Giáo án Mĩ thuật 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Văn Hùng

Chủ đề 1:

HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG MĨ THUẬT (4 TIẾT)

BÀI 1: HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG SÁNG TẠO MĨ THUẬT

Môn học: Mĩ thuật; lớp: 8

Thời gian thực hiện: 02 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

- Biết cách thể hiện tạo hình con người theo nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với tương quan tỉ lệ cơ thể người.

- Có khả năng ghi chép được dáng ngưởi trạng thái tĩnh- động mức độ đơn giản.

2. Phẩm chất

- Cảm nhận được vẻ đẹp và biết chia sẻ cách khai thác hình tượng con người trong sáng tạo SPMT.

- Biết được sự đa dạng trong sáng tạo nghệ thuật, từ đó thêm yêu thích môn học và có nhiều hơn cách tiếp cận, lựa chọn thể hiện hình tượng con người trong thực hành, sáng tạo SPMT.

- Nghiêm túc trong việc đánh giá sản phẩm mĩ thuật của bản thân và nhóm bạn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Một số hình ảnh, clip giới thiệu cách thể hiện dáng người để trình chiếu trên Powerpoint để HS quan sát.

- Một số hình ảnh TPMT thể hiện hình tượng con người để làm minh họa, phân tích cách thể hiện cho HS quan sát trực tiếp.

- Một số SPMT thể hiện hình tượng con người với các chất liệu khác nhau.

2. Học sinh

- Sưu tầm các hình ảnh về các dáng người trong các hoạt động khác nhau.

- Công cụ: màu vẽ, chì, giấy vẽ A4.

 

docx 108 trang Đức Bình 25/12/2023 2040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Văn Hùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ thuật 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Văn Hùng

Giáo án Mĩ thuật 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Văn Hùng
Trường: THCS Đồng Văn
 Tổ: Khoa học tự nhiên
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn Hùng
Tiết theo PPCT: 01,02 Ngày soạn:28 tháng 9 năm 2023
Chủ đề 1:
HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG MĨ THUẬT (4 TIẾT)
BÀI 1: HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG SÁNG TẠO MĨ THUẬT 
Môn học: Mĩ thuật; lớp: 8
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
- Biết cách thể hiện tạo hình con người theo nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với tương quan tỉ lệ cơ thể người.
- Có khả năng ghi chép được dáng ngưởi trạng thái tĩnh- động mức độ đơn giản. 
2. Phẩm chất
- Cảm nhận được vẻ đẹp và biết chia sẻ cách khai thác hình tượng con người trong sáng tạo SPMT.
- Biết được sự đa dạng trong sáng tạo nghệ thuật, từ đó thêm yêu thích môn học và có nhiều hơn cách tiếp cận, lựa chọn thể hiện hình tượng con người trong thực hành, sáng tạo SPMT. 
- Nghiêm túc trong việc đánh giá sản phẩm mĩ thuật của bản thân và nhóm bạn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Một số hình ảnh, clip giới thiệu cách thể hiện dáng người để trình chiếu trên Powerpoint để HS quan sát. 
- Một số hình ảnh TPMT thể hiện hình tượng con người để làm minh họa, phân tích cách thể hiện cho HS quan sát trực tiếp.
- Một số SPMT thể hiện hình tượng con người với các chất liệu khác nhau.
2. Học sinh
- Sưu tầm các hình ảnh về các dáng người trong các hoạt động khác nhau.
- Công cụ: màu vẽ, chì, giấy vẽ A4.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)
a) Mục tiêu
Huy động được những kiến thức thực tế để phục vụ cho học tập và giới thiệu nội dung tìm hiểu trong bài học.
b) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên yêu cầu HS thực hiện ở lớp nhiệm vụ sau:
Nội dung: 
- Trưng bày và giới thiệu một số hình ảnh các dáng người trong các hoạt động khác nhau.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp theo phân công. GV theo dõi, điều hành.
Sản phẩm:
Hình ảnh các dáng người ở các hoạt động khác nhau.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV chọn 1- 2 nhóm giới thiệu qua về các hình ảnh mà nhóm đã tầm được. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV kết luận: 
Từ những hoạt động thường ngày của của cuộc sống, hình tượng con người được tái hiện qua sáng tạo ở các tác phẩm mĩ thuật vớí lối tạo hình riêng của mỗi nghệ sĩ. Bằng các chất liệu và phong cách tạo hình khác nhau, mỗi tác giả có thể tạo ra những cảm xúc thẩm mĩ khác biệt ở từng tác phẩm.Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu hình tượng con người trong một số tác phẩm mĩ thuật khác nhau,từ đó giúp các em có khả năng ghi chép các dáng ngưởi ở trạng thái tĩnh- động mức độ đơn giản. 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (20 phút) 
a) Mục tiêu
- HS biết đến một số tạo hình nhân vật được thể hiện trong TPMT.
- Thông qua phân tích một số TPMT (hội họa, điêu khắc), HS biết được một số cách tạo hình nhân vật.
- HS biết cách thể hiện dáng người bằng hình thức vẽ kí họa.
b) Tổ chức thực hiện
2.1. Nhiệm vụ 1: Quan sát (10 phút)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ theo các nội dung:
- Nhóm 1, 2, 3: Tìm hiểu hình tượng con người trong các tác phẩm hội họa.
- Nhóm 4, 5, 6: Tìm hiểu hình tượng con người trong các tác phẩm điêu khắc.
Nội dung: Quan sát hình ảnh minh hoạ SGK Mĩ thuật 8, trang 5, 6 trả lời câu hỏi:
- Tìm hiểu tạo hình con người trong tác phẩm hội họa
+Tạo hình con người trong các tác phẩm hội họa dưới đây có những đặc điểm gì?
+Em thích cách thể hiện hình tượng con người trong tác phẩm hội họa nào dưới đây?Vì sao?
- Tìm hiểu tạo hình con người trong tác phẩm điêu khắc
+Tạo hình con người trong các tác phẩm điêu khắc có những đặc điểm gì?
+Em thích cách thể hiện hình tượng con người nào trong các tác phẩm điêu khắc đã biết?Vì sao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp, thảo luận, trả lời câu hỏi theo nhóm được phân chia. GV theo dõi, điều hành.
Sản phẩm: 
- Tạo hình con người trong tác phẩm hội họa
+ Tạo hình con người trong các tác phẩm hội họa trên đây có những đặc điểm: cơ bản là tạo hình khá giống với con người thật nhưng hơi hơi giống với hoạt hình.
+ Em thích cách thể hiện con người trong tác phẩm mĩ thuật 2 vì nó không bị rối, dễ nhìn.
- Tạo hình con người trong tác phẩm điêu khắc
+ Tạo hình con người trong tác phẩm điêu khắc có những đặc điểm: mang tính trừu tượng.
+Em thích cách thể hiện hình tượng trong tác phẩm điêu khắc 2 vì sự trừu tượng của nó và nội dung của nó, thể hiện sự yêu thương, gắn kết bền chặt của con người.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV chọn 1- 2 nhóm l trình bày phần tìm hiểu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, chia sẻ các ý kiến của mình. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
Căn cứ ý kiến phát biểu của HS, GV đưa ra một số ý để chốt kiến thức:
- Có nhiều cách xây dựng hình tượng con người trong sáng tạo mĩ thuật.
- Mỗi cách tạo hình nhân vật có đặc điểm và thể hiện những phong cách sáng tạo riêng của mỗi nghệ sĩ.
2.2. Nhiệm vụ 2: Cách thể hiện (10 phút)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ theo các nội dung: 
Nội dung: Quan sát một hình ảnh (tr 6, 7, SGK MT8), thảo luận, tìm hiểu các bước thực hiện kí họa dáng người.
- Trình bày các bước thực hiện kí họa dáng người?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ: tìm hiểu các bước thực hiện kí họa dáng người. 
- GV quan sát, điều hành.
Sản phẩm: Các bước thực hiện kí họa dáng người.
Bước1: Phác các nét chính của mẫu vẽ .
Bước 2: Dùng nét thể hiện hình dáng của mẫu vẽ.
Bước 3: Thể hiện đặc điểm của mẫu vẽ.
Bước 4: Hoàn thiện bản kí họa.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV tổ chức báo cáo, thảo luận: 
- Chọn 2 - 3  HS  trình bày các bước thể hiện kí họa dáng người, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, chia sẻ các ý kiến của mình. 
- GV cho HS thảo luận, chia sẻ về cách thực hành thể hiện với các chất liệu, cách thức khác nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV kết luận: 
Các em có thể thực hiện kí họa dáng người bằng nhiều cách thức, chất liệu khác nhau. Có thể thực hiện kí họa bằng màu nước,bút chì,bút sắt...
- Dùng nét thể hiện các hướng chính, những đường nét xung quanh của mẫu vẽ. 
- Từ những nét khái quát, quan sát để thể hiện hình dáng của mẫu vẽ.
- Lựa chọn và thể hiện một số đặc điểm riêng của mẫu vẽ.
- Thể hiện mốt số sắc độ và hoàn thiện mẫu vẽ.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (55 phút)
a) Mục tiêu
- HS lựa chọn và sử dụng được công cụ, vật liệu phù hợp để thực hành, sáng tạo.
- HS thực hiện được kí họa dáng người các bạn xung quanh ở mức độ đơn giản.
- Biết cách nhận xét, đánh giá được sản phẩm của bạn, nhóm. Trình bày những cảm nhận trước nhóm, lớp.
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao cho HS nhiệm vụ tại lớp. 
Nội dung: 
Em hãy vẽ một số dáng người của các bạn xung quanh em.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS.
Sản phẩm: 
Các sản phẩm mĩ thuật của HS vẽ kí họa một số dáng người của các bạn xung quanh.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS thông báo mức độ hoàn thành sản phẩm của học sinh tại chỗ.
- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm. GV hướng dẫn học sinh khác cùng trao đổi và thực hiện những nội dung sau:
+ Trao đổi với bạn cách ghi chép dáng người trong bài vẽ của mình. 
+ Dáng người trong bài vẽ có thể hiện được đặc điểm của nhân vật không? Vì sao?
+ Em sử dụng ghi chép dáng người để sáng tạo sản phẩm mĩ thuật như thế nào?
- GV cho 5 - 6 HS  chia sẻ về sản phẩm. 
- GV hướng dẫn HS tự đánh giá sản phẩm của mình qua phiếu đánh giá.
Tiêu chí
Điểm
Tự ĐG
Lựa chọn được vật liệu để kí họa được dáng người 
2
Sản phẩm kí họa có tỉ lệ cân đối, rõ đặc điểm về hình dáng nhân vật. 
5
Sản phẩm có tính sáng tạo
3
Tổng
10
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét, đánh giá sản phẩm và phần chia sẻ của HS. 
4. Hoạt động 4: Vận dụng (10 phút)
a) Mục tiêu
- Giúp học sinh củng cố, gắn kết kiến thức, kĩ năng đã học với hoạt động vận dụng: Sử dụng bài vẽ dáng người để vẽ một bức tranh bằng chất liệu sẵn có.
- Hình thành khả năng tự học, kết nối tri thức với cuộc sống liên quan đến môn học. 
b) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao cho HS nhiệm vụ như mục Nội dung. 
Nội dung:
 Em hãy sử dụng ghi chép dáng người để vẽ một bức tranh bằng chất liệu sẵn có.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện thảo luận, tìm ý tưởng thể hiện tại lớp. 
- Thực hiện và hoàn thành sản phẩm học tập ở nhà.
Sản phẩm: 
Tranh vẽ bằng chất liệu sẵn có trong đó có sử dụng dáng người đã ghi chép được.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV tổ chức cho HS trình bày ý tưởng thể hiện tại lớp. 
- GV cho 1-2 HS trình bày ý tưởng thể hiện sản phẩm, các học sinh khác bổ sung. 
- HS thực hiện SPMT cá nhân ở nhà.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV căn cứ vào ý tưởng thể hiện của HS để bổ sung, động viên, khuyến khích HS
- Chuẩn bị bài sau: Một số dạng bố cục trong tranh sinh hoạt.
IV. RÚT KINH NGHỆM
..
Trường: THCS Đồng Văn
 Tổ: Khoa học tự nhiên
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn Hùng
Tiết theo PPCT: 03,04 Ngày soạn:18 tháng 9 năm 2023
Chủ đề 1:
HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG MĨ THUẬT (4 TIẾT)
BÀI 2: MỘT SỐ DẠNG BỐ CỤC TRONG TRANH SINH HOẠT
Môn học: Mĩ thuật; lớp: 8
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
- Thể hiện được hình tượng con người trong tranh sinh hoạt có mảng chính, mảng phụ. 
- Vẽ được tranh sinh hoạt theo một số dạng bố cục thường gặp. 
2. Phẩm chất
- Biết được vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong một số tác phẩm mĩ thuật.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người trong TPMT.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Một số hình ảnh, clip liên giới thiệu TPMT thể hiện hình tượng con người của họa sĩ để trình chiếu trên Powerpoint để HS quan sát.
- Hình ảnh tác phẩm mĩ thuật của một số họa sĩ để minh họa, phân tích một số dạng bố cục thường gặp.
- Một số video clip giới thiệu các bước thực hiện SPMT 2D theo các hình thức khác nhau như in, vẽ,
2. Học sinh.
- Công cụ: màu vẽ, chì, giấy A4,
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)
a) Mục tiêu
Thông qua kiểm tra bài tập (đã giao tiết học trước) từ kiểm tra học sinh để đặt vấn đề giới thiệu nội dung tìm hiểu trong bài học mới.
b) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên (GV) yêu cầu HS thực hiện ở lớp những nhiệm vụ sau:
Nội dung: HS trưng bày các SPMT tranh vẽ bằng chất liệu sẵn có trong đó có sử dụng dáng người đã ghi chép được đã giao ở bài trước. Trả lời các câu hỏi: 
- Trong SPMT em đã thể hiện hoạt động nào?
- Em đã thể hiện SPMT bằng chất liệu gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp, trình bày theo thực tế SPMT của bản thân. GV theo dõi, điều hành.
Sản phẩm:
SPMT tranh vẽ của HS trong đó có sử dụng dáng người đã ghi chép được.
HS trả lời theo thực tế.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV chọn 1-2 HS trưng bày giới thiệu SPMT và trả lời các câu hỏi theo thực tế.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV kết luận: 
Trong mĩ thuật, hình tượng con người được tái hiện qua sáng tạo ở các tác phẩm với lối tạo hình riêng của mỗi nghệ sĩ. Thông qua sắp xếp bố cục tranh giúp làm nổi bật, thể hiện rõ ý tưởng sáng tạo của tác giả. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìmhiểu một số dạng bố cục trong tranh sinh hoạt.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (20 phút) 
a) Mục tiêu
- HS biết đến một số tác phẩm mĩ thuật của họa sĩ tron ... iểm nghệ thuật của nghệ sĩ.
- Giá trị kinh tế
Về cơ bản, trong sáng tạo của mình, tác phẩm mĩ thuật hướng đến công chúng nghệ thuật, để thưởng thức, cảm nhận giá trị thẩm mĩ. Ngày nay, tiếp thị nghệ thuật là một yếu tố liên quan đến việc phát triển thị trường nghệ thuật nói chung giúp cho nhiều sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật được đón nhận, mua bán với giá trị thương mại lớn.
2. Các bước vẽ tranh chì màu của họa sĩ
- Bước 1: Tìm hình và xây dựng bố cục.
- Bước 2: Lựa chọn hòa sắc và thể hiện sắc độ từ nhạt đến đậm.
- Bước 3: Thể hiện các chi tiết và hoàn thiện sản phẩm.
- Bước 4: Lồng tác phẩm vào khu và trưng bày.
- Màu sắc trong tranh chì màu có đặc điểm màu nhẹ nhàng. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV tổ chức báo cáo, thảo luận: 
- Chọn 3 - 4  HS  trình bày một số yếu tố đặc trưng của một số ngành, nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình.
- GV HS trình bày các bước vẽ tranh chì màu của họa sĩ
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, chia sẻ các ý kiến của mình. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV trình chiếu một số hình ảnh sản phẩm của họa sĩ để minh họa, phân tích các màu sắc, kĩ thuật thể hiện trong TPMT.
- GV kết luận và chốt kiến thức: 
Ở Việt Nam, ngành nghề đào tạo liên quan đến lĩnh vực mĩ thuật tạo hình giúp người học có năng lực trong thực hành, sáng tạo, đáp ứng được các nhu cầu và vị trí công việc như: người tuyển chọn và giới thiệu tác phẩm, họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà sư phạm, nhà phê bình, biên tập viên,thuộc lĩnh vực mĩ thuật.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (55 phút)
a) Mục tiêu
- HS lựa chọn và sử dụng được công cụ, vật liệu phù hợp để thực hành, sáng tạo.
- HS thực hiện được một SPMT thể hiện dặc điêm tạo hình của một ngành, nghề yêu thích liên quan đến mĩ thuật tạo hình.
- Biết cách nhận xét, đánh giá sản phẩm mĩ thuật của bạn, nhóm.
- Trình bày những cảm nhận trước nhóm, lớp.
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS. 
Nội dung: 
Thể hiện một sản phẩm mĩ thuật nghành, nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình em yêu thích.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm tại lớp, GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS.
Sản phẩm: 
Sản phẩm mĩ thuật nghành, nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình em yêu thích.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn HS thực hiện sản phẩm. 
- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm. GV hướng dẫn học sinh cùng trao đổi và thực hiện những nội dung sau:
+ Sản phẩm của bạn thể hiện đặc điểm tạo hình nào của nghành, nghề luên quan đến mĩ thuật tạo hình? Đặc điểm nào giúp em nhận ra điều này?
+ Em thích sản phẩm của bạn nào nhất
- GV cho 5 - 6 HS  chia sẻ về sản phẩm. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS. 
4. Hoạt động 4: Vận dụng (10 phút)
a) Mục tiêu
- Giúp học sinh củng cố, gắn kết kiến thức, kĩ năng đã học để viết một bài luận hoặc thực hiện video clip về một số ngành, nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình.
- Hình thành khả năng vận dụng hiệu quả kiến thức đã học trong lĩnh vực thiết kế thời trang.
b) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV chuyển giao cho HS nhiệm vụ. 
Nội dung: 
Viết một bài luận hoặc thực hiện video clip về một số nghành nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
Sản phẩm: 
Bài luận hoặc thực hiện video clip về một số nghành nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình.
Đồ họa đang là ngành nghề hot hiện nay, đặc biệt trong thời đại công nghệ hóa, áp dụng công nghệ thì ngành này ngày càng hot hơn, mở ra nhiều cơ hội việc làm hơn.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV tổ chức cho HS nêu ý tưởng thể hiện. GV cho 1-2 nhóm HS trình bày, các nhóm học sinh khác bổ sung. 
- HS thực hành viết bài luận theo ý tưởng ở nhà. HS có thể gửi sản phẩm cho GV qua nhóm zalo (hoặc công cụ Padlet) để báo cáo kết quả thực hiện.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV căn cứ vào bài làm của HS để động viên, khuyến khích HS.
- Chuẩn bị bài sau: Kiểm tra cuối học kì 2.
IV. RÚT KINH NGHỆM
..
Trường: THCS Đồng Văn
 Tổ: Khoa học tự nhiên
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn Hùng
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
 Nội dung: Mĩ thuật, Lớp: 8
Thời lượng kiểm tra: 45 phút
 Tiết PPCT: 34 
I. MỤC TIÊU
- Để đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học xong chủ đề: Mĩ thuât Việt Nam thời kì Trung đại.
- Thông qua bài kiểm tra để GV và HS kịp thời điều chỉnh quá trình dạy học.
II. HÌNH THỨC
- Thực hành kết hợp viết tự luận.
III. ĐẶC TẢ ĐƠN VỊ KIẾN THỨC, MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2
Nội dung kiểm tra
Đơn vị kiến thức
Mức độ đánh giá
Mĩ thuật ứng dụng
Yếu tố và nguyên lí tạo hình
Lựa chọn, kết hợp:
Yếu tố tạo hình
– Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, không gian.
Nguyên lí tạo hình
– Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà.
Thể loại
Lựa chọn, kết hợp:
– Thiết kế công nghiệp
Hoạt động thực hành và thảo luận
Thực hành 
– Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 2D, 3D.
Thảo luận
– Sản phẩm thực hành của học sinh.
Định hướng chủ đề
Lựa chọn kết hợp
- Văn hoá xã hội
- Nghệ thuật Trung đại Việt Nam.
Nhận biết:
Biết được một số kĩ thuật cơ bản tạo nên sản phẩm.
Thông hiểu:
Biết chọn lọc giá trị thẩm mĩ của nghệ thuật truyền thống cho ý tưởng thiết kế. 
Vận dụng:
– Vận dụng được tính chất lặp lại của hình ảnh, chữ,... vào thiết kế sản phẩm.
– Vận dụng được nhịp điệu của hoa văn, hoạ tiết vào thiết kế sản phẩm.
Vận dụng cao:
Phân tích được vai trò của thị hiếu thẩm mĩ với nhu cầu sử dụng sản phẩm thiết kế.
IV. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
1. Nội dung đề
Câu 1: Em hãy khai thác giá trị của di sản mĩ thuật thời kì Trung đại ở Việt Nam để trang trí sản phẩm mĩ thuật yêu thích. 
Câu 2: Viết một số thông tin giới thiệu về sản phẩm (tên sản phẩm, chất liệu, cách tạo sản phẩm, đã khai thác vẻ đẹp của di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì Trung đại nào trong sáng tạo sản phẩm). 
2. Yêu cầu
- Hình thức tạo hình: 2D, 3D.
- Chất liệu: Tự chọn 
- Kích thước: Tùy thích.
V. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI 
Phiếu ĐG nội dung KT và hướng dẫn xếp loại theo mức độ ĐG
1. Biết được một số kĩ thuật cơ bản tạo nên sản phẩm.
2. Biết chọn lọc giá trị thẩm mĩ của nghệ thuật thời kì trung đại ở Việt Nam cho ý tưởng thiết kế sản phẩm. 
3. Vận dụng được một số yếu tố tạo hình: chấm, nét, hình, màu sắc, đậm nhạt,và một số nguyên lí tạo hình: tương phản, lặp lại, nhịp điệu, vào thực hành sáng tạo trên sản phẩm. 
4. Phân tích, nhận xét được sản phẩm đề tài Cuộc sống thường ngày (của cá nhân/nhóm).
5. Phân tích được vai trò của thị hiếu thẩm mĩ với nhu cầu sử dụng sản phẩm thiết kế.
Xếp loại: 
- Chưa đạt: Học sinh chỉ đạt được tiêu chí tiêu chí 1, tiêu chí 2 hoặc cả 2 tiêu chí 1 và 2 trong 5 tiêu chí.
- Đạt: Học sinh đạt được ít nhất 3 tiêu chí (1, 2, 3), 4 tiêu chí (1, 2, 3, 4) hoặc cả 5 tiêu chí.
Trường: THCS Đồng Văn
 Tổ: Khoa học tự nhiên
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn Hùng
TRƯNG BÀY SẢN PHẨM CUỐI NĂM
Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ thuật; lớp: 8
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
- Củng cố, phát triển kĩ năng quan sát, nhận thức thẩm mĩ.
- Biết lựa chọn được bài vẽ theo các tiêu chí để trưng bày. Trưng bày và giới thiệu được sản phẩm của mình, của nhóm. 
- Củng có kĩ năng phân tích, đánh giá thẩm mĩ thông qua việc lựa chọn sản phẩm để trưng bày và khả năng đánh giá dánh giá sản phẩm của mình, của bạn.
2. Phẩm chất
- Tự giác hoàn thành công việc mà bản thân được phân công, phối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. Rèn luyện tính chuyên cần, ý thức trách nhiệm trong các hoạt động.
- Không ngừng học hỏi, tìm tòi kiến thức. 
- Nghiêm túc trong việc đánh giá sản phẩm mĩ thuật của bản thân và nhóm bạn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
+ Không gian trưng bày: lớp học.
+ Phương tiện trưng bày: dụng cụ đính/ dán trên bảng, đối với SPMT 2D; bàn, bục gỗ đối với SPMT 3D.
2. Học sinh
- Các sản phẩm mĩ thuật 2D, 3D yêu thích của HS đã thực hiện trong năm học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)
a) Mục tiêu
HS nắm được yêu cầu bài học. Huy động được những sản phẩm mĩ thuật đã có để phục vụ cho học tập.
b) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu HS thực hiện ở lớp những nhiệm vụ sau:
Nội dung: 
- Em hãy lựa chọn các sản phẩm mĩ thuật của em trong năm học để chuẩn bị trưng bày.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp, lựa chọn cá nhân. GV theo dõi, điều hành.
Sản phẩm:
Các sản phẩm mĩ thuật của học sinh được được HS lựa chọn trong cả năm học.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
HS tự lựa chọn các sản phẩm của mình đã được thầy, cô đánh giá, xếp loại trong cả năm học để chuẩn bị cho trưng bày theo nhóm.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV kết luận: Các em có thể chọn những bài vẽ tốt nhất của mình để tham gia trưng bày theo các nhóm bàn.
2. Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm theo nhóm (20 phút) 
a) Mục tiêu
- HS biết lựa chọn những sản phẩm mĩ thuật thuộc các thể loại đã học để trưng bày theo nhóm. 
b) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành các nhóm 4- 5 HS (theo bàn), yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ theo các nội dung: 
Nội dung: 
Quan sát các sản phẩm mĩ thuật của HS trong nhóm, các em hãy lựa chọn các sản phẩm đẹp nhất để trưng bày ở các vị trí được phân công.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp, thảo luận, lựa chọn sản phẩm để trưng bày theo các nhóm được phân chia. GV theo dõi, điều hành.
Sản phẩm: 
- Sản phẩm mĩ thuật của HS đã lựa chọn để trưng bày theo nhóm bàn.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Các nhóm nêu tiến trình thực hiện và ý tưởng sắp xếp, trưng bày.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Có thể sắp xếp sản phẩm theo chủ đề, chất liệuCác sản phảm cần được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, khoa học, mang tính thẩm mĩ.
3. Hoạt động 3: Chia sẻ sản phẩm (15 phút)
a) Mục tiêu
HS chia sẻ về sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn.
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao cho HS nhiệm vụ tại lớp. 
Nội dung: 
+ Hãy chia sẻ với các bạn về sản phẩm mĩ thuật của nhóm.
+ Trình bày các bước thực hiện sản phẩm mĩ thuật mà em đã thể hiện.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS.
Sản phẩm: 
+ Chia sẻ sản phẩm theo yêu cầu. 
+ HS dựa vào sản phẩm của nhóm để trình bày các bước theo thực tế.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV cho các nhóm chia sẻ về sản phẩm của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, chia sẻ các ý kiến của mình.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm và phần chia sẻ của HS. 
4. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)
a) Mục tiêu: 
- Vận dụng các sản phẩm mĩ thuật đã được đánh giá để làm đẹp cho cuộc sống
b) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung. 
Nội dung: 
 Em hãy sử dụng các sản phẩm mĩ thuật đã được đánh giá, xếp loại, trưng bày để trang trí góc học tập, phòng học của em.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
Sản phẩm: 
Sản phẩm mĩ thuật của học sinh đã được đánh giá, nhận xét, trưng bày ở lớp để trang trí góc học tập, phòng học
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV cho HS đưa ra ý tưởng để thực hiện ở nhà.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV căn cứ vào thực tế để gợi ý HS cách trang trí phòng học được đẹp hơn.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_8_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_nam_hoc_20.docx