Giáo án môn Mĩ thuật 8 (Cánh diều) - Học kì 1 - Năm học 2022-2023
CHỦ ĐỀ: DI SẢN MỸ THUẬT
BÀI 1 - TIẾT 1+2: TRANG TRÍ THEO NGUYÊN LÍ CHUYỂN ĐỘNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết nguyên lí chuyển động trong trang trí trên các di sản mỹ thuật.
- Trình bầy được nguyên lí chuyển động trên sản phẩm, bài vẽ trang trí.
- Vận dụng được họa tiết theo nguyên lí chuyển động vào đời sống.
- Có ý thức trân trọng, phát huy di sản mỹ thuật.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động sưu tầm, chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; chủ động thực hiện nhiệm vụ của bản thân, của nhóm.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Cùng bạn thực hành, thảo luận và trưng bày, nhận xét sản phẩm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có những góc nhìn đa chiều về họa tiết trang trí.
- Năng lực ngôn ngữ: Khả năng trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét, sản phẩm rõ ràng.
* Năng lực mỹ thuật
- Tạo được hoa văn trang trí có tính chuyển động
- Chia sẻ được cảm nhận mảng màu họa tiết, cách sặp xếp trên bài vẽ thể hiện chuyển động.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm, tác phẩm NT
3. Phẩm chất:
- Hiểu và trân trọng những sản phẩm trang trí trong đời sống.
- Bài học góp phần hình thành và bồi dưỡng ở HS những phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực qua các biểu hiện chủ yếu sau: Cảm nhận được vẻ đẹp của bài vẽ trang trí và thêm yêu mến sản phẩm hội họa, từ đó biết cách làm đẹp, trang trí sắp xếp đồ đạc trong gia đình.
- Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng học tập, không tự tiện lấy đồ dùng học tập của bạn.
- Hăng hái trao đổi, thảo luận, có ý thức trong các hoạt động chung.
- Biết giữ gìn vệ sinh lớp học và có ý thức bảo quản đồ dùng học tập. Biết trân trọng sản phẩm của mình và của bạn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Mĩ thuật 8 (Cánh diều) - Học kì 1 - Năm học 2022-2023
Ngày soạn: . /.. / Ngày dạy: . /.. /. CHỦ ĐỀ: DI SẢN MỸ THUẬT BÀI 1 - TIẾT 1+2: TRANG TRÍ THEO NGUYÊN LÍ CHUYỂN ĐỘNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Sau bài học này, HS sẽ: - Nhận biết nguyên lí chuyển động trong trang trí trên các di sản mỹ thuật. - Trình bầy được nguyên lí chuyển động trên sản phẩm, bài vẽ trang trí. - Vận dụng được họa tiết theo nguyên lí chuyển động vào đời sống. - Có ý thức trân trọng, phát huy di sản mỹ thuật. 2. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động sưu tầm, chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; chủ động thực hiện nhiệm vụ của bản thân, của nhóm. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Cùng bạn thực hành, thảo luận và trưng bày, nhận xét sản phẩm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có những góc nhìn đa chiều về họa tiết trang trí. - Năng lực ngôn ngữ: Khả năng trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét, sản phẩm rõ ràng. * Năng lực mỹ thuật - Tạo được hoa văn trang trí có tính chuyển động - Chia sẻ được cảm nhận mảng màu họa tiết, cách sặp xếp trên bài vẽ thể hiện chuyển động. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm, tác phẩm NT 3. Phẩm chất: - Hiểu và trân trọng những sản phẩm trang trí trong đời sống. - Bài học góp phần hình thành và bồi dưỡng ở HS những phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực qua các biểu hiện chủ yếu sau: Cảm nhận được vẻ đẹp của bài vẽ trang trí và thêm yêu mến sản phẩm hội họa, từ đó biết cách làm đẹp, trang trí sắp xếp đồ đạc trong gia đình. - Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng học tập, không tự tiện lấy đồ dùng học tập của bạn. - Hăng hái trao đổi, thảo luận, có ý thức trong các hoạt động chung. - Biết giữ gìn vệ sinh lớp học và có ý thức bảo quản đồ dùng học tập. Biết trân trọng sản phẩm của mình và của bạn. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - SGK, Giáo án. - Một số hình ảnh, video clip liên quan đến bài học. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK. - Tranh ảnh sưu tầm liên quan đến bài học và nội dung học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. 2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi. 3. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. 4. Tổ chức thực hiện: GV: Cho HS xem video có hình ảnh di sản mỹ thuật , mô tả được chiều hướng chuyển động của hoa văn trên mỗi sản phẩm, giới thiệu bào học. * Nhiệm vụ ? Cho biết các dạng hoa văn nào xuất hiện trên video? ? Kể tên các hướng chuyển động của hoa văn trong video đó? ? Nêu hiểu biết của em về sáng tạo họa tiết trang trí? - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: HS ghi câu trả lời ra giấy. + Là sự nhắc lại về nét hình khối, màu sắc một cách có chủ đích để tạo ra một quy luật trong trang trí. +Từ những hình ảnh trong tự nhiên sau khi cách điệu đã tạo ra những họa tiết trang trí sinh động đẹp. - GV kết luận: Hoa văn trang trí trên các sản phẩm văn hóa như: Mặt trống đồng, chân cột đình, chùa, là hoa cúc, hoa sen, chim hạc, hình sóng nước, được sắp xếp tạo các hướng vận động khác nhau hoặc tạo sự di chuyển của mắt trên sản phẩm trang trí đó.. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ 1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả một số hướng chuyển động của các hoa văn trên các di sản mỹ thuật, nhận biết được cách sắp xếp các hoa văn đó trên di sản, nhận biết được nguyên lí chuyển động mở và chuyển động khép kín, chia sẻ được cảm nhận về vẻ đẹp và ý nghĩa của di sản. 2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát tranh ảnh, thảo luận và trả lời các câu hỏi. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM I. HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT – NHẬN THỨC. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát các bài vẽ trong SGK tr.3 và cho biết: + Tên các họa tiết trang trí? + Chiều hướng chuyển động của các họa tiết trang trí. + Tên một số sản phẩm được trang trí theo nguyên lý chuyển động. - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong SGK tr.4 và trả lời các câu hỏi: + Họa tiết được cách điệu từ những đối tượng nào? + Cách sắp xếp họa tiết và màu sắc như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần Bước 3: Báo cáo kết quả HĐ và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. I. Quan sát - Nhận thức - Hình 1: Mặt trống đồng Đông Sơn, họa tiết sắp xếp theo vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ. - Hình 2: Lá và hoa, họa triết chuyển động xoáy trôn ốc. Kết luận: (Em có biết) Có nhiều dạng trang trí chuyển động như: Sắp sếp xoáy tròn quanh một tâm tạo sự khép kín (Họa tiết trên mặt trống đồng) Sắp sếp hình xoáy trôn ốc tạo sự mở của bố cục, sắp xếp theo chiều để phát triển, kéo dài chuỗi họa tiết, sự xuất hiện của những họa tiết trang trí trên đồ vật thể hiện nhu cầu thẩm mỹ của con người. Họa tiết trang trí không chỉ làm đẹp cho sản phẩm mà còn mang ý ngĩa lịch sử và văn hóa quốc gia, dân tộc. HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP (Sáng tạo, thực hành, luyện tập) Hoạt động 2: Sáng tạo 1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm được ý tưởng và phương pháp thực hành sáng tạo họa tiết trang trí phù hợp. 2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS thực hành theo hướng dẫn của GV. 3. Sản phẩm học tập: Lựa chọn được phương pháp thực hành phù hợp. 4. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM II. HOẠT ĐỘNG 2: SÁNG TẠO Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS tìm ý tưởng cho bài vẽ: Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu ý tưởng - GV hướng dẫn HS các bước tìm ý tưởng: Bước 1: Xác định chủ đề HT trang trí (tìm hiểu các hình định trang trí). Bước 2: Chọn họa tiết chính, họa tiết phụ (Lựa chọn họa tiết phù hợp, có ý tưởng về cách sắp xếp họa tiết và dự kiến màu sắc sản phẩm) Bước 3: Xác định vật liệu và đồ dùng thực hành. Kết luận: Hoa văn trên các di sản mỹ thuật rất phong phú về tạo hình cũng như nội dung, ý nghĩa. Tùy theo mỗi cá nhân có thể lựa chọn chủ đề hoa văn họa tiết trang trí, sắp xếp họa tiết theo nguyên lý chuyển động mở hay chuyển động khép kín (Cách sắp xếp hoa tiết trang trí phải tạo nên hướng chuyển động rõ ràng) Nhiệm vụ 2: Thực hành - GV hướng dẫn HS hai cách vẽ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh làm bài thực hành. - GVHD, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trưng bày sản phẩm. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. II. Sáng tạo 1. Tìm ý tưởng Bước 1: Xác định chủ đề họa tiết trang trí. Bước 2: Chọn họa tiết chính, họa tiết phụ Bước 3: Xác định vật liệu và đồ dùng thực hành. 2. Thực hành - Các phương pháp thực hành: Trang trí đĩa theo nguyên lý chuyển động. - Bước 1: Xác định bố cục mảng trang trí - Bước 2: Vẽ hình họa tiết bằng nét - Bước 3: Vẽ màu - Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm. * Gợi ý: - Có thể thực hiện mẫu trang trí chuyển động ra giấy: Đĩa giấy, mũ, nón, các đồ dùng khác. - Bố cục chuyển động có thể thực hiện trên các hình: Hình vuông, hình chữ nhật, đường diềm. - Họa tiết chính thường được vẽ lớn hơn, ở vùng trung tâm, mầu sắc chính cũng là điểm nhấn của sản phẩm. - Có thể sử dụng họa tiết cổ, hoặc tự sáng tạo họa tiết để trang trí. Yêu cầu: - Bố cục hoa văn theo nguyên lý chuyển động - Bố cục mảng họa tiết chính và họa tiết phụ rõ ràng. - Ưu tiên sử dụng các họa tiết trang trí là vốn cổ dân tộc. 3. Luyện tập Em hãy lựa chọn họa tiết, hoa văn từ di sản văn hóa các dân tộc để thực hiện một bài tập trang trí theo nguyên lý chuyển động. * Yêu cầu: Bố cục hoa văn theo nguyên lý chuyển động. + Bố cục mảng họa tiết chính và họa tiết phụ rõ rang. + Ưu tiên sử dụng các họa tiết là vốn cổ dân tộc. HOẠT ĐỘNG 3: THẢO LUẬN 1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trưng bày bài vẽ sáng tạo họa tiết trang trí và chia sẻ với GV, các bạn trong lớp học. 2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ. 3. Sản phẩm học tập: Phần trình bày và câu trả lời của HS. 4. Tổ chức thực hiện. HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM III. HOẠT ĐỘNG 3: THẢO LUẬN Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập. -Yêu cầu: + Ý tưởng sử dụng loại hoa văn trang trí trên sản phẩm của em như thế nào? + Nguyên lý chuyển động được thể hiện như thế nào trên sản phẩm. + Nhận xét về một mẫu trang trí mà em thích nhất. + Em muốn sử dụng mẫu trang trí của mình vào việc gì. + Bố cục theo đường trục ngang, đường trục dọc hoặc cả hai + Có thể sử dụng màu sắc hoặc vẽ bằng các độ đậm nhạt đen trắng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận, kết luận: - GV mời đại diện HS trưng bày sản phẩm. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. III. Thảo luận Học sinh trình bày chia sẻ về sản phẩm mĩ thuật theo gợi ý của giáo viên HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sử dụng bức vẽ để trang trí bàn học, không gian sinh hoạt... 2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS thực hành bài vẽ sáng tạo họa tiết trang trí. 3. Sản phẩm học tập: SPMT của HS. 4. Tổ chức hoạt động: * Nhiều đồ dung trong đời sống được trang trí theo nguyên lí chuyển động. Em hã quan sát và vận dụng nguyên lý này đê sáng tạo sản phẩm + Sản phẩm được tạo được có thể ứng dụng vào trang trí trên tường, hoạc trang trí các đồ vật dung trong sinh hoạt gia đình. * Em cần nhớ: Nguyên lí chuyển động được sử dụng phổ biến trong nghệ thuật trang trí. Nó giúp cho bố cục trang trí có thể sử dụng một mô típ nhiếu lần trên sản phẩm mà vẫn có sự phong phú hấp dẫn. + Sử dụng một phong cách sáng tạo những họa tiết vốn cổ của các dân tộc để tạo ra những sản phẩm mới là góp phần lưu giữ giá trị nghệ thuật của di sản mĩ thuật. - GV yêu cầu HS: Hãy áp dụng những kiến thức đã học sử dụng trang trí. - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ . - Chuẩn bị cho bài học tiết tiếp theo Gợi ý: Một số SPMT của HS - GV nhận xét, đánh giá. IV - Kế hoạch đánh giá Hình thức đánh giá PP đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS) - Vấn đáp. - Kiểm tra thực hành. - Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập thực hành. Ngày soạn: . /.. / Ngày dạy: . /.. /. CHỦ ĐỀ: DI SẢN MỸ THUẬT BÀI 2 - TIẾT 3+4: THỜI TRANG ÁO DÀI I. MỤC TIÊU Sau bài học này HS sẽ: 1. Kiến thức - Biết được lịch sử áo dài Việt Nam. - Vẽ được mẫu trang trí áo dài với hoa văn truyền thống của đồng bào dân tộc ít người. - Giải thích được giá trị thẩm mĩ, ý nghĩa của áo dài và hoạ tiết trang trí trên áo dài. - Chia sẻ được ý tưởng và vận dụng vào cuộc sống. 2. Năng lực - Bài học góp phần hình thành và phát triển năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo) thông qua các biểu hiện sau: Sưu tầm tranh, ảnh về thời trang. - Chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập. - Trao đổi, thảo luận về nội dung, ý tưởng để thiết kế tạo hình trang phục áo dài cùng bạn thực hành, thảo l ... h; họa sỹ Nguyễn Gia Trí với những bức tranh sơn mài khổ lớn; họa sỹ Tô Ngọc Vân (Thiếu nữ bên hoa huệ), họa sỹ Trần Văn Cẩn (Em Thúy); nhà điêu khắc Vũ Cao Đàm ( Em bé cài lược, Chân dung Bác Hồ); nhà điêu khắc Diệp Minh Châu ( Bác Hồ và thiếu nhi Bắc-Trung-Nam, Võ Thị Sáu ) . * Nghệ thuật sơn mài: - NT tranh sơn mài là một chất liệu hội họa đặc trưng của MT Việt Nam. - Nhiều tác phẩm nghệ thuật thời kì đương đại, hiện đại ở Việt Nam vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay. Một số họa sỹ phong cách độc đáo, phong về về thể loại thể hiện qua các bức chạm khắc, vẽ, trang trí rất đẹp và tinh xảo: Họa sỹ Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Phan Kế An, Trần Đình Thọ...là những đại diện tiêu bieerukhi nhắc tới nghệ thuật họa họa sơn mài. - Tác phẩm tranh đề tài có nhiều chủ đề, nội dung, chất liệu, hình ảnh, màu sắc, khối hình đa dạng và đ ược sáng tác phù hợp với sức ảnh hưởng và tác động vô cùng to lớn đối với nền hội họa Việt Nam. ngoài ra chúng còn thể hiện nét đặc trưng văn hoá của một số dân tộc Á Đông nói chung. HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP (Sáng tạo, thực hành, luyện tập) Hoạt động 2: Sáng tạo 1. Mục tiêu: HS trình bày được ý tưởng cho sản phẩm tạo hình sử dụng quy trình vẽ tranh thời kì hiện đại, nắm được cách vẽ tranh có sử dụng quy trình mô típ thời kì hiện đại. 2. Nội dung: GV giao HS nhiệm vụ quan sát các bước tìm ý tưởng sáng tạo ở trang 30 SGK, trình bày ý tưởng về sử dụng quy trình vẽ tranh thời kì hiện đại. 3. Sản phẩm học tập: Ý tưởng cho sản phẩm sử dụng quy trình vẽ tranh thời kì hiện đại. 4. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM II. HOẠT ĐỘNG 2: SÁNG TẠO Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao HS nhiệm vụ quan sát các bước tìm ý tưởng sáng tạo ở trang 30 SGK, trình bày ý tưởng về sử dụng mô típ thời kì hiện đại. - GV hướng dẫn HS cách sử dụng hoạ tiết, mô típ của nghệ thuật hiện đại để tạo sản phẩm tranh đề tài. - Bước 1: Vẽ phác bố cục theo ý tưởng có trước + Bước 2: Vẽ chi tiết + Bước 3: Vẽ màu theo mảng lớn. + Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ học tập tìm ý tưởng cho sản phẩm: xác định phương pháp thực hành. GV quan sát, điều hành. - GV quan sát, điều hành. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV tổ chức báo cáo, thảo luận, kết luận: + Chọn từ 3 - 4 HS trình bày ý tưởng, HS khác nhận xét, bổ sung, chia sẻ các ý kiến của mình. + GV cho HS thảo luận, chia sẻ về cách thực hành tạo sản phẩm với các đề tài khác nhau Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá chuẩn kiến thức và kết luận: Tuỳ theo hiểu biết, sở thích, cảm hứng của mình mà HS có thể lựa chọn tạo các đề tài khác nhau như kháng chiến, môi trường, covid 19...Trước khi vẽ, cần xác định được đặc điểm, mục đích lựa chọn phương pháp thực hành phù hợp với đề tài. - GV cho HS quan sát thêm một số tác phẩm sử dụng màu sắc, chất liệu, hoạ tiết, tranh vẽ thời hiện đại (do GV chuẩn bị); phân tích để HS hiểu thêm về các lựa chọn quy trình, chất liệu và hình ảnh, hình khối nhân vật cho phù hợp và tên tác phẩm có ý nghĩa gì và thông điệp của tác phẩm ấy. II. Sáng tạo 1. Tìm ý tưởng và thực hành sáng tạo sản phẩm - Ý tưởng: + Xác định nội dung chủ đề + Chọn hình dáng HĐ của nhân vật + Xác định phương pháp thực hành 2. Thực hành - Quy trình vẽ tranh đề tài. * Gợi ý: Khi lựa chọn ý tưởng cho tác phẩm có thể liên tưởng đến các vấn đề mang tính thời sự, những hiện tượng đời sống. - Hình tượng nghệ thuật điển hình nên đặt ở mảng chính của bức tranh với màu sắc nổi bật. Với điêu khắc, cần quan tâm đến hình khối của nhân vật. - Tên của tác phẩm có ý nghĩa quan trọng giúp người xem hiểu rõ hơn ý tưởng và thông điệp của tác phẩm ấy. 3. Luyện tập - Em hãy vẽ một bức tranh theo phong cách của họa sĩ Việt Nam mà em yêu thích. - Yêu cầu: Vẽ hoặc xé dán được bức tranh về chủ đề em yêu thích. - Chuẩn bị nội dung giới thiệu ngắn gọn về ý tưởng và thông điệp của bức tranh HOẠT ĐỘNG 3: THẢO LUẬN 1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trưng bày bài sản phẩm 2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ 3. Sản phẩm học tập: Phần trình bày và câu trả lời của HS 4. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM III. HOẠT ĐỘNG 3: THẢO LUẬN Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm, gợi ý HS chia sẻ về sản phẩm: - Phong cách nghệ thuật nào bạn sử dụng - Bố cục, màu sắc và điểm ST trong tranh - Em thích bức tranh của bạn nào nhất - Điểm sáng tạo trong sp của em của bạn. - SP sáng tạo của em, của bạn đã áp dụng mô típ, họa tiết theo phong cách hiện đại nào. - Suy nghĩ của em về lịch sử NT hiện đại. - Theo em, chúng ta nên làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật hiện đại. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV cho các nhóm chia sẻ với bạn về sản phẩm. Ý nghĩa và giá trị của sản phẩm được ứng dụng vào cuộc sống. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV cho từ 5 - 6 HS chia sẻ về sản phẩm trang trí, các HS khác cùng thảo luận, nhận xét, đánh giá sản phẩm của lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá SP và phần chia sẻ của HS, thông qua đó, giáo dục HS biết trân trọng, giữ gìn nghệ thuật của nhân loại. III. Thảo luận - Bức tranh thuộc phong cách nào? - Hãy mô tả ỹ thật vẽ bức tranh của mình hoặc của bạn. - Nhận xét, góp ý sản phẩm của bạn D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS ứng dụng được kiến thức, sản phẩm của bài học và cuộc sống. b. Nội dung: GV giao HS nhiệm vụ nhiệm vụ chia sẻ, ứng dụng. c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS. d. Tổ chức hoạt động: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao HS nhiệm vụ chia sẻ, ứng dụng: “Qua bài học, em có thể vận dụng chất liệu, hình ảnh thêm những sản phẩm nào trong cuộc sống về nội dung và thông điệp?”, Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS HS thực hiện nhiệm vụ học tập trả lời câu hỏi gợi ý; GV quan sát, điều hành. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV tổ chức báo cáo, cho từ 1 - 2 HS trình bày, các HS khác bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, kết luận: + Vận dụng quy trình sáng tác mĩ thuật để minh họa những bức tranh giướp việc học kiến thức các môn học khác được dễ dàng hơn. Có thể sử dụng các hình vẽ theo phong cách nghệ thuật hiện đại để trang trí các vật dụng hằng ngày, trang trí không gian sinh hoạt và làm các tấm thiệp dành tặng thầy cô, bạn, người thân hoặc người HS yêu mến. + Sử dụng minh họa sự kiện, sơ đồ tư duy giúp hệ thống các kiến thức khoa học và dễ ghi nhớ hơn. + Tranh đề tài có nhiều chủ đề, nội dung, chất liệu, hình ảnh, màu sắc, khối hình đa dạng và được sáng tác phù hợp với sức ảnh hưởng và tác động vô cùng to lớn đối với nền hội họa Việt Nam. ngoài ra chúng còn thể hiện nét đặc trưng văn hoá của một số dân tộc Á Đông nói chung. - GV lưu ý HS cần nhớ: + Nghệ thuật tranh sơn mài là một chất liệu hội họa đặc trungwcuar Mĩ thuật Việt Nam. + Nhiều tác phẩm nghệ thuật thời kì đương đại, hiện đại ở Việt Nam vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay. Một số họa sỹ phong cách độc đáo, phong về về thể loại thể hiện qua các bức chạm khắc, vẽ, trang trí rất đẹp và tinh xảo như Họa sỹ Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Phan Kế An, Trần Đình Thọ..là những đại diện tiêu biểu khi nhắc tới nghệ thuật họa họa sơn mài. + Tác phẩm tranh đề tài có nhiều chủ đề, nội dung, chất liệu, hình ảnh, màu sắc, khối hình đa dạng và được sáng tác phù hợp với sức ảnh hưởng và tác động vô cùng to lớn đối với nền hội họa Việt Nam. ngoài ra chúng còn thể hiện nét đặc trưng văn hoá của một số dân tộc Á Đông nói chung. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu và chuẩn bị trước vật liệu, dụng cụ cho bài học tiếp theo. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Ôn lại kiến thức đã học IV. Kế hoạch đánh giá Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS) - Vấn đáp. - Kiểm tra thực hành. Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập thực hành Ngày soạn: . /.. / Ngày dạy: . /.. /. TIẾT 17: KIỂM TRA HỌC KÌ I I. BẢN ĐẶC TẢ MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ KIỂM TRA CUỐI KỲ I, MĨ THUẬT LỚP 7 Nội dung KT Đơn vị kiến thức Mức độ đánh giá Mĩ thuật ứng dụng Yếu tố và nguyên lí tạo hình Lựa chọn, kết hợp: Yếu tố tạo hình - Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, không gian. Nguyên lí tạo hình - Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. Thể loại Lựa chọn, kết hợp: - Lí luận và lịch sử mĩ thuật - Thiết kế công nghiệp - Thiết kế đồ hoạ - Thiết kế thời trang Hoạt động thực hành và thảo luận Thực hành - Thực hành sáng tạo sản phẩm thiết kế 2D. - Thực hành sáng tạo sản phẩm thiết kế 3D. Thảo luận - Tìm hiểu tác giả, sản phẩm, tác phẩm, di sản văn hoá nghệ thuật. - Sản phẩm thực hành của học sinh. Định hướng chủ đề Lựa chọn, kết hợp: – Văn hoá, xã hội. – Nghệ thuật thiết kế Hiện đại Việt Nam và thế giới. Nhận biết: - Xác định được ý tưởng sáng tạo phù hợp với mục đích sử dụng Thông hiểu: - Nêu được ý tưởng cải tiến, thiết kế sản phẩm, tác phẩm. Vận dụng: - Vận dụng được chi tiết hình ảnh làm trọng tâm cho sản phẩm. - Biết vận dụng yếu tố văn hoá nghệ thuật truyền thống của một số dân tộc ít người vào thiết kế sản phẩm Vận dụng cao: - Phân tích được giá trị thẩm mĩ, công năng, tiện ích của sản phẩm, tác phẩm thiết kế; biết rút kinh nghiệm cho thực hành, sáng tạo. II. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I, NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN MĨ THUẬT LỚP 8 (Hình thức: Thực hành tạo sản phẩm) Thời gian: 45 phút 1. Nội dung đề: Câu 1: Em hãy thiết kế, tạo dáng và trang trí một sản phẩm thời trang (áo dài/váy/áo,.) có sử dụng hoa văn của một số dân tộc ít người. Câu 2: Viết một số thông tin giới thiệu về sản phẩm (tên sản phẩm, ý tưởng, cách thực hành thiết kế trang phục, hoa văn sử dụng trên trang phục, điểm nhấn của sản phẩm) 2. Yêu cầu: - Hình thức tạo hình: 2D (có thể kết hợp vẽ với in hoặc xé dán) - Chất liệu: Tự chọn - Kích thước: khổ giấy A4 hoặc A3. III. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ I, LỚP 8 Nội dung Tiêu chí đánh giá Mĩ thuật ứng dụng 1. Lựa chọn được ý tưởng sáng tạo sản phẩm thiết kế trang phục phù hợp với yêu cầu. 2. Lựa chọn được kiểu dáng, họa tiết, màu sắc phù hợp với đối tượng sử dụng. 3. Tạo dáng và trang trí được trang phục có có vận dụng hoa văn truyền thống của một số dân tộc ít người. 4. Tạo dáng và trang trí được trang phục hài hòa, có chi tiết hình ảnh làm trọng tâm cho sản phẩm thiết kế, có vận dụng hoa văn truyền thống, phù hợp với đối tượng sử dụng 5. Phân tích được giá trị thẩm mĩ, giá trị sử dụng của sản phẩm thiết kế; kinh nghiệm trong thực hành, sáng tạo thiết kế sản phẩm 6. Liên hệ ứng dụng sản phẩm thiết kế trên vào đời sống thực tiễn góp phần giữ gìn phát huy nét đẹp, truyền thống quê hương, đất nước. BẢNG HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ Nội dung kiểm tra, đánh giá Hướng dẫn đánh giá Mĩ thuật ứng dụng Đạt (Đ): Học sinh đạt được ít nhất 3 tiêu chí (1, 2, 3) hoặc 4 tiêu chí (1, 2, 3, 4); 5 tiêu chí (1, 2, 3, 4, 5); 6 tiêu chí (1, 2, 3, 4, 5,6); trong bản tiêu chí đánh giá. Chưa đạt (CĐ): Học sinh chỉ đạt tiêu chí 1, tiêu chí 2 hoặc cả hai tiêu chí 1, 2.
File đính kèm:
- giao_an_mon_mi_thuat_8_canh_dieu_hoc_ki_1_nam_hoc_2022_2023.doc