Giáo án môn Công nghệ Lớp 3 - Chương trình cuối năm
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phân biệt được đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ
- Nêu được tác dụng của một số sản phẩm công nghệ trong gia đình
- Có ý thức giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Tự chủ và tự học: Tự giác tìm tòi, nghiên cứu nội dung bài học.
· Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm và hợp tác tích cực trong quá trình học tập.
- Năng lực công nghệ:
· Năng lực nhận thức công nghệ: Biết mô tả, trình bày được một số sản phẩm công nghệ.
· Năng lực đánh giá, sử dụng, giao tiếp công nghệ và thiết kế kĩ thuật: Biết nhận xét, đánh giá cách ứng xử của mọi người xung quanh về sản phẩm công nghệ, nêu và giữ gìn sản phẩm công nghệ, biết vận dụng sáng tạo làm ra sản phẩm mới.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Công nghệ Lớp 3 - Chương trình cuối năm
PHẦN 1. CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG Bài 1: Đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ (Tiết 1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Phân biệt được đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ - Nêu được tác dụng của một số sản phẩm công nghệ trong gia đình - Có ý thức giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình. 2. Năng lực - Năng lực chung: · Tự chủ và tự học: Tự giác tìm tòi, nghiên cứu nội dung bài học. · Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm và hợp tác tích cực trong quá trình học tập. - Năng lực công nghệ: · Năng lực nhận thức công nghệ: Biết mô tả, trình bày được một số sản phẩm công nghệ. · Năng lực đánh giá, sử dụng, giao tiếp công nghệ và thiết kế kĩ thuật: Biết nhận xét, đánh giá cách ứng xử của mọi người xung quanh về sản phẩm công nghệ, nêu và giữ gìn sản phẩm công nghệ, biết vận dụng sáng tạo làm ra sản phẩm mới. 3. Phẩm chất : Yêu nước, trung thực và trách nhiệm II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học - Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với giáo viên - Tài liệu : SGK công nghệ 3, SGV công nghệ 3, vở BT công nghệ 3. - Thiết bị dạy học : máy tính, máy chiếu, giấy A4, tranh hoặc vật thật một số hình ảnh trong sgk bài 1. b. Đối với học sinh - Tài liệu : SGK, VBT, bút viết, bảng con và phấn/ bút lông viết bảng. - Tranh hoặc vật thật một số hình ảnh trong sgk bài 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: - Giới thiệu sơ lược về cấu trúc sách công nghệ 3 - Kích thích sự tò mò, khám phá kiến thức của HS b. Cách thức thực hiện: - GV ổn định lớp, giới thiệu sơ lược về sách công nghệ 3, sau đó yêu cầu HS xem mục lục và trả lời câu hỏi: Sách công nghệ 3 gồm có mấy phần? Đọc tên bài có trong mỗi phần đó. - GV gọi 1- 2 HS đứng dậy trả lời câu hỏi, chốt lại đáp án đúng. - GV giới thiệu bài học đầu tiên bài tự nhiên và công nghệ, sau đó yêu cầu HS quan sát hình ở trang 6 sgk và trả lời câu hỏi : Em hiểu gì về nội dung bức tranh ? - GV mời đại diện 1-2 HS đứng lên nêu ý kiến của mình. - GV dẫn dắt vào bài học : Mỗi chúng ta đang có một ý kiến khác nhau về khái niệm sản phẩm công nghệ, và để tìm trả lời đúng nhất cho nó, chúng ta cùng tìm hiểu bài 1 : Tự nhiên và công nghệ. II. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ Hoạt động 1: Tìm hiểu về đối tượng tự nhiên a. Mục tiêu: Nhận biết được sản phẩm công nghệ trong đời sống b. Cách thức thực hiện - GV chiếu/treo hình ảnh ở trang 7 sgk, yêu cầu HS nêu tên các đ ối tượng tự nhiên. - GV gọi HS đứng dậy trả lời - GV khuyến khích HS tìm thêm một số đối tượng tự nhiên khác. - GV gọi HS trả lời, nhận xét bổ sung cho nhau và đưa ra kết luận: Đối tượng tự nhiên là những đối tượng có sẵn trong tự nhiên không do con người làm ra. Hoạt động 2. Tìm hiểu về sản phẩm công nghệ trong đời sống a. Mục tiêu: HS nhận biết được sản phẩm công nghệ trong đời sống. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS bắt cặp với nhau, quan sát hình ảnh trang 8 và nêu tên các sản phẩm công nghệ. - GV gọi HS đứng dậy trả lời - GV gọi HS trả lời, nhận xét bổ sung cho nhau và cùng đưa ra kết luận: + Robot (người máy), máy phát điện, máy giặt, xe ô tô, cầu Rồng (Đà Nẵng), đồ gốm sứ là những đồ dùng được con người làm ra từ đối tượng tự nhiên, phục vụ cho cuộc sống của chúng ta được gọi là sản phẩm công nghệ. + Những đối tượng tự nhiên được sử dụng để làm sản phâm công nghệ (ví dụ như đất sét, đá, gỗ,...) được gọi là nguyên liệu tự nhiên. - GV khuyến khích HS tìm thêm một số sản phẩm công nghệ trong đời sống. - GV đưa ra khái niệm sản phẩm công nghệ: Sản phẩm công nghệ là những sản phẩm được con người làm ra để phục vụ đời sống. Hoạt động 3. Phân biệt đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ a. Mục tiêu: HS phân biệt được đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ. b. Cách thức thực hiện: - GV chia lớp thành các nhóm 4 người, phân công nhiệm vụ của mỗi nhóm. + Nhiệm vụ 1: Xếp hình đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ hình ảnh trang 9 sgk vào cột tương ứng. + Nhiệm vụ 2. Viết tên đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ mà em biết (trừ những hình đã có trong sgk). + Nhiệm vụ 3. Ghi tên hoặc dán những hình sản phẩm công nghệ được làm từ đối tượng tự nhiên tương ứng. - Sau thời gian thảo luận, GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả, gọi HS nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét, đưa ra kết luận: Sản phẩm công nghệ thường được làm từ các đối tượng tự nhiên, nên chúng ta phải sử dụng sản phẩm công nghệ phù hợp, an toàn và hiệu quả để bảo vệ tự nhiên và môi trường. Hoạt động củng cố, dặn dò, đánh giá - GV gọi HS đứng dậy nhắc lại các kiến thức vừa học về đối tượng tự nhiên, sản phẩm công nghệ. - GV hướng dẫn HS chuẩn bị tranh cho tiết học sau. - GV nhận xét quá trình học tập của HS, đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh trọng tâm bài. - HS tập trung, lắng nghe GV giới thiệu về cuốn sách và tiếp nhận câu hỏi. - HS trả lời - HS lắng nghe GV trình bày, xem tranh tiếp nhận câu hỏi, tìm câu trả lời. - HS nêu ý kiến của mình - HS tập trung lắng nghe GV trình bày. - HS quan sát tranh, thực hiện yêu cầu của GV. - HS đứng tại chỗ trả lời: + Hình 1. Mặt trời + Hình 2. Con hổ + Hình 3. Qủa dừa + Hình 4. Rừng thông + Hình 5. Tảng đá + Hình 6. Cá heo - HS lấy thêm ví dụ về đối tượng tự nhiên: Cây hóa hồng, viên đá, con mèo, cầu vồng, mặt trăng,... - HS lắng nghe. - HS bắt cặp với nhau, quan sát tranh, thực hiện yêu cầu của GV. - HS đứng tại chỗ trả lời: + Hình 1. Người máy + Hình 2. Máy phát điện gió + Hình 3. Máy giặt + Hình 4. Xe ô tô + Hình 5. Cầu Rồng (Đà Nẵng) + Hình 6. Đồ gốm sứ - HS chú ý lắng nghe GV nhận xét, kết luận. - HS lấy thêm ví dụ:: Tivi, tủ lạnh, máy tính, nhà thờ, cầu Long Biên,... - HS chăm chú lắng nghe - HS hình thành nhóm, nhận nhiệm vụ của nhóm mình - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả Nhiệm vụ 1. Đối tượng tự nhiên Sản phẩm công nghệ Chim, cá, trăng, biển Máy tính, đồng hồ, điện thoại, bàn ghế, bút Nhiệm vụ 2. Đối tượng tự nhiên Sản phẩm công nghệ Chim, cá, hoa, cây, suối, sông,. Tàu hỏa, máy ảnh, xe đạp.. Nhiệm vụ 3. Đối tượng tự nhiên Sản phẩm công nghệ Cây gỗ Bàn ghế Tảng đá Tượng Qủa dừa Lon nước dừa,.. - HS chăm chú lắng nghe - HS đứng dậy trình bày - HS lắng nghe GV nhận xét và bổ sung. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. TIẾT 2 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Phân biệt được đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ - Nêu được tác dụng của một số sản phẩm công nghệ trong gia đình - Có ý thức giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình. 2. Năng lực - Năng lực chung: · Tự chủ và tự học: Tự giác tìm tòi, nghiên cứu nội dung bài học. · Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm và hợp tác tích cực trong quá trình học tập. - Năng lực công nghệ: · Năng lực nhận thức công nghệ: Biết mô tả, trình bày được một số sản phẩm công nghệ. · Năng lực đánh giá, sử dụng, giao tiếp công nghệ và thiết kế kĩ thuật: Biết nhận xét, đánh giá cách ứng xử của mọi người xung quanh về sản phẩm công nghệ, nêu và giữ gìn sản phẩm công nghệ, biết vận dụng sáng tạo làm ra sản phẩm mới. 3. Phẩm chất : Yêu nước, trung thực và trách nhiệm II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học - Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với giáo viên - Tài liệu : SGK công nghệ 3, SGV công nghệ 3, vở BT công nghệ 3. - Thiết bị dạy học : máy tính, máy chiếu, giấy A4, tranh hoặc vật thật một số hình ảnh trong sgk bài 1. b. Đối với học sinh - Tài liệu : SGK, VBT, bút viết, bảng con và phấn/ bút lông viết bảng. - Tranh hoặc vật thật một số hình ảnh trong sgk bài 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Kích thích sự tò mò, khám phá kiến thức của HS. b. Cách thức thực hiện: - GV hướng dẫn HS kiểm tra lẫn nhau các hình ảnh, vật thật là những sản phẩm công nghệ trong gia đình mà GV yêu cầu chuẩn bị từ tiết học trước. - GV gọi HS đứng dậy báo cáo kết quả, GV nhận xét, chuyển sang nội dung mới của bài học. B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ Hoạt động 1. Tìm hiểu về sản phẩm công nghệ trong gia đình. a. Mục tiêu: Nêu được tác dụng của một số sản phẩm công nghệ trong gia đình. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS bắt cặp với bạn bên cạnh, trả lời câu hỏi: Kể tên và tác dụng của những sản phẩm công nghệ mà gia đình em đang sử dụng dựa theo các hình trong sgk trang 10. - GV gọi đại diện HS đứng dậy chia sẻ câu trả lời. - GV nhận xét, nhắc lại đúng tên gọi và tác dụng của các sản phẩm công nghệ theo các hình trong sgk. - Từ kết luận rút ra, GV tích hợp giáo dục HS về bảo vệ môi trường: Một số sản phẩm công nghệ thường được sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày ở gia đình như: nồi cơm điện, quạt điện, tủ lạnh, máy thu thanh, tivi Khi sử dụng, em cần cẩn thận đảm bảo an toàn, tiết kiệm điện để giảm chi phí cho gia đình và nguồn tài nguyên tự nhiên. Hoạt động 2. Các bước sử dụng sản phẩm công nghệ trong gia đình a. Mục tiêu: HS biết được các bước sử dụng sản phẩm công nghệ trong gia đình b. Cách thức thực hiện: - GV chia lớp thành các nhóm và yêu cầu HS: Chia sẻ cách sử dụng các sản phẩm công nghệ trong gia đình mà em biết và những điều cần lưu ý khi sử dụng. - GV gọi đại diện các những đứng tại chỗ trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV cùng HS rút ra kết luận. - GV hướng dẫn HS cách sử dụng một số sản phẩm công nghệ thông dụng như quạt máy, ti vi, điện thoại, *Củng cố, dặn dò và đánh giá a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố và vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học về các sản phẩm công nghệ vào thực tiễn ở gia đình. b. Cách thức thực hiện: - GV y/c HS nhắc lại kiến thức vừa học - Hướng dẫn HS chuẩn bị cho tiết học sau. - GV nhận xét quá trình học tập của HS, đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh trọng tâm bài. - HS kiểm tra, trao đổi hình ảnh, vật thật là những sản phẩm công nghệ trong nhà để quan sát. - HS tập trung chú ý lắng nghe - HS bắt cặp, thảo luận trả lời câu hỏi: + Nồi cơm điện: nấu cơm, nấu cháo.. + Tủ lạnh: bảo quản thức ăn, làm nước đá + Quạt điện: làm mát + Đèn bàn: chiếu sáng khi học, đọc sách, xem báo + Tivi: xem phim, tin tức, ca nhạc + Radio: nghe tin tức, nghe nhạc - HS đứng dậy chia sẻ câu trả lời. - HS tập trung lắng nghe GV trình bày - HS hoạt động theo nhóm, thực hiện yêu cầu GV đưa ra. - HS chia sẻ ý kiến của mình - HS lắng nghe, quan sát GV hướng dẫn thực hành. - HS nhắc lại kiến thức - HS lắng nghe - HS lắng nghe và tiếp thu IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ...................... ... ực nhóm 4ư - Học sinh chia sẻ và cùng nhau thực hành để có sản phẩm chung. - Đại diện nhóm lên bảng trình bày sản phẩm trước lớp. - HS quan sát, nhận xét, đánh giá sản phẩm. Hoạt động 3: Hoạt động tiếp nối sau bài học Mục tiêu: HS liên hệ được các hoạt động Cách tiến hành: - GV cho HS nhắc lại các bước thực hiện. - GV nhận xét các sản phẩm dựa trên các tiêu chí: chắc chắn, đẹp, gần gũi với thực tế cuộc sống. - Khen các nhóm hợp tác nghiêm túc, trật tự. - HS nhắc lại các bước thực hiện theo hướng dẫn của GV. - Lớp nhận xét, bổ sung. GV nhận xét chung tiết học, khen các nhóm, các cá nhân học tập tốt cá nhân có tiến bộ trong học tập Dặn dò: Về nhà thực hành làm sản phẩm cá nhân, sáng tạo mẫu mã. Chuẩn bị bài: “ Làm đò chơi tiếp theo” Tiết 3/4 xem trang 59 thực hiện theo hướng dẫn - HS lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. BÀI 9: LÀM ĐỒ CHƠI (TIẾT 4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức, kĩ năng: - HS biết cách tính toán chi phí cho đồ chơi tự làm. - Biết hướng dẫn bạn mình cách sử dụng và cùng bạn mô tả các bộ phận của chúng. - Tính toán được chi phí cho một đồ chơi đơn giản. 2. Phẩm chất và năng lực chung: - Phẩm chất: Nhân ái; chăm chỉ; trung thực, trách nhiệm. - Năng lực chung: Tự chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. 3. Năng lực công nghệ - Nhận thức công nghệ - Sử dụng công nghệ - Giao tiếp công nghệ - Thiết kế kĩ thuật II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - GV: Tranh trang 61-SGK; Mô hình xe chạy bằng lực đẩy bóng bay, vật liệu và dụng cụ làm mô hình; bài giảng điện tử, máy chiếu, video clip về quy trình sản xuất xe hơi , - HS: SGK, Bìa cứng, bóng bay, bút chì màu, ống hút bằng giấy loại nhỏ, ống hút bằng giấy loại lớn, que gỗ nhỏ, keo dán, kéo, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động: Mở đầu (5-7p) a. Mục tiêu: HS hiểu biết thêm quy trình làm một chiếc xe thực tế với quy trình làm một chiếc xe đồ chơi. b. Cách thức tiến hành: - GV cho HS xem video clip về quy trình sản xuất xe hơi: https://www.youtube.com/watch?v=-pK-3R7kIW0 Sau đó hỏi: ? Hãy nêu quy trình sản xuất xe hơi trong video clip vừa xem? ? So sánh với quy trình làm một chiếc xe hơi đồ chơi mà em đã được trải nghiệm ở các tiết học trước? - GV nhận xét, đánh giá - GTB, ghi bảng tên bài: Bài 9: LÀM ĐỒ CHƠI (TIẾT 4) 2. HĐ Hình thành kiến thức mới: Tìm hiểu về các vật liệu cần để làm đồ chơi đơn giản và tính toán chi phí thực hiện (13-15p) a. Mục tiêu: HS biết cách tính toán chi phí cho đồ chơi tự làm. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc thầm, nêu yêu cầu ? Đồ chơi tự làm đơn giản mà bài yêu cầu là gì? ? Em hãy quan sát hình và cho biết để làm một mô hình xe bằng giấy bìa cứng chạy bằng lực đẩy của hơi bóng bay như mô tả cần những vật liệu gì? - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2: ? Hãy tính tổng chi phí mua vật liệu để làm một mô hình xe bằng giấy bìa cứng chạy bằng lực đẩy của hơi bóng bay như mô tả? - Gv yêu cầu học sinh ghi vào PBT sau khi làm việc nhóm 4. - GV tổ chức Hs chia sẻ trước lớp ? Nêu đơn giá (giá tiền) của từng vật liệu? ? Cần mua 2 giấy bìa cứng khổ A4 với giá bao nhiêu? ? Giá tiền mua các vật liệu khác là bao nhiêu tiền? ? Dự kiến tổng chi phí mua vật liệu để làm một mô hình xe bằng giấy bìa cứng chạy bằng lực đẩy của hơi bóng bay như mô tả là bao nhiêu? => Vậy để thực hiện làm một mô hình đồ chơi đơn giản nào đó ta cần phải làm gì? - GV mời đại diện 1 nhóm HS chia sẻ, trả lời kết quả, nhóm HS khác nhận xét góp ý. - GV lưu ý cho HS: Để giảm giá thành cho sản phẩm, HS cần tính toán kĩ sổ lượng vật liệu, dụng cụ cần thiết, nên sử dụng tiết kiệm để tránh lãng phí và có thể sử dụng các vật liệu tái chế để bảo vệ môi trường => Chốt KT: Cách tính toán chi phí cho đồ chơi tự làm. 3. HĐ Luyện tập: Chia sẻ hiểu biết, tìm hiểu về tên gọi, cách sử dụng của một số đồ chơi (10-12p) a. Mục tiêu: Biết hướng dẫn bạn mình cách sử dụng và cùng bạn mô tả các bộ phận của chúng. b. Cách thức tiến hành: - GV tổ chức cho HS đọc yêu cầu trang 62/SGK - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4: Hãy chọn một đồ chơi có trong những hình ảnh minh họa và giới thiệu với bạn tên gọi, cách sử dụng đồ chơi đó. - Các nhóm chọn 1 đồ chơi và chia sẻ trước lớp ? Tên đồ chơi bạn chọn là gì? ? Nó có đặc điểm gì? ? Đồ chơi này được sử dụng như thế nào? ? Khi chơi đồ chơi bạn cần lưu ý gì? => GV đặt câu hỏi củng cố: Qua các kiến thức đã học, em có thề áp dụng để tự làm được đồ chơi nào? => Chốt KT: Tìm hiểu tên gọi, cách sử dụng của một số đồ chơi 4. HĐ vận dụng, trải nghiệm (5-7p) a. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học vào làm một món đồ chơi yêu thích và thử tính toán chi phí vật liệu, dụng cụ cho đồ chơi đó. Hoạt động này hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển năng lực sử dụng công nghệ của HS. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát tranh sgk/tr 62, chọn làm 1 món đồ chơi yêu thích và thử tính toán chi phí vật liệu, dụng cụ cho đồ chơi đó. (Các em có thể thực hành tại nhà.) * Tiêu chí nhận xét sản phẩm: + Vật liệu thân thiện với môi trường. + Mô hình đồ chơi vận hành được. + Có tính thẩm mĩ, phù hợp với lứa tuổi. + Chi phí thấp. ? Vậy có mấy bước để làm một đồ chơi đơn giản? => GV nhận xét và chốt: Em có thể làm một đồ chơi theo các bước chính sau: 1. Tìm hiểu sản phẩm mẫu; 2. Lựa chọn vật liệu, dụng cụ; 3. Tiến hành làm đồ chơi; 4. Kiểm tra sản phẩm. Đồ chơi nên làm từ vật liệu đã qua sử dụng có sẵn để bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí. ? Hôm nay em biết thêm những kiến thức gì? ? Nhắc lại nội dung bài học hôm nay? ? Em có cảm nhận gì về tiết học hôm nay? - Dặn dò: HS về nhà xem lại bài và xem trước bài sau. - GV nhận xét, đánh giá tiết học, tuyên dương - GV đánh giá quá trình HS học tập và hướng dẫn HS tự đánh giá - HS chú ý quan sát, lắng nghe - HS chia sẻ - HS nêu sự giống và khác nhau - HS nhận xét - HS lắng nghe, nhắc lại tên bài - HS đọc thầm, nêu yêu cầu - Một mô hình xe bằng giấy bìa cứng chạy bằng lực đẩy của hơi bóng bay - 2- 3 HS nêu: Ta cần có: + 2 Giấy bìa cứng khổ A4; + 2 que gỗ (tre) chiều dài 10 cm, đường kính 4 mm; + 1 ống hút giấy đường kính 12 mm, dài 12 cm; + 2 ống hút giấy đường kính 6 mm, dài 9 cm; + 1 quả bóng bay; + Chi phí khác: băng dính, keo dán, bút màu, vật liệu phụ khác, - HS quan sát hình, thảo luận nhóm 2 và ghi vào PBT. - 2- 3 HS chia sẻ, trả lời tại chỗ, HS khác nhận xét góp ý. - HS nêu dự tính giá thành của từng vật liệu, dụng cụ - 4 000 đồng - 2-3 HS nêu - 8 000 đến 10 000 đồng - Cần phải biết được món đồ chơi đó cần những vật liệu, dụng cụ gì, số lượng bao nhiêu để làm nên. - Cần biết dự kiến giá thành của từng vật liệu, dụng cụ đó. - HS nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe - HS quan sát hình trong SGK trang 62, thảo luận và nhận xét về tên gọi, cách sử dụng 1 món đồ chơi nào đó. - Đại diện 2, 3 nhóm chia sẻ - HS nêu theo ý hiểu - HS lắng nghe - HS quan sát hình trong SGK trang 62, chọn làm 1 món đồ chơi yêu thích và thử tính toán chi phí vật liệu, dụng cụ cho đồ chơi đó. - HS lắng nghe - HS chia sẻ - HS lắng nghe, ghi nhớ - 1-2 HS chia sẻ - 1 số HS nêu - HS chia sẻ cảm nhận - HS lắng nghe để thực hiện - HS lắng nghe - HS tự đánh giá (bằng phiếu hoặc thẻ học tập) IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Bài: DỰ ÁN LÀM MÔ HÌNH SA BÀN GIAO THÔNG BẰNG GIẤY BÌA CỨNG ( Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức, kĩ năng: - Hoàn thành được mục tiêu dự án. Làm được mô hình giao thông bằng giấy bìa cứng và trang trí bằng giấy màu thủ công. Mô hình bao gồm các bộ phận sau: Một ngã tư có vạch kẻ đường, ba trụ đèn giao thông, bốn biển báo, một người đi bộ và một phương tiện giao thông. 2. Phẩm chất và năng lực: - Năng lực chung: tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 3. Năng lực công nghệ: - Nhận thức công nghệ. - Đánh giá công nghệ. - Sử dụng công nghệ. - Giao tiếp công nghệ. - Thiết kế kĩ thuật. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. GV:- Mô hình giao thông bằng giấy bìa cứng. - Phiếu tiêu chí đánh giá sản phẩm dự án, phiếu đánh giá hoạt động cá nhân. 2. HS: - Giấy bìa cứng, ống hút bằng giấy, bút chì màu, kéo,... - Sách học sinh III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. HĐ khởi động - Mục tiêu: HS tạo được nhóm để cùng hợp tác làm dự án - Cách tiến hành: - GV giới thiệu dự án sẽ thực hiện: Làm mô hình sa bàn giao thông bằng giấy bìa cứng. - GV tổ chức cho HS tạo nhóm và đặt tên. 2. HĐ khám phá kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu dự án - Mục tiêu: HS tìm hiểu được thông tin dự án về mô hình giao thông bằng giấy bìa cứng. - Cách tiến hành: - Gv tổ chức cho HS tìm hiểu về dự án: đọc thông tin trong SHS và hoàn thành một số yêu cầu gợi ý sau: + Quan sát hình ảnh và mô tả dự án. + Nêu mục tiêu của dự án. - Gv hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ học tập trang 64 trong SHS. - Gv hướng dẫn HS làm việc nhóm theo gợi ý sau: + Nêu các bước thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ dự án. + Nêu rõ thời gian hoàn thành các công đoạn và thời gian hoàn thành dự án -Kết luận: HS tìm hiểu được thông tin dự án về mô hình giao thông bằng giấy bìa cứng. Hoạt động 2: Thực hiện dự án - Mục tiêu: - HS thực hiện được dự án mô hình giao thông bằng giấy bìa cứng. - Cách tiến hành: - Gv yêu cầu HS tiến hành thực hiện dự án trong khoảng 1 tuần. - GV quan sát và hỗ trợ kịp thời khi HS gặp khó khăn. -Kết luận: Làm được mô hình giao thông bằng giấy bìa cứng và trang trí bằng giấy màu thủ công Hoạt động 2: Kết thúc dự án - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm và thuyết trình dự án. - GV tổ chức cho HS nhận xét và đánh giá sản phẩm. 3. Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại kiến thức vừa học. - GV hướng dẫn HS chuẩn bị cho tiết học sau. HS lắng nghe. HS thảo luận nhóm và đặt tên nhóm. HS theo dõi SHS. - Hs đại diện nhóm trình bày, nhận xét và bổ sung. - HS lựa chọn nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn của GV. - Nhóm trưởng họp nhóm và phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm. HS lắng nghe HS trưng bày sản phẩm. HS thuyết trình và đánh giá sản phẩm. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ...................................................................
File đính kèm:
- giao_an_mon_cong_nghe_lop_3_chuong_trinh_cuoi_nam.docx