Giáo án Ngữ văn 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2023-2024

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

 - Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.

 - Nắm được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh : kết hợp kể – bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.

 - Tìm hiểu tác giả, bố cục văn bản và phân tích ý : Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

2. Kỹ năng :

Bước đầu cho học cảm nhận được cái hay của văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận.

3. Thái độ:

 Kính yêu tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Chuẩn bị của giáo viên: Đọc sách giáo khoa, tài liệu tham khảo về những mẫu chuyện cuộc đời Hồ Chí Minh.

 2. Chuẩn bị của học sinh : Đọc và trả lời theo câu hỏi sách giáo khoa.

III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Ổn định tình hình lớp : kiểm tra sĩ số.

 2. Kiểm tra bài cũ: không

 3. Giảng bài mới :

 * Giới thiệu bài : (2 phút)

 Ở lớp 7 các em đã được học văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” chúng ta đã phần nào hiểu và hình dung được nhân cách cao quí của Bác. Để hiểu rõ hơn, chúng ta tìm hiểu văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” để thấy đựợc cốt lõi trong phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại

 

doc 327 trang Đức Bình 25/12/2023 2420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2023-2024

Giáo án Ngữ văn 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2023-2024
 Tiết : 01 Ngày soạn : 1/9/2023 	 	 
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức : 
	- Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
	- Nắm được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh : kết hợp kể – bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc. 
	- Tìm hiểu tác giả, bố cục văn bản và phân tích ý : Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. 
Kỹ năng : 
Bước đầu cho học cảm nhận được cái hay của văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận.
Thái độ: 
	Kính yêu tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Chuẩn bị của giáo viên: Đọc sách giáo khoa, tài liệu tham khảo về những mẫu chuyện cuộc đời Hồ Chí Minh.
	2. Chuẩn bị của học sinh : Đọc và trả lời theo câu hỏi sách giáo khoa.
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :
	1. Ổn định tình hình lớp : kiểm tra sĩ số.
	2. Kiểm tra bài cũ: không
	3. Giảng bài mới :
 * Giới thiệu bài : (2 phút)
 Ở lớp 7 các em đã được học văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” chúng ta đã phần nào hiểu và hình dung được nhân cách cao quí của Bác. Để hiểu rõ hơn, chúng ta tìm hiểu văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” để thấy đựợc cốt lõi trong phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại
*Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
10’
ò Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác giả tác phẩm:
- Gọi HSđọc chú thích SGK.
- Giới thiệu thêm về tác giả. 
¯ Xuất xứ văn bản này có gì đáng chú ý? (Tb)
¯ Ngoài ra, em còn biết những cuốn sách, văn bản nào viết về Bác? (Chung)
- Hướng dẫn đọc : 
+ Đọc khúc triết mạch lạc, thể hiện niềm tôn kính với chủ tịch Hồ Chí Minh. 
+ Giáo viên đọc mẫu một lượt..
¯ Em hãy giải thích nghĩa của những từ : Truân chuyên, bộ chinh trị, thuần đức, hiền triết.
¯ Văn bản trên được viết theo phương thức điệu đạt chinh nào? Nó thuộc loại văn bản nào? Vấn đề đặt ra là gì?
(Tb – K)
¯ Văn bản trên được chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
 (Tb –K)
Tìm hiểu chung :
- Đọc chú thích dấu sao .
- Trích trong “ Phong cách Hồ Chí Minh , cái vĩ đại gắn với cái giản dị ”.
- “Búp sen xanh ” của Sơn Tùng. 
- Đọc văn bản
- Đọc các chú thích theo hướng dẫn của GV.
- Phương thức nghị luận.
+ Thuộc loại văn bản nhật dụng.
 + Văn bản đề cập tới sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Văn bản chia làm 2 phần.
+ Từ đầu đến rất hiện đại : Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
+ Còn lại : Những nét đẹp trong lối sống của Bác.
 I.Tìm hiểu chung :
1. Tác giả:
( xem SGK)
2. Xuất xứ: Trích trong “ Phong cách Hồ Chí Minh , cái vĩ đại gắn với cái giản dị ”.
3. Đọc, tìm hiểu chú thích :
a/ Đọc : 
b/ Tìm hiểu chú thích 
4. Bố cục : 2 phần
- Phần I : Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Phần II : Những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh.
33’
ò Hoạt động 2 : hướng dẫn phân tích phần 1.
¯Những tinh hoa văn hóa nhân loại đến với Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh nào? (K)
¯ Hồ Chí Minh đã làm cách nào để có được vốn tri thức văn hóa nhân loại ? (Tb)
¯Theo em, chìa khóa để mở ra kho tri thức của nhân loại là gì ?
¯ Động lực nào giúp cho Người có được những tri thức ấy? Tìm những dẫn chứng cụ thể trong văn bản để chứng minh ? (K)
¯ Qua những vấn đề trên, em có nhận xét gì về phong cách Hồ Chí Minh? (G)
.
¯ Kết quả Hồ Chí Minh đã có được vốn tri thức nhân loại ở mức như thế nào? Theo hướng nào? (Tb –K)
¯Theo em điều kì lạ nhất để tạo nên phong Hồ Chí Minh là gì? (Tb –K)
Tìm hiểu phần 1 của văn bản :
- Đọc phần 1 của văn bản
 - Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan vất vả, Bác đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa từ phương Đông tới phương Tây.
- Để có được vốn kiến thức sâu rộng, Bác đã tự học nhiều thứ tiếng nước ngoài như :Pháp, Anh, Hoa, Nga. 
- Qua học tập và lao động không mệt mỏi. (Bác đã từng làm nhiều nghề khác nhau).
- Xuất phát từ lòng yêu nước nên: Đến đâu người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa nghệ thuật , tiếp thu mọi cái đẹp,cái hay đồng thời phê phán những hạn chế tiêu cực.
- Phong cách Hồ Chí Minh thể hiện ở vẻ đẹp văn hóa rất dân tộc và hiện đại.
- Hồ Chí Minh đã có được một vốn tri thức văn hóa nhân loại đạt đến trình độ uyên thâm.
-Điều kỳ lạ nhất tạo nên phong cách Hồ Chí Minh là Bác tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trên nền tảng dân tộc. 
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại:
- Hoàn cảnh : Bác tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong cuộc đời hoạt động cách mạng tìm đường cứu nước .
 - Để khám phá kho tri thức của nhân loại : Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ. 
- Chìa khóa để mở ra kho tri thức : Qua công việc lao động mà học hỏi.
- Động lực : Xuất phát từ lòng yêu nước 
à Hồ Chí Minh là người cần cù, yêu lao động, thông minh.
* Kết quả, Hồ Chí Minh đã tiếp thu có chọn lọc tiếp thu có chọn lọc được một vốn kiến thức sâu, rộngtừ văn hóa phương Đông đến Phương Tây.
=> Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc.
4..Dặn dò HS chuẩn bị tiết học tiếp theo :
 ¯ Chuẩn bị bài mới : “Phong cách Hồ Chí Minh” Tiếp theo
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG : 
Tiết : 02 Ngày soạn : 1/9/2023 	 	 
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (T.T)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức : 
	- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
	 -Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh : kết hợp kể – bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc. 
	- Trọng tâm: Giúp học sinh phân tích nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh, tìm hiểu ý nghĩa của việc học tập theo phong cách Hồ Chí Minh, hướng dẫn học sinh luyện tập.
Kỹ năng : 
	 Bước đầu cảm nhận được cái hay của văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận.
Thái độ: 
	 Kính yêu tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Chuẩn bị của giáo viên: Đọc sách giáo khoa, tài liệu tham khảo về những mẫu chuyện cuộc đời Hồ Chí Minh.
Chuẩn bị của học sinh: Đọc và trả lời theo câu hỏi sách giáo khoa.
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định tình hình lớp : kiểm tra sĩ số.
	2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút ) Em hãy phân tích những nét đặc sắc trong việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh ? 
	3. Giảng bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
20’
- Hoạt động 3 : Hướng dẫn phân tích phần 2.
* Bằng sự hiểu biết về Bác, em cho biết phần văn bản trên nói về thời kì nào trong sự nghiệp hoạt động cách mạng của lãnh tụ Hồ Chí Minh ? (Y –Tb)
* Khi trình bày những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh, tác giả tập trung vào những khía cạnh nào, phương diện cơ sở nào?
 (Tb _K)
* Nơi ở và làm việc của Bác được giới thiệu như thế nào ?
( Giáo viên đọc cho học sinh nghe bài thơ “Thăm cõi Bác xưa” của Tố Hữu ) 
* Cách miêu tả của tác giảcó giống với cách quan sát của nhà thơ Tố Hữu hay không ? 
* Trang phục của Bác theo cảm nhận của tác giả như thế nào ? Nêu những biểu hiện cụ thể ? (Tb –Y)
* Việc ăn uống của Bác diễn ra như thế nào ? Suy nghĩ của em về bữa ăn của Bác ?(Y)
* Qua đó em cảm nhận được gì về lối sống của Hồ Chí Minh ?
( Thảo luận)
* Để nêu bật lối sống giản dị của Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ? (K)
* Việc tác giả so sánh lối sống của Bác với Nguyễn Trãi, theo em điểm giống và khác giữa Bác với các vị hiền triết là ở chỗ nào ?
Tìm hiểu phần 2 của văn bản :
- Đọc phần 2 văn bản.
- Phần đầu của văn bản nói về thời kỳ Bác hoạt động Cách mạng ở nước ngoài. Phần này nói về thời kỳ Bác về nước và làm chủ tịch.
- Nét đẹp trong lối sống của Bác được thể hiện ở 3 phương diện :nơi ở, trang phục, ăn uống.
- Chiếc nhà sàn chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, đồ đạc rất mộc mạc, đơn sơ. 
- Cách miêu tả của tác giả khác với cách tả của Tố Hữu, tác giả miêu tả theo cảm quan hiện thực.
 - Trang phục hết sức giản dị: quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép lốp thô sơ, chiếc va li con với bộ quần áo, vài vật kỉ niệm
 - Ăn uống đạm bạc với cá kho, rau luộc, cà muối, cháo hoa
-Học sinh thảo luận và nêu ý kiến của nhóm.
- Lối sống của Hồ Chí Minh là một lối sống có văn hóa, đã trở thành một quan niệm thẩm mỹ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
- Nghệ thuật liệt kê, kể két hợp với bình luận, nghệ thuật đối lập :vĩ nhân mà hết sức giản dị. 
+ Giống : giản dị, thanh cao.
+ Khác :Bác gắn bó sẻ chia khó khăn, gian khổ cùng nhân dân à Nét đẹp của lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam. 
2. Nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh : 
- Nơi ở và làm việc : nhỏ bé, mộc mạc : ngôi nhà sàn chỉ vài phòng nhỏ, là nơi tiếp khách, họp bộ chính trị.
* Đồ đạc đơn sơ mộc mạc. 
- Trang phục giản dị : quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép lốp thô sơ.
-Ăn uống đạm bạc với những món ăn dân dã, bình dị.
=> Hồ Chí Minh đã tự chọn cho mình một lối sống vô cùng giản dị. Lối sống của Bác là sự kế thừa và phát huy những nét cao đẹp của nhà văn hóa dân tộc, mang trong mình nét đẹp thời đại gắn với nhân dân.
10’
- Hoạt động 4 : Ứng dụng liên hệ bài học 
* Trong cuộc sống hiện đại xét về phương diện văn hóa trong thời kì hội nhập hãy chỉ ra những thuận lợi và nguy cơ ?
(K –G)
* Tuy nhiên tấm gương của Bác cho thấy sự hòa nhập vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc. Vậy từ phong cách của Bác, em rút ra được bài học gì ? (K)
Rút ra ý nghĩa, bài học :
+ Thuận lợi:được tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hóa.
+ Nguy cơ : Nền văn hóa dân tộc bị lai căng nếu chúng ta tiếp thu không biết chọn lọc.
-Từ phong cách của Bác ta rút ra bài học: Sống và làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại. Tự tu dưỡng rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống có văn hóa.
Học sinh thảo luận.
- Đọc phần ghi nhớ SGK
3. Ý nghĩa của việc học tập rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh.
+ Trong việc tiếp thu văn hóa nhân loại ngày nay có nhiều thuận lợi: giao lưu mở rộng tiếp xúc với nhiều luồng văn hóa hóa hiện đại.
+ Nguy cơ có nhiều luồng văn hóa tiêu cực cần phải biết bài trừ. 
* Bài học :
+ Sống và làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại.
+ Tự tu dưỡng rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống có văn hóa.
10
- Hoạt động 5 : Hướng dẫn luyện tập toàn bài. 
 Hãy kể một số câu chuyện về lối sống giản dị của Bác mà em biết .
Kể chuyện theo yêu cầu.
4..Dặn dò HS chuẩn bị tiết học tiếp theo :
 * Học tập ở nhà : + Học thuộc ghi nhớ SGK
 + Sưu tầm một số chuyện viết về Bác.
 * Chuẩn bị bài mới : Soạn bài “Các phương châm hội thoại” 
IV. RÚT KINH NGHIỆM , BỔ SUNG: 
Tiết : 03 Ngày soạn : 16/08/2014 
Các phương châm HỘI THOẠI
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức : Nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất. 
Kỹ năng : Biết vận dụng 2 phương châm này trong giao tiếp.
Thái độ: Phải có ý thức nói đúng phương châm về lượng và chất khi giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, bảng phụ, chép các đoạn hội thoại.
	2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc và trả lời kỹ các đoạn hội thoại trong SGK.
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :
	1. Ổn định lớp : kiểm tra sĩ số
	2. Kiểm tra bài cũ: không
	3. Giảng bài mới : (2 ... 
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức : - Hiểu trường hợp viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
 - Biết cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
 2. Kỹ năng : Vận dụng để viết thư (điện) trong cuộc sống, sinh hoạt, học tập. 
 3. Thái độ :
II. CHUẨN BỊ:
	1. Chuẩn bị của giáo viên: Đọc tài liệu tham khảo.
	2. Chuẩn bị của học sinh : làm bài tập trước ở nhà.
III . HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :
	1. Ổn định lớp : Kiểm tra sỉ số
	2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Yêu cầu, cách viết một văn bản, một hợp đồng?
	3. Giảng bài mới : 
TL
(phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA
 GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
 HỌC SINH
NỘI DUNG
45
* Hoạt động 4: hướng dẫn luyện tập.
-Cho học sinh kẻ lại mẫu bức điện và điền những thông tin cần thiết vào mẫu. 
Chia nhóm , mõi nhóm hoàn chỉnh một bức điện.
- Trong các tình huống dưới đây, tình huống nào cần viết thư ( điện ) chúc mừng.
a) Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ có người lái lên vũ trụ.
b) Nhân dịp một nguyên thủ quốc gia có quan hệ ngoại giao với Việt Nam được đắc cử.
c)Trận động đất lớn làm thiệt hại người và tài sản ở một nước có quan hệ ngoại giao với người Việt Nam.
d) Bạn thân, đồng thời là hàng xóm của em, vừa dược giải Nhất kì thi học sinh giỏi Văn toàn quốc.
e) Anh traiem mới bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ở nước ngoài.
-TL: 
a) Điện chúc mừng
b) Điện chúc mừng
c) Điện thăm hỏi
d) thư điện chúc mừng
e) thư điện chúc mừng.
III. Luyện tập:
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học sau:
Bài tập về nhà: Tìm những tình huuóng cần viết thư điện chúc mừng và rhăm hỏi.
Chuẩn bị bài mơí: Ôn tập toàn bộ chương trình văn 9.
IV. RÚT KINH NGHIỆM : 
Trường THCS Hoài Thanh Tây
Lớp 9A
Họ & tên :
Ơ
KIỂM TRA NGỮ VĂN 15’
Ngày tháng 10 năm 2010
Điểm
TRẮC NGHIỆM : ( 2 điểm )
Câu 1: Cách giải thích đúng của từ “hậu quả”là :
A. Kết quả	;	B. Kết quả sau cùng	;	C. Kết quả xấu	;	D. Cả 3 đáp án
Câu 2 : Các từ : ngặt nghèo ; bọt bèo ; tốt tươi ; nhường nhịn  là những loại từ nào ?
A. Từ đơn	;	B. Từ ghép	 ;	 C. Từ láy	 ;	 D. Không phải ba loại trên
Câu 3 : Cách trình bày đúng nhất của khái niệm thuật ngữ là :
Thuật ngữ là kể chuyện bằng ngôn ngữ.
Thuật ngữ là từ ngữ kỹ thuật.
Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ.
Cả ba cách trình bày trên.
Câu 4: Cách phát triển từ vựng là :
Biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.
Tạo từ mới.
Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
Cả ba cách trên.
TỰ LUẬN : ( 8 điểm )
Câu 1 : Sửa lỗi dùng từ trong những câu sau : ( 4 điểm )
Về khuya, đường phố rất im lặng.
Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm xúc.
Câu 2 : Trình bày đặc điểm của thuật ngữ ? ( 4 điểm )
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM :
TRẮC NGHIỆM : ( 2 điểm : mỗi câu đúng : 0,5 điểm )
Câu
1
2
3
4
Đáp án
C
B
C
D
TỰ LUẬN : ( 8 điểm )
Câu 1 : ( 4 điểm )
a) Dùng sai từ “im lặng” (0,5 điểm ), vì, từ này dùng để nói về con người, về cảnh tượng của con người ( 0,5 điểm ). Có thể thay “im lặng” bằng “yên tĩnh”, “vắng lặng”, ( 1 điểm )
	b) Dùng sai từ “cảm xúc” (0,5 điểm ), vì, “cảm xúc” không thể dùng như tính từ, do đó, không thể kết hợp với từ mức độ “rất” ( 0,5 điểm 0). Có thể thay “cảm xúc” bằng “cảm động” hay “cảm phục” ( 1 điểm).
Câu 2 : ( 4 điểm )
	Đặc điểm của thuật ngữ :
	- Về nguyên tắc, trong một lĩnh vức khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ. ( 3 điểm )
Thuật ngữ không có tính biểu cảm. ( 1 điểm )
Trường THCS Hoài Thanh Tây
Lớp 9A
Họ & Tên :
KIỂM TRA NGỮ VĂN 15’
Ngày kiểm tra : tháng 11 năm 2010
Điểm
ĐỀ I
I/ TRẮC NGHIỆM : ( 3 điểm )
Câu 1. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” trong “Đồng chí” của Chính Hữu mang ý nghĩa gì ?
A. Mang vẻ đẹp êm dịu, thanh bình.
B. Mang vẻ đẹp của núi rừng chiến khu.
C. Súng và trăng cũng kết thành đôi, mang vẻ đẹp vừa thực vừa lãng mạn. 
D. Mang vẻ đẹp kỳ thú, phi thường.
Câu 2 . Thể thơ và giọng thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật ?
A. Thơ thất ngôn, giọng du dương, trầm bổng.
B. Thơ tự do, giọng mạnh mẽ, hào hùng, có pha chút ngang tàng.
C. Thơ lục bát, giọng nhẹ nhàng, êm dịu.
D. Thơ tự do, giọng trầm lắng, mênh mang.
Câu 3 . Cảm hứng chủ đạo ở bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận là gì ?
A. Cảm hứng về thiên nhiên , vũ trụ.
B. Cảm hứng về thiên nhiên và lao động.
C. Cảm hứng về lao động, lãng mạn.
D. Cảm hứng về lao động xây dựng cuộc sống mới và cảm hứng vũ trụ, lãng mạn.
Câu 4 . Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
A.Trong hoàn cảnh những năm kháng chiến chống Pháp đầy gian lao.
B.Trong những ngày đất nước thanh bình nhớ lại những ngày gian khổ.
C.Lúc nhà thơ đã vào bộ đội ở chiến trường Trường Sơn.
D.Khi tác giả đang là sinh viên ngành luật ở nước ngoài.
Câu 5 . Qua bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, em hiểu nghĩa từ “đồng chí” như thế nào ?
Bạn tri âm, tri kỉ B. Đồng đội
Bạn chiến đấu. D. Những người bạn chiến đấu cùng chung lý tưởng.
.Câu 6 . Câu thơ nào trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” nói rõ lý do xe không có kính ?
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi. B. Không có kính, ừ thì có bụi
C. Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi D. Không có kính, rồi xe không có đèn.
II. TỰ LUẬN : 7 điểm
Câu 1 : Chép lại 7 dòng đầu bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. ( 2 điểm )
Câu 2 : Trình bày khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận ( 5 điểm )
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
TRẮC NGHIỆM : 3 điểm ( mỗi câu đúng : 0,5 điểm )
Câu 
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
B
D
D
D
A
TỰ LUẬN : 7 điểm
Câu 1 : 2 điểm : cứ 2 lỗi trừ 0,25 điểm
Câu2 : 7 điểm
Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận :
- Nội dung : Khắc hoạ nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui (1,5 điểm) , niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống (1,5 điểm)
- Nhhệ thuật : Nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo ( 1 điểm ) ; có âm hưởng khoẻ khoắn, hào hùng, lạc quan ( 1 điểm ),
Trường THCS Hoài Thanh Tây
Lớp 9A
Họ và Tên :
KIỂM TRA 15’ ( LẦN IV – HKI )
MÔN NGỮ VĂN
Ngày kiểm tra 27 tháng 11 năm 2010
Điểm
I. TRẮC NGHIỆM : ( 3điểm )	Đề I
Câu 1, Các từ : le te, lập lòe, phất phơ, lóng lánh đều là những từ láy loại nào ?
Từ láy toàn bộ.	B. Từ láybộ phận vần.
Từ láy tượng thanh.	D. Từ láy tượng hình.
Câu 2, Trong các từ trắng ở những dòng thơ sau, từ trắng nào có dùng theo nghĩa chuyển 
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. ( Truyên Kiều – Nguyễn Du )
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang. ( Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử )
Thân em vừa trắng lại vừa tròn. ( Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương )
Bụi phun tóc trắng như người già. ( Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật )
Câu 3, Chọn cách giải thích đúng đúng về nghĩa của từ “mẹ” :
Là người phụ nữ, có con, nói trong quan hệ với con.
Khác với nghĩa của từ “bố” ở phần nghĩa “người phụ nữ, có con”.
Không thay đổi trong hai câu : “Me em rất hiền.” Và “Thất bại là me thành công.”
Không có phần nào chung với nghĩa của từ bà.
Câu 4, Nhận định nào đúng về từ mượn :
Chỉ một số ít ngôn ngữ trê thế giới phải vay mượn từ ngữ.
Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là do sự ép buộc của nươc ngoài.
Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu của người Việt.
Ngày nay, vốn từ tiếng Việt dồi dào, không cần vay mượng từ ngữ tiếng nước ngoài nữa.
Câu 5, Quan niệm nào đúng về từ Hán Việt :
Chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong vốn từ tiếng Việt.
Là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán.
Không phải là một bộ phận của vốn từ tiếng Việt.
Dùng nhiều từ Hán Việt là việc làm cần phê phán.
Câu 6, Trongví dụ sau có sử dụng biện pháp tu từ gì :
	Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
	Voi uống nước, nước sông phải cạn.
 A. So sánh	 ;	 B. Nhân hoá	 ;	 C. Nói quá	 ; 	 D. An dụ
II. TỰ LUẬN : ( 7 điểm )
Câu 1, Tìm các từ cùng trường từ vựng “thiên nhiên” có trong khổ thơ : ( 3,5 điểm )
Hồi nhỏ sống với đồng	Hồi chiến tranh ở rừng
Với sông rồi với bể 	Vầng trăng thành tri kỉ.
Câu 2, Trình bày tác dụng của biện pháp tu từ trong hai dòng thơ : ( 3,5 điểm )
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
 Bài làm :
Trường THCS Hoài Thanh Tây
Lớp 9A
Họ và Tên :
KIỂM TRA 15’ ( LẦN IV – HKI )
MÔN NGỮ VĂN
Ngày kiểm tra 27 tháng 11 năm 2010
Điểm
I. TRẮC NGHIỆM : ( 3điểm ) Đề II
Câu 1, Các từ : le te, lập lòe, phất phơ, lóng lánh đều là những từ láy loại nào ?
Từ láy toàn bộ.	C. Từ láybộ phận vần.
Từ láy tượng hình.	D. Từ láy tượng thanh.
Câu 2, Quan niệm nào đúng về từ Hán Việt :
Chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong vốn từ tiếng Việt.
Không phải là một bộ phận của vốn từ tiếng Việt.
Là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán
D. Dùng nhiều từ Hán Việt là việc làm cần phê phán.
Câu 3, Trong các từ trắng ở những dòng thơ sau, từ trắng nào có dùng theo nghĩa chuyển 
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. ( Truyên Kiều – Nguyễn Du )
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang. ( Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử )
Bụi phun tóc trắng như người già. ( Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật )
Thân em vừa trắng lại vừa tròn. ( Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương )
Câu 4, Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau :
Đồng nghĩa là hiện tượng chỉ có trong một số ngôn ngữ trên thế giới.
Các từ đồng nghĩa với nhau bao giờ cũng có nghĩa hoàn toàn giống nhau.
Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế cho nhau được trong nhiều trường hợp.
Đồng nghĩa bao giờ cũng là quan hệ nghĩa giữa hai từ, không quan hệ nghĩa giữa nhiều từ.
Câu 5, Nhận định nào đúng về từ mượn :
Chỉ một số ít ngôn ngữ trê thế giới phải vay mượn từ ngữ.
Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu của người Việt.
Ngày nay, vốn từ tiếng Việt dồi dào, không cần vay mượng từ ngữ tiếng nước ngoài nữa.
Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là do sự ép buộc của nươc ngoài.
Câu 6, Trongví dụ sau có sử dụng biện pháp tu từ gì :
	Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
	Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
 A. So sánh	 ;	 B. Nhân hoá	 ;	 C. Nói quá	 ; 	 D. An dụ
II. TỰ LUẬN : ( 7 điểm )
Câu 1, Tìm các từ cùng trường từ vựng “thiên nhiên” có trong khổ thơ : ( 3,5 điểm )
Hồi nhỏ sống với đồng	Hồi chiến tranh ở rừng
Với sông rồi với bể 	Vầng trăng thành tri kỉ.
Câu 2, Trình bày tác dụng của biện pháp tu từ trong hai dòng thơ : ( 3,5 điểm )
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
 Bài làm :
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM :
(15’ Ngữ văn 9 )
TRẮC NGHIỆM : ( 3 điểm )
Mỗi câu đúng : 0,5 điểm
ĐỀ I :
Câu
1
2
3
4
5
6
Điểm
D
C
A
C
B
C
ĐỀ II :
Câu
1
2
3
4
5
6
Điểm
B
C
D
C
B
B
TỰ LUẬN : ( 7 điểm )
Câu 1 : ( 3,5 điểm )
Các từ cùng trường từ vựng “thiên nhiên” có trong khổ thơ :
Đồng (0,5 điểm) ; sông (0,75 điểm) ; bể (0,75 điểm) ; rừng(0,75 điểm) ; trăng (0,75 điểm)
Câu 2 : ( 3,5 điểm )
Trình bày biện pháp tu từ có trong hai dòng thơ :
Biện pháp tu từ ẩn dụ (1điểm) : mặt trời của mẹ so sánh ngầm với em bé (đứa co)(0,5 đ)
Tác dụng :
+ Với người mẹ, con là ánh sáng, là hạnh phúc, là sự sống  (1điểm)
+ Chỉ sự vất vả mà người mẹ phải chịu đựng ( khi vừa địu con vừa lao động ) (1điểm)

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2023_2024.doc