Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 9-12 - Năm học 2022-2023
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
* Kiến thức:
- Hệ thống kiến thức cơ bản về cả ba phần (Đọc - hiểu văn bản, tiếng Việt và Tập làm văn) trong SGK Ngữ văn 9 từ đầu năm học.
- Vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học một cách tổng hợp, toàn diện để kiểm tra, đánh giá.
* Kĩ năng: Nhằm khắc sâu kiến thức cơ bản để làm bài kiểm tra giữa HK I.
* Thái độ: Có ý thức trong việc vận dụng các kiến thức làm bài kiểm tra giữa HKI.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực tự học.
- Năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Hệ thống kiến thức ở bảng phụ.
2. Học sinh: Ôn tập theo đề cương.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 9-12 - Năm học 2022-2023
Ngày soạn: 15 /10/ 2022 Ngày dạy: 31/10/ 2022 Tuần: 9; Tiết: 41 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: * Kiến thức: - Hệ thống kiến thức cơ bản về cả ba phần (Đọc - hiểu văn bản, tiếng Việt và Tập làm văn) trong SGK Ngữ văn 9 từ đầu năm học. - Vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học một cách tổng hợp, toàn diện để kiểm tra, đánh giá. * Kĩ năng: Nhằm khắc sâu kiến thức cơ bản để làm bài kiểm tra giữa HK I. * Thái độ: Có ý thức trong việc vận dụng các kiến thức làm bài kiểm tra giữa HKI. 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: - Năng lực tự học. - Năng lực thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Hệ thống kiến thức ở bảng phụ. 2. Học sinh: Ôn tập theo đề cương. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài ( khởi động ): - Mục tiêu: Giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. - Thời gian : 5 phút - GV dẫn dắt HS vào bài mới : Để giúp các em chuẩn bị và làm tốt hơn bài kiểm tra học kì sắp tới. Hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em một số nội dung cơ bản để phục vụ cho tiết kiểm tra sắp tới. - HS: Lắng nghe - HS nhận thức được nhiệm vụ trọng tâm của chủ đề. - Có hứng thú để tiếp thu bài mới. 2. Hoạt động hình thành kiến thức: - Mục tiêu: + Nắm được kiến thức cơ bản phần truyện trung đại. + Học sinh nắm khái quát kiến thức phần tiếng Việt về Các phương châm hội thoại, Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếpvận dụng vào bài. + Học sinh nắm kiến thức cơ bản về văn thuyết minh, văn tự sự. - Thời gian: 60 phút * Hoạt động 1: Hướng dẫn phần Đọc - hiểu văn bản (25 phút) - GV: Yêu cầu HS nhắc lại những thể loại đã học từ đầu năm. - HS nhắc lại thể loại. - GV: Trong chương trình Ngữ văn lớp 9 em đã được học những văn bản nhật dụng nào? - HS kể - GV nhận xét và chốt. - GV: Những VBND đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 thuộc chủ đề nào? - HS: Nêu chủ đề 2 VB nhật dụng. - GV: Nêu khái quát nội dung chính và nghệ thuật của văn bản Phong cách Hồ Chí Minh, Đấu tranh cho một thế giới hòa bình? - GV: Truyện trung đại chữ Hán gồm những tác phẩm nào? - HS nêu tên tác phẩm. - GV: Nhắc lại nội dung và những đặc sắc về nghệ thuật của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương và Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ 14? - HS nhắc lại kiến thức đã học, HS khác lắng nghe -> nhận xét, bổ sung. - GV: Hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Truyện Kiều và Truyện Lục Vân Tiên? - HS nhắc lại kiến thức đã học, HS khác lắng nghe -> nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt lại. I. PHẦN ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN: 1. VĂN BẢN NHẬT DỤNG: a. Chủ đề: - Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà: Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. - Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - G. Mác-két: Chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình. b. Khái quát nội dung và nghệ thuật 1 số VB đã học: (1) Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà: * Nội dung: - Sự hiểu biết sâu, rộng về các dân tộc và văn hoá thế giới nhào nặn nên cốt cách Hồ Chí Minh. - Phong cách Hồ Chí Minh là sự giản dị trong lối sống, sinh hoạt hằng ngày, là cách di dưỡng tinh thần, thể hiện một quan niệm thẩm mĩ cao đẹp. * Nghệ thuật: - Sử dụng ngôn ngữ trang trọng, kết hợp giữa kể và bình luận. - Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu, đan xen thơ, dùng từ Hán Việt gợi sự gần gũi giữa HCM với các bậc hiền triết của dân tộc. - Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập. (2) Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - G. Mác-két: * Nội dung: - Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất. - Nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hòa bình. * Nghệ thuật: - Văn nghị luận giàu sức thuyết phục. - Hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, xác đáng. - Có lập luận chặt chẽ, chứng cứ cụ thể, xác thực. - Sử dụng nghệ thuật so sánh sắc sảo, đấy sức thuyết phục. 2. TRUYỆN TRUNG ĐẠI CHỮ HÁN: a. Thống kê các VB đã học: - Chuyện người con gái Nam Xương (chữ Hán)- Nguyễn Dữ. - Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ 14 (chữ Hán)- Ngô gia văn phái. b. Khái quát nội dung và nghệ thuật VB đã học: (1) Chuyện người con gái Nam Xương: * Nội dung: Nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương là người con gái đẹp người đẹp nết nhưng lại có số phận bi thảm, oan khuất. Tác giả đã thể hiện sự thương cảm đối với số phận người phụ nữ trong xã hội xưa nhưng cũng lên tiếng khen ngợi vẻ đẹp truyền thống của họ. Câu chuyện còn có nhiều yếu tố kì ảo, hoang đường nhưng đã phản ánh chân thực được xã hội thời phong kiến khắc nghiệt, cổ hủ đối với thân phận người phụ nữ. * Nghệ thuật: - Xây dựng cốt truyện, miêu tả nhân vật. - Sử dụng các yếu tố kỳ ảo. - Kết hợp TS với trữ tình. - Giá trị hiện thực và nhân đạo được thể hiện sâu sắc qua câu chuyện: Chuyện người con gái Nam Xương tác giả đã phê phán xã hội phong kiến cũ cổ hủ, hà khắc đã vùi dập thân phận người phụ nữ đồng thời đề cao những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương đại diện cho người phụ nữ xưa thủy chung, đẹp người đẹp nết. (2) Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ 14: * Nội dung: các tác giả “Hoàng Lê nhất thống chí” đã ghi lại lịch sử hào hùng của dân tộc ta, tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống. * Nghệ thuật: - Kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động cụ thể, gây được ấn tượng. - Khắc họa hình tượng Nguyễn Huệ một cách rõ nét, mang đậm màu sắc sử thi. - Kể lại các sự kiện một cách rành mạch, chân thực, khách quan, kết hợp yếu tố miêu tả với biện pháp nghệ thuật so sánh, đối lập. - Miêu tả hành động, lời nói của nhân vật, từng trận đánh và những mưu lược tính toán, thế đối lập giữa hai đội quân một cách cụ thể. 3. TRUYỆN THƠ NÔM: a. Thống kê các VB đã học: - Truyện thơ Nôm: Truyện Kiều của Nguyễn Du, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. - Đoạn trích đã học: + Chị em Thúy Kiều. + Kiều ở lầu Ngưng Bích. + Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. b. Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật VB đã học: (1) Truyện Kiều của Nguyễn Du: * Giá trị nội dung: - Giá trị hiện thực: Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, phơi bày bộ mặt thối nát của tầng lớp thống trị và nỗi khổ đau của con người, đặc biệt là người phụ nữ. - Giá trị nhân đạo: Nguyễn Du bộc lộ niềm cảm thương sâu sắc trước những đau khổ của con người, tố cáo xã hội và những thế lực đen tối đã chà đạp quyền sống của con người lương thiện. Ông trân trọng để cao vẻ đẹp hình thức, nhân phẩm, tài năng và những khát vọng chân chính của con người về quyền sống, quyền hạnh phúc, tự do, công lí * Giá trị nghệ thuật: Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại, bút pháp nghệ thuật - Về ngôn ngữ: Tiếng Việt trong Truyện Kiều đã đạt tới đỉnh cao của ngôn ngữ nghệ thuật, có chức năng biểu đạt, biểu cảm và có giá trị thẩm mĩ. Ngôn ngữ kể chuyện có cả ba hình thức: trực tiếp (lời của nhân vật); gián tiếp (lời của tác giả); nửa trực tiếp (lời của tác giả nhưng mang suy nghĩ, giọng điệu của nhân vật ). - Về thể loại: nghệ thuật tự sự bằng thơ có sự phát triển vượt bậc, thể lục bát, được sử dụng nhuần nhụy đạt tới độ mẫu mực của thể lục bát cổ điển. - Nghệ thuật tả người: Bút pháp ước lệ, chú ý miêu tả ngoại hình, hành động, tâm lí nhân vật làm hiện lên con người hành động và con người cảm nghĩ. - Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên; miêu tả bức tranh chân thực và tả cảnh ngụ tình. Truyện Kiều đã trở thành một kiệt tác của văn học Việt Nam góp phần đưa tên tuổi của Nguyễn Du được vinh danh là một danh nhân văn hóa thế giới. (2) Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu: * Giá trị nội dung: - Giá trị hiện thực: Tp đã lên án cái ác, cái xấu trong xã hội. - Giá trị nhân đạo: Đề cao đạo lí làm người: + Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội: tình cha con, mẹ con, nghĩa vợ chồng, tình bè bạn, tình yêu thương cưu mang những người gặp cơn hoạn nạn. + Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khổ phò nguy. + Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời. * Giá trị nghệ thuật: - Xây y dựng nhân vật theo phương thức 3: qua hành động, cử chỉ, lời nói, ít khắc hoạ ngoại hình và ít đi sâu vào nội tâm. Tác giả chỉ kể về nhân vật để nhân vật tự bộc lộ tính cách. - Ngôn ngữ thơ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường và mang màu sắc địa phương Nam bộ. Nó có phần thiếu chau chuốt, uyển chuyển nhưng phù hợp với ngôn ngữ người kể chuyện, rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng. - Truyện mang màu sắc Nam Bộ cả về tính cách con người, cả về ngôn ngữ địa phương. * Hoạt động 2: Phần Tiếng Việt (15 phút) - GV: Trình bày các p/châm hội thoại đã học. Các trường hợp không tuân thủ (vi phạm) p/châm hội thoại. Cho VD minh họa. - HS nhắc lại kiến thức đã học, HS khác lắng nghe -> nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt kiến thức. - VD: Phép ẩn dụ: Tỏ tình trong ca dao kín đáo, tế nhị, lịch sự: “ Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng Tre non đủ lá đan sàng nên chăng.” - GV: Thế nào là cách dẫn trực tiếp, cách dãn gián tiếp? Cho VD minh họa. - HS: Nhắc lại nội dung. - GV nx, chốt kiến thức. - GV: Nêu cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp. - HS trả lời - GV nhận xét, chốt. - Yêu cầu HS nhận biết các biện pháp tu từ từ vựng. Cho VD minh họa. - HS: Trả lời - GV khắc sâu kiến thức. II. PHẦN TIẾNG VIỆT: 1. Các phương châm hội thoại: - Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. - Phương châm về chất: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. - Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc về. - Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh nói mơ hồ. - Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp cần khéo léo, tế nhị, tôn trọng người đối thoại. 2. Các trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại: - Người nói vô ý, thiếu văn hóa, vụng về trong giao tiếp. - Người nói cố tình vi phạm một hoặc một vài phương châm hội thoại nào đó để: + Ưu tiên cho một phương châm hội thoại khác hoặc một yêu cầu nào đó quan trọng hơn (thường vi phạm phương châm về chất để ưu tiên cho phương châm lịch sự). + Gây chú ý cho người nghe hoặc hướng người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó (thường vi phạm phương châm về lượng hoặc phương châm cách thức, phương châm quan hệ để tạo hàm ý). 3. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp: a. Khái niệm: * VD: Lời dẫn trực tiếp: Bác lái xe cũng rút từ túi cửa xe ra một gói giấy: - Còn đây là sách tôi mua hộ anh. (Nguyễn Thành Long) * VD: Lời dẫn gián tiếp: Sinh thời, Hồ Chủ tịch đã từng nói rằng độc lập tự do là thứ quý giá nhất. b. Cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn ... - GV: Thế nào gọi là trường từ vựng? - HS: Nêu khái niệm. - GV: Hãy vận dụng kiến thức về trường từ vựng đã học để phân tích cái hay trong cách dùng từ của bài thơ ? - HS: Thảo luận - cử đại diện trình bày kết quả. - GV: Cho HS nhận xét, kết luận lại. * Bài tập 4: Phân tích cái hay trong cách dùng từ - Trường từ vựng chỉ màu sắc : đỏ, xanh, hồng - Trường từ vựng chỉ lửa, hiện tượng liên quan đến lửa : ánh ( hồng ), lửa, cháy, tro. → Hai trường từ vựng có liên quan chặt chẽ xây dựng được hình ảnh gây ấn tượng mạnh, độc đáo thể hiện tình yêu cháy bỏng. * Hoạt động 5: Tìm ví dụ cho cách đặt tên - GV: Cho HS đọc đoạn trích, xác định yêu cầu - GV: Các sự vật, hiện tượng trong đoạn trích được đặt tên dựa theo cách nào? - HS: Trả lời,cho ví dụ - GV: Nhận xét chốt lại * Bài tập 5: Tìm ví dụ cho cách đặt tên - Những sự vật, hiện tượng được gọi tên dựa theo đặc điểm riêng biệt. - Ví dụ : Cà chua (cà có vị chua), cà tím (cà quả dài có vỏ màu tím), chùa Một Cột, cá kiếm, - GV: Gọi HS đọc truyện cười SGK - GV: Tìm chi tiết gây cười của truyện? Chi tiết ấy phê phán điều gì? - HS: Xác định chi tiết gây cười, nêu ý nghĩa phê phán của truyện - GV: Nhận xét, chốt lại ghi bảng. * Bài tập 6: Tìm ý nghĩa phê phán của truyện cười - Chi tiết gây cười: “đừng gọi bác sĩ. gọiđốc tờ ” - Từ “đốc tờ” - được phiên âm từ tiếng nước ngoài “doctor” có nghĩa là bác sĩ. - Nhân vật này đã sử dụng cụm từ “bố đốc tờ” này để gọi bác sĩ - cho thấy hiện sính chữ. => Phê phán một số người sính chữ(sính ngoại), khiến cho ngôn ngữ tiếng Việt mất đi sự trong sáng. 3. Hoạt động luyện tập ( củng cố kiến thức ): - Mục tiêu : Củng cố kiến thức bài học qua việc làm một số bài tập. - Thời gian: 10 phút - GV: Tìm các từ thuộc trường từ vựng sau: + Sinh vật sống ở biển + Nhiệt độ + Tính cách con người - HS: Đại diện 3 hs trả lời. - GV nhận xét, kết luận. * Bài tập bổ sung: Gợi ý: - Sinh vật sống ở biển: hải âu, hải cẩu, đồi mồi, bào ngư, sò huyết, cá mập... - Nhiệt độ: nóng, lạnh, ấm, mát... - Tính cách con người: hiền lành, tốt bụng, độc ác, dữ tợn... 4. Hoạt động vận dụng: - Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. - Thời gian: 5 phút - GV: Viết đoạn văn ngắn chủ đề về học tập có sử dụng 1 số phép tu từ đã học. - HS viết đoạn văn 5 phút, trình bày trước lớp. - GV nhận xét, chốt. Viết đoạn văn ngắn chủ đề về học tập có sử dụng 1 số phép tu từ đã học. 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: - Mục tiêu: Giúp HS có ý thứ tự tìm tòi mở rộng kiến thức về bài học và chuẩn bị bài mới tốt hơn. - Thời gian: 3 phút. - Ôn lại kiến thức từ vựng đã học. - Về nhà học bài và làm BT chưa làm ở lớp. - Chuẩn bị bài: Ánh trăng IV. RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... Ngày soạn: 15 /10/ 2022 Ngày dạy: 21/11/ 2022 Tuần: 12; Tiết: 60 Văn bản: ÁNH TRĂNG (Nguyễn Duy) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: * Kiến thức: - Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính. - Sự kết hợp các yếu tố tự sự nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại. - Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng * Kĩ năng: - Đọc- hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975. - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại. * Thái độ: Giáo dục đạo lí sống ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển: - Năng lực tiếp nhận văn bản, gồm kĩ năng nghe, đọc. - Năng lực tạo lập văn bản, gồm kĩ năng nói, viết. - Năng lực hợp tác. II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Giáo án + tư liệu về tác giả, tác phẩm... 2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo các câu hỏi SGK III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CÁC BÀI CỤ THỂ: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút Đọc thuộc lòng bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. Nêu cảm nhận của em về tình bà cháu trong bài thơ. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài ( khởi động ): - Mục tiêu: Dẫn dắt tạo tâm thế cho học sinh phấn khởi học tập. HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. - Thời gian : 3 phút - GV dẫn dắt HS vào bài mới: Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước từng trải qua bao thử thách gian khổ, từng chứng kiến bao hi sinh lớn lao của nhân dân, đồng đội; cùng gắn bó với núi rừng thiên nhiên. Nhưng khi ra khỏi đạn bom, được sống trong hòa bình không phải ai cũng nhớ những gian nan, những kỉ niệm nghĩa tình của thời đã qua. Bài thơ "Ánh trăng" là một lần "giật mình" của Nguyễn Duy trước cái điều vô tình dễ có ấy. - HS lắng nghe. - HS nhận thức được nhiệm vụ trọng tâm của tiết học. - Học sinh có hứng thú tiếp thu bài mới. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: * Hoạt động 1: Hướng dẫn hs đọc, tìm hiểu chung - Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu tác giả, tác phẩm và phương thức biểu đạt... - Thời gian: 15 phút. - GV: Em hãy giới thiệu vài nét cơ bản về tác giả? - HS: Giới thiệu tác giả. - GV: Nhận xét, giới thiệu tranh Nguyễn Duy - GV bổ sung thêm tác giả: Nguyễn Duy thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ nửa cuối thế kỷ XX. Thế hệ này từng trải qua nhiều thử thách ,gian khổ,từng chứng kiến bao hy sinh lớn lao của nhân dân, đồng đội trong chiến tranh, từng sống gắn bó cùng thiên nhiên núi rừng tình nghĩa. Nhưng khi đã ra khỏi thời đạn bom ác liệt, được sống trong hòa bình với những tiện nghi sinh hoạt hiện đại, không phải ai cũng nhớ những gian nan,những kỷ niệm nghĩa tình của 1 thời đã qua. Bài thơ Ánh Trăng ghi lại 1 thoáng, 1 lần “giật mình ” trước cái điều vô tình dễ gặp ấy. Bài thơ là tiếng lòng, là cảm xúc và suy ngẫm của riêng nhà thơ nhưng không phải chỉ bó hẹp như thế mà nó có ý nghĩa nhắc nhở, gợi suy nghĩ và liên tưởng xa rộng hơn nhiều. - GV: Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? Từ đó, hãy liên hệ với cuộc đời của Nguyễn Duy để phát biểu chủ đề của bài thơ. - HS: Bài thơ được ra đời những năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh (3 năm sau ngày kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước). Tác giả Nguyễn Duy viết bài thơ "Ánh trăng" như một lời nhắn nhủ, tâm tình với bản thân không được quên quá khứ đau thương đã qua. Chủ đề bài thơ có ý nghĩa như lời nhắn nhủ tới thế hệ mai sau không được lãng quên quá khứ, gợi nhắc người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, trân trọng nguồn cội. - GV hướng dẫn cách đọc: + 3 khổ đầu: Giọng kể, nhịp bình thường. + Khổ thứ 4: Cao giọng. + 2 khổ cuối: Giọng thơ thiết tha, trầm lắng. - GV: đọc ® Gọi 2 hs đọc lại ® Gv nhận xét - GV: HDHS tìm hiểu chú thích – SGK - GV: Bài thơ thuộc thể thơ gì? PTBĐ của bài thơ là gì? - HS: Trả lời - GV chốt ý, ghi bảng. - GV: Bố cục bài thơ có thể chia làm mấy phần? - HS: Suy nghĩ – tìm bố cục. - GV: Chốt – giảng + 3 khổ đầu: Kể về những kỷ niệm với vầng trăng. + Khổ 4: Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng. + Khổ 5- 6: Cảm xúc và suy tư của tác giả. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Tên khai sinh Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948 - quê Thanh Hóa. - Năm 1966 gia nhập quân đội. Sau 1975 ông chuyển về làm báo tại TP Hồ Chí Minh. - Năm 2007, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. - Nhà thơ tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ trong thời chống Mĩ. 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ: Viết năm 1978 tại TP HCM, được giải A của Hội Nhà văn VN năm 1984 b. Đọc và từ khó (sgk): c. Thể thơ: - Thơ 5 chữ, 4 câu/khổ -kết hợp tự sự - trữ tình. - PTBĐ: Biểu cảm +miêu tả d. Bố cục: 3 phần * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản - Mục tiêu: + Hiểu được giá trị triết lí của những hình ảnh mang tính biểu tượng. + Rèn kĩ năng phân tích thơ. - Thời gian: 12 phút - GV gọi hs đọc 3 khổ thơ đầu - GV: Tác giả nhắc đến những KN thời quá khứ với sự xuất hiện của trăng. Hãy tìm và phân tích suy nghĩ của tác giả với vầng trăng? - HS: Trả lời - GV phân tích: Bài thơ mang dáng dấp 1 câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian. Dòng cảm nghĩ trữ tình của nhà thơ cũng men theo dòng tự sự này mà bộc lộ. Ở quãng thời gian quá khứ đã có 1 biến đổi, 1 sự thực đáng chú ý: Hồi nhỏ rồi thời gian chiến tranh sống hồn nhiên, gần gũi với thiên nhiên đến tưởng không bao giờ quên “cái vầng trăng tình nghĩa” - GV: Trong dòng diễn biến theo thời gian, Nguyễn Duy tiếp tục nghĩ về vầng trăng như thế nào? - HS: Trả lời ở khổ 3 (Khi lên thành phố vầng trăng với tác giả) - GV bình: Ấy thế mà “Từ hồi về thành phố” quen sống cùng những tiện nghi hiện đại, vầng trăng tình nghĩa đã “như người dưng qua đường”. I. Tìm hiểu văn bản 1. Những kỷ niệm với vầng trăng: - Hồi nhỏ - hồi chiến tranh vầng trăng thành tri kỉ (so sánh) - Ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa → Sự gắn bó thân thương giữa tác giả với vầng trăng. - Từ hồi về thành phố - trăng như “người dưng qua đường”. 3. Hoạt động luyện tập ( củng cố kiến thức ): - Mục tiêu : Củng cố kiến thức bài học qua việc làm một số bài tập. - Thời gian: 7 phút - GV nêu câu hỏi: Bài thơ "Ánh trăng" mang bóng dáng câu truyện kể. Theo em yếu tố tự sự và trữ tình được kết hợp như thế nào trong bài thơ? - HS thảo luận đôi, trình bày, nhận xét-bổ sung. III. Luyện tập: - Bài thơ là câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian từ quá khứ tới hiện tại với các mốc sự kiện hiện tại trong cuộc đời con người. Dòng cảm xúc của nhà thơ cũng theo đó bộc lộ dựa trên mạch tự sự của văn bản. - Theo mạch tự sự đi từ việc hồi tưởng quá khứ, tới nhận ra lầm lỗi của bản thân trong hiện tại để lắng kết lại thành cái “giật mình” cuối bài thơ. 4. Hoạt động vận dụng: - Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. - Thời gian: 5 phút - GV: Nêu cảm nhận của em về vầng trăng tuổi thơ. - HS trình bày cảm nhận. - GV nhận xét, chốt. IV. Vận dụng: Nêu cảm nhận của em về vầng trăng tuổi thơ. 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: - Mục tiêu: Giúp HS có ý thứ tự tìm tòi mở rộng kiến thức về bài học và chuẩn bị bài mới tốt hơn. - Thời gian: 3 phút. - Tìm đọc các bài thơ cùng đề tài, ghi vào sổ tay văn học. - Khuyến khích HS chia sẻ trước lớp, lưu sản phẩm. - Học bài thơ và nắm chắc nội dung. - Chuẩn bị bài: Ánh trăng (tiếp theo) IV. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_9_tuan_9_12_nam_hoc_2022_2023.docx