Giáo án Ngữ văn 8 (Cánh diều) - Trường THCS Cây Trường

 A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách văn hóa Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện tại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống sinh hoạt.

2. Năng lực

-Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc hiểu một văn bản nghị luận:bố cục, luận điểm.

+ Viết: rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận. Viết đoạn văn thể hiện những suy nghĩ tình cảm về một tác phẩm văn nghệ.

3. Phẩm chất

-Yêu quý và tự hào về ngôn ngữ dân tộc.

- Học hỏi và trau chuốt ngôn ngữ để vận dụng vào việc diễn đạt trong văn bản và đời sống.

B. CHUẨN BỊ

1. GV: Giáo án, tư liệu, tranh ảnh, một số mẩu chuyện về Bác.

2. HS: soạn bài, tìm những tư liệu nói về Bác.

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Kiểm tra kiến thức cũ: Ktra sự chuẩn bị của học sinh

 

doc 246 trang Đức Bình 25/12/2023 1660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Cánh diều) - Trường THCS Cây Trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Cánh diều) - Trường THCS Cây Trường

Giáo án Ngữ văn 8 (Cánh diều) - Trường THCS Cây Trường
Tuần 01
Văn bản PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH – Lê Anh Trà
Môn học/ Hoạt động giáo dục: ngữ văn; lớp 9
Thời gian thực hiện: 2 tiết – tiết 01
Lớp
9A3
Ngày dạy 
........ / ..../2023
 A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách văn hóa Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện tại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống sinh hoạt.
2. Năng lực
-Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân.
- Năng lực chuyên biệt: 
+ Đọc hiểu một văn bản nghị luận:bố cục, luận điểm.
+ Viết: rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận. Viết đoạn văn thể hiện những suy nghĩ tình cảm về một tác phẩm văn nghệ.
3. Phẩm chất
-Yêu quý và tự hào về ngôn ngữ dân tộc. 
- Học hỏi và trau chuốt ngôn ngữ để vận dụng vào việc diễn đạt trong văn bản và đời sống.
B. CHUẨN BỊ 	
1. GV: Giáo án, tư liệu, tranh ảnh, một số mẩu chuyện về Bác.
2. HS: soạn bài, tìm những tư liệu nói về Bác.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 
1. Kiểm tra kiến thức cũ: Ktra sự chuẩn bị của học sinh
2.Giảng kiến thức mới
Nói đến HCM chúng ta không chỉ nói đến một nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách HCM. Bài học hôm nay các em sẽ được hiểu thêm về một trong những nét đẹp của phong cách đó.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung ghi bảng
1. Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu chú thích 
- Cách đọc: giọng khúc chiết, mạch lạc, thể hiện niềm tôn kính đối với Bác.
- Yêu cầu 1 HS đọc một đoạn văn mà em thích nhất.
- Gọi HS khác nhận xét, giáo viên uốn nắn cách đọc cho các em.
- Yêu cầu HS đọc thầm chú thích SGK, giải thích từ “phong cách”, “uyên thâm”
? Còn từ ngữ nào trong văn bản em chưa hiểu (GV giải thích nếu có)
? Nội dung của VB trên đề cập đến mảng nào của đời sống, xã hội ? 
-> GV giúp HS nhớ lại văn bản nhật dụng vì đều cập đến vấn đề mang tính thời sự - xã hội, đó là sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Hiện nay toàn Đảng, toàn dân ta phát động cuộc học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM.
? Người viết đã sử dụng phương thức biểu đạt nào cho phù hợp để thể hiện được nét đẹp trong p/c HCM.
? Văn bản trên gồm mấy nội dung, các nội dung trên tương ứng với những phần nào.
- Giúp HS làm rõ 2 nội dung: 
+ Từ đầu đến rất hiện đại: Phong cách HCM trong việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại .
+ Phần còn lại : Phong cách HCM trong lối sống.
HĐ2: Hướng dẫn HS phân tích văn bản. 
- Yêu cầu HS đọc lại phần 1.
? Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong hoàn cảnh nào.
- HS : suy nghĩ độc lập dựa trên văn bản.
- GV nhận xét và kết luận: Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan, vất vả, bắt nguồn từ khát vọng ra đi tìm đường cứu nước năm 1911 tại bến cảng Nhà Rồng.
+ Qua nhiều cảng trên thế giới
+ Thăm và ở nhiều nước.
? Hồ Chí Minh có vốn tri thức văn hóa nhân loại ntn. CM làm rõ cho vốn tri thức ấy
- HS : Thảo luận nhóm nhỏ ( 2 -> 4 em)
? Hãy đưa ra một vài ví dụ chứng tỏ Người nói, viết thạo nhiều thứ tiếng.
+ Viết văn bằng tiếng Pháp "Thuế máu" (Trích Bản án chế độ TD Pháp)
+ Làm thơ bằng chữ Hán : " Nguyên tiêu ", " Vọng nguyệt "...
	- GV bình về mục đích ra nước ngoài của Bác ® hiểu văn học nước ngoài để tìm cách đấu tranh giải phóng dân tộc ...
 ? Động lực nào giúp Người có được những tri thức ấy ? (hs:Động lực: Ham hiểu biết, học hỏi và xuất phát từ lòng yêu thương dân tộc.)
 ? Em có nhận xét gì về vốn tri thức nhân loại mà Bác đã tiếp thu
? Theo em, điều kỳ lạ nhất đã tạo nên phong cách Hồ Chí Minh là gì ? Câu văn nào trong văn bản đã nói rõ điều đó ? Vai trò của câu này trong toàn văn bản.
- HS : Thảo luận cặp, phát hiện câu văn cuối phần I, vừa khép lại vừa mở ra vấn đề 
-> Sử dụng đan xen các phương pháp : so sánh, liệt kê, đan xen lời kể, lời bình cùng nghệ thuật đối lập, diễn đạt tinh tế để khéo léo đi đến kết luận, tạo sức thuyết phục lớn.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
 Lê Anh Trà
2. Tác phẩm
- Văn bản được trích trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam.
3. Phương thức biểu đạt:
Kết hợp tự sự, biểu cảm và lập luận.
4. Bố cục 
+ Từ đầu đến rất hiện đại: Phong cách HCM trong việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
+ Phần còn lại : Phong cách HCM trong lối sống.
II. PHÂN TÍCH
1.Hồ Chí Minh - sự tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại 
- Bác Hồ có một vốn tri thức sâu rộng:
+ Người đã tiếp xúc và tìm hiểu đến mức khá uyên thâm nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới.
+ Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng
- Người tiếp thu một cách có chọn lọc 
- Người tiếp thu dựa trên nền tảng văn hóa Dân tộc Việt Nam.
Phong cách rất bình dị rất VN nhưng cũng rất mới, rất hiện đại.
3. Củng cố bài giảng
? Qua phần một vừa tìm hiểu em học hỏi ở Bác những gì? Lấy ví dụ.
? Cách tiếp thu văn hóa nhân loại ở Bác có gì đặc biệt (tiếp thu sâu rộng, chọn lọc, trên nền tảng vh dân tộc)
4. Hướng dẫn học tập ở nhà: 
Học nội dung đã học tiết 1, tìm hiểu nét đẹp trong lối sống HCM sẽ học tiết sau.
Tuần 01
Văn bản PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH – Lê Anh Trà
Môn học/ Hoạt động giáo dục: ngữ văn; lớp 9
Thời gian thực hiện: 2 tiết – tiết 02
Lớp
9A3
Ngày dạy 
........ / ..../2023
 A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách văn hóa Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện tại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống sinh hoạt.
2. Năng lực
-Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân.
- Năng lực chuyên biệt: 
+ Đọc hiểu một văn bản nghị luận:bố cục, luận điểm.
+ Viết: rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận. Viết đoạn văn thể hiện những suy nghĩ tình cảm về một tác phẩm văn nghệ.
3. Phẩm chất
-Yêu quý và tự hào về ngôn ngữ dân tộc. 
- Học hỏi và trau chuốt ngôn ngữ để vận dụng vào việc diễn đạt trong văn bản và đời sống.
B. CHUẨN BỊ 
1. GV: Giáo án, tư liệu, tranh ảnh, một số mẩu chuyện về Bác.
2. HS: soạn bài, tìm những tư liệu nói về Bác.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 
1. Kiểm tra kiến thức cũ
? Quá trình hình thành vốn tri thức nhân loại của HCM ntn ?
2.Giảng kiến thức mới
Tiết trước chúng ta đã thấy và hiểu được nét đẹp trong p/c HCM, còn trong lối sống ở bác có nét đẹp nào chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp trong văn bản
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung ghi bảng
HĐ1 : Phân tích nội dung phần 2 
- Yêu cầu HS đọc nội dung phần 2.
? Phần văn bản này nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp cách mạng của Bác. 
- HS : Phát hiện thời kỳ Bác làm Chủ tịch nước.
? Khi trình bày những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh, tác giả đã tập trung vào những khía cạnh nào, phương diện, cơ sở nào.
- HS : Chỉ ra được các phương diện : nơi ở, trang phục, ăn uống, tư trang( đồ đạc dùng riêng).
? Nơi ở và làm việc của Bác được giới thiệu như thế nào ? Có đúng với những gì em đã quan sát khi đến thăm nhà Bác ở không ?
- GV cho HS quan sát bức tranh trong SGK và đọc lại một vài câu thơ trong bài Thăm cõi Bác xưa của Tố Hữu:
Anh dắt em vào thăm cõi Bác xưa 
? Trang phục của Bác theo cảm nhận của tác giả như thế nào ? Biểu hiện cụ thể.
- HS : Quan sát văn bản phát biểu.
? Việc ăn uống của Bác như thế nào ? Cảm nhận của em về bữa ăn với những món đó.
- HS : Thảo luận phát biểu dựa trên văn bản.
? Qua nd trên em cảm nhận được gì về lối sống của Hồ Chí Minh. Đường hoàng là chủ tịch nước – vị trí cao nhất mà có lối sống giản dị, tiết chế như vậy có phải Bác muốn làm cho khác đời, hơn đời, tự thần thánh hóa không ?
? Để nêu bật lối sống giản dị Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
- kết hợp giữa kể và bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, biện pháp nghệ thuật đối lập, đan xen thơ NBK với dùng từ Hán Việt.
Hs đọc ghi nhớ
? Nêu ý nghĩa văn bản.
HĐ2 : Ứng dụng liên hệ bài học và tổng kết 
? Trong cuộc sống hiện đại xét về phương diện văn hóa trong thời kỳ hội nhập có những thuận lợi và nguy cơ gì.
- HS : Thảo luận lấy dẫn chứng cụ thể.
-> Sống, làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại, tự tu dưỡng rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống có văn hóa.
- GVcho HS đọc và ghi nhớ trong SGK và nhấn mạnh những nội dung chính của văn bản.
HĐ3: Hướng dẫn luyện tập
2. Nét đẹp trong lối sống thanh cao mà giản dị của Hồ Chí Minh
- Nơi ở và làm việc đơn sơ: 
Nhà sàn nhỏ, có vài phòng
- Trang phục giản dị: áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ.
- Ăn uống đạm bạc : cá kho, rau luộc, dưa ghém
- Tư trang ít ỏi: chiếc va li con, vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm.
=> Vừa giản dị, vừa thanh cao.
III. Tổng kết
1.Nghệ thuật 
- Ngôn ngữ trang trọng (từ Hán Việt)
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
- Sử dụng hình thức so sánh, biện pháp NT đối lập tương phản.
2. Nội dung
* Ghi nhớ ( SGK)
3. Ý nghĩa văn bản
 Trong thời kì hội nhập ngày nay chúng ta cần tiếp thu văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
IV. Luyện tập
3. Củng cố bài giảng
? Lối sống giản dị của bác được thể hiện ở những phương diện nào ?
? Vì sao có thể nói lối sống của Bác vừa giản dị vừa thanh cao ? (lối sống có văn hóa đã trở thành 1 quan niệm thẩm mĩ cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên)
4.Hướng dẫn học tập ở nhà
Vì sao có thể nói lối sống của Bác vừa giản dị vừa thanh cao? (lối sống có văn hóa đã trở thành 1 quan niệm thẩm mĩ cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên)
- Tìm đọc một số mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ.
- Tìm hiểu nghĩa của một số từ Hán Việt trong đoạn trích.
- Soạn bài các phương châm hội thoại: Nắm được những hiểu biết cốt yếu về hai phương châm hội thoại: phương châm về lượng, phương châm về chất. Vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp.
Tuần 01
Tiếng Việt CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI 
Môn học/ Hoạt động giáo dục: ngữ văn; lớp 9
Thời gian thực hiện: 2 tiết – tiết 03
Lớp
9A3
Ngày dạy 
........ / ..../2023
A. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- Nắm được nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất.
2. Năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ , 
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực giao tiếp, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân
3.Phẩm chất
-Yêu quý và tự hào về ngôn ngữ dân tộc. 
- Có ý thức giao tiếp phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, mục đích để đạt hiệu quả giao tiếp.
B. CHUẨN BỊ
1. GV: Một số ví dụ và tình huống liên quan đến các phương châm hội thoại.
2. HS: Tìm các tình huống có liên quan đến các phương châm hội thoại.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Kiểm tra kiến thức cũ
Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
2. Giảng kiến thức mới
 - Hội thoại : hội là nhiều, thoại là đối thoại, trao đổi, nói chuyện ít nhất là 2 người.
- Trong giao tiếp có những quy định tuy không nói ra thành lời nhưng những người tham gia giao tiếp cần tuân thủ nếu không giao tiếp sẽ không thành. Những quy định đó thể hiện qua các phương châm hội thoại (về lượng, về chất, quan hệ, cách thức, lịch sự...)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung ghi bảng
HĐ1: Giúp HS tìm hiểu khái niệm p/châm về lượng
- Yêu ... a các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh 
+Kết hợp các biện pháp nghệ thuật và các yếu tố miêu tả để bài viết sinh động.
+Giải thích thuật ngữ, khái niệm có liên quan đến tri thức về đối tượng,giúp người nghe người đọc hiểu về đối tượng.
III. Phân biệt văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự với văn miêu tả, tự sư
1.Văn bản thuyết minh
-Trung thành với đặc điểm của đối tượng, sự vật một cách khách quan khoa học.
-Cung cấp đầy đủ tri thức về đối tượng cho người nghe, người đọc.
-Yếu tố miêu tả – tự sự là yếu tố phụ giúp cho văn bản thuyết minh thêm sinh động.
2. Văn miêu tả
- Xây dựng hình tượng về một đối tượng nào đó thông qua quan sát, liên tưởng, so sánh và xúc cảm chủ quan của người viết.
-Mang cho người đọc, người nghe một cảm nhận mới về đối tượng.
HS làm )
IV.Nội dung VB tự sự ở SGK Nvăn 9 T1
- Nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận đối thoại và độc thoại, người kể chuyện trong VB tự sự.
- Thấy rõ vai trò, tác dụng của các yếu tố trên trong VB tự sự.
- Kĩ năng kết hợp các yếu tố trên trong 1 VB tự sự
V. Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm
Vai trò, tác dụng, hình thức thể hiện trong VB tự sự
a. Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người.
- Trong VB tự sự đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp. (Mỗi lược lời là 1 gạch đầu dòng)
b. Độc thoại là lời của 1 người nào đó, với chính mình hoặc nói với 1 ai đó trong tưởng tượng
- Trong VB tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng
c. Độc thoại nội tâm không nói thành lời, không gạch đầu dòng.
VI. Người kể chuyện trong VB tự sự
- kể theo ngôi thứ nhất: mang tính chủ quan, người kể có thể bộc lộ tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của mình(VD: Cố Hương)
- Kể theo ngôi thứ ba: mang tính khách quan người kể dường như biết hết mọi hành động tình cảm của các nhân vật (VD: Lặng lẽ Sa Pa)
3.Củng cố: HS xem lại bài
4. Hướng dẫn học tập ở nhà : Đọc và trả lời các câu hỏi 7-8-9 (SGK) để giờ sau ôn tập tiếp
Tuần 16
ÔN TẬP KIỂM TRA HKI
Môn học/ Hoạt động giáo dục: ngữ văn; lớp 9
Thời gian thực hiện: 1 tiết – tiết 80
Lớp
9A3
Ngày dạy 
........ / ..../2022
A.MỤC TIÊU: GIÚP HS 
1. Kiến thức: Giúp học sinh thấy được những kiến thức tập làm văn đã học về văn tự sự, sử dụng các yếu tố miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự sự kết hợp trong bài viết.
2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng lựa chọn ngôi kể, kết hợp các yếu tố miêu tả,nghị luận, độc thoại trong bài tự sự.
3. Thái độ : Bồi dưỡng tình cảm thầy trò trong sáng, ý thức vươn lên trong học tập và tu dưỡng.
4. Phát triển phẩm chất năng lực
- Phát triển ngôn ngữ
- Khả năng viết văn 
B. CHUẨN BỊ
1. GV : bài viết của học sinh
2. HS : chuẩn bị kiến thức văn tự sự và các yếu tố đối thoại, miêu tả nội tâm, nghị luận
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Kiểm tra kiến thức cũ
2. Giảng kiến thức mới
Phương pháp
Nội dung 
GV nhắc nhở, cách tổ chức thời gian làm bài hợp lý
Đọc hiểu (khoảng 20p)
Làm văn
Viết đoạn văn (khoảng 25p)
Viết bài văn (khoảng 45p)
Ôn tập
Luyện đề
I.Câu hỏi ôn tập
Câu 1. Khi đóng vai người cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt để kể lại những kỉ niệm đẹp đẽ cháu sống bên bà thì cần kể những kỉ niệm gì ?
 Hình ảnh bếp lửa gợi lại trong lòng cháu kỷ niệm về năm lên bốn tuổi đói kém, bếp khói hun nhèm mắt. Rồi những mùa vải chín, chim tu hú kêu, những câu chuyện kể của bà. Những việc bà dạy bảo, bà chăm cháu học. Kỉ niệm về năm giặc đốt làng bà vẫn vững lòng làm chỗ dựa vững chắc cho con cho cháu.
Câu 2. Khi tưởng tượng được gặp và trò chuyện với người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Em hãy tưởng tượng nội dung cuộc trò chuyện đó.
Nội dung nói về
+ Cuộc chiến đấu chống Mỹ có nhiều gian khổ, chiến tranh ác liệt.
+ Tinh thần lạc quan dũng cảm bất chấp gian khổ của người lính khi điều khiển những chiếc xe không kính băng ra chiến trường.
+ Tình đồng chí, đồng đội gắn bó thắm thiết giữa những người lính.
+ Lòng yêu nước, căm thù giặc, ý chí giải phóng Miền Nam.
Câu 3. Nếu em là ông Hai trong chuyện Làng, em sẽ kể lại chuyện như thế nào ?
Gợi ý:
 Kể về việc phải dời làng đi tản cư. Ở nơi tản cư vẫn nhớ về làng theo dõi thông tin về làng. Sững sờ, đau đớn, chán chường, thất vọng khi nghe tin làng theo Tây. Tâm trạng tủi thân, xấu hổ, buồn đau, thất vọng và bế tắc, yêu làng nhưng cũng phải từ bỏ làng để theo kháng chiến. Niềm vui khi nghe tin làng theo Tây được cải chính.
Câu 4. Kể chuyện 20 năm sau về thăm lại trường cũ mà em đang học. Tưởng tượng những sự thay đổi đó.
II. LUYỆN ĐỀ
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới.
YÊU THƯƠNG KHÔNG MỆT MỎI
 Một người Nhật khi chuẩn bị sửa lại căn nhà của mình nên đã phá bức tường đi. Khi đó ông phát hiện có một con thằn lằn bị mắc kẹt vì bị một chiếc đinh đóng vào chân nó đã một năm trên bức tường. Con thằn lằn đã sống một thời gian dài trên bức tường mà không hề xê dịch. Ông hết sức tò mò nên ngồi một góc quan sát con thằn lằn xem nó đã làm gì để có ăn. Một lúc sau, không biết từ đâu, xuất hiện một con thằn lằn khác, miệng ngậm thức ăn, bò về phía thằn lằn mắc kẹt. 
 Thì ra có một con thằn lằn khác đã nuôi con thằn lằn bị mắc kẹt trong suốt một năm qua.
 (trích Gieo mầm tính cách)
Câu 1. Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên là gì ?
Câu 2. Cho biết nội dung của đoạn trích.
Câu 3. Từ nội dung đoạn trích trên hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu thương.
Gợi ý:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính : tự sự
Câu 2. Nội dung: đoạn trích kể việc có một con thằn lằn đã kiếm thức ăn nuôi con thằn lằn bị mắc kẹt suốt một thời gian dài.
Câu 3.
Giới thiệu: Lòng yêu thương là thứ tình cảm cao quý thiêng liêng rất cần thiết trong cuộc sống. 
Bàn luận:
-Trong cuộc sống rất cần lòng yêu thương. Lòng yêu thương giúp con người vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống, làm cho cuộc sống tốt đẹp, mối quan hệ giữa những con người trở nên gần gũi, thân thiết.
- Phê phán những kẻ sống thiếu tình yêu thương, sống tàn nhẫn độc ác. Thương yêu không chỉ là sự thấu cảm mà cần thực hiện cua việc làm cụ thể.
* Bài học nhận thức và hành động
Cần biết yêu thương, cảm thông chia sẻ giúp đỡ người khác. Thực hành lòng yêu thương trong đời sống từ những việc nhỏ (các hành động chia sẻ, giúp đỡ).
Khẳng định lại vấn đề và rút ra bài học.
ĐỀ SỐ 3.
 Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới.
“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây”, cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước cứ lại dội lên trong tâm trí ông..làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. 
Câu 1. Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào ? Tác giả là ai ?
Câu 2. Nêu nội dung đoạn trích
Câu 3. Câu “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây” được dẫn theo cách nào ? nêu dấu hiệu nhận biết.
Câu 4. Từ nội dung đoạn trích trên em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về lòng yêu nước.
Gợi ý:
Câu1. Tác phẩm : Làng
Tác giả : Kim Lân
Câu 2. Đoạn trích thể hiện tâm trạng giằng xé giữa lòng yêu làng muốn quay về làng hay từ bỏ làng để theo kháng chiến của ông Hai.
Câu 3. Câu “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây” được dẫn theo cách dẫn trực tiếp
Dấu hiệu nhận biết: lời dẫn đặt trong dấu ngoặc kép.
Câu 4.
-Giới thiệu về lòng yêu nước. (phẩm chất cao quý của con người).
-Giải thích :yêu nước là tình cảm thiêng liêng, là sựu tôn trọng, tôn thờ đất nước mình đang sinh sống.
-Biểu hiện yêu nước. Thời chiến tranh (tham gia công tác kháng chiến, có nhiều tấm gương yêu nước). Thời bình (lao động, học tập để xây dựng làm giàu, mang lại vinh quang cho đất nước, giữ gìn bản sắc văn hóa, ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn tiếng nói dân tộc,)
-Phê phán những kẻ bôi nhọ quê hương, những kẻ phản quốc.
- nhận thức và hành động. cần trau dồi tình cảm thiêng liêng cao quý. Sống và làm theo pháp luật. Ra sức học tập và lao động.
Khẳng định lại vấn đề và rút ra bài học.
3. Củng cố: Nhắc nhở các em 
4. Dặn dò: 
Tuần 17
KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023
Môn học/ Hoạt động giáo dục: ngữ văn; lớp 9
Thời gian thực hiện: 5 tiết – tiết 81,82,8,84,85
Lớp
9A3
Ngày dạy 
........ / ..../2022
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY: Sau bài học, HS có khả năng :
 1  Kiến thức:
+ Qua bài kiểm tra giúp học sinh hệ thống hoá các kiến thức về văn học, TLV, TV học kì I
+ Học sinh có ý thức yêu mến phân môn văn học.
2. Đánh giá năng lực:  viết sáng tạo, cảm thụ nhân vật văn học
3. Phẩm chất:
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng; biết đứng ra bảo vệ lẽ phải, biết nhận lỗi, sữalỗi.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với chính việc học của mình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
* Giáo viên: ôn tập học kì    
* Học sinh: Ôn tập kiến thức văn học, TV, TLV( theo giới hạn của PGD và hướng dẫn của GV)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
ĐỀ KIỂM TRA KÌ I NGỮ VĂN 9
NĂM HỌC 2022 – 2023
Tuần 18
SỬA BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I 
Môn học/ Hoạt động giáo dục: ngữ văn; lớp 9
Thời gian thực hiện: 5 tiết – tiết 86, 87, 88, 89, 90
Lớp
9A3
Ngày dạy 
........ / ..../2022
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY: Sau bài học, HS có khả năng :
 1  Kiến thức:
- Giúp học sinh xác định được những vấn đề đã làm được và chưa làm được trong bài kiểm tra học kì I để rút kinh nghiệm cho những bài kiểm tra sau. Làm bài tập trắc nhgiệm, tìm hiểu đề, lập dàn ý và tạo lập văn bản nghiêm túc và cố gắng khi làm bài kiểm tra.
- Học sinh có ý thức yêu mến phân môn văn học.
2. Đánh giá năng lực:  viết sáng tạo, cảm thụ nhân vật văn học
3. Phẩm chất:
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng; biết đứng ra bảo vệ lẽ phải, biết nhận lỗi, sữalỗi.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với chính việc học của mình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
* Giáo viên: giáo án, đề + đáp án, bài kiểm tra    
* Học sinh: Ôn tập kiến thức văn học, TV, TLV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG 1:
-Yêu cầu HS đọc lại đề và hướng dẫn đáp án.
HOẠT ĐỘNG 2:
- Gv nhận xét chung về bài làm của h/s
bài
* Ưu điểm: 
- Phần Đọc hiểu làm tương đối tốt. Kĩ năng làm bài Đọc hiểu: đạt yêu cầu 
- Phần tậpưn làm va đa số nắm được yêu cầu của đề
- Bài viết tốt: 
- h/s làm đúng yêu cầu
- Hình thức bài làm sạch, đẹp
* Nhược điểm: 
- Nắm kiến thức chưa chắc 
- Đưa dẫn chứng chưa chính xác 
- Nhiều bài viết còn lan man, chưa tập trung vào nội dung đề yêu cầu
- Kĩ năng làm còn: kể lể, liệt kê dẫn chứng, ít biết sử dụng lí lẽ, để lập luận.
- Diễn đạt yếu, vụng về, cá biệt 1 số bài còn gạch đầu dòng - Trình bày bài còn thiếu thẩm mĩ: chữ xấu, bẩn, gạch xoá lung tung 
- Nội dung bài viết sơ sài 
- Nhiều đoạn văn viết không phù hợp với nội dung 
 - Học sinh đối chiếu bài làm của mình với đáp án đã đưa
- Gv gọi điểm ghi sổ cá nhân + sổ điểm lớp.
- Chữ xấu, viết tắt, sơ sài, lủng củng
 Gv đưa ra đáp án cùng h/s chữa bài
HOẠT ĐỘNG 3:
 Sửa chữa lỗi :
 -Tên riêng không viết hoa.
 -Viết sai chính tả những từ thông thường.Dùng từ không chính xác. Câu không rõ nghĩa. Diễn đạt lủng củng
HOẠT ĐỘNG 4: Đọc bài viết hay.
-GV đọc những bài viết khá của lớp
HOẠT ĐỘNG 5:
-Trả bài và gọi điểm vào sổ
I - ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN 
II - SỬA CHỮA LỖI:
1.Tên riêng không viết hoa.
2. Chính tả: t/ c; n/ ng;
ưu/ iêu
3. Dùng từ không chính xác:i
4. Câu không rõ nghĩa:
5.Diễn đạt lủng củng:

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_8_canh_dieu_truong_thcs_cay_truong.doc