Giáo án Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

a, Năng lực riêng biệt:

- HS nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ

- HS nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản

- Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề

- Học sinh nhận biết được biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương, hiểu được phạm vi tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương trong giao tiếp và trong sáng tác văn học.

- Học sinh viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc, có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yếu tố này trong văn bản.

- Học sinh biết trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách

b, Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu được nội dung của chủ đề.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để tìm hiểu được nội dung của chủ đề.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

2, Phẩm chất

- Chăm chỉ, ham học

- Trách nhiệm: Tự hào về truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông ta. Có ý thức tìm hiểu và trau dồi kiến thức về lịch sử của dân tộc.

 

docx 536 trang Đức Bình 25/12/2023 1780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm

Giáo án Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm
TÊN BÀI DẠY:
BÀI 1 – CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ
Môn học: Ngữ Văn/Lớp: 8
Thời gian thực hiện: .. tiết
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a, Năng lực riêng biệt: 
- HS nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ
- HS nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản
- Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề
- Học sinh nhận biết được biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương, hiểu được phạm vi tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương trong giao tiếp và trong sáng tác văn học.
- Học sinh viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc, có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yếu tố này trong văn bản.
- Học sinh biết trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách
b, Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu được nội dung của chủ đề.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để tìm hiểu được nội dung của chủ đề.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
2, Phẩm chất
- Chăm chỉ, ham học 
- Trách nhiệm: Tự hào về truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông ta. Có ý thức tìm hiểu và trau dồi kiến thức về lịch sử của dân tộc.
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
VĂN BẢN 1: LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG( NGUYỄN HUY TƯỞNG)
1. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về hình tượng nhân vật Trần Quốc Toản
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản
- HS nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ
- HS nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản
- Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề của văn bản
2. Phẩm chất:
- Biết ơn, tự hào truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Tranh ảnh về Trần Quốc Toản;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
b) Tổ chứchoạt động:	
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Đi tìm chân dung các thiếu niên anh hùng
Mỗi hình ảnh và thông tin dưới đây là gợi ý về một thiếu niên anh hùng trong lịch sử dân tộc ta. Hãy quan sát hình ảnh, theo dõi các thông tin và cho biết đó là vị anh hùng nào?
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Gv quan sát lắng nghe
- Hs quan sách giáo khoa tìm câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo và thảo luận:
- Hs trình bày sản phẩm cá nhân
- Gv gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá, nhận định: Chúng ta vừa mới đi qua một vài chân dung trong cuộc hành trình đi tìm chân dung các thiếu niên anh hùng. Có biết bao nhiêu những con người được lịch sử ghi lại, được nổi danh, tên đã thành tên đường, tên phố, tên xóm, tên làng và cũng có biết bao nhiêu những người anh hùng khác nữa- những anh hùng thiếu niên vô danh cũng đã ngã xuống, cũng đã cống hiến và hy sinh cho độc lập tự do, cho sự phát triển của đất nước, dân tộc mình. Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu một câu chuyện cũng rất xúc động về một người anh hùng thiếu niên như vậy nhưng thời gian của lịch sử đẩy chúng ta về xa thời kỳ trung đại, của thời kỳ phong kiến, của những năm tháng đất nước đã sục sôi trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên mông lần thứ hai của thời kỳ nhà Trần: LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG( NGUYỄN HUY TƯỞNG)
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
2. 1: TÌM HIỂU TRI THỨC NGỮ VĂN
a) Mục tiêu: Hs nắm được những vấn đề chung về tri thức ngữ văn
b) Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu HS tự đọc phần Tri thức ngữ văn SGK tr..
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 : TÌM HIỀU TRI THỨC NGỮ VĂN
TRUYỆN LỊCH SỬ
Khái niệm
Đặc điểm
Bối cảnh
Cốt truyện
Nhân vật
Hình thức
Ngôn ngữ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh đọc ngữ liệu văn bản.
- HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm).
Bước 4: Đánh giá nhận xét:	
- HS khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung.
- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới.	
I. TRI THỨC NGỮ VĂN
1) Khái niệm
Truyện lịch sử là tác phẩm truyện tái hiện những sự kiện, nhân vật ở một thời kỳ, giai đoạn lịch sử nhất định.
2) Đặc điểm
TRUYỆN LỊCH SỬ
Khái niệm
Đặc điểm
Bối cảnh
Cốt truyện
Nhân vật
Hình thức
Ngôn ngữ
TRUYỆN LỊCH SỬ
 Khái niệm
Truyện lịch sử là tác phẩm truyện tái hiện những sự kiện, nhân vật ở một thời kỳ, giai đoạn lịch sử nhất định.
DDặc điểm
Bối cảnh
Là tình hình chính trị của đất nước, là khung cảnh sinh hoạt của con người... ở thời kỳ lịch sử mà câu chuyện xảy ra.
 Bối cảnh này được tạo nên nhờ những hiểu biết về lịch sử kết hợp với khả năng hư cấu, tưởng tượng và cách miêu tả sinh động của các nhà văn. Cũng chính điều này đã khiến cho buổi cảnh của một thời đại trong quá khứ trở nên sống động, chân thực như đang diễn ra.
Cốt truyện
Cốt truyện trong truyện lịch sử sẽ dựa trên hệ thống các sự kiện liên quan đến lịch sử dân tộc đã xảy ra. Từ đó nhà văn sẽ tái tạo, hư cấu và sắp xếp chúng theo ý đồ nghệ thuật của mình để thể hiện chủ đề, tư tưởng nào đó.
Nhân vật
Có thể là những nhân vật lấy nguyên mẫu từ các nhân vật lịch sử, cũng có thể do tác giả hư cấu, sáng tạo nên. Nhân vật chính thường là các nhân vật nổi tiếng như vua chúa, anh hùng, danh nhân...Tuy vậy, lựa chọn nhân vật nào, xây dựng tính cách nhân vật ra sao lại phụ thuộc vào ý đồ nghệ thuật của nhà văn, thể hiện cái nhìn và cách lý giải riêng của nhà văn về lịch sử. Nhân vật cũng được đặt trong nhiều vai trò, nhiều mối quan hệ khác nhau.
Hình thức
Truyện lịch sử có thể viết bằng văn xuôi hoặc văn vần, truyện ngắn hoặc tiểu thuyết. 
Ngôn ngữ
Vì cần tái hiện bối cảnh cụ thể của một thời đại đã qua nên ngôn ngữ tác phẩm thường mang đậm sắc thái lịch sử. Sắc thái này thể hiện qua các từ ngữ miêu tả sự vật, nhân vật, qua lời người kể chuyện và lời nói của các nhân vật.
2.2: Đọc văn bản
a) Mục tiêu: Hs nắm được những thông tin chung về tác giả, tác phẩm 
b) Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
 Đọc sao cho hay:
Văn bản có dung lượng dài, gồm nhiều nhân vật, nên có thể phân vai, chia đoạn đọc cho sinh động.
Lựa chọn giọng đọc phù hợp với đặc điểm, tính cách cảm xúc của từng nhân vật và linh hoạt với mạch diễn biến của truyện.
Đọc theo trình tự: đọc thầm trước=> đọc thành tiếng=> đọc lưu loát văn bản.
Các chiến lược đọc hiểu
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: TÌM HIỂU CHUNG
Văn bản:
Tác giả
Xuất xứ
Bố cục
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh đọc ngữ liệu văn bản.
- HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả:
- HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm).
* Bước 4: Đánh giá nhận xét:	
- HS khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung.
- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới.	
Tìm hiểu chú thích
Theo dõi phần cước chú ở chân trang văn bản, đọc nội dung chú thích của các từ ngữ này, sau đó hãy xắp sếp các từ ngữ được chú thích vào ba nhóm nội dung như sau:
+ Nhóm các từ chỉ tên gọi, tước vị, cách xưng hô. 
+ Nhóm các từ chỉ sự vật gắn liền với hoàng gia 
+ Nhóm cụm từ là thành ngữ, tục ngữ hoặc điển cố
II. Đọc văn bản
1. Tác giả: Nguyễn Huy Tưởng( 1912-1960) là nhà văn, nhà viết kịch có nhiều sáng tác về đề tài lịch sử, ngợi ca tinh thần yêu nước của dân tộc ta: Đêm hội Long Trì, Vũ Như Tô, An Tư, Bắc Sơn, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Sống mãi với Thủ đô,...
2. Văn bản: “ Lá cờ thêu sáu chữ vàng” là cuốn truyện lịch sử gồm 18 phần. Nhân vật chính của tác phẩm là Trần Quốc Toản, một thiếu niên dòng dõi nhà Trần sớm mồ côi cha. Khi quân Nguyên sang xâm lược, Quốc Toản chưa đến tuổi trưởng thành nên không được vua cùng các vương hầu cho dự bàn việc đánh giặc, chàng trai đã về xin mẹ cho chiêu mộ binh lính, huấn luyện quân sĩ, dựng cờ lớn thêu sáu chữ “Phá cường địch báo hoàng ân”. Quốc Toản xung trận giết giặc anh dũng chiến đấu và lập được nhiều chiến công.
Bố cục: 3 phần
Phần 1: từ đầu đến “...sao ta là người gần gụi, quan gia chẳng hỏi một lời?”: Hoàn cảnh và tâm trạng của quốc Toản khi đến bến Bình Than
Phần 2: tiếp theo đến “...Vậy thưởng cho em ta một quả”: Quốc Toản xông xuống thuyền rồng, tỏ bày ước nguyện đánh giặc cứu nước.
Phần 3: còn lại: Quốc Toản quyết chí chiêu binh mãi mã để cầm quân đi đánh giặc.
2.3: Khám phá chi tiết văn bản
a) Mục tiêu: Hs tìm hiểu chi tiết truyện về bối cảnh và cốt truyện 
b) Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- GV phát phiếu học tập, hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3: Bối cảnh và cốt truyện
Câu 1: Em hãy cho biết câu chuyện được kể diễn ra trên bối cảnh sự kiện lịch sử nào của dân tộc ta?
Câu 2: Hãy tìm các chi tiết được dùng để miêu tả quang cảnh và không khí diễn ra hội nghị Bình Than? Em có nhận xét gì về khung cảnh này? 
Câu 3: Nêu các sự việc chính tạo nên cốt truyện cho văn bản “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”? Em có nhận xét gì cốt truyện của văn bản này?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh đọc ngữ liệu văn bản.
- HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả:
- HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm).
Bước 4: Đánh giá nhận xét:	
- HS khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung.
- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới.	Dự kiến sản phẩm:
Câu 1: Năm 1282, trước dã tâm xâm lược ngày càng trắng trợn của quân Nguyên: sứ giặc nghênh ngang giữa triều đình ta, đòi mượn đường Đại Việt để quân Nguyên tiến xuống phương nam diệt Chiêm Thành. 
Nhân dân trong nước một lòng xin đánh giặc giữ nước. Trong hàng ngũ vương hầu, tướng lĩnh của triều đình, vẫn chưa có sự thống nhất về phương hướng chiến lược. Có người chủ kiến, có kẻ chủ hòa.
Vua Trần Nhân Tông tổ chức hội nghị  ... : Chuẩn kiến thức: 
 về các tiêu chí đánh giá.
Tiêu chí đánh giá sản phẩm sáng tạo nghệ thuật
Đạt
Chưa đạt
1. Nội dung: phù hợp, phản ánh được nội dung cơ bản với tác phẩm văn học (cuốn sách) 
2. Hình thức: 
- Hài hòa, sáng tạo, có sức cuốn hút. Lời văn (đường nét, màu sắc) dễ hiểu, phù hợp loại hình thể hiện.
3. Lời giới thiệu sản phẩm tự tin, dễ hiểu, có lời chào, lời kết, lời văn có cảm xúc.
4. Phong cách tự tin, đĩnh đạc
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
 C. NÓI VÀ NGHE
 VỀ ĐÍCH: NGÀY HỘI VỚI SÁCH
 I. MỤC TIÊU
	1. Về năng lực: 
a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực chuyên biệt:
+ Biết cách trình bày ý kiến về tác dụng, ý nghĩa của việc đọc sách sao cho hấp dẫn và thuyết phục; 
+ Biết lắng nghe các ý kiến nhận xét, phản hồi từ phía người nghe;
+ Biết chú ý lắng nghe để nắm đầy đủ, chính xác các ý tưởng của người nói; tham gia trao đổi tích cực về vấn đề được trình bày.
2. Về phẩm chất: 
- Yêu thích và chủ động chia sẻ những tác dụng tich cực của việc đọc sách tới cộng đồng.
 - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Máy chiếu, máy tính.
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Giấy A4.
- Tranh vẽ minh họa sách hoặc truyện tranh.
- Các cuốn sách đã đọc trong dự án.
- Bài giới thiệu sách dưới các hình thức 
- Phiếu đánh giá theo tiêu chí HĐ nói.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
 a. Mục tiêu: 
- Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh sẵn sàng tham gia vào thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Kích thích học sinh tự hình thành cho mình thói quen đọc sách.
b. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
GV chiếu video : Tại Sao Cần Phải Đọc Sách? Những Lợi Ích Của Việc Đọc Sách Mà Bạn Cần Biết | Nghĩ Lớn (https://www.youtube.com/watch?v=imNbIwVJ1lA)
và giao nhiệm vụ cho HS:
- Đoạn video đề cập đến những lợi ích nào của việc đọc sách? Theo em, làm thế nào để mỗi người có thể hình thành cho mình thói quen đọc sách mỗi ngày ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát, lắng nghe đoạn video và suy nghĩ cá nhân.
- GV nhắc nhớ những HS chưa tập trung vào video (nếu có).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Cá nhân HS trả lời câu hỏi của GV
- HS khác theo dõi, bổ sung ( nếu cần thiết)
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét và kết nối vào bài
 2. Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CUỐN SÁCH YÊU THÍCH
Mục tiêu:Hs đăng kí thuyết trình giới thiệu sách theo hình thức cá nhân
HS trưng bày sản phẩm sáng tạo từ cuốn sách đã đọc:
- Tranh vẽ
- Truyện tranh
- Bài thơ
- Pô-xtơ giới thiệu nhân vật
- Các hình thức tóm tắt tác phẩm.
b) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv sử dụng phương tiện trực quan
- GV gọi HS xác định yêu cầu của hoạt động.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ- HS đọc và thực hiện yêu cầu.
Bươc 3: Báo cáo thảo luận
- GV: Hướng dẫn HS cách trình bày sp cá nhân, nhóm.
- HS: Đại diện nhóm giới thiệu sản phẩm sách, những HS còn lại quan sát sp của nhóm bạn, theo dõi nhóm bạn trình bày và nhận xét, bổ sung (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV: Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuyển dẫn vào HĐ sau.
2.2. TRÌNH BÀY TÁC PHẨM TỰ SÁNG TÁC (TRUYỆN, THƠ,TÙY BÚT, TẢN VĂN...)
a. Mục tiêu: 
- HS xác định được mục đích nói và người nghe
- Chuẩn bị nội dung nói và luyện nói
b.Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
* NV1: Xác định mục đích nói và người nghe
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi:
- Mục đích của bài nói là gì ? 
- Những người nghe là ai ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS khai thác SGK và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Thảo luận, báo cáo
- HS trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn ( nếu cần)
Bước 4: Kết luận, nhận định 
GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt mục đích nói
* NV2: Chuẩn bị nội dung nói
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm tổ, trả lời các câu hỏi sau:
Nếu trình bày 1 cuốn sách em yêu thích, em cần chuẩn bị bài nói như thế nào?
Nếu trình bày về tác phẩm của em, nên chuẩn bị những nội dung nào cho bài nói?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ- Các nhóm HS suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi của GV.
Bức 3: Thảo luận, báo cáo
- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm thảo luận.
- Các nhóm khác thao dõi, nhận xét, bổ sung ( nếu cần)
Bước 4: Kết luận, nhận định 
- GV nhận xét, tổng hợp, kết luận.
Trước khi cho Hs tập luyện GV sưu tầm trên mạng và gửi link cho hs tham khảo trước mỗi bài luyện nói. Chia sẻ cảm nhận về cuốn sách em yêu - đạt giải Nhì Ngày hội đọc sách năm học 2021 - 2022
* NV3: Tập luyện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV yêu cầu HS tập luyện trong nhóm dựa trên dàn ý đã xây dựng. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiến hành tập luyện.
- GV lưu ý HS: Khi nói phải bám sát mục đích (nội dung) nói và đối tượng nghe để bài nói không đi chệch hướng; tận dụng có hiệu quả những ưu thế của các phương tiện phi ngôn ngữ để bài nói thêm sinh động, thuyết phục.
Bước 3: Thảo luận, báo cáo
- Các nhóm tập luyện nói, nhận xét, rút kinh nghiệm cho nhau; cử đại diện nói trước lớp.
Bước 4: Kết luận, nhận định 
- GV nhận xét ý thức, thái độ làm việc của các nhóm. 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- Hs trình bày bài nói trước nhóm theo bảng tiêu chí và cho điểm các thành viên trong nhóm: 
 Bảng tổng hợp đánh giá
Tiêu chí
Tên các thành viên trong nhóm
A
B
C
D
1.Chọn được quyển sách hay có ý nghĩa
2.Trình bày thuyết phục về đề tài, nét đặc sắc về nội dung nghệ thuật của cuốn sách.
3.Nói to, rõ ràng, truyền cảm.
4. Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp
5.Mở đầu, kết thúc hợp lí
6.Sử dụng kĩ thuật 5 “xin” khi trình bày bài nói. (xin chào,xin phép, xin lỗi, xin được,xin cảm ơn.)
+ Yêu cầu các nhóm HS lựa chọn đại diện trình bày bài nói trên cơ sở kết quả luyện nói ở nhóm/tổ.
+ Trình chiếu phiếu đánh giá nói theo các tiêu chí và yêu cầu HS quan sát.
- GV:Sử dụng kĩ thuật 5 “xin” đói với học sinh lên trình bày bài nói, kĩ thuật “3-2-1” đối với người nghe:
+ 3 điều tâm đắc: 
 + 2 điều chưa hài lòng:
+ 1 ý kiến đề xuất với bạn để bài nói của bạn được tốt hơn:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS xem lại dàn ý của bài nói.
- GV hướng dẫn HS nói theo phiếu tiêu chí
Bước 3: Thảo luận, báo cáo
- GV phát phiếu đánh giá theo tiêu chí cho các nhóm và hướng dẫn HS nói. 
 - Đại diện các nhóm trình bày bài nói (mỗi nhóm 1 đại diện).
Bước 4: Kết luận, nhận định 
- Nhận xét HĐ của HS và chuyển dẫn sang mục sau
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV:
+ Trình chiếu phiếu đánh giá HĐ nói theo các tiêu chí.
+ Yêu cầu HS đánh giá theo kĩ thuật 3-2-1
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu tiêu chí.
- Các nhóm HS sử dung phiếu đánh giá ghi nhận xét, đánh giá HĐ nói của nhóm bạn.
Bước 3: Thảo luận, báo cáo
- GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá.
- HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu đánh giá các tiêu chí nói.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét HĐ nói của HS, nhận xét nhận xét của HS và kết nối sang hoạt động sau.
1. Chuẩn bị nội dung và phương tiện trình bày
a. Xác định mục đích nói và người nghe
- Mục đích nói: Chọn 1 trong 2: Giới tiệu cuốn sách yêu thích để thu hút sự chú ý đối với tác phẩm, gợi hứng thú đọc sách của người nghe.
+ Giới thiệu tác phẩm của mình đối với người đọc (đọc diễn cảm, ngâm thơ...)
- Người nghe: thầy cô, bạn bè và những người quan tâm đến kết quả dự án đọc sách hoặc muốn có thêm kinh nghiệm...
b. Chuẩn bị nội dung nói
- Hs lập dàn ý bài nói, đánh dấu nội dung cần nhấn mạnh như tên cuốn sách, hoàn cảnh ra đời, đặc điểm nổi bật về nghệ thuật và nội dung, ảnh hưởng của cuốn sách đó với em và với mọi người.
- Nếu trình bày về tác phẩm của em nên có lời giới thiệu về hoàn cảnh, nguồn cảm hứng gợi cho em về tác phẩm và lựa chọn cách đọc cách minh họa phù hợp.
c. Tập luyện 
- HS tập nói trước nhóm/tổ.
II. Trình bày bài nói
- HS nói trước nhóm
- Yêu cầu nói:
+ Nói đúng mục đích 
+ Nội dung nói có mở đầu, có kết thúc hợp lí.
+ Nói to, rõ ràng, truyền cảm.
+ Điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp.
3. Sau khi nói
- Nhận xét chéo của nhóm HS với nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí.
- Nhận xét của HS
3. Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể.
b) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV giao bài tập cho HS
Kể tên một cuốn sách mà em đã đọc và thuyết phục bạn cùng đọc cuốn sách đó dựa trên việc trả lời những câu hỏi sau:
- Em đã đọc cuốn sách khi nào? Điều gì làm em thích thú khi đọc cuốn sách?
- Cuốn sách đem đến cho em những suy nghĩ, cảm xúc mới mẻ gì?
- Vì sao nên đọc cuốn sách này?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi. Gợi ý HS trình bày suy nghĩ của mình.
- HS kể tên một cuốn sách đã đọc và thuyết phục bạn cùng đọc cuốn sách đó.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.
4. Hoạt động 4: VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS
b. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
GV giao bài tập:
Bài tập 1: Giới thiệu một sản phẩm sáng tạo từ sách cùng với các bạn trong lớp, khối của em.
Bài tập 2: Làm 1 video clip ngắn thuyết phục mọi người hình thành thói quen đọc sách.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn HS thực hiện bài tập
- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1 & 2.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn HS cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.
- Cá nhân HS hoàn thành bài tập ở nhà và nộp lại cho GV.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng quy định (nếu có).
IV. Phụ lục 
 PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ
Nhóm:.
Tiêu chí
Mức độ
Chưa đạt
Đạt
Tốt
1. Chọn được cuốn sách hay, có ý nghĩa.
Chưa chọn được cuốn sách yêu thích.
Chọn được cuốn sách nhưng chưa hay.
Chọn được cuốn sách hay và ấn tượng.
2. Trình bày thuyết phục về đề tài, nét đặc sắc về nội dung nghệ thuật của cuốn sách.
Nêu được đề tài, nét đặc sắc về nội dung nghệ thuật của cuốn sách xong còn sơ sài thiếu thuyết phục.
Có lí lẽ, dẫn chứng để thuyết phục người nghe đề tài, nét đặc sắc về nội dung nghệ thuật của cuốn sách nhưng chưa đầy đủ.
Có đủ các lí lẽ, dẫn chứng để thuyết phục người nghe về đề tài, nét đặc sắc về nội dung nghệ thuật của sách.
3. Nói to, rõ ràng, truyền cảm.
Nói nhỏ, khó nghe; nói lắp, ngập ngừng
Nói to nhưng đôi chỗ lặp lại hoặc ngập ngừng 1 vài câu.
Nói to, truyền cảm, hầu như không lặp lại hoặc ngập ngừng.
4. Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp.
Điệu bộ thiếu tự tin, mắt chưa nhìn vào người nghe; nét mặt chưa biểu cảm hoặc biểu cảm không phù hợp.
Điệu bộ tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt biểu cảm phù hợp với nội dung nói.
 Điệu bộ rất tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt sinh động.
5. Mở đầu và kết thúc hợp lí
Không chào hỏi/ và không có lời kết thúc bài nói.
Có chào hỏi/ và có lời kết thúc bài nói.
Chào hỏi/ và kết thúc bài nói một cách hấp dẫn.
TỔNG ĐIỂM: ../10 điểm
- 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_8_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chuong_trin.docx