Giáo án Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn - Năm học 2023-2024
TIẾT 21,22,23,24 VIẾT
TẬP LÀM MỘT BÀI THƠ BỐN CHỮ HOẶC NĂM CHỮ
VÀ VIẾT ĐOẠN VĂN THỂ HIỆN CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ BỐN CHỮ HOẶC NĂM CHỮ
I. Mục tiêu
1. Năng lực:
a. Năng lực đặc thù:
- HS biết làm một bài thơ bốn chữ, năm chữ theo đúng đặc trưng thể của thể thơ.
- HS rèn luyện và phát triển kỹ năng viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ.
b, Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu được nội dung của bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để tìm hiểu được nội dung của chủ đề.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
- Năng lực viết, tạo lập văn bản.
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, ham học
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. Thiết bị và học liệu
1. Học liệu
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2.Thiết bị: Máy tính, Tivi
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1:Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn - Năm học 2023-2024
Ngày soạn: 5/10/2023 BÀI 2: KHÚC NHẠC TÂM HỒN TIẾT 21,22,23,24 VIẾT TẬP LÀM MỘT BÀI THƠ BỐN CHỮ HOẶC NĂM CHỮ VÀ VIẾT ĐOẠN VĂN THỂ HIỆN CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ BỐN CHỮ HOẶC NĂM CHỮ I. Mục tiêu 1. Năng lực: a. Năng lực đặc thù: - HS biết làm một bài thơ bốn chữ, năm chữ theo đúng đặc trưng thể của thể thơ. - HS rèn luyện và phát triển kỹ năng viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ. b, Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu được nội dung của bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để tìm hiểu được nội dung của chủ đề. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp. - Năng lực viết, tạo lập văn bản. 2. Phẩm chất: - Chăm chỉ, ham học - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. II. Thiết bị và học liệu 1. Học liệu - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2.Thiết bị: Máy tính, Tivi III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1:Mở đầu a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức trò chơi khởi động bài học - HS tham gia trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm ôn tập kiến thức 1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC NÀO GIÚP EM NHẬN BIẾT ĐÓ LÀ THƠ BỐN CHỮ A: mỗi dòng có 4 tiếng B: mỗi dòng có 5 tiếng C: mỗi dòng có 4,5 tiếng D: mỗi dòng có 5,6 tiếng 2. EM HÃY KỂ TÊN MỘT SỐ CÁCH GIEO VẦN Ở THỂ THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ A: Không cần thiết phải gieo vần B: có thể gieo nhiều vần C: vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách, vần hỗn hợp D: vần cuối dòng và vần đầu dòng 3. THƠ NĂM CHỮ THƯỜNG NGẮT NHỊP NHƯ THẾ NÀO? A: 2/2; 1/4; 4/1 B: 2/3;3/2;1/4; 4/1 C: 1/3; 3/1; 2/2 D: 3/1; 3/2; 2/3 4. BÀI THƠ “ĐỒNG DAO MÙA XUÂN”- NGUYỄN KHOA ĐIỀM, ĐƯỢC SÁNG TÁC THEO THỂ THƠ GÌ? A: Năm chữ B: Bảy chữ C: Tự do D: Bốn chữ 5. TÁC GIẢ ĐÃ SỬ DỤNG CÁCH GIEO VẦN GÌ Ở TRONG KHỔ THƠ? Cháu đi đường cháu Chú lên đường ra Đến nay tháng sáu Chợt nghe tin nhà A: vần chân B: vần cách C: vần lưng D: vần hỗn hợp - Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học số 1 các em đã được tìm hiểu chung về thơ bốn chữ, năm chữ (khái niệm, đặc điểm, nhịp điệu...) Trong tiết thực hành tiếng việt hôm nay thầy trò chúng ta sẽ cùng thực hành làm thơ bốn chữ, năm chữ đồng thời sẽ rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ. TIẾT 21 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 2.1. Thực hành làm thơ bốn chữ, năm chữ a. Mục tiêu: Nhận biết sáng tác một bài thơ bốn chữ, năm chữ theo đúng yêu cầu b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức lý thuyết đã học ở bài 1 để thực hành. c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV hỏi: Theo em khi thực hành làm một bài thơ bốn chữ, năm chữ cần những yêu cầu gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức: Ghi lên bảng. I. TẬP LÀM BÀI THƠ BỐN CHỮ HOẶC NĂM CHỮ 1. Yêu cầu - Đảm bảo số tiếng trong mỗi dòng thơ - Các dòng thơ bắt vần với nhau - Nhịp thơ phù hợp với cảm xúc. - Sử dụng hệ thống hình ảnh để biểu đạt cảm xúc. - Sử dụng biện pháp tu từ để tăng tính gợi hình, gợi cảm. - Bộc lộ được cảm xúc của bản thân. - Gửi gắm thông điệp qua bài thơ. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS các bước chuẩn bị sáng tác thơ, tiến hành viết, chỉnh sửa sau khi viết - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ; - Dự kiến sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - 1 HS trả lời câu hỏi; - GV gọi 2 HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức Phiếu học tập số 1 2. Thực hành a. Trước khi viết * Xác định đề tài và cảm xúc. - Xác định đề tài là trả lời cho câu hỏi (viết về cái gì) + Chọn đề tài mà em yêu thích và phù hợp với lứa tuổi + Ví dụ: thiên nhiên, gia đình, bạn bè + Ghi lại cảm xúc: yêu mến, trân trọng, thích thú, biết ơn * Tìm hình ảnh để biểu đạt cảm xúc - Tìm hình ảnh và thể hiện cảm xúc + Viết về vẻ đẹp thiên nhiên: bông hoa, chiếc lá, giọt sương, áng mây + Viết về con người: khi về nghỉ hè (hoa phượng, trống trường) - Liên tưởng, tưởng tượng, kết nối sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ với nhau và với con người à cảm xúc tự nhiên. + Ví dụ: miêu tả hình ảnh áng mây có thể liên tưởng: hình ảnh mây bay, hành trình «du lịch» của mây - Thể hiện cảm xúc của mình về sự vật, hiện tượng đó... * Tập gieo vần - Vần liền: Ai là bạn gió Mà gió đi tìm Bay theo cánh .....(chim) Lùa trong tán lá Gió nhớ bạn ......(quá) Nên gõ cửa hoài. (Theo Ngân Hà, Bạn của gió) Lắm/quá/nhiều im/ gió/ hoa - Vần hỗn hợp: Mặt trời thổi lửa Sông biển bốc hơi Hơi bay cao vút Thành mây lưng ......(đồi) Mây hồng nhẹ trôi Mây xanh đằm thắm Dịu dàng mây .......(trắng) Thẩn thơ mây vàng Mây đen lang ......(thang) Thân hình nặng trĩu Gió lên tí xíu Đã vội khóc oà. b. Viết bài - Suy nghĩ về đề tài mà em đã chọn - Những dòng tiếp theo có thể triển khai cụ thể hơn - Sử dụng những từ ngữ biểu đạt cảm xúc; sử dụng từ láy và những biện pháp tu từ - Có thể kết thúc bài thơ theo nhiều cách khác nhau c. Chỉnh sửa Chỉnh sửa theo phiếu đánh giá sau: * Hướng dẫn học bài Về nhà các em hoàn thành nốt bài thơ của mình. Các em xem cách viết thể hiện cảm xúc về 1 bài thơ 4,5 chữ hay 1 bài thơ lục bát. .. Ngày soạn: 5/10/2023 BÀI 2: KHÚC NHẠC TÂM HỒN Tiết 22: VIẾT ĐOẠN VĂN THỂ HIỆN CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ BỐN CHỮ HOẶC NĂM CHỮ. I. MỤC TIÊU 1. Về năng lực: a. Năng lực đặc thù - HS viết được đoạn văn có cấu tạo ba phần: Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn, số lượng yêu cầu đúng quy định. - Nêu được ấn tượng cảm xúc về một bài thơ bốn chữ , năm chữ. - Biết viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ bốn chữ , năm chữ. b, Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu được nội dung của bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để tìm hiểu được nội dung của bài học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp 3. Về phẩm chất: - Tự hào, yêu quý thể thơ bốn chữ , năm chữ dân tộc. II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU 1 Học liệu - SGK, SGV. - Máy chiếu, máy tính. - Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS. - Phiếu học tập 2.Thiết bị: Máy tính, Tivi III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HĐ 1: Mở đầu GIỚI THIỆU KIỂU BÀI a, Mục tiêu: - Biết được kiểu bài viết đoạn văn cảm nhận về một bài thơ bốn chữ , năm chữ. b, Nội dung: - HS đọc một số bài thơ, ca dao được làm theo thể thơ bốn chữ , năm chữ mà mình sưu tầm được - HS trả lời câu hỏi của GV c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM B1: Chuyển giao nhiệm vụ GV hỏi: ? HS đọc các bài thơ mà mình sưu tầm em có cảm nhận gì về bài thơ đó? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Nghe / đọc thơ bốn chữ , năm chữ. - Suy nghĩ cá nhân - HS trả lời câu hỏi. B3: Báo cáo, thảo luận - GV chỉ định 1 – 2 HS trả lời câu hỏi - HS trả lời B4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét câu trả lời của HS - Kết nối với mục “ Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ” HS nêu cảm nhận của mình về bài thơ. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV hỏi khi viết một bài văn nêu cảm xúc về một bài thờ cần những yêu cầu gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ; - Dự kiến sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức -> Ghi lên bảng. II. VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC KHI ĐỌC MỘT BÀI THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ 1. Yêu cầu - Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ. - Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ. - Khái quát được cảm xúc về bài thơ. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS phân tích bài viết tham khảo, HS hoàn thành PHT - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ; - Dự kiến sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức -> Ghi lên bảng. 2. Phân tích bài viết tham khảo - Đọan văn có bố cục 3 phần (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn) - Giới thiệu tên bài thơ và tác giả: Đồng dao mùa xuân của Nguyễn khoa Điềm là bài thơ viết về người lính hi sinh nơi chiến trường Trường Sơn trong “Những năm máu lửa”. - Nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ: Tác phẩm thể hiện tình cảm tiếc thương, sự trân trọng, lòng biết ơn, với những con người đã hiến dâng tuổi thanh xuân cho đất nước. - Diễn tả cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ: + Có nhiều dòng thơ thấm thía nỗi đau mất mát: “Anh không về nữa”, - Khái quá cảm xúc về bài thơ: Bài thơ không chỉ ngợi ca sự hi sinh thầm lặng, lớn lao, cao cả của những người lính mà còn khẳng định sự tiếp nối thiêng liêng giữa các thế hệ làm nên đất nước muôn đời. * Hướng dẫn học bài Hoàn thiện lại bài viết theo bảng kiểm và phiếu chỉnh sửa. Lưu trữ lại các phiếu học tập và bảng kiểm theo trật tự vào hồ sơ học tập. Chuẩn bị phần: Thực hành viết: đoạn văn thể hiện cảm xúc về bài thơ bốn chữ hoặc 5 chữ. Ngày soạn: 5/10/2023 BÀI 2: KHÚC NHẠC TÂM HỒN Tiêt 23 : THỰC HÀNH VIẾT THEO CÁC BƯỚC I. MỤC TIÊU 1. Về năng lực: a. Năng lực đặc thù - Học sinh biết viết đoạn văn theo các bước. - Lựa chọn đề tài để viết, tìm ý, lập dàn ý. - Tập trung vào những đặc sắc nội dung, nghệ thuật bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. b, Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa và các tài liệu để lựa chọn đề tài. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, hợp tác giải quyết vấn đề để thực hành viết - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp 3. Về phẩm chất: - Tự hào, yêu quý thể thơ bốn chữ , năm chữ dân tộc. II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU 1 Học liệu - SGK, SGV. - Máy chiếu, máy tính. - Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS. - Phiếu học tập 2.Thiết bị: Máy tính, Tivi III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b) Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề. c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận, trao đổi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày câu trả lời - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, dẫn dắt vô bài mới HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS tìm ý. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân tìm ý, lập dàn ý cho bài viết - GV HD học sinh tiến hành viết bài - Sau khi viết xong tiến hành kiểm tra và chỉnh sửa. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi; - Dự kiến sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trình bày sản phẩm; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức -> Ghi lên bảng. III. THỰC HÀNH VIẾT THEO CÁC BƯỚC 1. Trước khi viết a. Lựa chọn bài thơ - Có thể chọn bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ viết về đề tài như tình cảm gia đình, tình yêu con người, thiên nhiên, quê hương, đất nước, - Điều quan trọng là bài thơ ấy để lại trong em nhiều ấn tượng, cảm xúc. - Ví dụ: văn bản «Gặp lá cơm nếp» nói về tình cảm gia đình hòa chung vào tình yêu quê hương, đất nước...Đó là tình yêu thương, tình cảm của nhân vật tôi dành cho người mẹ khi đang hành quân chiến đấu... b. Tìm ý Thực hiện những thao tác sau đây để tìm ý: - Đọc bài thơ nhiều lần đề có được cảm nhận chung về bài thơ. - Nêu cảm xúc về nét đặc sắc của bài thơ trên các phương diện: chủ đề, cảm xúc của nhà thơ, thể thơ, vần, nhịp, yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ, - Ghi lại cảm xúc của em về bài thơ c. Lập dàn ý * Mở đoạn - Giới thiệu bài thơ, tác giả - Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về nét độc đáo, có ý nghĩa nhất của bài thơ. * Thân đoạn Nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ (số tiếng trong mỗi dòng, vần, nhịp, hình ảnh, biện pháp tu từ, tình cảm, cảm xúc, thông điệp của tác giả) * Kết đoạn Khái quát lại cảm xúc, ấn tượng về bài thơ 2. Viết bài Dựa vào dàn ý, em viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Trong quá trình viết, hãy lưu ý: - Đoạn văn có đầy đủ ba phần Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn. - Các câu trong đoạn tập trung thể hiện nội dung chính của đoạn, sử dụng các từ ngữ liên kết. - Lựa chọn từ ngữ phù hợp để thể hiện cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ (thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ, ). - Trình bày đúng hình thức đoạn văn: viết lùi đầu dòng chữ đầu tiên của đoạn văn, chữ cái đầu phải được viết hoa, kết thúc đoạn văn bằng dấu chấm câu. 3. Chỉnh sửa bài viết Chỉnh sửa theo phiếu 01 Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS làm đề bài sau: Viết bài văn ghi lại cảm xúc của em sau khi học xong văn bản “Gặp lá cơm nếp” Bài viết tham khảo: Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của tác giả Thanh Thảo khắc hoạ hình ảnh người mẹ tần tảo trong kí ức của người con xa quê. Tác phẩm thể hiện nỗi nhớ thương với người mẹ già và quê hương đất nước. Với thể thơ năm chữ khá ngắn gọn, tác giả như kể lại câu chuyện của người con “xa nhà đã mấy năm”. Khi gặp lại lá cơm nếp, người con lại thèm bát xôi của mùa gặt, thấy như khói đang bay ngang tầm mắt và cảm nhận được mùi xôi lạ lùng. Cảm giác lạ lùng đó nhưng thật ra lại rất đỗi thân quen. Sau đó, trong suy nghĩ của người con hiện lên hình ảnh mẹ già bên bếp củi, người thổi cơm nếp không phải ai khác mà “phải” là mẹ. Mẹ chính là người đã đi nhặt từng chiếc lá về để đun lên nồi cơm nếp thơm lừng, con đường con đi lúc này luôn thoang thoảng mùi hương đó. Mùi hương này không phải là mùi hương bình thường của hoa thơm, trái ngọt mà được tác giả nâng lên thành “mùi vị quê hương”. Từ “Ôi” đã cho thấy sự xúc động và trân trọng của tác giả dành cho mẹ, cũng như thức quà mẹ làm. Có thể nói, tình yêu mẹ được tác giả hoà quyện vào tình yêu quê hương đất nước qua hai dòng thơ: “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương.” Bên cạnh nội dung, nghệ thuật của bài thơ cũng khá đặc sắc: vần liền, nhịp thơ 2/3, 3/2 tạo nên sự nhịp nhàng, uyển chuyển cho câu chuyện, cũng như cảm xúc mà tác gỉa muốn gửi gắm. Ngoài ra, ở hai câu thơ cuối, biện pháp nhân hoá “Cây nhỏ rừng Trường Sơn/ Hiểu lòng nên thơm mãi ”, có tác dụng tạo điểm nhấn, làm nổi bật lên cảm xúc nhớ thương của người con. Bài thơ đã thể hiện được dòng cảm xúc nhớ thương của người con xa quê thông qua sự gặp gỡ với lá cơm nếp, từ đó tác giả gửi gắm tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước sâu nặng. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: + HS rà soát, chỉnh sửa bài viết theo gợi ý chỉnh sửa trong SHS; + Làm việc nhóm, đọc bài văn và góp ý cho nhau nghe, chỉnh sửa bài nhau theo mẫu: *HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Hoàn thiện lại bài viết theo bảng kiểm và phiếu chỉnh sửa. Chuẩn bị phần: Trả bài viết: đoạn văn thể hiện cảm xúc về bài thơ bốn chữ hoặc 5 chữ. Ngày soạn: 5/10/2023 BÀI 2: KHÚC NHẠC TÂM HỒN Tiết 24: TRẢ BÀI A. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: a. Năng lực đặc thù: - HS biết làm một bài thơ bốn chữ, năm chữ theo đúng đặc trưng thể của thể thơ. - HS rèn luyện và phát triển kỹ năng viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ. b, Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để tìm hiểu được nội dung của chủ đề. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp. - Năng lực viết, tạo lập văn bản. 2. Phẩm chất: - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU - Học liệu: Ngữ liệu phiếu học tập, phiếu giao nhiệm vụ cho học sinh - Thiết bị: Máy tính, Tivi III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - Gv giới thiệu nội dung và mục tiêu của tiết trả bài HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Trả bài a. Mục tiêu: - Hs Thấy được ưu điểm và tồn tại của đoạn văn. - Chỉnh sửa đoạn văn cho mình và cho bạn. b. Nội dung: - GV trả bài, yêu cầu HS thảo luận nhóm nhận xét bài của mình và bài của bạn. - HS đọc bài viết, làm việc nhóm. c) Sản phẩm: Câu trả lời, bài viết của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Trả bài cho HS & yêu cầu HS đọc, nhận xét theo PHT B2: Thực hiện nhiệm vụ - GV giao nhiệm vụ - HS làm viện theo nhóm nhận xét bài lẫn nhau B3: Báo cáo thảo luận - GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn. - HS nhận xét bài viết. B4: Kết luận, nhận định (GV) - GV chốt lại những ưu điểm và tồn tại của bài viết. - Nhắc HS chuẩn bị nội dung bài nói dựa trên dàn ý của bài viết. Đoạn văn đã được sửa của HS * Hướng dẫn học bài ở nhà. - Xem lại cách làm một bài thơ bốn và năm chữ. - Viết và chỉnh sửa hoàn chỉnh đoạn văn . - Chuẩn bị cho tiết nói và nghe: Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sồng HỒ SƠ DẠY HỌC Phiếu học tập số 1 Phiếu học tập số 2 Phiếu học tập số 3 DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Phan Thị Muôn
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_2_khuc.docx