Giáo án Mĩ thuật 6 - Chương trình cả năm

I. Mục tiêu chung

- Kiến thức: Hiểu được sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời đại Đồ đá, Đồ đồng.

- Kĩ năng: Mô phỏng được hoa văn trên trống đồng Đông Sơn. Giới thiệu, nhận xét, nêu được cảm nhận về sản phẩm.

- Thái độ: Cảm thụ được vẻ đẹp, có ý thức giữu gìn và trân trọng những giá trị nghệ thuật cha ông để lại.

II. Phương pháp và hình thức tổ chức

1. Phương pháp

- Phương pháp trực quan gợi mở

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp luyện tập thực hành sáng tạo

2. Hình thức tổ chức:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm

III. Đồ dùng và phương tiện

1. GV chuẩn bị:

- Hình ảnh phù hợp với chủ đề:

+ Tranh, ảnh về một số hiện vật thời đại Đồ đá, Đồ đồng

+ Các tư liệu có liên quan đến mĩ thuật Việt Nam thời đại Đồ đá, Đồ đồng.

 

docx 112 trang Đức Bình 25/12/2023 2380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 6 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ thuật 6 - Chương trình cả năm

Giáo án Mĩ thuật 6 - Chương trình cả năm
KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
	MÔN: MĨ THUẬT – LỚP 6
Tiết học
Tên chủ đề
Nội dung
1
Chủ đề 1: Sơ lược mĩ thuật Việt Nam thời đại Đồ đá, Đồ đồng 
Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời đại Đồ đá, Đồ đồng
2
Chủ đề 1: Sơ lược mĩ thuật Việt Nam thời đại Đồ đá, Đồ đồng 
Tìm hiểu hiện vật tiêu biểu thời đại Đồ đá, Đồ đồng
3
Chủ đề 1: Sơ lược mĩ thuật Việt Nam thời đại Đồ đá, Đồ đồng 
Mô phỏng họa tiết trên trống đồng Đông Sơn
4
Chủ đề 2: Khối hộp trong không gian
Vẽ khối hộp
5
Chủ đề 2: Khối hộp trong không gian
Vẽ các đồ vật dạng khối hộp
6
Chủ đề 2: Khối hộp trong không gian
Sắp xếp đồ vật trong căn phòng
7
Chủ đề 2: Khối hộp trong không gian
Trưng bày và giới thiệu sản phẩm
8
Chủ đề 3: Màu sắc
Tìm hiểu về màu sắc
9
Chủ đề 3: Màu sắc
Tìm hiểu về hòa sắc
10
Chủ đề 3: Màu sắc
Vẽ tranh
11
Chủ đề 3: Màu sắc
Trưng bày và giới thiệu sản phẩm
12
Chủ đề 4: Trang trí đường diềm và ứng dụng
Vẽ họa tiết trang trí
13
Chủ đề 4: Trang trí đường diềm và ứng dụng
Trang trí đường diềm
14
Chủ đề 4: Trang trí đường diềm và ứng dụng
Trang trí đường diềm trên đồ vật
15
Chủ đề 4: Trang trí đường diềm và ứng dụng
Trưng bày và giới thiệu sản phẩm
16
Chủ đề 5: Tạo sản phẩm và quảng cáo trang phục
Tạo nền trang trí bằng hình thức in
17
Chủ đề 5: Tạo sản phẩm và quảng cáo trang phục
Tạo sản phẩm thời trang
18
Chủ đề 5: Tạo sản phẩm và quảng cáo trang phục
Thiết kế sản phẩm quảng cáo trang phục
19
Chủ đề 5: Tạo sản phẩm và quảng cáo trang phục
Trưng bày và giới thiệu sản phẩm
20
Chủ đề 6: Tranh tĩnh vật
Vẽ theo mẫu
21
Chủ đề 6: Tranh tĩnh vật
Trang trí đồ vật
22
Chủ đề 6: Tranh tĩnh vật
Vẽ tranh tĩnh vật theo hình thức trang trí
23
Chủ đề 7: Vẻ đẹp của tranh dân gian Việt Nam
Tìm hiểut tranh dân gian Việt Nam
24
Chủ đề 7: Vẻ đẹp của tranh dân gian Việt Nam
Xem tranh dân gian Hàng Trống và Đông Hồ
25
Chủ đề 7: Vẻ đẹp của tranh dân gian Việt Nam
Vẽ tranh đề tài “ Ngày Tết và mùa xuân”
26
Chủ đề 7: Vẻ đẹp của tranh dân gian Việt Nam
Trưng bày và giới thiệu sản phẩm
27
Chủ đề 8: Ngôi nhà yêu thích
Vẽ ngôi nhà
28
Chủ đề 8: Ngôi nhà yêu thích
Tạo mô hình ngôi nhà
29
Chủ đề 8: Ngôi nhà yêu thích
Tạo bối cảnh không gian cho ngôi nhà
30
Chủ đề 8: Ngôi nhà yêu thích
Trưng bày và giới thiệu sản phẩm
31
Chủ đề 9: Tranh chân dung
Vẽ tranh chân dung
32
Chủ đề 9: Tranh chân dung
- Vẽ tranh chân dung biểu cảm
- Trưng bày và giới thiệu sản phẩm
33
Chủ đề 10: Sơ lược mĩ thuật Việt Nam thời Lý
Tìm hiểu sơ lược mĩ thuật Việt Nam thời Lý
34
Chủ đề 10: Sơ lược mĩ thuật Việt Nam thời Lý
Mô phỏng hoa văn thời Lý
35
Chủ đề 10: Sơ lược mĩ thuật Việt Nam thời Lý
Trưng bày và giới thiệu sản phẩm
CHỦ ĐỀ 1: SƠ LƯỢC MĨ THUẬT VIỆT NAM
THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ, ĐỒ ĐỒNG
( 3 TIẾT)
 Ngày soạn : .
Ngày dạy
Tiết
Lớp
Ghi chú
 Ngày..tháng..năm 20
 Ngày..tháng..năm 20
 Ngày..tháng 10 năm 2020
I. Mục tiêu chung
- Kiến thức: Hiểu được sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời đại Đồ đá, Đồ đồng.
- Kĩ năng: Mô phỏng được hoa văn trên trống đồng Đông Sơn. Giới thiệu, nhận xét, nêu được cảm nhận về sản phẩm.
- Thái độ: Cảm thụ được vẻ đẹp, có ý thức giữu gìn và trân trọng những giá trị nghệ thuật cha ông để lại.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức
1. Phương pháp 
- Phương pháp trực quan gợi mở
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp luyện tập thực hành sáng tạo
2. Hình thức tổ chức: 
- Hoạt động cá nhân
- Hoạt động nhóm
III. Đồ dùng và phương tiện
1. GV chuẩn bị:
- Hình ảnh phù hợp với chủ đề:
+ Tranh, ảnh về một số hiện vật thời đại Đồ đá, Đồ đồng
+ Các tư liệu có liên quan đến mĩ thuật Việt Nam thời đại Đồ đá, Đồ đồng.
- Sách hoc mĩ thuật 6 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
2. HS chuẩn bị:
- Sách học mĩ thuật lớp 6.
- Tranh, ảnh, tư liệu về mĩ thuật thời đại Đồ đá, Đồ đồng
- Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ, kéo, hồ dán
IV. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: (Tiết 1) Tìm hiểu vài nét về mĩ thuậtViệt Nam thời đại Đồ đá, Đồ đồng.
Mục tiêu
GV khuyến khích HS
Kết quả
Cuối hoạt động HS có khả năng
- Kiến thức: Hiểu được khái quát về mĩ thuật cổ đại Việt Nam thời đại Đồ đá, Đồ đồng.
- Kĩ năng: Cảm thụ được vẻ đẹp của các di cổ vật còn lại của mĩ thuật Việt Nam thời đại Đồ đá, Đồ đồng.
- Thái độ: Có ý thức học tập, giữ gìn và phát triển những giá trị nghệ thuật cha ông để lại.
- Kiến thức: Hiểu được vài nét khái quát về mĩ thuật Việt Nan thời đại Đồ đá, Đồ đồng.
- Kĩ năng: Cảm thụ được vẻ đẹp của những cổ vật còn lại.
- Thái độ: Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp của những cổ vật. Có ý thức học tập, giữ gìn và phát triển những giá trị nghệ thuật cha ông để lại.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Đồ dùng/
phương tiện
/sản phẩm của HS
1.1. Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời đại Đồ đá, Đồ đồng
- GV yêu cầu học sinh quan sát một số hình ảnh và các tư liệu đã sưu tầm được để nhận bết về một số hiện vật.
Rìu tay thời đại Đồ đã cũ
( núi Đọ - Thanh Hóa)
Trống đồng Đông Sơn
+ Em nhận ra những hiện vật gì?
+ Hiện vật đó thuộc thời đại nào? Được làm bằng chất liệu gì?
- GV yêu cầu HS đọc nội dung trong sách học mĩ thuật Tr 6, 7, 8, 9 để nắm được những nét khái quát về mĩ thuật Việt Nam thời đại Đồ đá, Đồ đồng.
+ Khoảng thời gian
+ Địa danh khảo cổ.
+ Thể loại hiện vật (công cụ sinh hoạt, vật dụng sinh hoạt, vũ khí, trang sức
+ Chất liệu
+ Đặc điểm hình thức (hình dạng, hoa văn)
Hình mặt người, mặt thú
Hoa văn trên gốm(Thanh Hóa)
Hoa văn trên gốm Mai Pha
( Lạng Sơn)
Đồ gốm ở Minh Cầm 
( Bàu Tró, Quảng Bình)
Đồ trang sức băng đá
( Hòa Bình- Bắc Sơn)
Đồ trang sức bằng vỏ sò, ốc
( Hạ Long)
Công cụ bằng đồng
( Gò Mun – Phú Thọ)
Tượng đất nung
( Đồng Đậu – Vĩnh Phúc)
Hoa văn trên gốm
( Đồng Đậu – Vĩnh Phúc)
Trống đồng- GV hướng dẫn HS thảo luận tóm tắt lại ý chính.
- Quan sát hình ảnh và thảo luận nhóm.
- Đọc nội dung trong sách học mĩ thuật để nhận biết thêm kiến thức. thảo luận nhóm, ghi lại những đặc điểm chính ra giấy.
- Quan sát
- Tranh, ảnh, tư liệu sưu tầm được
1.2. Tìm hiểu hiện vật tiêu biểu thời đại Đồ đá và Đồ đồng
- GV yêu cầu học sinh đọc thông tin trang 9, 10, 11 trong sách học mĩ thuật và sử dụng các tư liệu, hình ảnh sưu tầm được để tìm hiểu về một số hiện vật tiêu biểu.
Hình mặt người trên vách hang Đồng Nội – Hòa Bình
Họa tiết trang trí trên trống đồng Đông Sơn
- Giáo viên nhấn mạnh: Hình khắc mặt người trên vách hang Đồng Nội ( Hòa Bình) được coi là dấu ấn đầu tiên của nghệ thuật tạo hình thời đại Đồ đá. Trống đồng là hiện vật tiêu biểu về nghệ thuật tạo hình, thể hiện đỉnh cao của kĩ thuật chế tác kim loại thời đại Đồ đồng ở Việt Nam. Các hiện vật trên cho thấy nghệ thuật tạo hình thời này ở Việt Nam đã phát triển không ngừng qua các thời đại và là một nền nghệ thuật đặc sắc mà đỉnh cao là nghệ thuật tạo hình thời Đông Sơn.
- Đọc thông tin tìm hiểu.
- Lắng nghe
Tranh, ảnh một số hiện vật
Hoạt động 2: (Tiết 2) Mô phỏng họa tiết trên trống đồng Đông Sơn
Mục tiêu
GV khuyến khích HS
Kết quả
Cuối hoạt động HS có khả năng
- Kiến thức: Hiểu được khái quát trống đồng Đông Sơn và hình thức trang trí trên trống đồng Đông Sơn.
- Kĩ năng: Mô phỏng được họa tiết trên trống đồng theo ý thích.
- Thái độ: Có ý thức học tập, giữ gìn và phát triển những giá trị nghệ thuật cha ông để lại.
- Kiến thức: Hiểu được khái quát về hình thức trang trí trên trống đồng Đông Sơn.
- Kĩ năng: Mô phỏng được họa tiết trên trống đồng theo ý thích.
- Thái độ: Có ý thức học tập, giữ gìn và phát triển những giá trị nghệ thuật cha ông để lại.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Đồ dùng/
phương tiện
/sản phẩm của HS
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 1.3 trang 12 – sách học mĩ thuật và thảo luận nhóm để tìm hiểu thêm về đường nét, hình dạng của một số họa tiết trên trống đồng Đông Sơn.
+ Các hoa văn thể hiện hình ảnh gì?
+ Hình ảnh, đường nét của các hoa văn như thế nào?
- Giáo viên nhấn mạnh: Hoa văn trên trống đồng Đông Sơn thường là hình người, chim, thú, sóng nước,  được thể hiện đơn giản, chắt lọc mang tính cách điệu bằng những đường kỉ hà.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 1.4 trang 12 – sách học mĩ thuật và nêu lại các bước mô phỏng.
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh mô phỏng các họa tiết trên trống đồng.
- Quan sát hình và thảo luận nhóm
- Trả lời
- Quan sát hình
- Quan sát
Hình minh họa các bước mô phỏng, tranh vẽ của học sinh.
Hoạt động 3: (Tiết 3) Trưng bày và giới thiệu sản phẩm
Mục tiêu
GV khuyến khích HS
Kết quả
Cuối hoạt động HS có khả năng
- Kiến thức: Trưng bày và giới thiệu được sản phẩm.
- Kĩ năng: Nêu được cảm nhận, đánh giá và nhận xét, chia sẻ ý tưởng, kĩ năng thực hiện sản phẩm.
- Thái độ: Có ý thức học tập, giữ gìn và phát triển những giá trị nghệ thuật cha ông để lại.
- Kiến thức: Trưng bày và giới thiệu được sản phẩm.
- Kĩ năng: Nêu được cảm nhận, đánh giá và nhận xét, chia sẻ ý tưởng, kĩ năng thực hiện sản phẩm.
- Thái độ: Có ý thức học tập, giữ gìn và phát triển những giá trị nghệ thuật cha ông để lại.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh trưng bày bài vẽ ở vị trí thuận lợi để cả lớp quan sát.
- Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét và góp ý cho bài vẽ của bạn
+ Nội dung tranh mô phỏng
+ Bố cục tranh?
+ Đường nét, tỉ lệ, màu sắc trong tranh.
- Giáo viên nhận xét, góp ý, tuyên dương những bài vẽ đẹp, chính xác, động viên hướng dẫn những bạn còn vẽ bài chậm
* Phát triển – mở rộng
Sưu tầm tư liệu, hình ảnh, bài viết về mĩ thuật Cổ đại Việt Nam để có thêm những hiểu biết về mĩ thuật Việt Nam thời kì Cổ đại.
- Trưng bày tranh theo hướng dẫn của giáo viên
- Quan sát, nhận xét bài vẽ của bạn
- Lắng nghe
- Lắng nghe
Tanh mô phỏng họa tiết trên trống đồng của học sinh
 Ngàythángnăm 20
 Tổ trưởng chuyên môn
CHỦ ĐỀ 2: KHỐI HỘP TRONG KHÔNG GIAN
( 4 TIẾT. TUẦN DẠY: 5, 6, 7, 8)
Ngày soạn : 04/10/2020
Ngày dạy
Tiết
Lớp
Ghi chú
 Ngày 07 tháng 10 năm 2020
4
6
 Ngày 14 tháng 10 năm 2020
4
6
 Ngày 21 tháng 10 năm 2020
4
6
 Ngày 28 tháng 10 năm 2020
4
6
I. Mục tiêu chung
- Kiến thức: Học sinh nhận biết được đặc điểm của khối hộp trong không gian.
- Kĩ năng:Vẽ được khối hộp với các mặt sáng, tối trong không gian và vận dụng vào tạo hình đồ vật có dạng khối hộp. Giới thiệu, nhận xét, nêu được cảm nhận về sản phẩm.
- Thái độ: Làm việc tập trung và yên lặng. Thêm hứng thú với việc học tập theo quy trình hợp tác.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức
1. Phương pháp 
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp luyện tập thực hành sáng tạo
2. Hình thức tổ chức: 
- Hoạt động cá nhân
- Hoạt động nhóm
III. Đồ dùng và phương tiện
1. GV chuẩn bị:
- Hình ảnh phù hợp với chủ đề:
+ Tranh, ảnh hình khối hộp trong không gian, đồ vật có dạng hình khối hộp.
+ Hình vẽ minh họa các vẽ hình, vẽ màu. 
- Sách học mĩ thuật 6 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
2. HS chuẩn bị:
- Sách học mĩ thuật 6 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Tranh, ảnh một số đồ vật trong gia đình có dạng hình khối hộp.
- Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ, kéo, hồ dán
IV. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: (Tiết 1) Vẽ khối hộp
Mục tiêu
GV khuyến khích HS
Kết quả
Cuối hoạt động HS có khả năng
- Kiến thức: Quan sát và sử dụng thị giác để nhận biết đặc điểm của khối hộp
- Kĩ năng: Hiểu được cấu tạo và đặc điểm của khố ... êng. Tranh chân dung được thể hiện bằng nhiều chất liệu, hình thức
- Quan sát tranh
- Quan sát và lắng nghe.
Một số tranh chân dung vẽ màu
1.2 Thực hành
- Giáo viên yêu cầu từng cặp học sinh ngồi đối diện nhau, quan sát đặc điểm chân dung của bạn vẽ vẽ chân dung bạn theo từng bước:
+ Vẽ phác hình dáng của nhân vật
+ Vẽ chi tiết các bộ phận
+ Vẽ màu hoàn thiện bức tranh.
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn học sinh thực hành.
- Ngồi đối diện nhau theo từng cặp, quan sát và vẽ chân dung bạn.
- Thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.
Giấy vẽ, bút chì, 
1.3 Nhận xét tranh
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét bài vẽ chân dung của bạn
+ Nêu đặc điểm, trạng thái, cảm xúc của nhân vật trong tranh.
+ Bức tranh được thể hiện theo hình thức nào?
+ Bố cục, đường nét, màu sắc được thể hiện như thế nào?
- Nhận xét bài vẽ của bạn
Bài thực hành vẽ chân dung của học sinh.
Hoạt động 2: ( Tiết 2) Vẽ tranh chân dung biểu cảm
Mục tiêu
GV khuyến khích HS
Kết quả
Cuối hoạt động HS có khả năng
- Kiến thức: Hiểu được cách vẽ tranh chân dung cơ bản và tranh chân dung biểu cảm
- Kĩ năng: Vẽ được tranh chân dung biểu cảm theo quan sát hoặc theo trí nhớ và cảm nhận. Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm.
- Thái độ: Thêm yêu thích quy trình học tập trải nghiệm sáng tạo. Có ý thức học tập nghiêm túc.
- Kiến thức: Hiểu được cách vẽ tranh chân dung cơ bản và tranh chân dung biểu cảm
- Kĩ năng: Vẽ được tranh chân dung biểu cảm theo quan sát hoặc theo trí nhớ và cảm nhận. Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm.
- Thái độ: Thêm yêu thích quy trình học tập trải nghiệm sáng tạo. Có ý thức học tập nghiêm túc.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Đồ dùng/
phương tiện/sản phẩm của HS
2.1 Tìm hiểu
- Giáo viên hướng dẫn học sinh trải nghiệm vẽ không nhìn giấy.
+ Học sinh ngồi đối diện nhau theo nhóm đôi
+ Quan sát để nhận biết và ghi nhớ đặc điểm về hình dạng và các chi tiết trên khuôn mặt bạn.
+ Mắt quan sát bạn đối diện, không nhìn giấy. Mắt quan sát tới đâu, tay vẽ tới đó.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát một số tranh vẽ chân dung biểu cảm để hiểu hơn về cách vẽ chân dung biểu cảm.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ thêm các nét trang trí và màu sắc để làm tăgn cảm xúc vui buồn, .. của nhân vật.
- Giáo viên nhấn mạnh: Tranh chân dung biểu cảm là tranh vẽ về người, thể hiện cảm xúc của người vẽ và của nhân vật qua các đường nét và màu sắc biểu cảm theo phong cách trang trí.
- Quan sát và lắng nghe
- Quan sát hình
- Vẽ thêm nét trang trí để hoàn thiện bài vẽ.
- Lắng nghe
Tranh, ảnh vẽ chân dung biểu cảm
Hoạt động 3: ( Tiết 3) Trưng bày và giới thiệu sản phẩm
Mục tiêu
GV khuyến khích HS
Kết quả
Cuối hoạt động HS có khả năng
- Kiến thức: Trưng bày và giới thiệu được sản phẩm.
- Kĩ năng: Nêu được cảm nhận, đánh giá và nhận xét, chia sẻ ý tưởng, kĩ năng thực hiện sản phẩm.
- Thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc. Thêm yêu thích quy trình học tập trải nghiệm sáng tạo
- Kiến thức: Trưng bày và giới thiệu được sản phẩm.
- Kĩ năng: Nêu được cảm nhận, đánh giá và nhận xét, chia sẻ ý tưởng, kĩ năng thực hiện sản phẩm.
- Thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc. Thêm yêu thích quy trình học tập trải nghiệm sáng tạo
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Đồ dùng/
phương tiện/sản phẩm của HS
3.1 Tạo khung cho tranh
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tạo khung cho tranh:
+ Xác định bố cục tranh, cắt bỏ những phần thừa
+ Đặt tranh lên trên một tờ giấy hoặc tờ bìa lớn hơn tranh chân dung và dán lại.
+ Trưng bày sản phẩm ở vị trí dễ quan sát.
- Tạo khung cho tranh theo hướng dẫn của giáo viên.
Giấy bìa, giấy A3, 
3.2 Thảo luận
- Giáo viên yêu cầu học sinh trưng bày sản phẩm ở cả hai hoạt động.
+ Nêu cảm nhận về bức tranh em vừa vẽ
+ Nêu sự khác nhau giữa hai cách vẽ.
+ Em thích bức tranh nào? Vì sao?
- Giáo viên cho học sinh xem một số tranh vẽ biểu cảm của họa sĩ để cảm nhận được vẻ đẹp đa dạng của đường nét và màu sắc trong tranh.
 *Phát triển – mở rộng
Hãy vẽ chân dung những người thân yêu của em theo cách mà em thích.
- Trưng bày sản phẩm
- Giới thiệu và nêu cảm nhận về sản phẩm của mình.
- Xem tranh
- Lắng nghe
Sản phẩm tạo hình của học sinh ở các hoạt động trước.
Rút kinh nghiệm: .....
...
.......
Ngàythángnăm 20
 Tổ trưởng chuyên môn
CHỦ ĐỀ 10: SƠ LƯỢC MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI LÝ
( 3 TIẾT)
Ngày soạn : .
Ngày dạy
Tiết
Lớp
Ghi chú
 Ngày..tháng..năm 20
 Ngày..tháng..năm 20
 Ngày..tháng..năm 20
I. Mục tiêu chung
- Kiến thức: Nắm được những nét chính về mĩ thuật thời Lý.
- Kĩ năng: Mô phỏng được hoa văn trên gốm thời Lý. Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm.
- Thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc. Thêm hứng thú với quy tình học tập hợp tác.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức
1. Phương pháp 
- Phương pháp trực quan, quan sát
- Phương pháp vấn đáp gợi mở
- Phương pháp luyện tập thực hành sáng tạo
2. Hình thức tổ chức: 
- Hoạt động cá nhân
- Hoạt động nhóm
III. Đồ dùng và phương tiện
1. GV chuẩn bị:
- Hình ảnh phù hợp với chủ đề:
+ Tranh, ảnh, tư liệu về mĩ thuật thời Lý.
+ Một số họa tiết trên đồ gốm thời Lý.
- Sách học mĩ thuật 6 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
2. HS chuẩn bị:
- Sách học mĩ thuật 6 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ, hồ dán, 
- Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu về mĩ thuật thời Lý.
IV. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: (Tiết 1) Tìm hiểu sơ lược mĩ thuật Việt Nam thời Lý.
Mục tiêu
GV khuyến khích HS
Kết quả
Cuối hoạt động HS có khả năng
- Kiến thức: Nắm được những nét chính về mĩ thuật thời Lý.
- Kĩ năng: Giới thiệu, nhận xét và nêu được những đặc điểm chính của mĩ thuật Việt Nam thời Lý. Nêu được cảm nhận của bản thân.
- Thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc. Thêm hứng thú với quy tình học tập hợp tác.
- Kiến thức: Nắm được những nét chính về mĩ thuật thời Lý.
- Kĩ năng: Giới thiệu, nhận xét và nêu được những đặc điểm chính của mĩ thuật Việt Nam thời Lý. Nêu được cảm nhận của bản thân.
- Thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc. Thêm hứng thú với quy tình học tập hợp tác.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Đồ dùng/
phương tiện/sản phẩm của HS
- Giáo viên yêu cầu học sinh dựa trên những kiến thức đã học và những tư liệu đã sưu tầm nêu tên, địa danh một số công trình kiến trúc, tác phẩm mĩ thuật thời Lý.
+ Những công trình kiến trúc tiêu biểu.
+ Đặc điểm nổi bật trong điêu khắc thời Lý.
* Bối cảnh lịch sử
- Năm 1010 vua Lý Thái Tổ rời kinh đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên kinh đô thành Thăng Long, đặt tên nước là Đại Việt.
- Nềm mĩ thuật chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo để lại nhiều công trình, sản phẩm mĩ thuật đặc sắc.
*Nghệ thuật kiến trúc
- Kiến trúc thời Lý có quy mô lớn, thường được đặt ở những nơi có địa hình thuận lợi, cảnh quan đẹp và thoáng đãng.
+ Kiến trúc cung đình: Kinh đô Thằng Long được xây dựng với quy mô tráng lệ được cấu tạo bởi ba vòng: La Thành, Hoàng Thành, Tử Cấm Thành.
+ Kiến trúc Phật giáo: Có nhiều công trình bề thế, uy nghi. Các chùa được xây dựng ở nhiều nơi như: Chùa Một Cột, chùa Dạm, chùa Long Đội Sơn, 
* Nghệ thuật điêu khắc và trang trí thời Lý.
- Tượng: Chủ yếu bằng chất liệu đá: Tượng phật A – di – đà, tượng Phật Thế Tôn, tượng đầu người mình chim.
- Chạm khắc: Các tác phẩm chạm khắc được thể hiện rất sinh động. Hình tượng rồng là hình tượng độc đáo và đặc sắc với nét tạo hình tinh xảo, bố cục cân đối trong hình lá đề, ảnh hưởng rõ nét ảnh của chạm khắc Phật giáo.
* Nghệ thuật gốm: Nghệ thuật gốm phát triển rực rỡ với các trung tâm sản xuất gốm lớn. Xương gốm mỏng nhẹ, hình dáng thanh thoát, khỏe khoắn. Nem gốm phong phú, đẹp mắt.
- Giáo viên chốt lại kiến thức chính cần nhớ: Mĩ thuật thời Lý ảnh hưởng sâu sắc từ Phật giáo và có sự phát triển vượt bậc
+ Chùa Một Cột là công tình kiến trúc tiêu biểu của kinht hành Thăng Long.
+ Tượng phật A – di – đà là tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của nền điêu khắc cổ Việt Nam.
+ Hình tượng rồng được cho là lần đầu xuất hiện và trở thành hình tượng đặc trưng tiêu biểu trong nghệ thuật trang trí, chạm khắc của thời kì này.
+ Kĩ thuật cao trong chế tác đồ gốm, hình thức thể hiện tinh xảo.
- Giới thiệu phần chuẩn bị của nhóm.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
Hình ảnh, tư liệu tự sưu tầm của học sinh
Hoạt động 2: ( Tiết 2) Mô phỏng hoa văn thời Lý.
Mục tiêu
GV khuyến khích HS
Kết quả
Cuối hoạt động HS có khả năng
- Kiến thức: Nắm được những nét chính về mĩ thuật thời Lý.
- Kĩ năng: Giới thiệu, nhận xét và nêu được những đặc điểm chính của mĩ thuật Việt Nam thời Lý. Mô phỏng được hoa văn trên đồ gốm thời Lý. Nêu được cảm nhận của bản thân về tác phẩm
- Thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc. Thêm hứng thú với quy tình học tập hợp tác.
- Kiến thức: Nắm được những nét chính về mĩ thuật thời Lý.
- Kĩ năng: Giới thiệu, nhận xét và nêu được những đặc điểm chính của mĩ thuật Việt Nam thời Lý. Mô phỏng được hoa văn trên đồ gốm thời Lý. 
- Thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc. Thêm hứng thú với quy tình học tập hợp tác.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
2.1 Tìm hiểu
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét một số hoa văn trang trí trên đồ gốm thời Lý.
+ Bố cục
+ Hình tượng
+ Hình thức tạo hình
- Quan sát và nhận xét
Hình ảnh về hoa văn họa tiết trang trí thời Lý
2.2 Thực hành
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh minh họa hướng dẫn cách mô phỏng họa tiết và nêu lại các bước tiến hành.
- Giáo viên minh họa lên bảng theo từng bước
+ Phác hình khái quát tạo dáng đồ vật.
+ Chọn vị trí của hoa văn, vẽ nét bằng bút chì.
+ Vẽ màu
- Giáo viên quan sát hướng dẫn học sinh thực hành.
- Quan sát tranh minh họa.
- Thực hành
Tranh minh họa các bước mô phỏng tranh
Hoạt động 3: ( Tiết 3) Trưng bày và giới thiệu sản phẩm
Mục tiêu
GV khuyến khích HS
Kết quả
Cuối hoạt động HS có khả năng
- Kiến thức: Trưng bày và giới thiệu được sản phẩm.
- Kĩ năng: Nêu được cảm nhận, đánh giá và nhận xét, chia sẻ ý tưởng, kĩ năng thực hiện sản phẩm.
- Thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc. Thêm yêu thích quy trình học tập trải nghiệm sáng tạo
- Kiến thức: Trưng bày và giới thiệu được sản phẩm.
- Kĩ năng: Nêu được cảm nhận, đánh giá và nhận xét, chia sẻ ý tưởng, kĩ năng thực hiện sản phẩm.
- Thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc. Thêm yêu thích quy trình học tập trải nghiệm sáng tạo
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
- Giáo viên hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm ở vị trí thích hợp để quan sát.
- Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét, góp ý cho bài mô phỏng của bạn về:
+ Hình tượng trang trí trong tác phẩm và bài vẽ.
+ Đặc điểm trong hình thức thể hiện các hình tượng trang trí.
+ Đặc điểm trong bố cục.
- Giáo viên nhấn mạnh: Hình tượng hoa văn trang trí trong các sản phẩm chạm khắc thời Lý đa phần là hoa, lá, hoa văn móc câu và đặc biệt là hình tượng rồng.
* Phát triển- mở rộng
 Có thể tạod áng các đồ vật bằng các hình thức: nặn, xé dán, tạo hình từ vật tìm được. Rồi sử dụng họa tiết hoa văn thời Lý để trang trí theo ý thích.
- Trưng bày sản phẩm ở vị trí thích hợp
- Lắng nghe
- Lắng nghe
 Sản phẩm tạo hình của học sinh
Rút kinh nghiệm: .....
....
.......
Ngàythángnăm 20
 Tổ trưởng chuyên môn

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_6_chuong_trinh_ca_nam.docx