Giáo án Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 4 - Năm học 2023-2024 - Phùng Thị Hằng

Ngữ văn Bài 2

Tiết 13,14

NÓI VÀ NGHE

 TRAO ĐỔI VỀ MỘT VẤN ĐỀ MÀ EM QUAN TÂM

I. Mục tiêu

1. Năng lực

- Học sinh biết được trình tự các khâu trong hoạt động nói và nghe: trước khi nói, trình bày bài nói, sau khi nói

- Hs trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống mà mình quan tâm.

- Hs biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.

 2. Phẩm chất

- Từ việc làm bài, học sinh được rèn luyện sự kiên trì, chăm chỉ, biết lắng nghe ý kiến của mọi người trong cuộc sống.

II. Thiết bị, học liệu

III. Tiến trình dạy học

 Hoạt động 1: Mở đầu (5’)

 a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới.

 b. Tổ chức thực hiện hoạt động:

Hs HĐ chung cả lớp

Qua văn bản Bầy chim chìa vôi và Đi lấy mật gợi cho em suy nghĩ gì về thế giới tuổi thơ?

Hs chia sẻ

Gv vào bài

 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (40’)

a. Mục tiêu: Hs trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống mà mình quan tâm.

 

doc 8 trang Đức Bình 25/12/2023 1440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 4 - Năm học 2023-2024 - Phùng Thị Hằng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 4 - Năm học 2023-2024 - Phùng Thị Hằng

Giáo án Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 4 - Năm học 2023-2024 - Phùng Thị Hằng
Ngày soạn: 22/09/2023
Ngày giảng: 25/09/2023 (7A1)
	Ngữ văn Bài 2
Tiết 13,14 
NÓI VÀ NGHE
 TRAO ĐỔI VỀ MỘT VẤN ĐỀ MÀ EM QUAN TÂM 
I. Mục tiêu
1. Năng lực 
- Học sinh biết được trình tự các khâu trong hoạt động nói và nghe: trước khi nói, trình bày bài nói, sau khi nói
- Hs trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống mà mình quan tâm.
- Hs biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.
 2. Phẩm chất 
- Từ việc làm bài, học sinh được rèn luyện sự kiên trì, chăm chỉ, biết lắng nghe ý kiến của mọi người trong cuộc sống.
II. Thiết bị, học liệu
III. Tiến trình dạy học
 Hoạt động 1: Mở đầu (5’)
	a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới.
	b. Tổ chức thực hiện hoạt động: 
Hs HĐ chung cả lớp
Qua văn bản Bầy chim chìa vôi và Đi lấy mật gợi cho em suy nghĩ gì về thế giới tuổi thơ?
Hs chia sẻ
Gv vào bài
	Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (40’)
a. Mục tiêu: Hs trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống mà mình quan tâm. 
b. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
Hs HĐ chung cả lớp
Nêu mục đích của việc trao đổi một vấn đề mà em quan tâm?
Hs trả lời, chia sẻ
Hs HĐ cá nhân (2’) 
Cần chuẩn bị nội dung nói như thế nào?
Hs trả lời, chia sẻ
Hs HĐ nhóm (10’) 
Em hãy nói về vấn đề: Trẻ em với việc sử dụng điện thoại thông minh?
(Mỗi bạn trong nhóm đưa ra các ý kiến)
Gv gọi các nhóm trình bày bài nói của mình
Hs nhận xét, chia sẻ
Hết tiết 13 chuyển tiết 14
Ngày giảng: 26/09/2023 (7A1)
1. Trước khi nói
a. Chuẩn bị nội dung nói
- Xác định vấn đề mà em quan tâm.
- Ghi ngắn gọn một số ý
- Dự kiến các nôi dung người nghe có thể trao đổi
b. Luyện tập
2. Trình bày bài nói
Hoạt động 3: Trao đổi về bài nói (42’)
a. Mục tiêu: Biết nhận xét về HĐ nói của nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí.
b. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của gv và hs
Dự kiến sản phẩm
Gv định hướng hs khi trao đổi cần chú ý 
- Người nghe: Thể hiện sự chia sẻ và nêu nhận xét về phần trình bày của bạn với thái độ chân thành, tôn trọng.
+ Nội dung bài nói: Trẻ em với việc sử dụng điện thoại thông minh.
+ Cách trình bày: Ngữ điệu, cách diễn đạt như thế nào?
- Người nói: 
+ Tiếp thu các ý kiến đóng góp mà em cho là chính xác.
+ Trao đổi những điều người nghe cần biết thêm.
Hs HĐ nhóm (5’) tiến hành nhận xét về các bài nói của các bạn
Hs trao đổi, nhận xét
Gv bổ sung, nhận xét, đánh giá
3. Trao đổi về bài nói
Hoạt động 4: Củng cố và hướng dẫn học bài (3’)
	* Củng cố
Gv khái quát bài
	* Hướng dẫn học bài
	- Bài cũ: 
+ Học nội dung đã ghi
+ Luyện nói lưu loát một vấn đề mà em quan tâm.
- Bài mới: 
Trả bài: Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài
Ngày soạn: 24/9/2023
Ngày giảng: 27/09/2023 (7A1)
Ngữ văn Bài 2
Tiết 15, 16 Văn bản 1
ĐỒNG DAO MÙA XUÂN
 Nguyễn Khoa Điềm
I. Mục tiêu
1. Năng lực 
- Biết cách đọc diễn cảm bài thơ. 
- Nhận biết, hiểu được đặc điểm của thể thơ.. 
- Nhận biết các từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ trong văn bản.
- Hiểu, phân tích được các từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ trong văn bản.
2. Phẩm chất 
- Tự hào về lịch sử và truyền thống văn hoá của dân tộc, có khát vọng cống hiến vì những giá trị cộng đồng.
II. Thiết bị, học liệu
- Máy tính, Máy chiếu, Phiếu học tập
III. Tiến trình dạy học
 Hoạt động 1: Mở đầu (5’)
	a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới.
	b. Tổ chức thực hiện hoạt động: 
Giáo viên cho học sinh nghe bài hát “Màu hoa đỏ” và chia sẻ cảm xúc của em khi nghe bài hát. https://www.youtube.com/watch?v=HDsZUEaASZo.
	Hs lắng nghe và chia sẻ cảm xúc.
Gv dẫn vào bài.
	Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Nhiệm vụ 1: Đọc, tìm hiểu chung (25’)
a. Mục tiêu: Hs biết cách đọc diễn cảm bài thơ. Nhận biết, hiểu được đặc điểm thể thơ. 
b. Tổ chức thực hiện hoạt động
Hoạt động của gv và hs
Nội dung chính
Qua phần chuẩn bị bài ở nhà, theo các em chúng ta cần đọc văn bản này với giọng đọc như thế nào?
Hs trả lời
Gv hướng dẫn cách đọc: Đọc rõ ràng, diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp.
- Hs chú ý các câu hỏi gợi ý ở bên phải văn bản, thử trả lời nhanh các câu hỏi đó.
Gv đọc mẫu một vài đoạn.
+ 2-3 hs đọc văn bản.
Gv quan sát hs đọc.
+ Hs nhận xét lẫn nhau.
Gv nhận xét hs đọc.
Hs HĐ chung cả lớp
Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Khoa Điềm?
Hs trả lời, chia sẻ
Gv bổ sung Mc
Hs HĐCĐ (4’) thực hiện yêu cầu câu hỏi trên Phiếu học tập số 1
Em hãy cho biết xuất xứ, thể loại, phương thức biểu đạt, đề tài của văn bản Đồng dao mùa xuân?
Hs chia sẻ kết quả trước lớp. 
Gv nhận xét, chốt
Hs HĐ cặp đôi (4’) thực hiện yêu cầu Phiếu học tập số 2
Đặc điểm
Tác dụng
Số tiếng trong mỗi dòng
Cách gieo vần
Ngắt nhịp
Hs báo cáo, chia sẻ
Gv nhận xét
Đặc điểm
Tác dụng
Số tiếng trong mỗi dòng
4 tiếng một dòng. 
Gợi ra sự dứt khoát, sắc nét, góp phần tạc vào kí ức độc giả hình tượng người lính đã hi sinh ở độ tuổi rất trẻ. 
Cách gieo vần
Chủ yếu là vần chân: lính- bình; lửa- nữa
Ngắt nhịp
Chủ yếu nhịp 2//2 kết hợp 1/3.
- Nhịp 2/2 gợi giọng điệu đồng dao. - Nhịp 1/3 gợi sự mất mát, cảm xúc tiếc thương, bùi ngùi. 
Hs HĐ nhóm (4’) thực hiện yêu cầu phiếu học tập số 3
Nêu bố cục của văn bản bằng cách nội dung cột A với B cho phù hợp?
Hs báo cáo, chia sẻ
Gv nhận xét, chốt Mc
+ Phần 1 (Khổ 1): Giới thiệu hình ảnh và xuất thân người lính
+ Phần 2 (Khổ 2): Thông báo về việc đất nước hòa bình nhưng người lính không về nữa.
+ Phần 3 (Các khổ còn lại): Tái hiện lại những khoảnh khắc, khía cạnh trong tâm hồn người lính nơi chiến trận sa trường.
Gv mở rộng:
- Bài thơ chia thành 9 khổ. Hầu hết các khổ có 4 dòng. Tuy nhiên có 2 khổ có sự khác biệt so với các khổ còn lại
+ Khổ 1 có 3 dòng: kể lại sự kiện người lính lên đường ra chiến trường tạo nên sự lửng lơ, khiến người đọc có tâm trạng chờ đợi được đọc tiếp câu chuyện về anh
+ Khổ 2 có 2 dòng: kể về sự ra đi của người lính, diễn tả sự hi sinh bất ngờ, đột ngột giữa lúc tuổi xanh, thể hiện tâm trạng đau thương của nhà thơ
I. Đọc, tìm hiểu chung
1. Đọc
2. Tìm hiểu chung
a. Tác giả
- Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943, quê ở Thừa Thiên Huế. 
- Thơ của ông thể hiện tình yêu quê hương đất nước tha thiết với nhiều suy tư sâu sắc.
- Tác phẩm:
+ Viết năm 1994. Trích thơ Nguyễn Khoa Điềm, Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn.
+ Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
+ Thể loại: thơ bốn chữ.
- Bố cục: 3 phần.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu văn bản 
a. Mục tiêu: Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ bốn chữ và năm chữ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
b. Tổ chức thực hiện hoạt động
 Hoạt động của gv và hs
 Nội dung chính
Gv yêu cầu học sinh đọc phần 1 của văn bản: từ đầu đến “không thể nào nghe được”. 
Hs HĐ cá nhân (3’) trả lời câu hỏi số 3 sgk tr 41
Hs báo cáo, chia sẻ
Gv nhận xét, chốt
Hết tiết 15 chuyển tiết 16
Hs HĐ cặp đôi (5’)
Tìm những chi tiết khắc hoạ hình ảnh người lính?
Hs báo cáo, chia sẻ
Gv nhận xét, chốt Mc
- Ngồi lặng lẽ dưới cột mai vàng.
- Ngồi rực rỡ, màu hoa đại ngàn.
- Mắt như suối biếc.
- Vai đầy núi non.
- Ba lô con cóc.
- Tấm áo màu xanh.
- Làn da sốt rét.
- Cái cười hiền lành.
Hs HĐ cá nhân (2’)
Hình ảnh người lính hiện lên với những đặc điểm gì?
Hs chia sẻ
Gv nhận xét
Hs HĐ cá nhân 
Nêu cảm nhận của em về tình cảm mà đồng đội và nhân dân dành cho người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ?
Hs trả lời, nhận xét.
Gv nhận xét, Mc.
- Đồng đội: Luôn ghi nhớ hình ảnh, trở thành niềm thôi thúc để sống và chiến đấu (“Anh thành ngọn lửa/Bạn bè mang theo”).
 - Nhân dân: thương nhớ, tưởng nhớ (“Dải bao thương nhớ/Mùa xuân nhân gian”).
Hs HĐ chung cả lớp
Tên bài thơ “Đồng dao mùa xuân” có ý nghĩa như thế nào?
Hs trả lời, chia sẻ
Gv nhận xét
Đồng dao: là thơ ca dân gian truyền miệng cho trẻ em, thường có tính hồn nhiên.
Mùa xuân: mùa khởi đầu, tươi đẹp nhất trong năm; là tuổi trẻ. Lứa tuổi đẹp nhất trong cuộc đời mỗi người.
II. Tìm hiểu văn bản (15’)
1. Câu chuyện về cuộc đời người lính
- Có một người lính tuổi đời còn rất trẻ. Người lính ấy còn mê thả diều như vừa qua tuổi niên thiếu.
- Theo tiếng gọi của Tổ quốc, anh lên đường ra mặt trận. Trong một trận đánh, anh đã anh dũng hi sinh, vĩnh viễn nằm lại dưới cánh rừng đại ngàn. 
- Hình bóng anh vẫn còn mãi cùng với mây trời, núi non nơi đây; anh sống mãi trong lòng bè bạn, trong lòng đồng chí đồng đội và trong lòng người dân.
II. Tìm hiểu văn bản (32’)
2. Hình ảnh người lính
- Hình ảnh người lính hiện lên với đặc điểm: Trẻ, dũng cảm, kiên cường, yêu nước, giản dị, khiêm nhường.
3. Tình cảm dành cho người lính đã hi sinh
- Sự thương xót, tự hào, cảm phục, biết ơn những người lính đã hi sinh tuổi xanh, hi sinh cuộc đời cho độc lập dân tộc.
4. Ý nghĩa nhan đề
- Nhan đề có ý nghĩa gợi lên khúc hát quen thuộc về sức sống diệu kì của con người, của vạn vật trước sự biến chuyển của thời gian. 
	Nhiệm vụ 3: Tổng kết (5’)
a. Mục tiêu: Học sinh rút ra được kiến thức về nghệ thuật, nội dung của văn bản.
b. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
Hs HĐ chung cả lớp
Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?
Hs trả lời, chia sẻ
Gv nhận xét, chốt
Hs HĐ cá nhân (1’)
Nội dung chính của văn bản? 
Hs trả lời, gv nhận xét, kết luận
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật 
- Thể thơ 4 chữ, cách chia khổ đặc biệt.
- Nói giảm nói tránh, liệt kê, điệp ngữ.
2. Nội dung 
- Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diền nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho đất nước.
Hoạt động 3: Luyện tập (5’)
a. Mục tiêu: Học sinh viết được đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về người lính trong bài thơ.
b. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
Hs về nhà thực hiện
Viết đoạn văn (từ 5 - 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về người lính trong bài thơ.
IV. Viết kết nối với đọc
	Hoạt động 4: Củng cố và hướng dẫn học bài (3’)
	* Củng cố
Giáo viên đặt câu hỏi, hs trả lời trực tiếp
	Văn bản thuộc thể loại gì?Phương thức biểu đạt chính?
	Bài thơ có bao nhiêu khổ?	
	Cách ngắt nhịp?
	* Hướng dẫn học bài
	- Bài cũ: 
+ Học thuộc lòng văn bản
+ Học nội dung đã ghi
+ Hoàn thiện bài tập viết đoạn văn.
- Bài mới: Thực hành Tiếng Việt
+ Soạn bài
 Ngày tháng 9 năm 2023 
 Tổ C/M duyệt 
 Phùng Thị Hằng

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_4_nam.doc