 1: Lấy khoảng một thìa cafe muối ăn cho vào cốc, sau đó thêm vào cốc khoảng 30 mL nước, khuấy đều cho tới khi muối ăn tan hết.
Bước 2: Lấy ra khoảng 1 mL dung dịch muối ăn trên cho vào bát sứ đặt trên kiềng đun có lưới thép, đun trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi cạn dung dịch.
- Mô tả hiện tượng khi hoà tan muối ăn trong cốc và hiện tượng khi cô cạn.
- Nhận xét về trạng thái (thể) của muối ăn.
Trả lời:
- Hoà tan muối ăn vào nước thu được dung dịch đồng nhất, không màu.
Sau khi cô cạn thu được chất rắn, màu trắng bám trên đáy bát sứ.
- Nhận xét về trạng thái của muối ăn: muối ăn là chất rắn, tan tốt trong nước, không bị nhiệt phân huỷ.
Câu hỏi 1 trang 12 KHTN 8: Vẽ sơ đồ bằng chữ mô tả quá trình (sự thay đổi về trạng thái, kích thước, ) và hiện tượng ở thí nghiệm 1 (thể hiện tính chất vật lí của muối ăn).
Trả lời:
Luyện tập 1 trang 13 KHTN 8: Trong các quá trình được mô tả ở hình 1.1, quá trình nào diễn ra sự biến đổi vật lí? Giải thích.
Trả lời:
Các quá trình vật lí trong hình 1.1 là:
a) Xé mẩu giấy vụn: Quá trình này là quá trình vật lí do chỉ có sự thay đổi kích thước, số lượng mầu giấy, không có sự tạo thành chất mới.
b) Hoà tan đường vào nước: Quá trình này là quá trình vật lí do có sự thay đổi trạng thái của đường (từ rắn sang lỏng), không có sự tạo thành chất mới.
c) Đinh sắt bị uốn cong: Quá trình này là quá trình vật lí do chỉ có sự thay đổi về hình dạng, không có sự tạo thành chất mới.
Vận dụng 1 trang 13 KHTN 8: Kể thêm 2 – 3 hiện tượng xảy ra trong thực tế có sự biến đổi vật lí.
Trả lời:
Một số hiện tượng vật lí trong thực tế:
+ Khi nước được đưa vào ngăn làm đá của tủ lạnh, nước lỏng chuyển thành nước đá.
+ Thuỷ tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
+ Uốn cong thanh sắt.
Thực hành 2 trang 13 KHTN 8: Chuẩn bị 
• Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, mẩu nam châm, thìa xúc hoá chất.
• Hoá chất: Bột sắt, bột lưu huỳnh.
Tiến hành
Bước 1: Trộn đều hỗn hợp bột sắt (Fe) với bột lưu huỳnh (S) theo tỉ lệ về khối lượng Fe : S khoảng 1,5 : 1 (hoặc theo thể tích là 1 : 3) cho vào hai ống nghiệm 1 và 2 (hình 1.2a).
Bước 2: Lấy ống nghiệm 2 đem hơ nóng, sau đó đun nóng tập trung vào đáy ống nghiệm cho đến khi thấy hỗn hợp nóng đỏ thì ngừng đun (hình 1.2b).
Bước 3: Đưa đồng thời hỗn hợp đã nguội (ống nghiệm 2) và ống nghiệm 1 lại gần mẩu nam châm (hình 1.2c).
• Mô tả hiện tượng khi đun nóng hỗn hợp ở bước 2.
• Ở bước 3, mẩu nam châm có bị hút vào đáy ống nghiệm 2 không? Giải thích.
Trả lời:
- Khi đun nóng hỗn hợp ở bước 2, hiện tượng: sắt tác dụng mạnh với lưu huỳnh hỗn hợp cháy nóng đỏ, phản ứng toả nhiều nhiệt.
- Ở bước 3, mẩu nam châm không bị hút vào đáy ống nghiệm 2. Do ở thí nghiệm này chất ban đầu đã bị biến đổi tạo thành chất khác, không còn những đặc tính như chất ban đầu.
Luyện tập 2 trang 14 KHTN 8: Trong các quá trình được mô tả ở hình 1.1, quá trình nào diễn ra sự biến đổi hoá học? Giải thích.
Trả lời:
Trong các quá trình được mô tả ở hình 1.1, quá trình diễn ra sự biến đổi hoá học:
d) Đốt mẩu giấy vụn: Quá trình này là quá trình hoá học do sau khi đốt, mẩu giấy vụn đã bị biến đổi tạo thành chất khác.
e) Đun đường: Quá trình này là quá trình hoá học do sau khi đun, đường đã bị biến đổi thành chất khác (màu đen, mùi khét)
g) Đinh sắt bị gỉ: Quá trình này là quá trình hoá học do phần sắt gỉ đã biến đổi thành chất khác, không còn những đặc tính của sắt ban đầu.
Vận dụng 2 trang 14 KHTN 8: Kể thêm 2 – 3 hiện tượng xảy ra trong thực tế có sự biến đổi hoá học.
Trả lời:
Một số hiện tượng xảy ra trong thực tế có sự biến đổi hoá học là:
+ Đốt cháy than để đun nấu.
+ Dây xích xe đạp bị gỉ do tiếp xúc với oxygen và hơi nước có trong không khí.
+ Tượng đá bị hư hại do mưa acid.
+ Xăng cháy trong động cơ xe máy.
II. Phân biệt sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hoá học
Thực hành 3 trang 14 KHTN 8: Chuẩn bị: Dụng cụ: Đĩa sứ, bật lửa, hoá chất: Cây nến
Tiến hành
• Gắn cây nến (có thành phần chính là paraffin) trên đĩa sứ, đốt nến cháy trong khoảng 1 phút.
• Mô tả các hiện tượng xảy ra trong quá trình nến cháy, chỉ ra giai đoạn diễn ra sự biến đổi vật lí, giai đoạn diễn ra sự biến đổi hoá học. Biết rằng nến cháy trong không khí chủ yếu tạo ra khí carbon dioxide và hơi nước.
Trả lời:
- Mô tả các hiện tượng xảy ra trong quá trình nến cháy: Khi đốt nến (có thành phần chính là paraffin), nến chảy lỏng thấm vào bấc. Sau đó, nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo thành carbon dioxide và hơi nước.
- Giai đoạn diễn ra sự biến đổi vật lí: nến chảy lỏng thấm vào bấc và nến lỏng chuyển thành hơi do các giai đoạn này là sự thay đổi về trạng thái, không có sự tạo thành chất mới.
- Giai đoạn diễn ra sự biến đổi hoá học: hơi nến cháy trong không khí tạo thành carbon dioxide và hơi nước. Do ở giai đoạn này có chất mới được tạo thành (carbon dioxide và hơi nước).
Câu hỏi 2 trang 14 KHTN 8: Trong thí nghiệm 3, dấu hiệu nào dùng để phân biệt sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hoá ... ang 197 KHTN 8: Tại sao các loài sinh vật ngoại lai như: ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, tôm hùm đất, có thể gây mất cân bằng tự nhiên và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp.
Trả lời:
Các loài sinh vật ngoại lai như: ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, tôm hùm đất, có thể gây mất cân bằng tự nhiên và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp vì:
- Các loài sinh vật ngoại lai sinh sản nhanh, thích nghi nhanh với những thay đổi của môi trường dẫn đến tình trạng cạnh tranh nguồn thức ăn và môi trường sống với sinh vật bản địa.
- Nhiều loài sinh vật ngoại lai sử dụng các cây nông nghiệp hoặc các loài sinh vật bản địa làm thức ăn dẫn tới thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp, suy giảm nguồn gene.
Vận dụng 2 trang 197 KHTN 8: Nêu những biện pháp địa phương em đã áp dụng để cải tạo môi trường tự nhiên.
Trả lời:
Một số biện pháp có thể áp dụng để cải tạo môi trường tự nhiên là:
- Tăng cường trồng và bảo vệ rừng.
- Thực hiện các biện pháp chống xói mòn, khô hạn, ngập úng và chống mặn cho đất, đồng thời nâng cao độ màu mỡ cho đất.
- Sử dụng tiết kiệm nguồn nước; tăng cường biện pháp cải tạo các nguồn nước bị ô nhiễm;
- Bảo vệ các loài sinh vật đặc biệt là những loài đang có nguy cơ tuyệt chủng.
- Sử dụng các loại năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió,
- Hạn chế làm phát sinh rác thải bằng cách tiết kiệm hoặc tái sử dụng các sản phẩm,
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường.
Vận dụng 3 trang 197 KHTN 8: Nêu các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ở địa phương em.
Trả lời:
Một số biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu:
- Thông tin nhanh, chính xác trong dự báo, cảnh báo bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, rét đậm, rét hại, lũ lụt và nắng nóng,, đồng thời, đẩy mạnh các biện pháp phòng chống thiên tai nhằm giảm thiểu tối đa thiệt  hại về người và của.
- Đầu tư hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu: quy hoạch các khu dân cư để thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cấp hệ thống đê điều, các công trình thủy lợi;
- Chuyển giao và áp dụng công nghệ trong sản xuất để thích ứng với biến đổi khí hậu: Một số giống cây trồng, vật nuôi và các quy trình sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu đã được chuyển giao và áp dụng.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tình hình biến đổi khí hậu.
Bài 43: Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học 
Mở đầu: Theo em, hệ sinh thái nào là lớn nhất trên Trái Đất? Vì sao?
Trả lời:
Hệ sinh thái lớn nhất trên Trái Đất là sinh quyển. Vì sinh quyển gồm toàn bộ sinh vật và các nhân tố vô sinh của môi trường, sinh quyển chính là hệ sinh thái khổng lồ bao gồm tất cả các hệ sinh thái trên Trái Đất.
I. Sinh quyển
Câu hỏi 1 trang 198 KHTN 8: Quan sát hình 43.1 và nêu các thành phần cấu trúc của Sinh quyển.
Trả lời:
Các thành phần cấu trúc của sinh quyển gồm: Khí quyển, địa quyển và thủy quyển.
II. Các khu sinh học
Câu hỏi 2 trang 198 KHTN 8: Dựa vào yếu tố nào để phân chia các khu sinh học? Có những khu sinh học chủ yếu nào?
Trả lời:
- Phân chia các khu sinh học dựa vào yếu tố đặc trưng về đất đai và khí hậu của một vùng địa lí xác định.
- Những khu sinh học chủ yếu gồm: khu sinh học trên cạn (đồng rêu đới lạnh, rừng lá kim phương bắc, rừng rụng lá theo mùa ôn đới, thảo nguyên, savan, sa mạc và hoang mạc, rừng nhiệt đới) và khu sinh học dưới nước (khu sinh học nước ngọt, khu sinh học nước mặn).
Câu hỏi 3 trang 200 KHTN 8: Tìm những ví dụ về sự thích nghi của sinh vật với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở mỗi khu sinh học.
Trả lời:
Ví dụ về sự thích nghi của sinh vật với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở mỗi khu sinh học:
- Gấu bắc cực thích nghi với điều kiện quanh năm băng giá ở khu sinh học đồng rêu đới lạnh: Có bộ lông và lớp mỡ dày giúp giữ ấm, không có lông mi do lông mi có thể gây đóng băng trên mắt, bộ lông màu trắng giúp chúng ngụy trang, có tập tính ngủ đông và hoạt động trong mùa hạ vào ban ngày.
- Cây xương rồng thích nghi với điều kiện khí hậu khô hạn, nhiệt độ không khí nóng vào ban ngày và lạnh vào ban đêm ở khu sinh học sa mạc và hoang mạc: Thân cây biến dạng thành thân mọng nước giúp dự trữ nước cho cây, thân cũng có các rãnh chạy dọc chiều dài thân giúp chuyển nước mưa, nước sương thành một dòng xuống rễ; Lá xương rồng biến thành gai hạn chế được sự thoát hơi nước; Rễ cây dài, lan rộng giúp cây hấp thu nước;
- Cây đước thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại khu sinh học rừng ngập mặn: Bộ rễ chia làm hai phần là rễ cọc và rễ phụ, rễ cọc cắm thẳng, rễ phụ phát triển thành chùm, mọc từ phần thân gần gốc giúp cây chống đỡ, hạn chế ảnh hưởng của sóng và gió; Quả đước có dạng hình trụ dài, khi già sẽ tự rụng cắm thẳng xuống lớp bùn và hình thành cây mới.
Luyện tập trang 201 KHTN 8: Tại sao vùng ven bờ lại có thành phần sinh vật phong phú hơn vùng khơi?
Trả lời:
Vùng ven bờ có thành phần sinh vật phong phú hơn vùng khơi vì: Vùng ven bờ có sự đa dạng về địa hình, khí hậu, môi trường đất (đất mặn, đất phèn, đất cát,), môi trường nước (nước từ mặn cho đến lợ), tạo ra nhiều loại môi trường sống đa dạng, thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nhiều nhóm loài.
Câu hỏi 4 trang 201 KHTN 8: Hệ động vật, thực vật ở các hệ sinh thái nước đứng và nước chảy có đặc điểm gì thích nghi với điều kiện môi trường sống?
Trả lời:
Đặc điểm thích nghi của hệ động vật, thực vật ở các hệ sinh thái nước đứng và nước chảy với điều kiện môi trường sống:
- Hệ sinh thái nước đứng:
+ Vùng nước nông có các loài thực vật có rễ bám trong bùn, khả năng chịu đựng khi mực nước thay đổi; có các động vật đáy có cơ chế dinh dưỡng chủ yếu là ăn mùn bã hữu cơ.
+ Vùng nước sâu vừa có các sinh vật phù du có cấu tạo thích nghi cho phép chúng nổi tự do trong nước.
+ Vùng nước sâu có các động vật thích nghi với bóng tối, một số có có quan khứu giác phát triển giúp chúng xác định con mồi trong môi trường thiếu ánh sáng.
- Hệ sinh thái nước chảy:
+ Thực vật sống ở hệ sinh thái nước chảy thường có rễ sâu để bám giữ hoặc thân nổi thích nghi với điều kiện nước chảy; lá và thân mềm, thuôn dài giúp giảm lực cản từ dòng nước.
+ Động vật sống ở vùng thượng lưu – nơi thường có nước chảy xiết thường có khả năng bơi giỏi.
BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 8 VÀ 9
Bài tập 1. Nêu ví dụ và thành phần của các hệ sinh thái theo gợi ý ở bảng sau:
Các kiểu hệ sinh thái
Ví dụ
Môi trường sống
Quần xã sinh vật
Hệ sinh thái rừng
?
?
?
Hệ sinh thái biển và ven biển
?
?
?
Hệ sinh thái nông nghiệp
?
?
?
Trả lời:
Ví dụ và thành phần của các hệ sinh thái:
Các kiểu hệ sinh thái
Ví dụ
Môi trường sống
Quần xã sinh vật
Hệ sinh thái rừng
Hệ sinh thái rừng nhiệt đới
Môi trường trên cạn, môi trường trong đất, môi trường sinh vật.
Cây chuối hột, cây lim xanh, cây sấu, dương xỉ, kiến, chim sẻ, giun đất, chuột, con vắt,
Hệ sinh thái biển và ven biển
Hệ sinh thái rạn san hô
Môi trường dưới nước, môi trường sinh vật.
San hô, hải quỳ, cá hề, tôm hùm, ốc hương, bạch tuộc, mực, sán lá gan, sán dây,
Hệ sinh thái nông nghiệp
Hệ sinh thái đồng ruộng
Môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường đất, môi trường sinh vật.
Lúa, cỏ, cua đồng, tép, ốc bươu vàng, ếch, bọ rùa, ốc sên, chuột, sâu đục thân, rệp,
Bài tập 2. Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường theo mẫu bảng sau:
Nguyên nhân ô nhiễm
Các biện pháp hạn chế ô nhiễm
Ô nhiễm do chất thải sinh hoạt và công nghiệp
Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật
Ô nhiễm phóng xạ
Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh
Trả lời:
Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường:
Nguyên nhân ô nhiễm
Các biện pháp hạn chế ô nhiễm
Ô nhiễm do chất thải sinh hoạt và công nghiệp
- Xử lí chất thải trước khi thải ra môi trường.
- Thu gom, phân loại và xử lí rác thải rắn đúng cách.
- Sử dụng tiết kiệm, tận dụng hoặc tái sử dụng để hạn chế thải vật liệu rắn ra môi trường.
Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật
- Thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học bằng thuốc có nguồn gốc sinh học.
- Sử dụng các loài thiên địch.
Ô nhiễm phóng xạ
- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các nhà máy điện nguyên tử.
- Xử lí chất thải nhiễm phóng xạ trước khi thải ra môi trường.
Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh
- Để rác đúng nơi quy định.
- Xử lí rác thải đúng cách.
- Vệ sinh nơi ở và môi trường sống.
Bài tập 3. Thiết kế mô hình hệ sinh thái từ các nguyên vật liệu dễ kiếm:
• Nêu cách thức tiến hành.
• Nêu các thành phần của hệ sinh thái đó theo gợi ý sau:
Trả lời:
Gợi ý: Thiết kế mô hình hệ sinh thái
• Cách thức tiến hành:
- Chuẩn bị: Lọ thủy tinh (hoặc chai nhựa trong suốt), sỏi, than, đất, rêu, dương xỉ, nước.
- Rửa sạch lọ thủy tinh hoặc chai nhựa, sỏi. Đảm bảo cách dụng cụ sạch sẽ.
- Tiến hành cho lần lượt sỏi, than và đất vào lọ, sao cho mỗi lớp chiếm tỉ lệ bằng nhau, độ cao của lớp sỏi, than và đất chiếm 1/3 chiều cao của lọ.
- Trồng các loại rêu, dương xỉ (hoặc loài thực vật trang trí, dễ trồng) vào lớp đất. Tưới nước vừa phải và đậy lại.
- Đặt lọ ở vị trí có ánh sáng, các thành phần trong lọ sẽ tạo thành một hệ sinh thái thu nhỏ.
• Các thành phần của hệ sinh thái:
Bài tập 4. Vì sao Sinh quyển là một hệ sinh thái lớn nhất?
Trả lời:
Sinh quyển là một hệ sinh thái lớn nhất vì sinh quyển gồm toàn bộ sinh vật và các nhân tố vô sinh của môi trường, sinh quyển chính là hệ sinh thái khổng lồ bao gồm tất cả các hệ sinh thái trên Trái Đất.
Bài tập 5. Các hệ sinh thái của Việt Nam có đặc trưng của những khu sinh học nào? Nêu vai trò và biện pháp bảo vệ các khu sinh học này.
Trả lời:
- Hệ sinh thái của Việt Nam có đặc trưng của những khu sinh học là: khu sinh học rừng nhiệt đới, khu sinh học nước ngọt, khu sinh học nước mặn.
- Các biện pháp bảo vệ các khu sinh học: Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên nhằm bảo vệ các khu sinh học; sử dụng hợp lí các hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững; phòng chống ô nhiễm hệ sinh thái ở các khu sinh học; tăng cường bảo vệ các nguồn tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học ở các khu sinh học,
Bài tập 6. Hãy vẽ lưới thức ăn có thể có trên một cánh đồng hoặc một ao tự nhiên và chỉ ra các mắt xích chung.
Trả lời:
- Lưới thức ăn có thể có trên một cánh đồng:
- Các mắt xích chung trong lưới thức ăn trên là: lúa, giun, rắn.
Bài tập 7. Vẽ phác thảo sự phân bố của các sinh vật ở các tầng nước khác nhau phân chia theo chiều thẳng đứng của các lớp nước (trong đại dương hoặc trong ao, hồ) và giải thích tại sao sinh vật lại phân bố như vậy.
Trả lời:
Hình ảnh sưu tầm: HS vẽ phác thảo sự phân bố của các sinh vật ở các tầng nước khác nhau phân chia theo chiều thẳng đứng của các lớp nước:
Sinh vật có sự phân bố như vậy là do: Môi trường sống ở mỗi lớp nước khác nhau về nhiều yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, áp suất, nguồn thức ăn, Mà mỗi sinh vật chỉ thích nghi với các yếu tố môi trường trong một khoảng giới hạn nhất định. Do đó, ở mỗi lớp nước sẽ có những sinh vật đặc trưng thích nghi với môi trường sống ở lớp nước đó.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_8_canh_dieu_chuong_trinh_ca_nam.docx