Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 25+26+27: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) - Năm học 2023-2024

Tiết 25 – 26 – 27: HỊCH TƯỚNG SĨ

 TRẦN QUỐC TUẤN

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

a, Năng lực đặc thù: Biết cách đọc hiểu một văn bản nghị luận.

- Nhận biết được nội dung bao quát: luận đề, luận điểm, lý lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản nghị luận.

- Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lý lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề; phân biệt được lý lẽ, bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết)

b, Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu được nội dung của chủ đề.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để tìm hiểu được nội dung của chủ đề.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

2, Phẩm chất

- Chăm chỉ, ham học

- Trách nhiệm: Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Có tinh thần yêu nước, có trách nhiệm đối với những vấn đề của cộng đồng

II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề

b) Nội dung hoạt động: Hs chia sẻ cảm xúc

c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ

d) Tổ chứchoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ: TRÒ CHƠI: HIỂU BIẾT VỀ CÁC VỊ DANH TƯỚNG TRONG LỊCH SỬ

 * Học sinh trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:

- Gv quan sát lắng nghe

- Hs quan sách giáo khoa tìm câu trả lời.

 

docx 24 trang Đức Bình 25/12/2023 2160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 25+26+27: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 25+26+27: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) - Năm học 2023-2024

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 25+26+27: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) - Năm học 2023-2024
Ngày soạn: 15/10/2023
Ngày dạy: 18,19/10/2023
Tiết 25 – 26 – 27: HỊCH TƯỚNG SĨ
 TRẦN QUỐC TUẤN
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a, Năng lực đặc thù: Biết cách đọc hiểu một văn bản nghị luận.
- Nhận biết được nội dung bao quát: luận đề, luận điểm, lý lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản nghị luận. 
- Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lý lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề; phân biệt được lý lẽ, bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết)
b, Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu được nội dung của chủ đề.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để tìm hiểu được nội dung của chủ đề.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
2, Phẩm chất
- Chăm chỉ, ham học 
- Trách nhiệm: Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Có tinh thần yêu nước, có trách nhiệm đối với những vấn đề của cộng đồng
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
b) Nội dung hoạt động: Hs chia sẻ cảm xúc
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ 
d) Tổ chứchoạt động:	
* Chuyển giao nhiệm vụ: TRÒ CHƠI: HIỂU BIẾT VỀ CÁC VỊ DANH TƯỚNG TRONG LỊCH SỬ
 * Học sinh trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:
- Gv quan sát lắng nghe
- Hs quan sách giáo khoa tìm câu trả lời.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- Hs trình bày sản phẩm cá nhân
- Gv gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
* Đánh giá nhận xét, kết nối bài học: Nhắc đến Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn người ta nhắc đến hình ảnh của một vị võ tướng với những chiến công hiển hách trong lịch sử nước Nam. Nhưng nhắc tới trần Quốc Tuấn cô cũng nói với các bạn thêm rằng con người ấy không chỉ có những võ công hiển hách mà cũng còn có cả văn tài với những áng văn có thể lưu danh muôn thủa. Ngày hôm nay cùng trong chủ đề LỜI SÔNG NÚI
chúng ta sẽ được tìm hiểu áng văn như thế- một áng thiên cổ hùng văn trong lịch sử văn học của nước Nam ta đó chính là văn bản “......”
 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
Nội dung 1: TÌM HIỂU TRI THỨC NGỮ VĂN
	Hoạt động của GV và HS	
Dự kiến sản phẩm
a) Mục tiêu: Hs nắm được những vấn đề chung về tri thức ngữ văn
b) Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi 
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ 
d) Tổ chứchoạt động:
TÌM HIỀU TRI THỨC ĐỌC HIỂU
- Sử dụng phần mềm PowerPoint, ralo
- Kĩ thuật/ Phương pháp: động não, Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu HS tự đọc phần Tri thức ngữ văn SGK tr..
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 : TÌM HIỀU TRI THỨC NGỮ VĂN
Thơ đường luật là gì?
Thơ thất ngôn bát cú đường luật là gì?
Đặc điểm thơ thất ngôn bát cú đường luật 
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh đọc Tri thức ngữ văn SGK .
- HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
* Báo cáo kết quả:
- HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm).
* Đánh giá nhận xét:	
- HS khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung.
- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới.	
Luận đề , luận điểm trong văn bản nghị luận 
- Luận đề là vấn đề được luận bàn trong văn bản nghị luận, vấn đề đó có tính chất bao trùm, xuyên suốt văn bản. 
- Mỗi văn bản nghị luận thường chỉ có một luận đề. Nhận biết luận đề: luận đề có thể được nêu ở nhan đề, ở một số câu hoặc có thể được khái quát từ toàn bộ nội dung của văn bản. 
- Luận đề trong văn bản nghị luận xã hội là hiện tượng hay vấn đề của đời sống được nêu để bàn luận.
- Luận điểm là các ý triển khai những khía cạnh khác nhau của một luận đề trong văn bản nghị luận. 
- Qua luận điểm được trình bày, có thể nhận thấy ý kiến cụ thể của người viết về vấn đề được bàn luận.
2. Mối quan hệ giữa luận đề , luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản nghị luận.
- Luận đề , luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản nghị luận là những yếu tố có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong văn bản nghị luận. Mối liên hệ này có tính tầng bậc.
- Văn bản nghị luận trước hết phải có một luận đề. Từ luận đề, người viết triển khai thành các luận điểm. Mỗi luận điểm muốn có sức thuyết phục, cần được làm rõ bằng các lý lẽ và mỗi lý lẽ cần được chứng minh bằng các bằng chứng cụ thể.
Nội dung 2: TÌM HIỂU VĂN BẢN
	Hoạt động của GV và HS	
Dự kiến sản phẩm
a) Mục tiêu: Hs nắm được những vấn đề chung của văn bản
b) Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi 
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ 
d) Tổ chứchoạt động:
I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG
- Sử dụng phần mềm PowerPoint, ralo
- Kĩ thuật/ Phương pháp: Dự án
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
 Đọc sao cho hay:
 - Dung lượng văn bản dài, có sự xuất hiện của nhiều điển tích, điển cố và các từ hán Việt, vì vậy cần đọc nhiều lần để nắm được các sự việc chính, từ đó đọc lưu loát, trôi chảy hơn.
 - Có thể đọc lần lượt từng phần của bài, điều chỉnh giọng đọc, âm lượng, tốc độ, cách nhấn giọng ở những câu hỏi cho phù hợp, đặc biệt chú ý đến những đoạn thể hiện rõ cảm xúc mãnh liệt, lòng quyết tâm và sự căm thù giặc của tác giả.
 Chiến lược đọc hiểu: Hình dung-> Theo dõi
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: TÌM HIỂU CHUNG
Nhóm 1+ 2:
Văn bản:
Tác giả
Hoàn cảnh ra đời
Mục đích ra đời và đối tượng hướng tới
Bố cục văn bản
Nhóm 3+4:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3: TÌM HIỂU VỀ THỂ HỊCH
TÌM HIỂU VỀ THỂ HỊCH
Nguồn gốc
Đối tượng
Hoàn cảnh
Mục đích
Đối tượng
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh đọc ngữ liệu văn bản.
- HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
* Báo cáo kết quả:
- HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm).
* Đánh giá nhận xét:	
- HS khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung.
- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới.
TÌM HIỂU VỀ THỂ HỊCH
Nguồn gốc
là thể văn nghị luận cổ, có nguồn gốc từ Trung Quốc. 
Đối tượng
do vua, quan, thủ lĩnh thời xưa cũng có thể do nhân dân sáng tác viết cho người dưới quyền (tướng sĩ, nhân dân) 
Hoàn cảnh
đất nước có kẻ thù (giai cấp thống trị, giặc ngoại xâm)
Mục đích
Mục đích thuyết phục và kêu gọi, khích lệ mọi người đánh giặc. 
Bố cục
Bố cục nêu cơ sở, căn cứ của quan điểm, lập trường ->làm rõ tính chính nghĩa của phe mình, sự phi nghĩa của phe địch, phân tích tình hình=> đưa ra lời khuyến dụ (khuyên bảo, giảng giải)
Theo em văn bản thích tướng sĩ có thể được chia thành mấy phần nội dung chính của mỗi phần là gì?
Phần 1: từ đầu đến....”đến nay tiếng tốt còn lưu”: Nêu cơ sở, căn cứ của quan điểm, lập trường. Cụ thể tác giả đã nêu tấm gương những trung thần nghĩa sĩ để làm rõ đạo của kẻ làm tướng, kẻ bề tôi. 
Phần 2: tiếp theo đến....”cũng chẳng kém gì”: Vận nước lâm nguy và tấm lòng người chủ tướng
 Phần 3: từ ....”Nay các người nhìn chủ nhục dẫu các người muốn vui chơi phòng có được không?=> Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai trong lối hành động của các tướng sĩ. 
Phần 4: phần còn lại: Nêu nhiệm vụ cụ thể, cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu của các tướng sĩ.
Tìm hiểu chú thích
1. Tác giả:
- Trần Quốc Tuấn(?....?) tức Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc.
 - Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai( năm 1285) và thứ ba( 1287-1288) ông đều được vua Trần Nhân Tông cử làm tiết chế thống lĩnh các đạo quân cả hai lần đều chiến thắng oanh liệt. 
- Nhân dân tôn ông là Đức thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi trên cả nước.
2. Văn bản: 
Hịch tướng sĩ nguyên văn bài trong Đại Việt sử ký toàn thư không có nhan đề, trong Hoàng Việt Văn Tuyền có tên là Trần Hưng Đạo Đại Vương dự chu tì tướng tướng hịch văn (Bài hịch Trần Hưng Đạo Đại Vương khuyên bảo bảo các tì tướng).
Hoàn cảnh ra đời
- Trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai(1285)
- Kẻ thù sau khi thất bại trong cuộc xâm lược lần thứ nhất(1285) đã quay trở lại, hùng mạnh hơn xưa=> giặc ngoài. 
- Quân ta: sau hơn 20 năm chiến tranh, một thế hệ những tướng sĩ trẻ ra đời, sống với hào quang quá khứ, quen với cuộc sống an nhàn lúc thanh bình nên có phần chủ quan, khinh địch=> thủ trong.
Mục đích ra đời và đối tượng hướng tới:
Mục đích ra đời: vạch trần âm mưu xâm lược của kẻ thù, thức tỉnh tướng sĩ và kêu gọi, khích lệ tinh thần tướng sĩ sẵn sàng chống giặc ngoại xâm. 
Đối tượng hướng tới: người nghe trực tiếp của bài này là tì tướng( các viện viên tướng giúp việc cho tì tướng)
II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN
a) Mục tiêu: Hs tìm hiểu cơ sở, căn cứ của quan điểm, lập trường. Cụ thể tác giả đã nêu tấm gương những trung thần nghĩa sĩ để làm rõ đạo của kẻ làm tướng, kẻ bề tôi. 
b) Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi 
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ 
d) Tổ chứchoạt động:
1. Tìm hiểu phần 1
.- Sử dụng phần mềm PowerPoint, ralo
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- GV phát phiếu học tập, hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4: Tìm hiểu phần 1
1. Trong phần đầu đoạn trích, tác giả đã nêu ra các cặp nhân vật lịch sử nào? Hãy chỉ ra điểm chung của những nhân vật lịch sử đó?
2. Tác giả đã nêu hành động của các cặp nhân vật lịch sử này để chứng minh điều gì?
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh đọc ngữ liệu văn bản.
- HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
* Báo cáo kết quả:
- HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm).
* Đánh giá nhận xét:	
- HS khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung.
- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới.	
Dự kiến sản phẩm:
Tám cặp nhân vật lịch sử được nhắc tới
- Kỉ Tín chết thay, cứu thoát Cao Đế.
- Do Vu chịu giáo che chở Chiêu Vương.
- Dự Nhượng nuốt than báo thù cho Trí Bá.
- Thân Khoái chặt tay chết theo vua Tề Trang Công.
- Kính Đức phò vua Đường Thái Tông thoát vòng vây.
- Cảo Khanh chửi mắng kẻ thù là An Lộc Sơn không sợ hãi.
- Nguyễn Văn Lập giữ thành Điều Ngư chống quân Mông Kha đền ơn Vương Công Kiên.
- Xích Tu Tư xông vào chỗ lam chướng đánh bại quân Nam Chiếu báo ơn chủ tướng là Cốt Đãi Ngột Lang.
Nhận xét về các cặp nhân vật lịch sử
- Điểm chung giữa họ: đều là các tấm gương trung thần, nghĩa sĩ với những hành động dũng cảm, hi sinh để báo đền ơn vua nợ nước, đáp đền tính nghĩa của chủ tướng. Các nhân vật ấy đã làm trọn đạo vua – tôi, chủ tướng – tì tướng.
- Họ dù hi sinh những tên tuổi và những hành động cao đẹp sẽ còn lưu tiếng thơm ngàn đời, nhận được sự kính trọng, ngợi ca của hậu thế.
Ý nghĩa của việc mở đầu bài Hịch bằng cách liệt kê các tấm gương trung thần nghĩa sĩ
- Nêu cao đạo lí, trách nhiệm, bổn phận của kẻ làm tôi, của người làm tướng phải hết lòng trung thành, sẵn sàng hi sinh cho vua, cho nước, cho chủ tướng của mì ... c tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập.
b) Nội dung hoạt động: Trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời
d) Tổ chức thực hiện: 
- Sử dụng phần mềm PowerPoint, ralo
- Phương pháp/ kĩ thuật: động não, thảo luận nhóm
	Hoạt động của GV và HS	
Dự kiến sản phẩm
* Chuyển giao nhiệm vụ: Câu 1 (trang 64 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Tìm câu chủ đề trong các đoạn văn sau, từ đó, xác định kiểu đoạn văn (diễn dịch, quy nạp). Phân tích tác dụng của từng cách thức tổ chức đoạn văn.
a. Ta thường nghe: Kỉ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than để báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay cứu nạn cho nước; Kính Đức, một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung; Cảo Khanh, một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có? Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được!
(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)
b. Đồng phục không chỉ đẹp mà còn góp phần tạo nên bản sắc của mỗi trường. Cậu này là học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn, bạn ấy thuộc Trường THCS Lương Thế Vinh, còn cô bé kia học ở Trường THCS Đặng Thai Mai, tất cả đều được nhận ra nhờ bộ đồng phục mà họ mặc. Trong cuộc thi “nhóm bạn lí tưởng” ở huyện, “màu cờ sắc áo” không chỉ thể hiện ở tài trí của năm bạn trong đội hình thi đấu trên sân khấu, mà còn ở các nhóm cổ động viên tưng bừng, nổi bật trong bộ đồng phục của trường mình trên khán đài.
Dẫn theo Ngữ văn 6, tập hai
 (Kết nối tri thức với cuộc sống), NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, tr. 67)
Bài tập 1
a. Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn văn: Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được!
=> Đoạn văn quy nạp.
- Tác dụng của các tổ chức đoạn quy nạp: sau khi nêu hàng loạt các tấm gương trung thần, nghĩa sĩ đã làm tròn trách nhiệm của kẻ bề tôi, tác giả viết câu chủ đề nhằm khẳng định ý nghĩa, giá trị của những hành động quả cảm đó lưu danh cùng sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ, đồng thời sẽ thấy hậu quả nếu cứ “khư khư theo thói nữ Nhi thường tình”.
Do vậy, câu chủ đề kết thúc đoạn văn đã giúp tác giả thực hiện đúng ý của mình đồng thời giúp người đọc (các chiến sĩ) có thể thuận lợi hiểu được thông điệp của người chủ tướng.
b. Câu chủ đề nằm đầu đoạn văn: Đồng phục không chỉ đẹp mà còn góp phần tạo nên bản sắc của mỗi trường.
=> Đoạn văn diễn dịch.
- Tác dụng của cách thức tổ chức đoạn văn diễn dịch: Câu chủ đề nằm ở ngay đầu đoạn văn đã định hướng nội dung chính cho cả đoạn, giúp người đọc dễ nhận biết chủ đề của đoạn văn. Các câu văn còn lại triển khai cụ thể chủ đề thông qua việc nêu các bằng chứng cho thấy đồng phục giúp thể hiện bản sắc của mỗi trường học.
- Hs tiếp nhận nhiệm vụ.
* Học sinh trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:
- Gv quan sát lắng nghe
- Hs quan sách giáo khoa tìm câu trả lời.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- Hs trình bày sản phẩm cá nhân
- Gv gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
- Sử dụng phần mềm PowerPoint, ralo
- Phương pháp/ kĩ thuật: động não, thảo luận nhóm
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
 Câu 2 (trang 64 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Hãy sắp xếp các câu sau thành đoạn văn diễn dịch, sau đó sắp xếp lại thành đoạn văn quy nạp và cho biết dựa vào cơ sở nào, em sắp xếp như vậy.
(1) Một cô Tấm (trong truyện “Tấm Cám”) bao lần bị hại, cuối cùng vẫn được làm hoàng hậu, nhưng mụ dì ghẻ và Cám – những kẻ lắm mưu mô tàn ác thì bị trừng phạt đích đáng.
(2) Một Thạch Sanh (truyện “Thạch Sanh”) chất phác, thật bụng tin người, dẫu trải qua bao khổ nạn, oan khuất rồi đến lúc cũng cưới được công chúa và lên ngôi, còn Lý Thông lừa lọc, xảo trá thì trời đất không dung tha.
(3) Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo là ước mơ công bằng được nhân dân gửi gắm vào truyện cổ tích.
(4) Một người em (truyện “Cây khế”) thật thà, hiền lành, bị anh đối xử bất công, ai ngờ cuộc sống về sau lại giàu sang hạnh phúc, trong khi người anh tham lam thì bỏ mạng giữa biển khơi. 
Bài tập 2
Gợi ý cách làm:
+ Đọc kỹ từng câu văn và xác định nội dung chính của câu văn đó. 
+ Tìm ra câu văn chủ đề- nêu nội dung khái quát, bao trùm nội dung các câu văn còn lại.
 + Lựa chọn cách sắp xếp để có đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp theo yêu cầu.
Câu (3) nêu khái quát về đặc điểm nội dung tư tưởng của các câu chuyện cổ tích: ước mơ về lẽ công bằng. Các câu( 1) (2) (4) là các bằng chứng cụ thể (các nhân vật trong các truyện cổ tích) làm sáng tỏ quan niệm đạo đức, ước mơ của nhân dân lao động trong các câu chuyện cổ tích.
- Hs tiếp nhận nhiệm vụ.
* Học sinh trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:
- Gv quan sát lắng nghe
- Hs quan sách giáo khoa tìm câu trả lời.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- Hs trình bày sản phẩm cá nhân
- Gv gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
Đoạn văn diễn dịch:
(3) Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo là ước mơ công bằng được nhân dân gửi gắm vào truyện cổ tích. (2) Một Thạch Sanh (truyện “Thạch Sanh”) chất phác, thật bụng tin người, dẫu trải qua bao khổ nạn, oan khuất rồi đến lúc cũng cưới được công chúa và lên ngôi, còn Lý Thông lừa lọc, xảo trá thì trời đất không dung tha. ( (4) Một người em (truyện “Cây khế”) thật thà, hiền lành, bị anh đối xử bất công, ai ngờ cuộc sống về sau lại giàu sang hạnh phúc, trong khi người anh tham lam thì bỏ mạng giữa biển khơi. 1) Một cô Tấm (trong truyện “Tấm Cám”) bao lần bị hại, cuối cùng vẫn được làm hoàng hậu, nhưng mụ dì ghẻ và Cám – những kẻ lắm mưu mô tàn ác thì bị trừng phạt đích đáng.
- Sử dụng phần mềm PowerPoint, ralo
- Phương pháp/ kĩ thuật: động não, chia sẻ cặp đôi
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
Câu 3 (trang 65 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất” (I-li-a Ê-ren-bua). Hãy xem đây là câu chủ đề, từ đó, viết hai đoạn văn, một đoạn văn đặt câu chủ đề ở đầu đoạn (diễn dịch) và đoạn văn đặt câu chủ dề ở cuối đoạn (quy nạp).
Bài tập 3
- Hs tiếp nhận nhiệm vụ.
* Học sinh trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:
- Gv quan sát lắng nghe
- Hs quan sách giáo khoa tìm câu trả lời.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- Hs trình bày sản phẩm cá nhân
- Gv gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
Gợi ý cách làm:
- Phân tích câu chủ đề cho trước để thấy được tình cảm yêu mến, gắn bó với những gì hết sức gần gũi, thậm chí bị xem là tầm thường cũng là yêu nước. 
- Nêu ra những biểu hiện của lòng yêu nước và triển khai thành câu văn hoàn chỉnh.
- Sắp xếp các câu văn vừa viết và câu chủ đề để có đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp. Chú ý cách diễn đạt và liên kết giữa các câu trong đoạn.
- Đoạn văn diễn dịch:
Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất. Ta yêu biết bao ngôi nhà ta ở, nơi ông bà cha mẹ ta từng sống, nơi ta cất tiếng khóc chào đời. Ta yêu khu vườn xanh mát mỗi sớm mai tràn ngập ánh nắng và tiếng chim. Ta yêu con đường hằng ngày tới lớp cây rợp bóng che. Ta yêu cánh đồng quê ta nơi mẹ cha quanh năm “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” để làm ra hạt lúa. Ta yêu dòng sông, triển đê xanh nơi tuổi thơ ta vùng vẫy vui đùa. Ta yêu cả những đồ vật đơn sơ thân thuộc: chiếc xe đạp, cuốn truyện tranh, bộ đồng phục, chiếc nón của mẹ, cơi trầu của bà.
- Đoạn văn quy nạp:
 Ta yêu biết bao ngôi nhà ta ở, nơi ông bà cha mẹ ta từng sống, nơi ta cất tiếng khóc chào đời. Ta yêu khu vườn xanh mát mỗi sớm mai tràn ngập ánh nắng và tiếng chim. Ta yêu con đường hằng ngày tới lớp cây rợp bóng tre. Ta yêu cánh đồng quê ta nơi mẹ cha quanh năm “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” để làm ra hạt lúa. Ta yêu dòng sông, triền đê xanh nơi tuổi thơ ta từng vùng vẫy vui đùa. Ta yêu cả những đồ vật đơn sơ thân thuộc: chiếc xe đạp, cuốn truyện tranh, bộ đồng phục, chức năng của mẹ Thủy cây trầu của bà.... Quả thật, lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất.
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Hs thực hiện bài tập
b) Nội dung: HS viết
c) Sản phẩm học tập: 
d) Tổ chức thực hiện: 	
- Sử dụng phần mềm PowerPoint 
- Kĩ thuật/ Phương pháp: động não
* Giao nhiệm vụ học tập: Hãy viết câu chủ đề cho hai đoạn văn dưới đây:
Đoạn văn 1:
 Có người lựa chọn sử dụng các phương tiện giao thông công cộng thay vì phương tiện cá nhân. Có người tập cho mình thói quen đơn giản nhất là tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. Có người luôn tự phân loại rác mà không cần ai nhắc nhở. Lại có người chọn dùng những sản phẩm được làm từ chất liệu thân thiện với môi trường.........................................................................................................................
Đoạn văn 2:......................................................................................................................... Để có một tư duy sáng tạo trước hết bạn cần một kiến thức nền tảng tốt, kiến thức này được tích lũy qua quá trình học tập, nghiên cứu của bản thân. Tiếp đến bạn cũng cần rèn cho mình khả năng quan sát, tìm tòi không ngừng về cuộc sống xung quanh. Luôn nhìn sự vật từ các góc nhìn khác nhau để đưa ra nhận xét đa chiều. Ngoài ra để có tư duy sáng tạo người ta luôn cần hành động kịp thời để áp dụng suy nghĩ sáng tạo vào thực tế cuộc sống.
GỢI Ý:
+ Xác định kiểu đoạn văn thông qua vị trí trống của câu chủ đề cần điền.
+ Đọc đoạn văn và xác định nội dung chính của nó.
+ Viết câu chủ đề sao cho phù hợp với nội dung của đoạn văn và kiểu hình thức của đoạn.
Đoạn văn 1: Vị trí câu chủ đề-> đây là đoạn văn quy nạp
Nội dung chính của đoạn: nói về những việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường.
Có người lựa chọn sử dụng các phương tiện giao thông công cộng thay vì phương tiện cá nhân. Có người tập cho mình thói quen đơn giản nhất là tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. Có người luôn tự phân loại rác mà không cần ai nhắc nhở. Lại có người chọn dùng những sản phẩm được làm từ chất liệu thân thiện với môi trường. Như vậy, mỗi người bằng những hành động nhỏ khác nhau đều đang góp phần bảo vệ môi trường sống.
Đoạn văn 2: Vị trí câu chủ đề-> đây là đoạn văn diễn dịch
Nội dung chính của đoạn: nói về những cách để con người có thể rèn luyện tư duy sáng tạo.
Tư duy sáng tạo là khả năng mà mỗi người đều có thể tự rèn luyện được trong cuộc sống hàng ngày. Để có một tư duy sáng tạo trước hết bạn cần một kiến thức nền tảng tốt, kiến thức này được tích lũy qua quá trình học tập, nghiên cứu của bản thân. Tiếp đến bạn cũng cần rèn cho mình khả năng quan sát, tìm tòi không ngừng về cuộc sống xung quanh. Luôn nhìn sự vật từ các góc nhìn khác nhau để đưa ra nhận xét đa chiều. Ngoài ra để có tư duy sáng tạo người ta luôn cần hành động kịp thời để áp dụng suy nghĩ sáng tạo vào thực tế cuộc sống.
 * Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập
* Báo cáo kết quả: GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
Tổ chuyên môn kí duyệt. Ngày 17/10/2023
Nguyễn Văn Thanh

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_8_tiet_252627_hich_tuong_si_tran_quoc_tuan_n.docx