Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1 (Cánh diều) - Tập 2

BÀI 94

anh ach

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

- Nhận biết các vần anh, ach; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần anh, ach (với các mô hình: “âm đầu + âm chính + âm cuối + thanh ngang”, “âm đầu + âm chính + âm cuối + thanh khác thanh ngang”).

- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần anh, vần ach (BT Mở rộng vốn từ).

- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Tủ sách của Thanh.

- Viết đúng các vần anh, ach và các tiếng (quả) chanh, (cuốn) sách (trên bảng con).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy chiếu, máy tính.

- Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai (nếu có).

- 4 thẻ chữ viết nội dung BT đọc hiểu.

 

doc 219 trang canhdieu 16/08/2022 7620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1 (Cánh diều) - Tập 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1 (Cánh diều) - Tập 2

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1 (Cánh diều) - Tập 2
TIẾNG VIỆT TẬP 2
Sách Cánh Diều
BÀI 94
anh ach
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết các vần anh, ach; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần anh, ach (với các mô hình: “âm đầu + âm chính + âm cuối + thanh ngang”, “âm đầu + âm chính + âm cuối + thanh khác thanh ngang”).
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần anh, vần ach (BT Mở rộng vốn từ). 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Tủ sách của Thanh.
- Viết đúng các vần anh, ach và các tiếng (quả) chanh, (cuốn) sách (trên bảng con).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy chiếu, máy tính. 
- Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai (nếu có). 
- 4 thẻ chữ viết nội dung BT đọc hiểu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu sách Tiếng Việt 1, tập hai và bài học mở đầu: vần anh, vần ach. (Đây là bài đầu tiên dạy vần có âm cuối là nh, ch; GV cần dạy kĩ để HS nắm chắc mô hình, tạo điều kiện học các bài sau nhanh hơn).
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 
2.1. Dạy vần anh 
a) Chia sẻ
- GV giới thiệu vần anh: viết hoặc đưa lên bảng lần lượt chữ a, chữ nh (đã học). HS đọc: a - nhờ - anh (cá nhân, cả lớp).
- Đánh vần (2 HS làm mẫu, cả lớp nhắc lại): a - nhờ - anh.
- Phân tích (1 HS làm mẫu, một số HS nhắc lại): Vần anh có âm a và âm nh. Âm a đứng trước, âm nh đứng sau.
b) Khám phá
- GV chỉ hình quả chanh (hoặc quả chanh thật), hỏi: Đây là quả gì? (Quả chanh). Trong từ quả chanh, tiếng nào có vần anh? (Tiếng chanh).
- Phân tích (2 HS làm mẫu, cả lớp nhắc lại): Tiếng chanh có âm ch đứng trước, vần anh đứng sau. .
- Đánh vần, đọc trơn: 
+ GV giới thiệu mô hình vần anh. HS (cá nhân, cả lớp): a - nhờ - anh / anh.
+ GV giới thiệu mô hình tiếng chanh. HS (cá nhân, tổ, cả lớp): chờ - anh - chanh / chanh.
2.2. Dạy vần ach (như vần anh)
Chú ý: Vần ach giống vần anh đều bắt đầu bằng âm a. Khác vần anh, vần ach có âm cuối là ch, vần anh có âm cuối là nh.
Đánh vần, đọc trơn: a - chờ - ach / sờ - ach - sach - sắc - sách / cuốn sách.
* Củng cố: Các em vừa học 2 vần mới là vần gì? (Vần anh, vần ach). Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì? (Tiếng chanh, tiếng sách). Cả lớp đọc trơn các vần mới, từ mới: anh, quả chanh; ach, cuốn sách.
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần anh? Tiếng nào có vần ach?). 
- (Xác định YC) GV nêu YC của BT.
- (Đọc tên sự vật) GV chỉ từng từ ngữ dưới hình cho 1 HS đọc (hoặc đánh vần - nếu cần), cả lớp đọc: viên gạch, tách trà,....
- (Tìm tiếng có vần ...) HS tìm tiếng có vần anh, vần ach, làm bài trong VBT.
- (Báo cáo kết quả) HS 1: Những tiếng có vần anh (bánh, tranh). HS 2: Những tiếng có vần ach (gạch, tách, khách).
- GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng gạch có vần ach,... Tiếng bánh có vần anh,... 
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) (cỡ nhỡ) 
a) Cả lớp đọc các vần, từ anh, ach, quả chanh, cuốn sách GV viết mẫu trên bảng lớp.
b) Viết vần: anh, ach (cỡ nhỡ) 
- 1 HS đọc vần anh, nói cách viết: chữ viết trước, viết sau; độ cao các con chữ.
- GV vừa viết vần anh vừa hướng dẫn: chữ a viết trước, nh viết sau; chú ý nét nối giữa a và nh./ Làm tương tự với vần ach.
- Cả lớp viết bảng con: anh, ach (2 lần). GV khuyến khích HS viết 2 lần mỗi vần để HS được luyện tập nhiều, không có thời gian nhàn rỗi để làm việc riêng.
- HS giơ bảng. GV nhận xét. c) Viết tiếng: (quả) chanh, (cuốn) sách. 
- 1 HS đọc tiếng chanh, nói cách viết.
- GV vừa viết mẫu tiếng chanh vừa hướng dẫn quy trình viết, cách nối nét từ ch sang anh. / Làm tương tự với tiếng sách. Dấu sắc đặt trên a.
- Cả lớp viết: (quả) chanh, (cuốn) sách. /HS giơ bảng. GV nhận xét.
* Thời gian Tập viết khoảng 15 phút. Tránh lấn thời gian viết vào tiết 2, để dành trọn 1 tiết cho Tập đọc.
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3).
a) GV đưa lên bảng hình minh hoạ bài Tủ sách của Thanh: Bài đọc nói về bạn Thanh còn nhỏ nhưng đã có một tủ sách. Nhờ có sách, Thanh học đọc rất nhanh.
b) GV đọc mẫu: nhấn giọng các từ ngữ hiền lành, cục tác, ủn ỉn, tủ sách, rất nhanh để gây ấn tượng, giúp HS chú ý và đọc đúng các từ ngữ đó.
c) Luyện đọc từ ngữ: GV chỉ từng từ ngữ (được tô màu hoặc gạch chân trên bảng lớp hoặc màn hình) cho 2 HS cùng đánh vần (nếu cần), cả lớp đọc trơn: tủ sách, cuốn sách, tranh ảnh, hiền lành, cục tác, ủn ỉn, rất nhanh. (HS nào đọc ngắc ngứ thì có thể đánh vần).
d) Luyện đọc câu
- GV: Bài đọc có mấy câu? (GV chỉ từng câu, HS đếm: 6 câu, không kể tên bài). GV đánh số TT từng câu.
- (Đọc vỡ từng câu) GV chỉ câu 1, mời 1 HS đọc, cả lớp đọc lại câu 1. Làm tương tự với các câu khác.
- (Đọc tiếp nối từng câu) HS (cá nhân, từng cặp) đọc tiếp nối từng câu. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS. Nhắc lượt sau cố gắng đọc tốt hơn lượt trước.
- GV chỉ một vài câu đảo lộn thứ tự, kiểm tra một vài HS đọc. 
e) Thi đọc từng đoạn, cả bài 
- (Làm việc nhóm đôi) Từng cặp HS (nhìn SGK) cùng luyện đọc trước khi thi. 
- Các cặp / tổ thi đọc tiếp nối 3 đoạn (mỗi đoạn 2 câu).
- Các cặp / tổ thi đọc cả bài (mỗi cặp, tổ đều đọc cả bài) (1) GV nhắc HS theo dõi các bạn đọc, để nhận xét ưu điểm, phát hiện lỗi đọc sai.
- 1 HS đọc cả bài. 
- Cả lớp đọc đồng thanh (đọc nhỏ để không ảnh hưởng đến lớp bạn). 
g) Tìm hiểu bài đọc 
- GV nêu YC; chỉ từng vế câu cho cả lớp đọc.
- HS làm bài trong VBT./1 HS báo cáo kết quả. GV giúp HS ghép các thẻ từ trên bảng lớp.
- Cả lớp nói lại kết quả (không đọc các chữ cái và số thứ tự): a) Những cuốn sách đó - 2) có tranh ảnh đẹp. b) Nhờ có sách, - 1) Thanh học đọc rất nhanh. 
4. Củng cố, dặn dò
- HS tìm tiếng ngoài bài có vần anh (Ví dụ: đánh, lạnh, nhanh,...); vần ach (VD: cách, mách, vạch,...) hoặc nói câu có vần anh, vần ach.
- GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà đọc bài Tập đọc cho người thân nghe; cùng người thân tìm tiếng có vần anh, vần ach; xem trước bài 95 (ênh, êch).
BÀI 95
ênh êch
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết các vần ênh, êch; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ênh, êch. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ênh, vần êch. 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Ước mơ của tảng đá (1).
- Viết đúng các vần ênh, êch, các tiếng (dòng) kênh, (con) ếch (trên bảng con).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy chiếu / bảng phụ viết bài Tập đọc. 
- Các thẻ chữ để HS làm BT đọc hiểu: Ý nào đúng? 
- Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 1 HS đọc bài Tập đọc Tủ sách của Thanh (bài 94) hoặc cả lớp viết bảng con: quả chanh, cuốn sách.
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: vần ênh, vần êch.
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 
2.1. Dạy vần ênh 
a) Chia sẻ
- GV viết hoặc đưa lên bảng chữ ê, chữ nh (đã học). /HS đánh vần: ê - nhờ – ênh (cả lớp, cá nhân).
- Phân tích (1 HS làm mẫu, vài HS nhắc lại): Vần ênh có âm ê và âm nh. Âm ê đứng trước, âm nh (nhờ) đứng sau.
b) Khám phá 
- HS nói tên sự vật: dòng kênh. Trong từ dòng kênh, tiếng kênh có vần ênh. 
- Phân tích: Tiếng kênh có âm k đứng trước, vần ênh đứng sau. 
- Đánh vần: ca - ênh - kênh / kênh.
- GV chỉ mô hình vần ênh, tiếng kênh, từ khoá, cả lớp đánh vần, đọc trơn: ê - nhờ - ênh / ca - ênh - kênh / dòng kênh.
2.2. Dạy vần êch (như vần ênh).
Chú ý: Vần êch giống vần ênh đều bắt đầu bằng âm ê. Khác vần ênh, vần êch có âm cuối là ch.
- Đánh vần, đọc trơn: ê - chờ - êch - sắc - ếch / con ếch
* Củng cố: Các em vừa học 2 vần mới là vần gì? (Vần ênh, vần êch). Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì? (dòng kênh, con ếch). Cả lớp đọc trơn các vần mới, từ khoá: ênh, dòng kênh; êch, con ếch.
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần ênh? Tiếng nào có vần êch?) 
- GV nêu YC: chỉ từng từ ngữ, HS đánh vần, đọc trơn: mắt xếch, chênh lệch,...
- HS tìm tiếng có vần ênh, vần êch; làm bài trong VBT, 1 HS báo cáo: HS 1 nói tiếng có vần ênh (chênh, bệnh, bệnh). HS 2 nói tiếng có vần êch (xếch, lệch).
- GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng xếch có vần êch. Tiếng chênh có vần ênh,...
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) 
a) Cả lớp đọc các vần, tiếng vừa học trên bảng lớp. 
b) Viết vần: ênh, êch 
- 1 HS đọc vần ênh, nói cách viết: chữ viết trước, viết sau; độ cao con chữ.
- GV vừa viết mẫu vần ênh vừa hướng dẫn: chữ ê viết trước, chữ nh viết sau; lưu ý cách viết nét mũ trên ê, nét nối giữa ê và nh/ Làm tương tự với vần êch (khác vần ênh ở âm cuối ch).
- HS viết bảng con: ênh, êch (2 lần). / HS giơ bảng, GV nhận xét. c) Viết tiếng: (dòng) kênh, (con) ếch 
- 1 HS đọc tiếng kênh, nói cách viết.
- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn: viết k trước, vần ênh sau. Thực hiện tương tự với tiếng ếch. Chú ý: dấu sắc đặt trên ê. 
- HS viết: (dòng) kênh, (con) ếch (2 lần). Khuyến khích HS viết mỗi vần, mỗi tiếng 2 lần để HS được luyện tập nhiều, không có thời gian rỗi nghịch ngợm.
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3).
a) GV chỉ hình minh hoạ bài Ước mơ của tảng đá (1), giới thiệu: Đây là một tảng đá đứng chênh vênh trên dốc đá cao, nằm sát bờ biển. Các em hãy lắng nghe để biết: Tảng đá nghĩ gì, ước mong điều gì?
b) GV đọc mẫu, nhấn giọng các từ gợi tả, gợi cảm: xù xì, bạc phếch, chênh vênh, mênh mông. Giải nghĩa từ: chênh vênh (không có chỗ dựa chắc chắn, gây cảm giác trơ trọi, thiếu vững chãi).
c) Luyện đọc từ ngữ: HS đọc yếu có thể đánh vần, cả lớp đọc trơn: ước mơ, tảng đá, ven biển, bạc phếch, chênh vênh, quanh năm, mênh mông, lướt gió.
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài có mấy câu? (HS đếm: 7 câu). GV đánh số thứ tự câu. 
- (Đọc vỡ từng câu) GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ (1 HS, cả lớp). 
- (Đọc tiếp nối từng câu) HS (cá nhân, từng cặp) tự đứng lên đọc tiếp nối. 
e) Thi đọc đoạn, bài 
- Làm việc nhóm đối) Từng cặp HS nhìn SGK cùng luyện đọc trước khi thi. 
- Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (4 / 3 câu) theo cặp, tổ. Có thể 2 tổ cùng đọc 1 đoạn. – Thi đọc cả bài (theo cặp, tổ) (mỗi cặp, mỗi tổ đều đọc cả bài). 
- 1 HS đọc cả bài. 
- Cả lớp đọc đồng thanh.
g) Tìm hiểu bài đọc 
- GV chỉ từng ý a, b cho cả lớp đọc. 
- HS làm bài trong VBT hoặc viết ý mình chọn (a hay b) vào thẻ. 
- HS giơ thẻ, báo cáo kết quả. GV chốt lại ý đúng: Ý b. -Cả lớp đọc: Ý b: Tảng đá thèm được như những cánh buồm. 
4. Củng cố, dặn dò
- HS tìm tiếng ngoài bài có vần ênh (VD: lênh khênh, vênh...); có vần êch (VD: hếch, kếch xù, ngốc nghếch,...) hoặc nói câu có vần ênh / vần êch. Nếu hết giờ, HS sẽ làm BT này ở nhà.
- GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà đọc bài Tập đọc cho người thân nghe; xem trước bài 96 (inh, ich).
TẬP VIẾT
(1 tiết - sau bài 94, 95)
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng các vần anh, ach, ênh, êch; các từ ngữ quả chanh, cuốn sách, dòng kênh, con ếch bằng kiểu chữ viết thường, cỡ vừa và cỡ nhỏ (làm quen).
- Chữ viết rõ ràng, đều nét, đặt dấu thanh đúng vị trí. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy chiếu/ bảng phụ viết mẫu chữ (vần, từ ngữ) trên dòng kẻ ô li. 
- Vở Luyện viết 1, tập hai. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài 
- Tập viết các vần và từ ngữ có vần vừa học ở bài 94, 95, viết chữ cỡ vừa. 
- Bắt đầu luyện viết chữ cỡ nhỏ.
2. Luyện tập 
2.1. Viết chữ cỡ nhỡ 
- GV viết bảng hoặc treo bảng phụ đã viết các vần, từ ngữ (cỡ nhỡ, cỡ nhỏ).
- HS đọc các vần và từ ngữ (cỡ nhỡ): anh, quả chanh; ach, cuốn sách; ênh, dòng kênh; êch, con ếch.
- HS nói cách viết các vần: anh, ach, ênh, êch.
- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn HS viết các vần, tiếng, tập trung vào các từ chứa vần mới, Nhắc HS chú ý cách nối nét, vị trí đặt dấu thanh.
- HS mở vở Luyện viết 1, tập hai, nhìn chữ mẫu, tập viết.
* Có thể chia 2 chặng: mỗi chặng GV hướng dẫn HS viết 1 c ... dặn dò 
- GV nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết Tự đọc sách bảo,
TẬP VIẾT
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Biết tô chữ viết hoa Y theo cỡ chữ vừa và nhỏ.
- Viết đúng các từ ngữ, câu ứng dụng (bẽn lẽn, cẩn thận; Yêu trẻ, trẻ đến nhà) bằng kiểu chữ viết thường, cỡ nhỏ, đúng kiểu, đều nét; đặt dấu thanh đúng vị trí dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
I. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu hoặc bảng phụ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ 
- 1 HS cầm que chỉ, tô quy trình viết chữ viết hoa V, X. 
- GV kiểm tra HS viết bài ở nhà. 
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài 
- GV viết lên bảng chữ in hoa Y. HS nhận biết đó là mẫu chữ in hoa Y.
- GV: Bài 35 đã giới thiệu cả mẫu chữ Y in hoa và viết hoa. Hôm nay, các em sẽ học tô chữ viết hoa Y; luyện viết các từ, câu ứng dụng cỡ nhỏ.
2. Khám phá và luyện tập
2.1. Tổ chữ viết hoa Y
- GV hướng dẫn HS quan sát cấu tạo nét chữ và cách tổ chữ viết hoa Y: Chữ Y viết hoa gồm 2 nét: Nét 1 là nét móc hai đầu, tô giống như chữ U viết hoa. Nét 2 là nét khuyết ngược, tô từ ĐK 6 (trên) xuống, đến ĐK 4 (dưới) thì vòng lên, dừng bút ở ĐK 2 (trên).
- HS tổ chữ viết hoa Y cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1, tập hai.
2.2. Viết từ ngữ, câu ứng dụng (cỡ nhỏ) 
- HS đọc: bẽn lẽn, cẩn thận; Yêu trẻ, trẻ đến nhà.
- GV hướng dẫn HS nhận xét độ cao của các chữ cái, khoảng cách giữa các chữ (tiếng), cách nối nét giữa các chữ (giữa chữ Y viết hoa và ê), vị trí đặt dâu thanh.
- HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hại; hoàn thành phần Luyện tập thêm. 
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết Tự đọc sách bảo.
TỰ ĐỌC SÁCH BÁO
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn quyển sách, truyện, tập thơ hay tờ báo mình mang tới lớp.
- Đọc hoặc kể lại cho các bạn nghe những gì vừa đọc. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Một số đầu sách hay, phù hợp với lứa tuổi do GV hoặc HS mang đến lớp. 
- Giá sách của lớp. 
- Sách Truyện đọc lớp 1. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học.
2. Luyện tập
2.1. Tìm hiểu yêu cầu của bài học 
4 HS tiếp nối nhau đọc 4 bước trong tiến trình của bài học:
- HS 1 đọc YC 1. GV yêu cầu mỗi HS đặt trước mặt quyển sách, quyển truyện hoặc tờ báo, bài thơ các em mang đến lớp..
- HS 2 đọc YC 2, đọc cả lời giới thiệu của hai bạn trong SGK.
- HS 3 đọc YC 3. GV giới thiệu bài thơ Mèo con đi học và 2 câu đố (M): Đây là một bài thơ rất vui và 2 câu đố rất thú vị. Nếu không có sách mang đến lớp, các em có thể đọc bài này. (Nếu tất cả HS đều có sách mang đến lớp: Bài thơ Mèo con đi học và 2 câu đố đều rất hay. Vì vậy, cô (thầy) phân công 3 bạn đọc rồi đọc lại cho cả lớp nghe. Khi về nhà, các em nên đọc bài thơ và 2 câu đố này).
- HS 4 đọc YC 4.
2.2. Giới thiệu tên sách 
- GV hỏi các nhóm đã trao đổi sách báo, hỗ trợ nhau đọc sách như thế nào.
- Mời một vài HS giới thiệu trước lớp tên quyển sách, tờ báo, quyển truyện, bài thơ mình mang tới lớp; khuyến khích cách giới thiệu vui. VD: Đây là truyện cổ tích Cô bé Lọ Lem mà mẹ tặng minh nhân ngày sinh nhật. Truyện rất hay. Mình sẵn sàng cho mượn nếu bạn nào muốn mượn truyện này. / Đây là tập thơ Góc sân và khoảng trời của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Đảm bảo bạn nào đọc cũng phải mê. / Đây là tờ báo Mực tím viết về tuổi học trò. Tờ báo có nhiều tin thú vị. Các bạn nên xem. Tôi sẵn sàng cho mượn.
* Thời gian dành cho các hoạt động trên khoảng 10 phút. 
2.3. Tự đọc sách
- GV đảm bảo sự yên tĩnh cho HS đọc sách. Nhắc HS đọc kĩ một đoạn truyền, mẩu tin, bài thơ mình yêu thích để đọc trước lớp.
- GV đi tới từng bàn giúp HS chọn đoạn đọc. 
2.4. Đọc (hoặc kể) cho các bạn nghe những điều thú vị em đã đọc
- GV mời HS lần lượt đọc / hoặc kể trước lớp (với những HS có nhu cầu kể) những gì vừa đọc. (Ưu tiên những HS đã đăng kí đọc). Nhắc HS đọc to, rõ.
- Cả lớp bình chọn HS đọc hay, biểu cảm, cung cấp những thông tin, mẩu truyện, bài thơ thú vị.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhắc HS cần chăm đọc sách báo để học hỏi được nhiều điều bổ ích.
ÔN TẬP CUỐI NĂM
Luyện tập
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Đọc đúng và hiểu bài Buổi học cuối năm - buổi học đầy ý nghĩa, nói về tình cảm thầy trò lưu luyến khi xa nhau.
- Làm đúng BT điền vần ui hay uy; điền chữ ng hay ngh vào chỗ trống. 
- Nghe viết khổ thơ Cả nhà đi học (34 chữ), không mắc quá 2 lỗi. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ viết khổ thơ cần nghe viết. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học. \
2. Luyện tập 
2.1. Làm bài tập 
2.1.1. Tập đọc (BT 1)
a) GV giới thiệu tranh minh họa bài Buổi học cuối năm: Thầy giáo vẻ học trò tạm biệt nhau, tình cảm đầy lưu luyến, có bạn oà khóc.
b) GV đọc mẫu. Đoạn đầu: giọng vui thể hiện không khí chuẩn bị náo nức. Đoạn sau (thầy trò chia tay): giong chậm, nhẹ nhàng, tình cảm. Giải nghĩa từ tíu tít (từ gợi tả vẻ bận rộn, tất bật của nhiều người); hí húi (từ gợi tả dáng và Công làm việc gì đó một cách tỉ mỉ)..
c) Luyện đọc từ ngữ: tíu tít, cuối năm, ngộ nghĩnh, hí húi, chiếc túi, tạm biệt, đỏ hoe, oà lên nức nở, không thấy thiếu.
d) Luyện đọc câu
GV: Bài có 11 câu. HS đọc tiếp nối từng câu (cá nhân / từng cặp). GV nhắc HS nghỉ hơi ở các câu dài (để đọc không bị hụt hơi):
Thầy giáo treo lên tường / những bức ảnh ngộ nghĩnh / thầy chụp chúng tôi.
Chúng tôi hứa viết thư cho thầy / để thấy không thấy thiếu chúng tôi / trong mấy tháng hè. 
e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn); thi đọc cả bài.
TIẾT 2
g) Tìm hiểu bài đọc 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 câu hỏi trong SGK và các phương án trả lời. 
- Từng cặp HS trao đổi, trả lời câu hỏi. 
- GV hỏi - HS trong lớp trả lời:
+ GV (câu hỏi 1): Các bạn nhỏ chuẩn bị những gì cho buổi học cuối năm? HS: Các bạn làm quà tặng cha mẹ. Đó là những chiếc túi bí mật, đặt ở đó những gì tốt nhất các bạn đã làm trong năm. Thầy giáo sẽ đặt thêm vào đó bản nhận xét của thầy.
+ GV (câu hỏi 2): Vì sao khi tạm biệt thầy giáo, mắt bạn nào cũng đỏ hoe? Đáp án: Ý a (Vì các bạn buồn khi phải xa thầy).
GV hỏi lại: Vì sao khi tạm biệt thầy giáo, mắt bạn nào cũng đỏ hoe? / Cả lớp: Vì các bạn buồn khi phải xa thầy.
- (Lặp lại) 1 HS hỏi – cả lớp đáp.
- GV: Bài đọc nói về điều gì? (HS phát biểu). GV: Bài đọc nói về buổi học kết thúc năm học đầy ý nghĩa, về tình cảm thầy trò lưu luyến khi xa nhau,
2.1.2. Chọn chữ: ng hay ngh? (BT 2) 
- 1 HS đọc YC. 
- GV viết lên bảng: ...ắm, ngộ ...ĩnh, ...ày, tràn ập. 
- HS làm bài vào vở Luyện viết 1, tập hai. 
- (Chữa bài) 1 HS lên bảng, điền ng hay ngh vào chỗ trống, báo cáo kết quả.
- Cả lớp đọc lại các câu văn đã điền vần hoàn chỉnh: Chúng tôi thích thú ngắm... Trong ảnh, nhìn ai cũng vui và ngộ nghĩnh. Hôm ấy là ngày tràn ngập niềm vui.
- Cả lớp sửa bài theo đáp án (nếu sai). 
2.1.3. Chọn vần: ui hay uy? (BT 3) 
- Làm như BT 2. 
- GV viết bảng: hí h..., chiếc t..., t... bận rộn, rất v... 
- HS làm bài vào vở Luyện viết 1, tập hai. 
- (Chữa bài) 1 HS làm bài trên bảng. Đáp án: hí húi, chiếc túi, tuy, rất vui.
- Cả lớp đọc lại 2 câu đã hoàn chỉnh: Chúng tôi hi húi làm những chiếc túi bí mật ... Tuy bận rộn nhưng chúng tôi rất vui.
- HS cả lớp sửa bài theo đáp án (nếu sai). 
2.1.4. Nghe viết (BT4) 
- HS (cá nhân, cả lớp) nhìn bảng, đọc khổ thơ Cả nhà đi học.
- GV nhắc HS chú ý những từ các em dễ viết sai, chỉ chậm từng từ ngữ cho cả lớp đọc. VD: đến lớp, mỗi ngày, thưa thầy, tình cờ, vui thay.
- HS gấp SGK, nghe GV đọc lần lượt từng dòng thơ cho HS viết. (Có thể đọc 2 tiếng một với dòng 6: Đưa con – đến lớp – mỗi ngày... Đọc 4 tiếng một với dòng 8: Như con, mẹ cũng – “thưa thầy”, “chào cô”). Đọc mỗi dòng, mỗi cụm từ 2 hoặc 3 lần.
- HS viết xong, nghe GV đọc, cầm bút chì để sửa lỗi. 
- GV có thể chiếu bài của 1 số HS lên bảng lớp để chữa. Nêu nhận xét chung. (Mang bài của một số HS về nhà để sửa chữa, nhận xét). 
3. Củng cố, dặn dò
- GV dặn HS về nhà đọc bài Xóm chuồn chuồn, truyện Hoàng tử ếch để chuẩn bị cho bài kiểm tra Đọc thành tiếng.
Đánh giá
ĐỌC THÀNH TIẾNG
(6 tiết)
1. Yêu cầu
- Mỗi HS trong lớp đọc một đoạn văn, thơ khoảng 40 – 50 tiếng chứa vần đã học. Ngữ liệu để đánh giá là các văn bản Vẽ ngựa, Em yêu mùa hè, Xóm chuồn chuồn, Hoàng tử ếch mà SGK đã giới thiệu, cũng có thể là một bài ngắn, một đoạn bất kì trong các bài đọc của SGK đã học trước đó, trong Truyện đọc Lớp 1; hoặc 1 đoạn văn bản ngoài SGK (GV không sợ lạc vần vì đến lúc này, HS đã học xong các vấn tiếng Việt).
2. Cách thực hiện 
- GV làm các thăm ghi tên bài đọc, số của đoạn cần đọc. 
- HS lên bảng bốc thăm đoạn đọc.
- HS đọc trước lớp đoạn văn (không nhất thiết phải đọc hết đoạn). GV có thể yêu cầu HS phân tích 1 tiếng bất kì để tăng điểm cho HS.
- GV nhận xét. Chỉ đánh giá đạt và khá, giỏi. Những HS đọc chưa đạt sẽ ôn luyện tiếp để đánh giá lại.
ĐỌC HIỂU, VIẾT
(Bài luyện tập)
(Chuẩn bị cho bài kiểm tra chính thức)
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- HS đọc đúng, hiểu và làm đúng các BT nối ghép, đọc hiểu.
- Nhớ quy tắc chính tả c/k, g/ gh; làm đúng BT Điền vào chỗ trống: c hoặc k, g hay gh?
- Chép đúng câu văn. 
- Tập chép 6 dòng đầu bài thơ Gửi lời chào lớp Một, mắc không quá 1 lỗi. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai. 
- Vở Luyện viết 1, tập hai.
HS làm bài Đọc trong VBT, làm bài viết trong vở Luyện viết 1, tập hai. (GV cũng có thể làm phiếu phô tô bài đánh giá kĩ năng đọc hiểu, viết của HS theo đề bài trong SGK phát đủ cho từng HS. Với bài Tập chép, cần có bài viết mẫu, các dòng chấm chấm hoặc dòng kẻ ô li, giúp HS viết thẳng hàng. Các chữ đầu câu và chữ Một được viết hoa sẵn để HS tô). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 2
1. Giới thiệu bài kiểm tra: Hôm nay, các em sẽ làm thử một đề kiểm tra Đọc hiểu, viết trước khi làm bài kiểm tra chính thức.
2. Tìm hiểu đề 
Phần A - Đọc
- 1 HS đọc YC của BT1 (Nối đúng). GV hướng dẫn cách làm bài: HS đọc thầm từng từ ngữ, nối từng từ ngữ ở bên A với từ ngữ tương ứng ở bên B.
- GV nêu YC của BT 2 (SGK: Đọc thầm bài thơ Gửi lời chào lớp Một, trả lời câu hỏi a và b./ GV dành thời gian khoảng 10 phút hướng dẫn HS đọc bài thơ Gửi lời chào lớp Một trước khi làm bài tập.
Phần B - Viết
- BT 1 (Điền chữ c hay k, g hay gh?): HS đọc YC. GV nhắc HS ghi nhớ quy tắc chính tả để điền đúng chữ c hay k, g hay gh vào chỗ trống.
- BT 2 (Tập chép: 6 dòng thơ đầu của bài Gửi lời chào lớp Một): Cả lớp đọc lại 6 dòng thơ; chú ý những từ các em dễ viết sai. GV nhắc HS cần viết đúng khổ thơ, cỡ chữ nhỏ.
- BT 3 (Viết lời chào tạm biệt và cảm ơn cô giáo (thầy giáo) lớp Một của em: GV hướng dẫn HS có thể viết 2 câu (1 câu chào, 1 câu cảm ơn). Cũng có thể viết 3 câu.
TIẾT 2
3. Làm bài 
3.1. HS lần lượt làm các BT 
- Đọc: BT 1 (Đọc - Nối từ ngữ với hình) / BT 2 (Đọc thầm và làm bài tập). 
- Viết: BT 1, BT 2, BT 3. HS tự sửa bài; đổi bài để chữa lỗi cho nhau. 
4. Chấm, chữa bài
5. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết kiểm tra thử. Khích lệ HS cần làm tốt, đạt kết quả tốt trong 2 tiết kiểm tra chính thức.
ĐỌC HIỂU, VIẾT
(Bài kiểm tra)
(2 tiết)
- GV tham khảo cách ra đề trong Bài luyện tập đọc hiểu, viết (SGK) để ra đề kiểm tra cho HS.
- GV phô tô đề bài, phát đề cho từng HS. Chú ý: Cần có dòng kẻ ô li dưới đoạn văn, khổ thơ cần tập chép, giúp HS chép câu thẳng hàng.
- GV chỉ giải thích đề, hướng dẫn khi có HS thắc mắc vì chưa hiểu đề. 
- HS làm bài kiểm tra. 
- Cuối giờ, GV thu bài, chấm bài.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_1_canh_dieu_tap_2.doc