Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 13-16 - Năm học 2022-2023

Văn bản: ÁNH TRĂNG

(Nguyễn Duy)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

 * Kiến thức:

 - Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.

 - Sự kết hợp các yếu tố tự sự nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.

 - Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng

 * Kĩ năng:

 - Đọc- hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975.

 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.

 * Thái độ:

 Giáo dục đạo lí sống ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển:

 - Năng lực tiếp nhận văn bản, gồm kĩ năng nghe, đọc.

 - Năng lực tạo lập văn bản, gồm kĩ năng nói, viết.

 - Năng lực hợp tác.

II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 1. Giáo viên: Giáo án + tư liệu về tác giả, tác phẩm.

 2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo các câu hỏi SGK

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CÁC BÀI CỤ THỂ:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút

 Đọc thuộc lòng bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. Nêu cảm nhận của em về tình bà cháu trong bài thơ.

 

docx 61 trang Đức Bình 25/12/2023 1960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 13-16 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 13-16 - Năm học 2022-2023

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 13-16 - Năm học 2022-2023
Ngày soạn: 30 /10/ 2022
Ngày dạy: 28/11/ 2022
Tuần: 13; Tiết: 61
Văn bản: ÁNH TRĂNG
(Nguyễn Duy)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 * Kiến thức:
 - Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.
 - Sự kết hợp các yếu tố tự sự nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.
 - Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng
 * Kĩ năng:
 - Đọc- hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975.
 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.
 * Thái độ: 
 Giáo dục đạo lí sống ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển:
 - Năng lực tiếp nhận văn bản, gồm kĩ năng nghe, đọc.
 - Năng lực tạo lập văn bản, gồm kĩ năng nói, viết.
 - Năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 1. Giáo viên: Giáo án + tư liệu về tác giả, tác phẩm...
 2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo các câu hỏi SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CÁC BÀI CỤ THỂ:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút
 Đọc thuộc lòng bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. Nêu cảm nhận của em về tình bà cháu trong bài thơ.
 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài ( khởi động ):
- Mục tiêu: Dẫn dắt tạo tâm thế cho học sinh phấn khởi học tập. HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
- Thời gian : 3 phút
- GV dẫn dắt HS vào bài mới: Tiết học trước các em đã được tìm hiểu phần 1 ở VB Ánh trăng của Nguyễn Duy. Sang tiết học hôm nay, cô-trò chúng ta tiếp tục tìm hiểu những phần còn lại của VB. 
- HS lắng nghe.
- HS nhận thức được nhiệm vụ trọng tâm của tiết học.
- Học sinh có hứng thú tiếp thu bài mới.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: + Hiểu được giá trị triết lí của những hình ảnh mang tính biểu tượng.
 + Rèn kĩ năng phân tích thơ.
- Thời gian: 22 phút 
- GV chuyển ý sang mục 2
- GV: Vì đâu mà vầng trăng lại mang đến cảm xúc cho nhà thơ khi ở thành phố?
- HS suy nghĩ - trả lời (gợi ý ở khổ 4: khi thành phố đột ngột cúp điện)
- GV: Nhận xét ® Chốt.
- Câu hỏi thảo luận: Nếu không có chuyện cúp điện, sự việc có thể diễn ra theo cách nào? Suy nghĩ của em khi tác giả viết lúc “thình lình - vội - đột ngột” trong 1 khổ.
- HS: Thảo luận trong nhóm ® Đại diện tổ lên trình bày.
- GV: Tôn trọng ý kiến trả lời của hs ® Sau đó chốt ý: Nơi thành phố hiện đại lắm “ánh điện, cửa gương”, người ta chẳng mấy lúc cần và cũng ít khi chú ý đến ánh trăng. Chính vì vậy, khi thành phố cúp điện thấy ánh trăng, tác giả như ngỡ ngàng, sửng sốt. Ba từ “thình lình - vội- đột ngột” làm tăng giá trị biểu cảm và có ý nghĩa gợi tả cao.
- GV: Tìm hình ảnh đối lập ở khổ thơ này. Điều đó có ý nghĩa gì?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV chốt: Sự xuất hiện đột ngột mà tự nhiên gợi lại bao kỷ niệm nghĩa tình.
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả:
 2. Tác phẩm:
 a. Xuất xứ:
 Viết năm 1978 tại TP HCM, được giải A của Hội Nhà văn VN năm 1984 
 b. Đọc và từ khó (sgk):
 c. Thể thơ:
 - Thơ 5 chữ, 4 câu/khổ -kết hợp tự sự - trữ tình.
 - PTBĐ: Biểu cảm +miêu tả
 d. Bố cục: 3 phần
II. Tìm hiểu văn bản
 1. Những kỷ niệm với vầng trăng:
 2. Vầng trăng đột ngột xuất hiện:
 - Thình lình: Điện tắt, tối om
 - Vội bật tung cửa sổ - đột ngột vầng trăng tròn.
- Phòng buyn-đinh tối om.
- Vầng trăng tròn.
® Đối lập: Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng tự nhiên,gây ấn tượng mạnh.
- HS: Đọc khổ 5-6.
- GV: Ở tư thế ngắm trăng “Ngửa mặt lên nhìn mặt” mà sao tác giả lại “rưng rưng”? Vầng trăng đã gợi cho nhà thơ những kỷ niệm gì?
- HS: Suy nghĩ – phát biểu
- GV kết luận: Vầng trăng là 1 hình ảnh của thiên nhiên, hồn nhiên, tươi mát, là người bạn tri kỷ suốt thời tuổi nhỏ rồi thờ chiến tranh ở rừng. Trong phút chốc sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng làm ùa dậy ở tâm trí nhà thơ bao kỷ niệm của những năm tháng gian lao, bao hình ảnh của thiên nhiên,đất nước bình dị, hiền hậu. “Như là đồng là bể - Như là sông là rừng” hiện hình trong nỗi nhớ, trong cảm xúc “rưng rưng” của 1 con người đang sống giữa phố phường hiện đại.
- GV: Kỷ niệm ùa về thật nhanh để diễn tả cảm xúc rung động của mình, phép nghệ thuật gì được sử dụng? Ý nghĩa của cách sử dụng này?
- HS trả lời: So sánh ® G Vchốt ® Cho ghi
- Gọi hs đọc khổ cuối.
- GV: Đây là khổ thơ tập trung thể hiện ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, em hãy cho biết vì sao khổ thơ này được coi là thể hiện chiều sâu mang tính triết lý của tác phẩm?
- HS Thảo luận ® Đại diện nhóm trả lời 
- GV chốt ý: Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, hơn thế, trăng còn là vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống. (Đặc biệt chú ý đến khổ thơ cuối bài thơ - nơi tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý của tác phầm). “Trăng cứ tròn vành vạnh”như tương trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. “Ánh trăng im phăng phắc” chính là người bạn - nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và (cả mỗi chúng ta).
3. Cảm xúc suy tư của nhà thơ:
 - “ Ngửa mặt lên nhìn mặt 
 có cái gì rưng rưng”
® Cảm xúc thiết tha, thành kính.
 - Như là đồng là bể
 như là sông là rừng
® So sánh bình dị, kỷ niệm ùa về thật nhanh.
 - Trăng cứ tròn vành vạnh
 kể chi người vô tình
 đủ cho ta giật mình.
® Gợi nhắc, thái độ sống ân nghĩa, thủy chung cùng quá khứ.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tổng kết
- Mục tiêu: Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.
- Thời gian: 5 phút
- GV: Em hãy nhận xét chung về nội dung và nghệ thuật bài thơ.
- HS tổng hợp - đánh giá.
- GV: Qua văn bản em rút ra được bài học gì?
- HS: Trả lời tự do (Biết ơn, không quay lưng lại với quá khứ tốt đẹp, cần sống có trách nhiệm với quá khứ, sống thuỷ chung, tình nghĩa...)
III. Tổng kết:
 1. Nghệ thuật:
 Giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh thơ giàu tính biểu cảm.
 2. Nội dung:
 Bài thơ là lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước. Bài thơ củng cố ở người đọc thái độ sống ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
3. Hoạt động luyện tập ( củng cố kiến thức ):
- Mục tiêu : Củng cố kiến thức bài học qua việc làm một số bài tập.
- Thời gian: 10 phút
- GV nêu câu hỏi: Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong Ánh trăng, em hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một bài tâm sự ngắn.
- HS làm việc cá nhân, trình bày, nhận xét-bổ sung.
III. Luyện tập:
 Viết bài tâm sự ngắn:
a. Mở bài
 Dẫn dắt, giới thiệu bản thân và hoàn cảnh câu chuyện.
b. Thân bài
a. Tuổi thơ trong kí ức người lính
 - Sống cùng sông rừng biển cả, hòa mình trong thiên nhiên mát lành và hồn nhiên vô lo vô nghĩ.
 - Chiến tranh bất ngờ ập đến, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc và bảo vệ quê hương, cùng các bạn lên đường nhập ngũ.
 - Những năm tháng chiến tranh gian khổ: vẫn hòa mình giữa thiên nhiên núi rừng chiến khu, cảnh vật ít nhiều có sự thay đổi.
Mỗi lần ngẩng đầu lên, vầng trăng tình nghĩa vẫn yên lặng ở đó: ngỡ bản thân sẽ không bao giờ quên vầng trăng ấy.
b. Cuộc sống đầy đủ tiện nghi thời hiện đại
 - Hai miền Nam - Bắc của Tổ quốc được thống nhất, độc lập và tự do: rời đơn vị và trở về quê nhà, sống một cuộc sống bình thường, an ổn.
 - Chuyển về thành phố xa hoa rực rỡ ánh đèn, gian khổ khó nhọc trước kia bỗng chốc phai mờ trong tâm trí → Những kí ức cùng vầng trăng tình nghĩa cũng vô tình bị lãng quên từ bao giờ chẳng hay.
c. Sự bừng tỉnh và hối hận
 Ánh sáng vầng trăng đã đột nhiên ghé tới, đánh thức tâm hồn và gợi lên nhiều cảm xúc khó tả. Trên cao, trăng vẫn tròn vành vạnh, tỏa ánh sáng bàng bạc bao phủ khắp muôn nơi → hối hận, bừng tỉnh, nhận ra bấy lâu bản thân đã thờ ơ hững hờ với quá khứ tình nghĩa, với vầng trăng chung thủy.
3. Kết bài
 Khép lại dòng cảm xúc và nêu bài học chiêm nghiệm của bản thân.
4. Hoạt động vận dụng:
- Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
- Thời gian: 2 phút	
- GV: Tìm gặp một số cựu chiến binh và viết về những suy nghĩ của họ đối với đất nước.
- HS thực hiện yêu cầu GV ở nhà.
- GV nhận xét, chốt.
IV. Vận dụng:
 Tìm gặp một số cựu chiến binh và viết về những suy nghĩ của họ đối với đất nước
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Mục tiêu: Giúp HS có ý thứ tự tìm tòi mở rộng kiến thức về bài học và chuẩn bị bài mới tốt hơn.
- Thời gian: 3 phút.
- Tìm đọc những tác phẩm viết về đề tài người lính sau chiến tranh.
- Khuyến khích HS chia sẻ trước lớp, lưu sản phẩm.
- Học bài thơ và nắm chắc nội dung.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập tiếng Việt (Các phương châm hội thoại,Cách dẫn gián tiếp) 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
Ngày soạn: 30 /10/ 2022
Ngày dạy: 28/11/ 2022
Tuần: 13; Tiết: 62
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
(Các phương châm hội thoại,Cách dẫn gián tiếp) 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 * Kiến thức:
 - Củng cố một số nội dung của phần Tiếng Việt đã học ở học kì I.
	- Các phương châm hội thoại.	
	- Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
 * Kĩ năng:
 - Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
	- Rèn kỹ năng trình bày một vấn đề trong tiếng Việt.
 * Thái độ: 
 Có ý thứ tuân thủ các phương châm hội thoại, xưng hô phù hợp trong giao tiếp.
 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển:
 - Năng lực làm chủ và phát triển bản thân.
 - Năng lựcgiao tiếp và hợp tác.
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Giáo viên: Giáo án + đồ dùng DH liên quan đến bài học, phiếu học tập.
Học sinh: Xem lại những kiến thức TV đã học ở học kỳ I.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CÁC BÀI CỤ THỂ:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của các em.
 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài ( khởi động ):
- Mục tiêu: Dẫn dắt tạo tâm thế cho học sinh phấn khởi học tập. HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
- Thời gian: 3 phút
- GV: Nhắc lại những đơn vị kiến thức tiếng Việt đã học trong HKI.
- HS trả lời.
- GV dẫn dắt HS vào bài mới: Chúng ta đã có rất nhiều tiết Tổng kết từ vựng. Để giúp các em nắm vững một số nội dung phần tiếng Việt đã học ở Học kì I - lớp 9, trong tiết học hôm nay, sẽ tiến hành ôn tập.
- HS lắng nghe.
- HS nhận thức được nhiệm vụ trọng tâm của tiết học.
- Học sinh có hứng thú tiếp thu bài mới.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Hoạt động 1: Ôn về các phương châm hội thoại
- Mục tiêu: Củng cố một số kiến thức tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại.
- Thời gian: 7 phút 
- GV: Hướng dẫn HS nắm lại kiến thức về các phương châm hội thoại.
- GV: Có mấy phương châm hội thoại? Đó là những phương châm nào. Cho ví dụ.
- HS: nhắc lại định nghĩa 5 phương châm hội thoại đã học.
- Phương châm về chất 
- Phương c ... minh, văn bản tự sự.
	- Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và tự sự đã học.
 * Kĩ năng:
	- Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
	- Vận dụng kiến thức đã học để đọc- hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
 * Thái độ: Có ý thức vận dụng các yếu tố vào bài thuyết minh, tự sự.
 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển của học sinh:
 Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp,
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 1. Giáo viên: Soạn giáo án, sgk, sgv.
 2. Học sinh: Bài soạn theo yêu cầu.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:
 1. Ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của các em.
 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG 
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động):
- Mục tiêu: Giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
- Thời gian: 5 phút
- GV dẫn dắt HS vào bài mới: Phân môn Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn 9, chúng ta đã tìm hiểu văn thuyết minh và văn tự sự ở mức độ cao hơn, có sự kết hợp các yếu tố và biện pháp nghệ thuật khác. Để bài kiểm tra học kì của các em được tốt hơn, hôm nay các em sẽ đi vào ôn tập phần Tập làm văn.
- HS: Lắng nghe.
 2. Hoạt động hình thành kiến thức: 
- Mục tiêu: Hệ thống lại kiến thức về văn thuyết minh, văn tự sự; các yếu tố kết hợp vào trong hai kiểu bài trên.
- Thời gian: 35 phút. 
- GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi sgk trang 206.
- GV: Gọi HS đọc câu hỏi 1 SGK
- GV: Phần tập làm văn trong chương trình lớp 9 được học có những nội dung lớn nào? Những nội dung nào là trọng tâm cần chú ý?
 - HS: Trao đổi trả lời
 - GV: Tổ chức cho HS nhận xét kết luận lại
- GV: Gợi ý cho HS tìm ví dụ minh họa cho kiểu văn bản thuyết minh (Đối tượng thuyết minh cần kết hợp miêu tả? Đối tượng thuyết minh nào cần kết hợp với giải thích? )
 - GV: Văn bản tự sự kể ở ngôi số mấy cần chú ý miêu tả nội tâm? Vì sao văn bản tự cần miêu tả nội tâm ?
- HS: Trả lời.
- GV: Chốt lại.
- HS tìm hiểu câu hỏi 2 SGK
 - GV: Thuyết minh là gì? 
 - HS: Thuyết minh là giúp người đọc, người nghe hiểu biết về đối tượng.
 - GV: Vậy trong văn bản thuyết minh biện pháp nghệ thuật có vai trò vị trí, tác dụng như thế nào?
- HS: Thảo luận trình bày ý kiến 
- GV: Kết luận lại.
- GV chú ý phân biệt sự khác nhau giữa miêu tả, thuyết minh -> để tránh lạm dụng yếu tố miêu tả trong thuyết minh.
- HS tìm hiểu câu hỏi 3 SGK
 - GV: Tổ chức cho HS so sánh về văn miêu tả và văn thuyết minh.
 - GV: Chuẩn bị bảng phụ, lần lược gọi HS trả lời từng yêu cầu 1.
- GV: Nhận xét mở từng ô đã che kín.
 I. Nội dung ôn tập:
 Câu 1 : Các nội dung lớn và trọng tâm 
 a. Văn bản thuyết minh:
 - Thuyết minh kết hợp miêu tả.
 - Thuyết minh kết hợp nghị luận giải thích.
 b. Văn bản tự sự :
 - Tự sự kết hợp biểu cảm, miêu tả, nghị luận.
 - Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm...
 - Người kể chuyện trong văn bản tự sự.
 Câu 2: Vai trò, vị trí, tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: 
 Các biện pháp nghệ thuật góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.
VD: Khi thuyết minh về ngôi chùa, người thuyết minh sử dụng NT: tưởng tượng, so sánh, nhân hóa, miêu tả để người nghe hình dung ra ngôi chùa có dáng vẻ như thế nào, màu sắc, không gian...
 Câu 3: So sánh 
Miêu tả, tự sự
Thuyết minh
Giống nhau: Yếu tốt miêu tả, tự sự giúp tái hiện sự vật, hiện tượng, làm cho sự vật, hiện tượng hiện lên cụ thể, sinh động hơn.
 ( Đối tượng của miêu tả, tự sự thường là các sự vật, con người, hoàn cảnh cụ thể)
 - Có hư cấu tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật.
 - Dùng nhiều so sánh, liên tưởng.
 - Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết.
 - Ít dùng số liệu cụ thể chi tiết.
 - Dùng nhiều trong sáng tác văn chương,
nghệ thuật.
 - Ít tính khuôn mẫu.
 - Đa nghĩa.
 ( Đối tượng của thuyết minh thường là các loại sự vật, đồ vật . . . )
 - Trung thành với đặc điểm của đối tượng, sự vật.
 - Ít dùng tưởng tượng, so sánh.
 - Đảm bảo tính khách quan khoa học.
 - Dùng nhiều số liệu cụ thể, chi tiết.
 - Ứng dụng trong nhiều tình huống, cuộc sống, văn hóa, khoa học
 - Thường theo 1 số yêu cầu giống
nhau. 
 - Đơn nghĩa.
- HS tìm hiểu câu hỏi 4 SGK
 - GV: Em hãy nêu những nội dung cơ bản của văn bản tự sự? Vai trò vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự như thế nào?
- HS: Làm cho bài văn sinh động, hấp dẫn, có hình ảnh.
 Miêu tả nội tâm giúp nhận vật có thể bộc lộ chiều sâu tư tưởng, những suy ngẫm, trăn trở của mình về một vấn đề trong cuộc sống. 
- GV: Tìm một số đoạn văn tự sự trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận.
- GV: Giới thiệu 1 số đoạn văn tiêu biểu có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
 + Đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm “Cổng trường mở ra” (Lớp 7)
 + Đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghi luận “ Hoàng Lê Nhất Thống Chí” (Lớp 9)
 + Đoạn văn kết hợp miêu tả nội tâm, nghị luận “Lão Hạc” (Lớp 8)
- HS tìm hiểu câu hỏi 5 SGK.
- GV: + Yêu cầu HS đọc câu hỏi 5 SGK, lần lượt tổ chức cho HS trả lời từng yêu cầu 1theo câu hỏi SGK.
 + Yêu cầu HS tìm ví dụ về đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- HS tìm hiểu câu hỏi 6 SGK.
- GV: Treo bảng phụ 2 đoạn văn tự sự đã chuẩn bị .
 + Đoạn văn: Kể chuyện theo ngôi thứ nhất
 + Đoạn văn: Kể chuyện theo ngôi thứ ba
 -GV: Yêu cầu HS nhận xét vai trò của mỗi loại người kể chuyện đã nêu .
- HS: Thực hành bài tập
- GV: Nhận xét.
Câu 4: Nội dung văn bản tự sự 
 - Nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận.
 - Vai trò của các yếu tố trên trong văn bản tự sự
 - Kỹ năng kết hợp các yếu tố
 Câu 5: Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
- Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Đối thoại được gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp.
Độc thoại la lời nói với chính mình hoặc ai đó trong tưởng tưởng. Độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có dấu gạch đầu dòng.
Độc thoại nội tâm là lời nói không thành lời (suy nghĩ) thì không có gạch đầu dòng.
-> Tác dụng: Góp phần thể hiện tính cách, tình cảm, trân trọng của nhân vật.
* Câu 6: (SGK)
 - Kể chuyện theo ngôi thứ nhất: Chủ quan.
 - Kể chuyện theo ngôi thứ ba: mang màu sắc khách quan.
3. Hoạt động luyện tập (củng cố kiến thức) :
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học giải quyết được các bài tập, các tình huống thực tiễn.
- Thời gian: 30 phút
- GV hướng dẫn HS lần lượt thực hành các câu hỏi SGK từ câu 7-> câu 10.
* Câu 7 SGK.
 - GV: Yêu cầu HS đọc câu 7 SGK và xác định yêu cầu.
 - GV: Em hãy nêu những điểm giống nhau của văn bản tự sự ở lớp 9 và các lớp dưới.
- HS: Thảo luận trình bày ý kiến.
 - GV: Chốt lại.
 - GV: Văn bản tự ở lớp 9 có những điểm nào khác so với văn bản tự sự ở các lớp dưới?
 - HS: Thảo luận trả lời
 - GV: Tổ chức cho lớp nhận xét sau đó kết luận
* Câu hỏi 8 SGK.
- GV: Tổ chức cho HS nhận diện văn bản.
- GV: tại sao trong 1 văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự 
- HS: Giải thích.
- GV: Kết luận 
- GV: Theo em liệu có 1 văn bản nào chỉ vận dụng 1 phương thức biểu đạt duy nhất không? 
- HS: Trả lời.
- GV: Chốt lại .
- GV: Nhắc lại các nội dung đã ôn tập ở tiết trước → Tiếp tục hướng dẫn hs ôn tập các câu còn lại.
* Câu hỏi 9 SGK.
- GV: Yêu cầu HS đọc câu hỏi 9 xác định yêu cầu.
 - GV: + Treo bảng phụ đã chuẩn bị
 + Tổ chức cho HS thực hành đánh dấu X vào các ô trống mà kiểu văn bản chính có thể kết hợp với các yếu tố tương ứng trong nó 
(Chẳng hạn tự sự có thể kết hợp với miêu tả thì đánh dấu X vào ô thứ 2 )
 * Câu hỏi 10 SGK.
- GV: Gọi HS đọc câu hỏi 10 SGK và xác định yêu cầu
- GV: Một số tác phẩm tự sự được học ở lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết lại. Tại sao bài tập làm văn tự sự của các em phải đảm bảo đủ 3 phần?
- HS: Thảo luận trình bày ý kiến 
- GV: Kết luận.
* Câu hỏi 11 SGK.
- GV: Đọc câu hỏi 11- SGK sau đó hướng dẫn HS tìm hiểu các văn bản đã học và phần Tiếng Việt tương ứng đã giúp em những gì trong việc viết bài văn tự sự , phân tích 1 vài ví dụ để làm sáng tỏ
* Câu hỏi 12 SGK
- GV: Gọi hs đọc câu hỏi số 12 -xác định yêu cầu. 
- HS:Trả lời
- GV: Giảng - chốt lại
II. Luyện tập:
 * Câu 7: So sánh nội dung của văn bản tự sự lớp 9 và các lớp dưới:
 a. Giống nhau:
 - Có nhân vật chính và 1 số nhân vật phụ.
 - Có cốt truyện, sự việc chính và 1 số sự việc phụ.
 b. Khác nhau:
 - Kết hợp tự sự + biểu cảm + miêu tả nội tâm.
 - Kết hợp tự sự + nghị luận.
 - Đối thoại, độc thoại nội tâm.
 - Người kể và vai trò người kể.
 * Câu 8 : Nhận diện văn bản
 - Khi gọi tên 1 văn bản người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính
 - Các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận chỉ là bổ trợ → Làm nổi bật phương thức chính
 - Trong thực tế, khó có 1 văn bản nào chỉ vận dụng 1 phương thức biểu đạt duy nhất.
 * Câu 9: Khả năng kết hợp 
 - Tự sự + miêu tả + nghị luận + biểu cảm + thuyết minh.
 - Miêu tả + tự sự + biểu cảm + thuyết minh
 - Nghị luận + miêu tả + biểu cảm + thuyết minh
 - Biểu cảm + tự sự + miêu tả + nghị luận
 * Câu 10: Giải thích
 Vì khi còn ngồi trên ghế nhà trường, HS đang trong giai đoạn luyện tập, phải rèn luyện những yêu cầu “Chuẩn mực” của nhà trường. Sau khi đã trưởng thành HS có thể viết tự do.
 * Câu 11: Những kiến thức và kỹ năng về kiểu văn bản tự sự của phần tập làm văn đã soi sáng thêm rất nhiều cho việc đọc-hiểu văn bản-tác phầm văn học tương ứng trong SGK Ngữ văn.VD khi học về các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự, các kiến thức về TLV giúp người học hiểu sâu hơn các đoạn trích.
Câu 12: Những kiến thức và kỹ năng về tác phẩm tự sự của phần đọc-hiểu văn bản và phần tiếng Việt tương ứng đã giúp hs học tốt hơn khi làm bài văn kể chuyện.VD các văn bản tự sự trong sách Ngữ văn đã cung cấp cho hs các đề tài,nội dung và cách kể chuyện,cách dùng các ngôi kể
4. Hoạt động vận dụng:
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học giải quyết được các bài tập, các tình huống thực tiễn.
- Thời gian: 5 phút
- GV: HDHS viết đoạn văn tự sự có kết hợp với yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm. 
- HS: Viết đoạn văn (ở nhà).
III. Vận dụng:
 Viết đoạn văn tự sự kết hợp yếu tố NL và miêu tả nội tâm.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Mục tiêu: Mở rộng kiến thức bài học, phát triển năng lực tự học, sáng tạo của HS.
- Thời gian: 5 phút.
- Tham khảo thêm tài liệu liên quan đến nội dung ôn tập.
- Hoàn thiện các bài tập, nắm vững nội dung các đơn vị kiến thức đã học.
- Chuẩn bị tiết: Hướng dẫn làm kiểm tra cuối kì I: Kiến thức, cấu trúc đề, kĩ năng làm bài
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_9_tuan_13_16_nam_hoc_2022_2023.docx