Giáo án Lịch sử & Địa lí 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương 4: Biển và đảo Việt Nam - Bài 11: Phạm vi biển đông, các vùng biển của Việt Nam ở biển đông. đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam - Năm học 2023-2024 - Hà Thị Giang

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Xác định được trên bản đồ phạm vi Biển Đông, các nước và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam.

- Xác định được trên bản đồ các mốc xác định đường cơ sở, đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

- Trình bày được khái niệm vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam).

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo VN.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.

 

docx 17 trang Đức Bình 23/12/2023 5820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử & Địa lí 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương 4: Biển và đảo Việt Nam - Bài 11: Phạm vi biển đông, các vùng biển của Việt Nam ở biển đông. đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam - Năm học 2023-2024 - Hà Thị Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử & Địa lí 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương 4: Biển và đảo Việt Nam - Bài 11: Phạm vi biển đông, các vùng biển của Việt Nam ở biển đông. đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam - Năm học 2023-2024 - Hà Thị Giang

Giáo án Lịch sử & Địa lí 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương 4: Biển và đảo Việt Nam - Bài 11: Phạm vi biển đông, các vùng biển của Việt Nam ở biển đông. đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam - Năm học 2023-2024 - Hà Thị Giang
Tuần 1 –Tiết 1,2
Ngày soạn:29/08/2022
CHƯƠNG 4. BIỂN VÀ ĐẢO VIỆT NAM
BÀI 11. PHẠM VI BIỂN ĐÔNG, CÁC VÙNG BIỂN CỦA VIỆT NAM 
Ở BIỂN ĐÔNG. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÙNG BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
 Phần: Địa lí, Lớp: 8, Thời lượng: dạy 5 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Xác định được trên bản đồ phạm vi Biển Đông, các nước và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam.
- Xác định được trên bản đồ các mốc xác định đường cơ sở, đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
- Trình bày được khái niệm vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam).
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo VN.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: 
+ Xác định được trên bản đồ phạm vi Biển Đông, các nước và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam.
+ Xác định được trên bản đồ các mốc xác định đường cơ sở, đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
+ Trình bày được khái niệm vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam).
+ Trình bày được đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo VN.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: 
+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr136-143.
+ Quan sát bản đồ hình 11.1 SGK tr137 để xác định phạm vị và các nước, vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với VN.
+ Quan sát sơ đồ hình 11.2 SGK tr137 để xác đinh phạm vi các vùng biển của VN.
+ Quan sát bản đồ hình 11.3 SGK tr138 và hình 11.4 SGK tr140 để xác định các mốc đường cơ sở và đường phân định vịnh Bắc Bộ giữa VN và Trung Quốc.
+ Quan sát lược đồ hình 11.5 SGK tr143 để trình bày đặc điểm hải văn của vùng biển nước ta.
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: tìm hiểu và giới thiệu về một trong số các đảo là mốc xác định của đường cơ sở Việt Nam.
3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, yêu nước, yêu biển – đảo Việt Nam, ý thức bảo vệ chủ quyền biển – đảo của VN.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat ĐLVN.
- Hình 11.1. Bản đồ vị trí Biển Đông, hình 11.2. Sơ đồ mặt cắt khái quát các vùng biển Việt Nam, bảng 11.1. Tọa độ các điểm chuẩn đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa VN, hình 11.3. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa VN, hình 11.4. Đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa VN và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ, bảng 11.2. Tạo độ 21 điểm đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa VN và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ, bảng 11.3. Nhiệt độ trung bình năm ở một số đảo và quần đảo của VN, hình 11.5. Lược đồ dòng biển theo mùa trên Biển Đông và các hình ảnh tương tự phóng to.
 - Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.
2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, Atlat ĐLVN.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. 
b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Vượt chướng ngại vật” cho HS.
c. Sản phẩm: HS giải mã được “Chướng ngại vật” GV đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
* GV treo bảng phụ trò chơi “Vượt chướng ngại vật” lên bảng:
1
2
3
4
* GV phổ biến luật chơi: 
- “Chướng ngại vật” là tên hình ảnh ẩn sau 4 mảnh ghép được đánh số từ 1 đến 4 tương ứng với 4 câu hỏi.
- Các em dựa vào Atlat ĐLVN và kiến thức đã học để trả lời, các em có quyền lựa chọn thứ tự câu hỏi để trả lời, mỗi câu hỏi có 1 lượt trả lời.
- Em nào trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà nhỏ (ví dụ 1 cây bút) và mảng ghép sẽ biến mất để hiện ra một góc của hình ảnh tương ứng, trả lời sai mảnh ghép sẽ bị khóa lại, trong quá trình trả lời, em nào trả lời đúng “Chướng ngại vật” thì sẽ nhận được phần quà lớn hơn (ví dụ 3 cây bút).
* Hệ thống câu hỏi:
Câu 1: Kể tên 5 loài động vật của nước ta. 
Câu 2: Kể tên 5 loài thảm thực vật của nước ta.
Câu 3: Kể tên 5 vườn quốc gia của nước ta.
Câu 4: Kể tên 5 khu dự trữ sinh quyển của nước ta.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS dựa vào Atlat ĐLVN và kiến thức đã học, suy nghĩa để trả lời câu hỏi. 
* GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 
Câu 1: Khỉ, vượn, hươu, voi, hổ, 
Câu 2: Rừng kín thường xanh, rừng thưa, rừng tre nứa, rừng ngập mặn, rừng trên núi đá vôi,
Câu 3: Ba Bể, Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên, Phú Quốc,
Câu 4: Cát Bà, Cù lao Chàm, Cần Giờ, Kiên Giang, Cà Mau,
BIỂN ĐÔNG
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
 Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Biển Đông là một biển lớn, có vai trò quan trọng cả về mặt tự nhiên và kinh tế - chính trị - xã hội đối với khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung. Vậy, Biển Đông nói chung và vùng biển Việt Nam thuộc Biển Đông có vị trí và phạm vi như thế nào? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (190 phút)
2.1. Tìm hiểu về Phạm vi Biển Đông (30 phút)
a. Mục tiêu: HS xác định được trên bản đồ phạm vi Biển Đông, các nước và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam.
b. Nội dung: Quan sát hình 11.1 kết hợp kênh chữ SGK tr136, suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. 
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
* GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK.
* GV treo hình 11.1 lên bảng.
* GV yêu cầu HS quan sát hình 11.1 và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
1. Biển Đông có diện tích bao nhiêu? Lớn thứ mấy trên thế giới? 
2. Biển Đông nằm ở đại dương nào? Trải dài trên những vĩ độ nào?
3. Xác định 2 vịnh biển lớn trong Biển Đông.
4. Xác định các quốc gia và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với nước ta.
5. Cho biết diện tích của phần biển Việt Nam trong biển Đông là bao nhiêu?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS quan sát hình 11.1 và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
1. Biển Đông có diện tích khoảng 3,447 triệu km2, là biển lớn thứ 3 trong các biển trên thế giới.
2. Biển Đông thuộc Thái Bình Dương, trải rộng từ vĩ độ 30N đến vĩ độ 260B và từ kinh độ 1000 đến 1210Đ.
3. 
- Các nước có chung Biển Đông với Việt Nam là: Trung Quốc, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xia, Bru-nây, Ma-lay-xia, Xing-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia.
- Vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam là: Đài Loan.
4.HS xác định được hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.
5. Vùng biển VN là một phần của Biển Đông, có diện tích khoàng 1 triệu km2.
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
* GV mở rộng: Diện tích Biển Đông gấp ba lần diện tích đất liền: 1 triệu km2/331212km2). Tính trung bình tỷ lệ diện tích theo số km bờ biển thì cứ 100km2 có 1km bờ biển (so với trung bình của thế giới là 600km2 đất liền trên 1km bờ biển).
I. Phạm vi của Biển Đông
- Biển Đông thuộc Thái Bình Dương, có diện tích khoảng 3,447 triệu km2, trải rộng từ vĩ độ 30N đến vĩ độ 260B và từ kinh độ 1000 đến 1210Đ.
- Các nước có chung Biển Đông với Việt Nam là: Trung Quốc, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xia, Bru-nây, Ma-lay-xia, Xing-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia.
- Vùng biển VN là một phần của Biển Đông, có diện tích khoàng 1 triệu km2.
2.2. Tìm hiểu về Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông (80 phút)
a. Mục tiêu: 
- HS xác định được trên bản đồ các mốc xác định đường cơ sở, đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
- HS trình bày được khái niệm vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam)
b. Nội dung: Quan sát bảng 11.1, 11.2, hình 11.2 đến 11.4 kết hợp kênh chữ SGK tr137-141, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV. 
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
* GV gọi HS đọc nội dung mục II SGK.
* GV treo bảng 11.1, 11.2 và hình 11.2 đến 11.4 lên bảng.
* GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS quan sát bảng 11.1, 11.2, hình 11.2 đến 11.4 và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 15 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau:
1. Nhóm 1, 2, 3, 4 – phiếu học tập số 1
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Vùng biển nước ta có diện tích bao nhiêu và gồm những bộ phận nào? 
Nêu căn cứ xác định vùng biển nước ta?
Đường cơ sở là gì? Xác định các mốc đường cơ sở trên biển dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa nước ta.
Nội thủy và lãnh hải khác nhau như thế nào?
2. Nhóm 5, 6, 7, 8 – phiếu học tập số 2
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế khác nhau như thế nào?
Nêu khái niệm thềm lục địa VN.
Nêu cách xác định thềm lục địa khi mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lí và khi mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
Ngày 25/12/2020 hiệp định gì đã được kí kết? Xác định đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS quan sát quan sát bảng 11.1, 11.2, hình 11.2 đến 11.4 và thông tin trong bày, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 3, 7 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp:
1. Nhóm 3 – phiếu học tập số 1
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Vùng biển nước ta có diện tích bao nhiêu và gồm những bộ phận nào? 
Vùng biển nước ta có diện tích khoàng 1 triệu km2 bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Nêu căn cứ xác định vùng biển nước ta?
Căn cứ theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và Luật biển Việt Nam năm 2012.
Đường cơ sở là gì? Xác định các mốc đường cơ sở trên biển dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa nước ta.
- Đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải VN là đường thẳng gãy khúc, nối liền các điểm từ 0 – A11.
HS xác định trên bản đồ:
- Mốc 0 - nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Campuchia.
- Mốc A1 - tại hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang.
- Mốc A2 - tạ ... dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.
- Đường phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc được xác định bằng 21 điểm có tọa độ xác định, nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng.
2.3. Tìm hiểu về Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam (80 phút)
a. Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo VN.
b. Nội dung: Quan sát bảng 11.3, hình 11.5 kết hợp kênh chữ SGK tr141-143 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. 
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
* GV gọi HS đọc nội dung mục III SGK.
* GV treo bảng 11.3, hình 11.5 lên bảng.
* GV yêu cầu HS quan sát bảng 11.3, hình 11.5 và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
1. Địa hình ven biển nước ta gồm những dạng địa hình gì? 
2. Thềm lục địa nước ta có đặc điểm gì? 
3. Xác định các đảo và quần đảo của nước ta. Các đảo và quần đảo nước ta đóng vai trò gì?
4. Nhiệt độ trung bình năm của nước biển là bao nhiêu? Nhận xét nhiệt độ trung bình năm ở một số đảo và quần đảo VN.
5. Trình bày đặc điểm lượng mưa trên biển ở nước ta. 
6. Xác định các hướng gió thổi trên biển ở nước ta.
7. Vùng biển nước ta có những thiên tai nào? Trung bình mỗi năm trước ta có bao nhiêu cơn bão? Tần suất bão lớn nhất là vào tháng nào? Đổ bộ vào vùng nào của nước ta?
8. Độ muối của nước biển là bao nhiêu? Độ muối của nước biển thay đổi như thế nào? Kể tên các nơi sản xuất muối nổi tiếng ở nước ta.
9. Nêu đặc điểm chế độ triều của nước ta.
10. Xác định hướng chảy của dòng biển trong vùng biển nước ta. Nguyên nhân nào tạo nên hướng chảy của các dòng biển?
11. Trình bày đặc điểm sinh vật biển ở nước ta. Vì sao sinh vật biển nước ta phong phú và đa dạng?
12. Kể tên các loại khoáng sản biển ở nước ta.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS quan sát quan sát bảng 11.3, hình 11.5 và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
1. Địa hình ven biển khá đa dạng, gồm: các tam giác châu, các bãi cát phẳng, cồn cát, đầm, phá, vịnh cửa sông, vũng vịnh nước sâu, bờ biển bồi tụ, bờ biển mài mòn,...
2. Địa hình thềm lục địa nông, mở rộng ở vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, thu hẹp ở khu vực miền Trung. Vùng thềm lục địa được tiếp nối với địa hình trên đất liền, tạo nên sự thống nhất về tự nhiên giữa đất liền và vùng biển.
3. 
- Tên một số đảo: đảo Cát Bà (Hải Phòng), đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), đảo Phú Quốc (Kiên Giang ), đảo Phú Quý (Bình Thuận),
- Tên một số quần đảo: quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa.
- Các đảo và quần đảo đóng vai trò rất quan trọng về kinh tế - chính trị và an ninh quốc phòng.
4. 
- Nhiệt độ bề mặt nước biển trung bình năm là trên 23°C.
+ Mùa hạ: nhiệt độ tương đối đồng nhất.
+ Mùa đông: sự chênh lệch nhiệt độ thể hiện rõ hơn.
- Nhiệt độ trung bình năm ở một số đảo, quần đảo có xu hướng tăng dần từ bắc vào nam: Cô Tô 22,70C, Hoàng Sa 26,70C, Phú Quốc 27,10C.
5. Lượng mưa trên biển thường nhỏ hơn trên đất liền, khoảng trên 1100 mm/năm.
6. Hướng gió thay đổi theo mùa:
-Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió mùa mùa đông và Tín phong có hướng đông bắc chiếm ưu thế;
- Từ tháng 5 đến tháng 9, gió mùa hướng tây nam, đông nam chiếm ưu thế.
- Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt.
7. 
- Vùng biển nước ta là nơi chịu nhiều thiên tai: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc,...
- Trung bình mỗi năm có 3 - 4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào đất liền Việt Nam.
- Tần suất bão lớn nhất là vào tháng 9. Đổ bộ vào vùng Bắc Trung Bộ.
8. 
- Độ muối bình quân của Biển Đông là 30 - 33%0; thay đổi theo khu vực, theo mùa và theo độ sâu. Ngoài khơi có độ muối cao và ổn định hơn so với ven bờ.
- Các nơi sản xuất muối nổi tiếng: Sa Huỳnh và Cà Ná.
 9. Chế độ thuỷ triều rất đa dạng:
- Bao gồm: nhật triều đều, nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều. Trong đó, chế độ nhật triều đều rất điển hình (Quảng Ninh đến Thanh Hóa).
- Một số nơi bán nhật triều không đều: Quảng Trị đến Đà Nẵng, Cà Mau.
10. 
- Hướng chảy của dòng biển ven bờ ở nước ta thay đổi theo mùa:
+ Mùa đông, dòng biển có hướng: đông bắc - tây nam.
+ Mùa hạ, dòng biển chảy theo hướng tây nam - đông bắc.
- Nguyên nhân: do hoạt động của gió mùa.
11. 
 - Sinh vật biển rất phong phú và đa dạng với các loài cá, tôm, mực, rắn biển, rùa biển, san hô,...
- Trên các đảo và ven biển còn có rừng nhiệt đới thường xanh, rừng ngập mặn với một số loài cây đặc trưng như: sú, vẹt, đước, mắm,...
- Nguyên nhân: Do nhiệt độ cao nên sinh vật nhiệt đới phát triển mạnh, đồng thời các dòng biển hoạt động theo mùa mang theo các luồng sinh vật di cư tới.
12. Dầu mỏ, khí đốt, ti-tan, ni-ken, cát, băng cháy. 
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
* GV mở rộng: Thuỷ triều Việt Nam diễn biến khá đa dạng: với chiều dài 3260km bờ biển có đủ các chế độ thuỷ triều của thế giới như nhật triều, nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều phân bố xen kẽ, kế tiếp nhau. Đặc biệt, nhật triều ở đảo Hòn Dấu (Đồ Sơn) là điển hình trên thế giới.
1. Vùng bờ biển Bắc Bộ và Thanh Hoá: nhật triều. Hòn Gai, Hải Phòng thuộc nhật triều rất thuần nhất với số ngày nhật triều hầu hết trong tháng. Độ lớn triều khoảng 3,6 - 2,6 m. Ở phía nam Thanh Hoá có 18 - 22 ngày nhật triều.
2. Vùng bờ biển Trung Bộ từ Nghệ An đến Cửa Gianh: nhật triều không đều, số ngày nhật triều chiếm hơn nửa tháng. Độ lớn triều khoảng 2,5 - 1,2 m.
3. Vùng biển phía nam Cửa Gianh đến cửa Thuận An: bán nhật triều không đều. Độ lớn triều khoảng 1,0 - 0,6 m.
4. Vùng biển Thuận An và lân cận: bán nhật triều.
5. Nam Thuận An đến bắc Quảng Nam: bán nhật triều không đều, độ lớn triều khoảng 1,2 - 0,8 m.
6. Giữa Quảng Nam đến Bình Thuận: nhật triều không đều. Độ lớn triều khoảng 2,0 - 1,2 m.
7. Từ Hàm Tân đến gần mũi Cà Mau: bán nhật triều không đều. Độ lớn khoảng 3,5 - 2,0 m.
8. Từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên: nhật triều không đều. Độ lớn triều khoảng trên duới 1 m.
III. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam
a. Địa hình
- Địa hình ven biển: khá đa dạng, gồm: các tam giác châu, các bãi cát phẳng, cồn cát, đầm, phá, vịnh cửa sông, vũng vịnh nước sâu, bờ biển bồi tụ, bờ biển mài mòn,...
- Địa hình thềm lục địa: nông, mở rộng ở vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, thu hẹp ở khu vực miền Trung.
- Địa hình đảo: có nhiểu đảo và quần đảo, trong đó có 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa.
b. Khí hậu
- Nhiệt độ: khoảng trên 23°C, tăng dần từ bắc vào nam.
- Lượng mưa: nhỏ hơn trên đất liền khoảng trên 1100 mm/năm.
- Gió trên Biển: thay đổi theo mùa và mạnh hơn trên đất liền.
- Thiên tai: bão, lốc, áp thấp nhiệt đới,...
c. Hải văn
- Độ muối trung bình là 32 - 33%0.
- Chế độ thủy triều rất đa dạng: nhật triều đều, nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều.
- Dòng biển: thay đổi theo mùa: mùa đông, dòng biển có hướng đông bắc - tây nam; mùa hạ, là tây nam - đông bắc.
d. Sinh vật: rất phong phú và đa dạng với các loài cá, tôm, mực, rắn biển, rùa biển, san hô,...
e. Khoáng sản: Thềm lục địa Việt Nam có dầu mỏ, khí đốt. Ngoài ra, còn có ti-tan, ni-ken, cát, băng cháy.
3. Hoạt động luyện tập (20 phút)
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn.
c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. 
d. Tổ chức thực hiện:
 Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: 
 1. Chứng minh Biển Đông là biển tương đối kín và là biển ấm.
 2. Dựa vào hình 11.3, hãy xác định vị trí các quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa, Thổ Chu, Côn Sơn; các đảo: Phú Quý, Phú Quốc, Cồn Cỏ của Việt Nam.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: 
* HS dựa vào hình 11.3 và kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi. 
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
 1.
- Biển Đông là vùng biển tương đối kín là do được bao quanh bởi hệ thống đảo và quần đảo. Vùng biển này được bao bọc 4 phía bởi lục địa châu Á, các quần đảo Philipin, Malaixia và Inđônêxia, chỉ thông ra Thái Bình Dương và các biển lân cận bằng những eo biển hẹp.
- Biển Đông là biển ấm do nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là khoảng trên 23°C.
2. HS xác định vị trí:
- Các quần đảo: quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa), quần đảo Thổ Chu (Kiên Giang), Côn Sơn (Bà Rịa – Vũng Tàu).
- Các đảo: đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), đảo Phú Quốc (Kiên Giang), đảo Phú Quý (Bình Thuận).
* HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
4. Hoạt động vận dụng (5 phút)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. 
c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Tìm hiểu và giới thiệu về một trong số các đảo là mốc xác định của đường cơ sở Việt Nam.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: HS tìm kiếm thông tin trên Internet và thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình vào tiết học sau: 
Đảo Lý Sơn - tỉnh Quảng Ngãi (mốc A10)
- Cách đất liền 15 hải lý về hướng Đông Bắc, Lý Sơn là huyện đảo duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi - được biết đến với tàn tích núi lửa năm miệng có tuổi đời trên dưới 30 triệu năm. Không chỉ kiến tạo nên cảnh quan kỳ thú, những miệng núi lửa đã ngưng hoạt động còn đóng vai trò “thuỷ mạch” - ôm ấp nguồn nước ngầm quan trọng cho người dân địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để sinh vật nhỏ sinh trưởng và nuôi dưỡng đất đai phía Nam đảo bằng đất bazan màu mỡ.
- Sở hữu đặc tính thổ nhưỡng độc đáo cùng vị trí đắc địa, cảnh sắc thiên nhiên trên Đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi nên thơ đến đến rung động lòng người. Được yêu thích nhất chính là: Hòn Mù Cù, Đảo Bé (hay Cù Lao Bờ Bãi) và Đảo Lớn (còn có tên Cù Lao Ré hoặc Đảo Lý Sơn)
- Ngoài ra, Đảo Lý Sơn còn là một địa điểm lí tưởng cho du khách với những món ăn biển hấp dẫn và phong cảnh đẹp, đa dạng.
 * HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
Ký duyệt tuần của tổ chuyên môn
Ngày:
Bùi Thị Toan

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_dia_li_8_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chuo.docx