Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
– Biết được các màu thứ cấp và cách tạo các màu đó từ màu cơ bản. Bước đầu làm quen với tìm hiểu tác giả, tác phẩm mĩ thuật có sử dụng màu thứ cấp và biết được màu thứ cấp có ở xung quanh.
– Tạo được sản phẩm có các màu thứ cấp và tập trao đổi, chia sẻ trong thực hành.
– Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
2. Năng lực
- Trao đổi, chia sẻ trong học tập;
- Biết được màu thứ cấp có thể tìm thấy trong tự nhiên và đời sống;
- Sử dụng đồ dùng, vật liệu, họa phẩm phù hợp với hình thức thực hành, sáng tạo sản phẩm
3. Phẩm chất
- Có ý thức tìm hiểu vẻ đẹp của hình ảnh trong tự nhiên đời sống và sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, sản phẩm thủ công có các màu thứ cấp;
- Yêu thích, tôn trọng những sáng tạo của bạn bè và người khác; chuẩn bị đồ dùng giấy màu hoặc màu vẽ để thực hành, sáng tạo
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023
CHỦ ĐỀ 1: SÁNG TẠO MÀU SẮC TUẦN: 1 Ngày soạn:4/9/2022 Ngày dạy: Từ ngày 5/9 đến ngày 9/9/2022 BÀI 1: NHỮNG MÀU SẮC KHÁC NHAU (tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức – Biết được các màu thứ cấp và cách tạo các màu đó từ màu cơ bản. Bước đầu làm quen với tìm hiểu tác giả, tác phẩm mĩ thuật có sử dụng màu thứ cấp và biết được màu thứ cấp có ở xung quanh. – Tạo được sản phẩm có các màu thứ cấp và tập trao đổi, chia sẻ trong thực hành. – Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. 2. Năng lực - Trao đổi, chia sẻ trong học tập; - Biết được màu thứ cấp có thể tìm thấy trong tự nhiên và đời sống; - Sử dụng đồ dùng, vật liệu, họa phẩm phù hợp với hình thức thực hành, sáng tạo sản phẩm 3. Phẩm chất - Có ý thức tìm hiểu vẻ đẹp của hình ảnh trong tự nhiên đời sống và sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, sản phẩm thủ công có các màu thứ cấp; - Yêu thích, tôn trọng những sáng tạo của bạn bè và người khác; chuẩn bị đồ dùng giấy màu hoặc màu vẽ để thực hành, sáng tạo II. ĐỒ DÙNG DH: 1.Giáo viên: màu (màu sáp hoặc màu dạ, màu goát), giấy màu, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học. 2.Học sinh: màu sáp hoặc màu nước, bút chì, giấy a4, giấy màu, giấy bìa III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động mở đầu:Khởi động, kết nối. - Ổn định lớp: - KT đồ dùng học tập: - Khởi động: Tổ chức trò chơi “Màu sắc em thích” Nội dung: Viết tên các màu đã biết, kết hợp nhắc lại màu cơ bản và gợi mở nội dung bài học. - GV giới thiệu bài -Lớp trưởng báo cáo sĩ số -Nhóm trưởng KT, báo cáo - Viết tên một số màu - Giới thiệu màu cơ bản có trong và giới thiệu - HS nhắc lại tên bài: Những màu sắc khác nhau(tiết 1) Hoạt động Hình thành kiến thức mới. Quan sát, nhận biết - Yêu cầu HS quan sát hình minh họa tr.5, sgk, thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK ? Các màu tím, xanh lục, màu cam được gọi là gì? - Gv nhận xét, bổ sung - Giới thiệu các màu cơ bản và kết quả pha trộn ở mỗi cặp màu -YC HS quan sát hình 1, 2, 3 tr.6, sgk và trao đổi, chỉ ra màu thứ cấp trong mỗi hình ảnh. ? Chúng ta có thể tìm thấy màu thứ cấp ở đâu? - GV nhận xét, bổ sung.Giới thiệu màu thứ cấp và một số thông tin về hình 1, 2, 3 (tác giả, tác phẩm, sản phẩm, nét văn hóa ẩm thực). *Liên hệ thực tế: - Yêu cầu Hs quan sát, tìm màu thứ cấp trong lớp, trường; liên hệ với đời sống thực tiễn KL: Có thể tìm thấy các màu thứ cấp trong thiên nhiên, trong đời sống và trong các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật - Quan sát, thảo luận (nhóm đôi HS), Màu tím được tạo nên từ màu đỏ và xanh lam Màu xanh lục được tạo nên từ màu xanh lam và màu vàng Màu cam được tạo nên từ màu vàng và màu đỏ -Là màu thứ cấp - Lắng nghe, quan sát GV giải thích/thị phạm -Quan sát, thảo luận nhóm đôi Hình 1: màu thứ cấp có ở trang phục mẹ và con, chiếc ghế, con mèo.. Hình 2:xôi tím, xanh lá, xôi màu cam Hình 3:màu xanh lá nền phia trên, màu tím nền phía dưới, màu sắc trên đồ vật -Có thể tìm thấy trong thiên nhiên, trong đời sống, trong các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật HS nêu một số màu sắc quan sát được trong lớp, trong trường Hoạt động Luyện tập, thực hành. 2.1.Hướng dẫn cách thực hành sáng tạo a. Tạo màu thứ cấp từ các màu cơ bản (tr.6, sgk). - Yêu cầu Hs quan sát hình minh họa, giới thiệu cách tạo màu mỗi thứ cấp từ các màu cơ bản bằng màu sáp. - GV nhận xét - Hướng dẫn Hs trộn màu theo từng cặp màu cơ bản để tạo màu tím, màu xanh lá, màu cam b. Tạo sản phẩm tranh bằng cách vẽ màu; xé, cắt xé dán giấy (Tr.7, Sgk) - Yêu cầu Hs quan sát hình minh họa và thảo luận: Kể tên một số hình ảnh trong mỗi bức tranh? Hình ảnh nào là chính, phụ? Nêu cách vẽ màu; cách vẽ, xé, cắt dán? Mỗi bức tranh có màu thứ cấp nào? Có màu nào khác?... - GV nhận xét - Giới thiệu, hướng dẫn cách vẽ màu; vẽ, xé, cắt dán tạo bức tranh tĩnh vật có các màu thứ cấp là chính, có thể thêm màu khác. Nhấn mạnh bước vẽ hình. 2.2. Tổ chức HS thực hành, thảo luận - YC HS: + Thực hành: Vẽ hình ảnh (hoa, quả, đồ vật yêu thích) bằng nét. + Quan sát bạn thực hành và trao đổi/nêu câu hỏi, chia sẻ về hình ảnh sẽ được vẽ trong tranh của mình, hình ảnh nào vẽ trước, ở giữa bức tranh - Nếu còn thời gian, có thể gợi mở HS vẽ màu hoặc xé, cắt dán, sử dụng màu thứ cấp (màu vẽ, giấy màu) là chính. 2.3. Cảm nhận, chia sẻ : - Tổ chức HS trưng bày sản phẩm và quan sát - Gợi ý HS giới thiệu: Sản phẩm có những hình ảnh nào? Hình ảnh nào to, hình ảnh nào nhỏ? Thích hình vẽ của bạn nào nhất?... - GV tổng kết, nhận xét kết quả thực hành; gợi mở HS chia sẻ ý tưởng sẽ hoàn thành sản phẩm bằng cách vẽ màu hay xé, cắt, dán?... - Quan sát - Giới thiệu cách tạo mỗi màu thứ cấp - Nhận xét trả lời của bạn và bổ sung - Thực hành theo hướng dẫn của thầy/cô - Quan sát, trao đổi, tìm hiểu cách vẽ tranh - Trả lời câu hỏi; nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn - Lắng nghe, quan sát thầy/cô thị phạm, hướng dẫn - Thực hành tạo sản phẩm cá nhân - Quan sát, trao đổi với bạn trong nhóm - Trưng bày SP của mình - Quan sát SP của mình, của các bạn - Giới thiệu, chia sẻ cảm nhận, ý tưởng Hoạt động vận dụng. - Gợi mở HS liên hệ hình ảnh yêu thích trên sản phẩm của mình hoặc của bạn với đời sống, VD: tên loài hoa, quả, đồ vật, cách sử dụng. - Nhắc Hs bảo quản sản phẩm và mang đến lớp vào tiết học tiếp theo để hoàn thành sản phẩm. - Lưu ý HS: Chuẩn bị màu hoặc giấy màu phù hợp với cách thực hành vẽ hoặc xé, cắt dán. Có thể kết hợp vẽ màu với giấy màu. - Chia sẻ - Lắng nghe dặn dò của thầy/cô IV.Nội dung điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy ( nếu có) ................................................................................................................................................... TUẦN: 1 Ngày dạy: Từ ngày5/9 đến ngày 9/9/2022 BÀI 1: NHỮNG MÀU SẮC KHÁC NHAU ( tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức – Tạo được sản phẩm có các màu thứ cấp và tập trao đổi, chia sẻ trong thực hành. – Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. 2. Năng lực - Trao đổi, chia sẻ trong học tập; - Biết được màu thứ cấp có thể tìm thấy trong tự nhiên và đời sống; - Sử dụng đồ dùng, vật liệu, họa phẩm phù hợp với hình thức thực hành, sáng tạo sản phẩm 3. Phẩm chất - Có ý thức tìm hiểu vẻ đẹp của hình ảnh trong tự nhiên đời sống và sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, sản phẩm thủ công có các màu thứ cấp; - Yêu thích, tôn trọng những sáng tạo của bạn bè và người khác; chuẩn bị đồ dùng giấy màu hoặc màu vẽ để thực hành, sáng tạo II. ĐỒ DÙNG DH: 1.Giáo viên: màu (màu sáp hoặc màu dạ, màu goát), giấy màu, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học. 2.Học sinh: màu sáp hoặc màu nước, bút chì, giấy a4, giấy màu, giấy bìa III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động mở đầu:Khởi động, kết nối. - Ổn định lớp: - KT đồ dùng học tập: - Khởi động: Trò chơi tiếp sức: “Ai nhanh, ai đúng” - Nội dung: Giới thiệu màu thứ cấp - Hình thức: Làm việc nhóm (6 thành viên/nhóm) - Chuẩn bị Một số tờ giấy (theo số lượng nhóm chơi), trên tờ giấy (A3) có sẵn 3 ô hình (tròn hoặc vuông, hình quả, lá) và dán trên bảng. - Cách chơi: Mỗi thành viên lên vẽ một màu thứ cấp vào ô hình có sẵn (có thể không cần vẽ kín màu); thành viên khác viết tên màu vào phần bên cạnh mỗi ô hình đã vẽ màu. - Đánh giá: Nhanh, đúng 3 màu thứ cấp ở hình và tên màu. => Tổng kết trò chơi, nhắc lại kiến thức của bài học đã tìm hiểu ở tiết 1. Giới thiệu nội dung tiết 2. -Lớp trưởng báo cáo sĩ số -Nhóm trưởng KT, báo cáo - Một số nhóm tham gia chơi - Các nhóm khác/học sinh khác cỗ vũ, nhận xét. HS nhắc lại tên bài: Những màu sắc khác nhau(tiết 2) Hoạt động Hình thành kiến thức mới Quan sát, nhận biết - Tổ chức HS quan sát một số sản phẩm tham khảo ở tr.8, Sgk và sản phẩm/tác phẩm sưu tầm; -YC HS nêu theo cảm nhân: + Hình ảnh, màu thứ cấp, màu khác có trên mỗi sản phẩm + Hình thức thực hành (vẽ; xé, cắt, dán, nặn, in). - GV nhận xét - Giới thiệu rõ hơn: hình ảnh, hình thức, chất liệu thực hành ở mỗi SP - Tổ chức HS đặt trên bàn sản phẩm đã vẽ bằng nét ở tiết 1 và gợi mở HS quan sát. - KL:Màu thứ cấp được sử dụng chính trong các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. Có thể sử dụng màu thứ cấp bằng nhiều hình thức và chất liệu khác nhau như vẽ, xé, cắt, dán, nặn,in.. Gợi ý HS: Có thể vẽ màu; có thể xé, cắt, dán hoặc kết hợp vẽ màu với xé dán để hoàn thành bức tranh đã vẽ nét ở tiết 1. - Quan sát, trao đổi - Giới thiệu màu thứ cấp trong mỗi hình ảnh - Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. - Chia sẻ, lắng nghe HS mang sản phẩm lên bảng và giới thiệu một số hình ảnh vẽ trên sản phẩm, chia sẻ ý tưởng hoàn thành sản phẩm bằng cách nào (vẽ; cắt, xé, dán). Hoạt động Luyện tập, Thực hành 2.1. Hướng dẫn cách thực hành sáng tạo - Nhắc lại cách thực hành vẽ màu; xé, cắt dán và hoàn thành tạo sản phẩm – Lưu ý HS: Dùng màu thứ cấp (màu vẽ, giấy màu) là chính và nhiều hơn màu khác. 2.2. Tổ chức HS thực hành, thảo luận - YC HS: + Sử dụng màu vẽ hoặc giấy màu dể hoàn thành sản phẩm đã vẽ nét ở tiết 1. Có thể vẽ màu; có thể xé, cắt, dán hoặc kết hợp vẽ màu với xé dán; có thể vẽ, xé, dán thêm hình ảnh khác (mây, trời, ô cửa sổ). - Quan sát HS thực hành, trao đổi và có thể hướng dẫn một số thao tác, cách giữ vệ sinh hoặc hỗ trợ HS thực hành tốt hơn - Quan sát, lắng nghe - Có thể nêu câu hỏi - Thực hành: vẽ màu hoặc cát, xé, dán giấy màu để hoàn thành sản phẩm đã vẽ nét ở tiết 1. - Quan sát, trao đổi với bạn 2.3. Cảm nhận, chia sẻ - Tổ chức HS trưng bày sản phẩm -YC HS quan sát, giới thiệu: + Cách thực hiện? Hình ảnh nào có màu thứ cấp, màu khác? +Thích sản phẩm của bạn nào nhất?... - Tóm tắt nhận xét chia sẻ của HS, kết quả thực hành và nội dung bài học. - Trưng bày SP của mình - Quan sát SP của mình, của các bạn - Giới thiệu, chia sẻ cảm nhận Hoạt động Vận dụng - Hướng dẫn HS quan sát một số hình ảnh và gợi mở: nêu tên sản phẩm, giới thiệu một số hình ảnh, màu sắc... - Tóm tắt chia sẻ của HS, gợi nhắc HS: Có thể sử dụng màu thứ cấp và các màu khác để vẽ thêm bức tranh về phong cảnh, về khám chữa bệnh và các hoạt động khác trong đời sống hàng ngày. - Tổng kết bài học, hướng dẫn HS chuẩn bị học bài 2. - Chia sẻ - Lắng nghe dặn dò của thầy/cô IV.Nội dung điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy ( nếu có) ........................................................................................................................................................................................... --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- TUẦN 2 Ngày soạn:11/9/2022 Ngày dạy: Từ ngày 12/9 đến ngày 16/9/2022 BÀI 2: SÁNG TẠO VỚI VẬT LIỆU CÓ MÀU ĐẬM, MÀU NHẠT ( tiết 1) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức – Nêu được màu đậm, màu nhạt ở vật liệu sẵn có và cách tạo sản phẩm thủ công bằng cách cắt, đan, dán giấy hoặc bìa giấy – Tạo được sản phẩm có màu đậm, màu nhạt từ vật liệu sẵn có và tập trao đổi, chia sẻ. – Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chỉ ra được màu đậm, màu nhạt trên sản phẩm của mình, của bạn và chia sẻ cảm nhận. 2. Năng lực - Trao đổi, chia sẻ; xác định độ dài, rộng của các nan giấy, khổ giấy dùng làm nan đan, khung tranh để tạo sản phẩm có màu đậm, màu nhạt... 3. Phẩm chất - Có ý thức sưu tầm, chuẩn ... hảo cách tạo sản phẩm mục vận dụng trong SGK hoặc có thể dùng sản phẩm tiết 1 để tạo sản phẩm nhóm. -Thảo luận - Thực hành Hoạt động 4: Tổ chức HS trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về SP – Tổ chức HS, quan sát các sản phẩm trong lớp.Gợi mở HS chia sẻ về sản phẩm, ví dụ: + Nhóm em sáng tạo hình ảnh gì trên sản phẩm in? + Em cùng bạn đã sử dụng vật liệu gì để tạo sản phẩm? + Em thích sản phẩm của nhóm nào, vì sao? – Đánh giá kết quả học tập của HS - Trưng bày, quan sát và trao đổi. - Giới thiệu, chia sẻ cảm nhận Hoạt động 5. Củng cố , tổng kết tiết học và gợi mở vận dụng – Nhận xét ý thức chuẩn bị bài học và quá trình học tập, thực hành, thảo luận và sản phẩm của HS – Nhắc HS đọc và chuẩn bị học bài mới 16. - Trưng bày, quan sát, chia sẻ ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................. TUẦN 31 Ngày soạn 9/4/2023 Ngày dạy: từ 10/4 đến 14/4/2023 BÀI 16: EM YÊU THIÊN NHIÊN (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức – Kể được một số động, thực vật trong tự nhiên; bước đầu tìm hiểu vẻ đẹp của hình ảnh trong tự nhiên và hình ảnh sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật chủ đề thiên nhiên. – Tạo được sản phẩm nặn về đề tài thiên nhiên và tập trao đổi, chia sẻ trong thực hành. – Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. 2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác - Trao đổi, chia sẻ; vận dụng hiểu biết về động thực vật trong tự nhiên vào thực hành tạo sản phẩm; vận dụng được một số kĩ năng tạo hình với đất nặn vào thực hành, sáng tạo 3. Phẩm chất - Chuẩn bị đồ dùng học tập; yêu quí, giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên; Tôn trọng sự lựa chọn hình ảnh thể hiện của II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - HS: Vở thực hành, giấy a4, đất nặn, màu, bìa giấy - GV: Máy tính, các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động Mở đầu -GV kiểm tra sỉ số học sinh, kiểm tra đồ dùng học tập -Trình chiếu video cảnh thiên nhiên. Yêu cầu các nhóm viết tên những hình ảnh có trong video, nhóm nào viết được nhiều hình ảnh đúng và nhanh sẽ giành chiến thắng -GV cho học sinh nhận xét chéo tuyên dương và gới thiệu nội dung bài mới -LT báo cáo -Quan sát và làm việc nhóm -Nhận xét Hoạt động Hình thành kiến thức mới *Quan sát nhận biết - Hướng dẫn HS quan sát hình ảnh (tr.62, SGK) và trao đổi, trả lời câu hỏi trong SGK. - Tổ chức Hs chia sẻ, nhận xét, bổ sung câu trả lời. - Nhận xét, tóm tắt chia sẻ của HS; - Giới thiệu về mỗi hình ảnh, liên hệ bồi dưỡng ở HS tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ, chăm sóc động thực vật ở xung quanh - Có thể giới thiệu thêm một số hình ảnh, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật về chủ đề động thực vật trong thiên nhiên. 2.1. Hướng dẫn HS thực hành: Sáng tạo sản phẩm tổ chim (tr.63, sgk) - Tổ chức HS quan sát, thảo luận: H/ Các bước tạo sản phẩm tổ chim? H/ Hình ảnh chính, phụ? H/Màu sắc ở hình ảnh chính, phụ? - Nhận xét câu trả lời, bổ sung của Hs, kết hợp trình chiếu/thị phạm minh họa hướng dẫn cách thực hành tạo sản phẩm dạng 3D. +B1: Tạo hình thân cây, cành cây +B2: Tạo hình tán lá cây hoặc từng chiếc lá cây +B3:Tạo hình chim mẹ, chim con, sắp đặt chim mẹ, con ở giữa các cành cây +B4:Tạo hình tổ chim và điều chỉnh vị trí các hình ảnh theo ý thích Lưu ý HS: Một số kĩ năng vê tròn, lăn dọc, ấn dẹt để tạo thân cây, tán lá, hình con chim - Có thể giới thiệu thêm một số sản phẩm nặn cùng chủ đề, có hình dạng cây, con vật khác nhau. - Quan sát, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi - Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. - Lắng nghe, có thể đặt câu hỏi - Quan sát - Thảo luận, trả lời câu hỏi của GV - Nhận xét trả lời của bạn và bổ sung - Quan sát, nghe Gv hướng dẫn thực hành. Có thể nêu câu hỏi 2.2. Tổ chức HS thực hành, thảo luận - Giao nhiệm cho HS: + Thực hành cá nhân: Tạo sản phẩm chủ đề thiên nhiên theo ý thích bằng đất nặn + Quan sát các bạn trong nhóm/bạn bên cạnh và trao đổi, chia sẻ về ý tưởng chọn hình dáng cây, con vật hoặc hình ảnh nào khác; hỏi ý tưởng thực hành của bạn - Gợi mở HS: có thể tạo hình cây, núi, sông, con gà, con mèo, con hươu, con voi mức độ đơn giản - Lưu ý HS: bảo đảm vệ sinh trong thực hành - Quan sát HS thực hành, trao đổi, hỗ trợ - Thực hành - Quan sát, trao đổi với bạn trong nhóm 3. Cảm nhận, chia sẻ - Tổ chức HS trưng bày sản phẩm và quan sát, gợi mở HS nhận xét, chia sẻ. - Tóm tắt trao đổi chia sẻ của HS, nhận xét kết quả thực hành; gợi nhắc nội dung chính của tiết học; liên hệ bồi dưỡng phẩm chất - Trưng bày sản phẩm - Quan sát các sản phẩm - Chia sẻ cảm nhận Hoạt động Vận dụng - Nhắc Hs bảo quản sản phẩm và mang đến lớp vào tiết học tiếp theo. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC .................................................................................................................................................................................................................................................................................... TUẦN 32 Ngày soạn 16/4/2023 Ngày dạy: từ 17/4 đến 21/4/2023 BÀI 16: EM YÊU THIÊN NHIÊN (tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Tạo được sản phẩm nặn về đề tài thiên nhiên và tập trao đổi, chia sẻ trong thực hành. – Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. 2. Năng lực -Trao đổi, chia sẻ; vận dụng hiểu biết về động thực vật trong tự nhiên vào thực hành tạo sản phẩm; - Vận dụng được một số kĩ năng tạo hình với đất nặn vào thực hành, sáng tạo 3. Phẩm chất Chuẩn bị đồ dùng học tập; yêu quí, giữ gìn, bảo vệ, chăm sóc thiên nhiên; Tôn trọng sự lựa chọn hình ảnh thể hiện của bạn bè và những sáng tạo của người khác II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - HS: Vở thực hành, giấy a4, đất nặn, màu, bìa giấy - GV: Máy tính, các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Quan sát, nhận biết - Giới thiệu, nhắc lại nội dung chính ở tiết 1 và gợi mở HS chia sẻ - Tóm tắt chia sẻ của HS. - Tổ chức Hs quan sát một số sản phẩm tạo hình 2D về chủ đề thiên nhiên bằng đất nặn; kích thích Hs hứng thú với thực hành. - Quan sát, chia sẻ. Thực hành, sáng tạo : 2.1. Hướng dẫn HS thực hành: Sáng tạo sản phẩm Đàn cá (tr.63, sgk) - Tổ chức HS quan sát, thảo luận: Nêu cách thực hành, giới thiệu các hình ảnh ở sản phẩm. H/ Các bước tạo sản phẩm đàn cá? H/ Hình ảnh chính, phụ? H/Màu sắc ở hình ảnh chính, phụ? - Nhận xét câu trả lời, bổ sung của Hs, kết hợp trình chiếu/thị phạm hướng dẫn cách thực hành tạo một sô ảnh trên sản phẩm dạng 2D. +B1: Tạo hình các con cá +B2:Tạo thêm các hình rong rêu và đặt vào vị trí phù hợp +B3: Tạo thêm bong bóng và hoàn thiện sản phẩm Lưu ý HS: Có thể dùng giấy có sẵn màu để tạo màu nền cho sản phẩm. - Có thể giới thiệu thêm một số sản phẩm nặn cùng chủ đề, có các hình ảnh khác nhau: rong, rêu, san hô, cá, cua, tôm - Lắng nghe nhiệm vụ - Có thể đặt câu hỏi - Thực hiện nhiệm vụ học tập 2.2. Tổ chức HS thực hành, thảo luận - Giao nhiệm cho HS: + Thực hành cá nhân: Tạo sản phẩm chủ đề thiên nhiên theo ý thích bằng đất nặn (dạng 2D). + Quan sát các bạn trong nhóm/bạn bên cạnh và trao đổi, chia sẻ về ý tưởng chọn hình ảnh (ao, sông, biển, con tôm, cua, cá); hỏi ý tưởng thực hành của bạn - Lưu ý HS: Giữ vệ sinh trong thực hành - Quan sát HS thực hành, trao đổi, hỗ trợ HS - Thực hành: Sử dụng đất nặn tạo sản phẩm dạng 2D - Quan sát bạn và trao đổi, chia sẻ 3. Cảm nhận, chia sẻ - Hướng dẫn HS trưng bày, gợi mở nội dung chia sẻ. - Tóm tắt, trao đổi chia sẻ của HS, nhận xét kết quả thực hành, - Trưng bày sản phẩm và quan sát, Chia sẻ cảm nhận 4. Vận dụng - Nhắc HS bảo quản sản phẩm và mang đến lớp để tiếp tục tạo thêm hình ảnh cho sản phẩm. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................. TUẦN 33 Ngày soạn 1/5/2023 Ngày dạy: từ 4/5 đến 6/5/2023 BÀI 16: EM YÊU THIÊN NHIÊN (tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Tạo được sản phẩm nặn về đề tài thiên nhiên và tập trao đổi, chia sẻ trong thực hành. – Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. 2. Năng lực -Trao đổi, chia sẻ; vận dụng hiểu biết về động thực vật trong tự nhiên vào thực hành tạo sản phẩm; - Vận dụng được một số kĩ năng tạo hình với đất nặn vào thực hành, sáng tạo 3. Phẩm chất Chuẩn bị đồ dùng học tập; yêu quí, giữ gìn, bảo vệ, chăm sóc thiên nhiên; Tôn trọng sự lựa chọn hình ảnh thể hiện của bạn bè và những sáng tạo của người khác II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - HS: Vở thực hành, giấy a4, đất nặn, màu, bìa giấy - GV: Máy tính, các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Quan sát, nhận biết - Giới thiệu, nhắc lại nội dung chính ở tiết 1, 2 và gợi mở HS chia sẻ - Tóm tắt chia sẻ của HS. - Tổ chức Hs quan sát hình minh họa cách tạo sản phẩm vẽ, in, nặn (tr.64, sgk). Gợi mở HS nhận ra và nêu hình thức thực hành tạo sản phẩm; kích thích Hs hứng thú với thực hành. - Quan sát, chia sẻ. 2. Thực hành, sáng tạo 2.1. Hướng dẫn HS thực hành: sản phẩm vẽ, in, nặn (tr.64 sgk) - Tổ chức HS quan sát, thảo luận: Nêu cách thực hành, giới thiệu các hình ảnh ở sản phẩm. - Nhận xét câu trả lời, bổ sung của Hs, kết hợp trình chiếu/thị phạm hướng dẫn cách thực hành tạo một số ảnh bằng hình thức vẽ, in, nặn. Lưu ý: Gợi nhắc HS sự khác nhau giữa các hình thức vẽ, in, nặn - Có thể giới thiệu thêm một số sản phẩm cùng chủ đề thiên nhiên và có kết hợp hình thức vẽ, in, nặn. - Lắng nghe nhiệm vụ - Có thể đặt câu hỏi - Thực hiện nhiệm vụ học tập 2.2. Tổ chức HS thực hành, thảo luận - Giao nhiệm cho HS: + Thực hành cá nhân: Sử dụng sản phẩm 2D dã tạo ở tiết 2 và in, vẽ thêm hình ảnh yêu thích trên sản phẩm Gợi mở HS: Có thể vẽ hoặc in thêm hình lá cây, hình sóng nước, hình mặt trời trên sản phẩm 2D đã tạo ở tiết 2 + Quan sát bạn trong nhóm/bạn bên cạnh và có thể học hỏi cách tạo hình của bạn - Lưu ý HS: Giữ vệ sinh trong thực hành - Quan sát HS thực hành, trao đổi, hỗ trợ HS - Thực hành hoàn thành sản phẩm cá nhân - Quan sát bạn thực hành và trao đổi, chia sẻ 3. Cảm nhận, chia sẻ - Hướng dẫn HS trưng bày, gợi mở nội dung chia sẻ. - Tóm tắt, trao đổi chia sẻ của HS, nhận xét kết quả thực hành, - Trưng bày sản phẩm và quan sát, Chia sẻ cảm nhận 4. Vận dụng, tổng kết bài học - Gợi nhắc HS có thể tạo thêm sản phẩm chủ đề thiên nhiên bằng hình thức thực hành theo ý thích: vẽ, in, nặn, cắt xé, dán hoặc kết hợp một số hình thức - Nhắc Hs chuẩn bị học bài 17. Lắng nghe, có thể chia sẻ mong muốn thực hành IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_lop_3_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2022_2023.docx