Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2022-2023 - Trương Văn Hữu

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- HS hiểu về cách tạo ra màu thứ cấp, phân biệt màu thứ cấp và màu cơ bản.

- HS biết cách tìm ý tưởng thể hiện SPMT sử dụng các màu sắc sđã học.

- Biết sử dụng chất liệu phù hợp trong thực hành.

2. Năng lực:

- HS tạo được SPMT có sự kết hợp những màu sắc đã học.

- HS sử dụng được màu thứ cấp, màu cơ bản, màu đậm, màu nhạt trong thực hành, sáng tạo SPMT.

- HS nhận biết và thực hiện được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên SPMT từ giấy màu và màu vẽ.

3. Phẩm chất:

- HS yêu thích màu sắc và biết cách khai thác vẻ đẹp của màu sắc trong thực hành, sáng tạo SPMT.

- HS biết giữ gìn vệ sinh chung khi sử dụng màu sắc để thực hành.

 

docx 5 trang Đức Bình 21/12/2023 2620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2022-2023 - Trương Văn Hữu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2022-2023 - Trương Văn Hữu

Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2022-2023 - Trương Văn Hữu
Tuần 4
Thứ sáu ngày 30 tháng 9 năm 2022
MĨ THUẬT TCT 4 
CHỦ ĐỀ 3: MÀU SẮC EM YÊU
(Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- HS hiểu về cách tạo ra màu thứ cấp, phân biệt màu thứ cấp và màu cơ bản.
- HS biết cách tìm ý tưởng thể hiện SPMT sử dụng các màu sắc sđã học.
- Biết sử dụng chất liệu phù hợp trong thực hành.
2. Năng lực: 
- HS tạo được SPMT có sự kết hợp những màu sắc đã học.
- HS sử dụng được màu thứ cấp, màu cơ bản, màu đậm, màu nhạt trong thực hành, sáng tạo SPMT.
- HS nhận biết và thực hiện được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên SPMT từ giấy màu và màu vẽ.
3. Phẩm chất:
- HS yêu thích màu sắc và biết cách khai thác vẻ đẹp của màu sắc trong thực hành, sáng tạo SPMT.
- HS biết giữ gìn vệ sinh chung khi sử dụng màu sắc để thực hành.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Giáo viên:
- Một số tranh, ảnh, đồ vật quen thuộc, TPMT, video clip (nếu có)...giới thiệu về các màu sắc đề cập trong chủ đề.
- Hình ảnh SPMT thể hiện các màu sắc và chất liệu khác nhau để làm minh họa cho HS quan sát trực tiếp.
2. Học sinh:
- SGK mĩ thuật 3.
- Vở bài tập mĩ thuật 3.
- Giấy vẽ, giấy màu, bút chì, màu vẽ các loại, kéo, keo dán, đất nặn, vật liệu tái sử dụng. (Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để cho các em chuẩn bị). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HOẠT ĐỘNG: KHỞI ĐỘNG
- GV cho HS chơi TC: “Viết tên màu sắc”.
- Nêu luật chơi, thời gian, cách chơi.
- Khen ngợi HS.
- GV giới thiệu chủ đề.
2. HOẠT ĐỘNG: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
2.1. QUAN SÁT
a. Mục tiêu:
- HS biết khai thác hình ảnh có sự kết hợp của màu sắc trong thiên nhiên, trong cuộc sống và trong tranh vẽ của họa sĩ.
- Nhận biết được màu thứ cấp và cách tạo ra màu thứ cấp từ ba màu cơ bản.
- Nhận biết các màu thứ cấp có trong thiên nhiên và trong cuộc sống.
b. Nội dung:
- HS quan sát và nhận biết hình ảnh có sự kết hợp các màu sắc thông qua ảnh chụp các sự vật trong thiên nhiên, các đồ vật trong cuộc sống, tranh của họa sĩ.
- HS quan sát và nhận biết hình minh họa cách tạo ra màu thứ cấp, hình ảnh màu thứ cấp trong cuộc sống.
- HS trả lời câu hỏi để có định hướng về phần thực hành SPMT.
c. Sản phẩm:
- HS có nhận thức về sự kết hợp của màu sắc và các màu thứ cấp ở các phương diện:
+ Khai thác hình hảnh về sự kết hợp của màu sắc trong thiên nhiên, trong cuộc sống, trong tranh của họa sĩ.
+ Mô tả được cách tạo các màu thứ cấp từ ba màu cơ bản.
+ Tăng cường khả năng quan sát, nhận biết màu thứ cấp trong cuộc sống thông qua hình ảnh minh họa trong SGK và giáo cụ trực quan do GV chuẩn bị.
+ Liên hệ thực tế, nêu được tên các vật có màu thứ cấp trong cuộc sống.
d.Tổ chức thực hiện:
*Màu sắc trong thiên nhiên:
- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh trong SGK MT3, trang 14, trả lời câu hỏi gợi ý để nhận ra các màu sắc có trong thiên nhiên.
- GV có thể chuẩn bị thêm một số hình ảnh về thiên nhiên, con vật, hoa lá...có màu sắc phong phú cho HS quan sát và nhận biết.
- GV tóm tắt và bổ sung.
*Màu sắc trong cuộc sống:
- GV yêu cầu HS (cá nhân/nhóm) quan sát hình ảnh trong SGK MT3, trang 15, trả lời câu hỏi gợi ý để nhận ra các màu sắc có trong cuộc sống, đồng thời nêu được sự kết hợp màu sắc ở từng đồ vật trong hình minh họa theo nhận biết của HS.
- GV có thể chuẩn bị thêm một số đồ vật thật có sự kết hợp của các màu khác nhau, tổ chức cho HS thảo luận, trả lời câu hỏi và nhận biết.
- GV đưa câu hỏi cho HS liên hệ thực tế, yêu cầu HS nhớ lại nêu tên màu sắc ở các đồ vật khác đã từng thấy.
- GV tóm tắt và bổ sung.
*Màu sắc trong tranh của họa sĩ:
- GV cho HS quan sát tranh của họa sĩ ở SGK MT3, trang 16, thảo luận và trả lời câu hỏi gợi ý để tìm hiểu nội dung, màu sắc và sự kết hợp của các màu trong từng bức tranh:
+ Bức tranh có nội dung gì?
+ Em biết những màu nào trong hai bức tranh trên?
+ Các màu đậm, màu nhạt trong mỗi bức tranh được thể hiện như thế nào?
- GV tóm tắt, giới thiệu thêm vê tác giả, tác phẩm:
+ Hăng-ri-Ma-ti-xơ (1869-1954) là một họa sĩ người Pháp. Ông là họa sĩ tiên phong của trường phái Dã thú. Ông nổi tiếng với khả năng sử dụng ngôn ngữ màu sắc biểu cảm. Màu sắc trong tranh ông luôn nguyên sơ, nổi bật. Tác phẩm “Món ăn và trái cây trên thảm đỏ và đen” được vẽ bằng sơn dầu, năm 1901. 
+ Lương Xuân Nhị (1914-2006) là họa sĩ sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Ông được biết đến với những bức tranh sơn dầu và tranh lụa vê các đề tài: chân dung thiếu nữ, phong cảnh, cảnh sinh hoạt bình dị của Việt Nam. Ông là một trong những họa sĩ thời kì đầu của trường CĐMT Đông Dương, những tác phẩm của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa NT phương Tây qua cách diễn tả hình khối, chi tiết, ánh sáng, màu sắc và NT phương Đông trong việc diễn tả tập trung thần thái của người và cảnh. Bên cạnh đó, có thể thấy sự nhất quán trong quan điểm sáng tác của họa sĩ bởi các ý tưởng và cảm xúc luôn thể hiện được vẻ đẹp bình dị, thanh nhã của con người Việt Nam. 
- GV cũng có thể sử dụng một số TPMT có màu sắc đẹp để minh họa trực quan cho HS thuận tiện hình dung.
*Sự kết hợp của các màu cơ bản tạo nên màu thứ cấp:
- GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnh SGK MT3, trang 17, thảo luận và trả lời câu hỏi để nhận ra:
+ Củng cố kiến thức về ba màu cơ bản.
+ Tạo ra màu thứ cấp bằng cách kết hợp từ hai màu cơ bản.
- Tên ba màu thứ cấp.
- GV có thể chuẩn bị màu và dụng cụ pha màu. GV thực hiện thao tác pha màu minh họa cách tạo ba màu thứ cấp từ ba màu cơ bản cho HS quan sát, nhận biết và phân biệt.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK MT3, trang 17, trả lời câu hỏi để nhận biết bằng cách đọc tên màu thứ cấp có ở cánh hoa Dạ yến thảo, quả Cam và bình tưới cây.
- GV đưa câu hỏi gợi ý cho HS liên tưởng và kể tên các màu sắc của các cảnh vật, đồ vật khác trong cuộc sống có các màu giống ba màu thứ cấp: Cam, tím, xanh lá cây.
- Căn cứ ý kiến của HS, GV củng cố:
+ Màu sắc có ở trong thiên nhiên, trong cuộc sống làm cảnh vật và mọi thứ xung quanh chúng ta thêm tươi đẹp.
+ Ba màu cơ bản khi pha trộn với nhau có thể tạo ra ba màu thứ cấp.
- Có thể kết hợp các màu sắc khác nhau để tạo SPMT.
*Củng cố: 
- Yêu cầu HS nêu lại kiến thức bài học.
- Khen ngợi HS học tốt.
- Liên hệ thực tế cuộc sống.
- Đánh giá chung tiết học.
*Dặn dò:
- Bảo quản sản phẩm của Tiết 1.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu vẽ, tranh ảnh, vật liệu sẵn có, tái chế...cho tiết học sau.
- HS chọn đội chơi
- Chơi theo gợi ý của GV
- Hoan hô
- Mở bài học, ghi tên bài vào vở MT
- HS biết khai thác hình ảnh có sự kết hợp của màu sắc trong thiên nhiên, trong cuộc sống và trong tranh vẽ của họa sĩ.
- Nhận biết được màu thứ cấp và cách tạo ra màu thứ cấp từ ba màu cơ bản.
- Nhận biết các màu thứ cấp có trong thiên nhiên và trong cuộc sống.
- HS quan sát và nhận biết hình ảnh có sự kết hợp các màu sắc thông qua ảnh chụp các sự vật trong thiên nhiên, các đồ vật trong cuộc sống, tranh của họa sĩ.
- HS quan sát và nhận biết hình minh họa cách tạo ra màu thứ cấp, hình ảnh màu thứ cấp trong cuộc sống.
- HS trả lời câu hỏi để có định hướng về phần thực hành SPMT.
- HS có nhận thức về sự kết hợp của màu sắc và các màu thứ cấp ở các phương diện:
+ Khai thác hình hảnh về sự kết hợp của màu sắc trong thiên nhiên, trong cuộc sống, trong tranh của họa sĩ.
+ Mô tả được cách tạo các màu thứ cấp từ ba màu cơ bản.
+ Tăng cường khả năng quan sát, nhận biết màu thứ cấp trong cuộc sống thông qua hình ảnh minh họa trong SGK và giáo cụ trực quan do GV chuẩn bị.
+ Liên hệ thực tế, nêu được tên các vật có màu thứ cấp trong cuộc sống.
- HS quan sát hình ảnh trong SGK MT3, trang 14, trả lời câu hỏi gợi ý để nhận ra các màu sắc có trong thiên nhiên.
- HS quan sát và nhận biết một số hình ảnh về thiên nhiên, con vật, hoa lá...
- Lắng nghe, ghi nhớ
- HS (cá nhân/nhóm) quan sát hình ảnh trong SGK MT3, trang 15, trả lời câu hỏi gợi ý để nhận ra các màu sắc có trong cuộc sống, đồng thời nêu được sự kết hợp màu sắc ở từng đồ vật trong hình minh họa theo nhận biết của mình.
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi và nhận biết một số đồ vật thật có sự kết hợp của các màu khác nhau.
- HS liên hệ thực tế, nhớ lại và nêu tên màu sắc ở các đồ vật khác đã từng thấy.
- Lắng nghe, ghi nhớ
- HS quan sát tranh của họa sĩ ở SGK MT3, trang 16, thảo luận và trả lời câu hỏi gợi ý để tìm hiểu nội dung, màu sắc và sự kết hợp của các màu trong từng bức tranh.
- 1, 2 HS trả lời
- HS nêu
- HS trả lời
- Lắng nghe, tiếp thu kiến thức
- Bức tranh thuộc thể loại tranh tĩnh vật. Họa sĩ đã sử dụng những màu sắc nổi bật kết hợp một cách uyển chuyển với đường nét mạnh mẽ, dứt khoát để diễn tả những đồ vật, hoa quả quen thuộc trong cuộc sống.
- Tác phẩm “Bên bờ giếng” là bức tranh sơn dầu được họa sĩ sáng tác năm 1984. Với gam màu chủ đạo là màu xanh của những tán cây, rêu phong kết hợp với cam đất của tường nhà, đường làng...Bức tranh diễn tả không gian thanh bình đặc trưng của làng quê Bắc Bộ. Hình ảnh làng quê trong tranh được mô phỏng cô đọng ở một góc làng, nơi đó có lũy tre cạnh bờ giếng, những con trâu nhởn nhơ gặm cỏ, xa xa là mái nhà nhấp nhô đan xen với các tán cây và thấp thoáng bóng một vài đứa trẻ đang nô đùa...Tất cả hình ảnh trong bức tranh đã gợi cho người xem một cảm giác thư thái, nhẹ nhàng, gần gũi, thân thương.
- Quan sát, hình dung, nhận ra nội dung tranh qua hình ảnh, màu sắc...
- HS quan sát hình ảnh SGK MT3, trang 17, thảo luận và trả lời câu hỏi để nhận ra.
- Đỏ, vàng, xanh lam
- Đỏ + Vàng = Cam, vàng + xanh lam = xanh lá cây, đỏ + xanh lam = tím.
- Cam, tím, xanh lá cây
- HS quan sát, nhận biết và phân biệt cách tạo ra ba màu thứ cấp từ ba màu cơ bản.
- HS quan sát hình trong SGK MT3, trang 17, trả lời câu hỏi để nhận biết bằng cách đọc tên màu thứ cấp có ở cánh hoa Dạ yến thảo, quả Cam và bình tưới cây.
- HS liên tưởng và kể tên các màu sắc của các cảnh vật, đồ vật khác trong cuộc sống có các màu giống ba màu thứ cấp: Cam, tím, xanh lá cây.
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Màu sắc có ở trong thiên nhiên, trong cuộc sống làm cảnh vật và mọi thứ xung quanh chúng ta thêm tươi đẹp.
- Đỏ, vàng, xanh lam – Cam, tím, xanh lá cây.
- Theo cảm nhận riêng
- 1, 2 HS nêu
- Phát huy
- Mở rộng kiến thức từ bài học vào cuộc sống hàng ngày.
- Thực hiện ở nhà
- Chuẩn bị đầy đủ
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC (Nếu có)
............

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_3_tuan_4_nam_hoc_2022_2023_truong_van_h.docx