Giáo án Lịch sử & Địa lí 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương 3: Thổ nhưỡng và sinh vật Việt Nam - Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam - Năm học 2023-2024 - Hà Thị Giang

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Chứng minh được tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng.

- Trình bày được đặc điểm phân bố của 3 nhóm đất chính.

- Phân tích được đặc điểm của đất feralit và giá trị sử dụng đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp.

- Phân tích được đặc điểm của đất phù sa và giá trị sử dụng đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản.

- Chứng minh tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:

+ Chứng minh được tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng.

+Trình bày được đặc điểm phân bố của 3 nhóm đất chính.

+ Phân tích được đặc điểm của đất feralit và giá trị sử dụng đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp.

+ Phân tích được đặc điểm của đất phù sa và giá trị sử dụng đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản.

 

docx 14 trang Đức Bình 23/12/2023 3480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử & Địa lí 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương 3: Thổ nhưỡng và sinh vật Việt Nam - Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam - Năm học 2023-2024 - Hà Thị Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử & Địa lí 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương 3: Thổ nhưỡng và sinh vật Việt Nam - Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam - Năm học 2023-2024 - Hà Thị Giang

Giáo án Lịch sử & Địa lí 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương 3: Thổ nhưỡng và sinh vật Việt Nam - Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam - Năm học 2023-2024 - Hà Thị Giang
Tuần 1 –Tiết 1,2
Ngày soạn:29/08/2022
CHƯƠNG 3. THỔ NHƯỠNG VÀ SINH VẬT VIỆT NAM
BÀI 9. THỔ NHƯỠNG VIỆT NAM
 Phần: Địa lí, Lớp: 8, Thời lượng: dạy 5 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Chứng minh được tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng.
- Trình bày được đặc điểm phân bố của 3 nhóm đất chính.
- Phân tích được đặc điểm của đất feralit và giá trị sử dụng đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
- Phân tích được đặc điểm của đất phù sa và giá trị sử dụng đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản..
- Chứng minh tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: 
+ Chứng minh được tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng.
+Trình bày được đặc điểm phân bố của 3 nhóm đất chính.
+ Phân tích được đặc điểm của đất feralit và giá trị sử dụng đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
+ Phân tích được đặc điểm của đất phù sa và giá trị sử dụng đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản..
+ Chứng minh tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: 
+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr125-131.
+ Sử dụng bản đồ hình 9.1 tr127 để nhận xét đặc điểm phân bố của 3 nhóm đất chính.
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: Hãy tìm hiểu và thu thập thông tin về việc sử dụng các loại đất ở địa phương em. Theo em, cần có các biện pháp gì để bảo vệ và cải tạo tài nguyên đất.
3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, ý thức bảo vệ tài nguyên đất. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat Địa lí VN.
- Hình Bản đồ các nhóm đất chính ở VN, hình 9.2. Trồng keo trên đất feralit, hình 9.3. Trồng hoa hướng dương trên đất đỏ badan, hình 9.4. Đất phù sa sông Hồng, hình 9.5. Trồng lúa trên đất phù sa, hình 9.6. Trồng lạc trên đất phù sa, hình 9.7. Đất đai khô cằn, hoang hóa ở Bình Thuận và các hình ảnh tương tự phóng to.
 - Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.
2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, Atlat Địa lí VN.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. 
b.Nội dung: GV cho HS nghe lời bài hát “Hành trình trên đất phù sa” do nhạc sĩ Thanh Sơn sáng tác.
c. Sản phẩm: HS đoán được tên bài hát “Hành trình trên đất phù sa” và vùng, miền được nói đến do GV đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
* GV cho HS nghe lời bài hát bài hát “Hành trình trên đất phù sa” do nhạc sĩ Thanh Sơn sáng tác.
“Chim tung bay hót vang trong bình minh
Chân cô đơn, áo phong sương hành trình
Từ Long An, Mộc Hoá, Mỹ Tho xuôi về Gò Công
Tiền Giang ngút ngàn như một tấm thảm lúa vàng
Thương em tôi áo đơn sơ bà ba
Trên lưng trâu nước da nâu mặn mà
Hò hò ơi, cây lúa tốt tươi, thêm mùi phù sa
Đẹp duyên Tháp Mười, quên đời tảo tần vui cười
Quýt Cái Bè nổi tiếng ngọt ngay
Ai ăn rồi nhớ mãi miền Tây
Ngồ ngộ ghê, gái miền Tây má hây hây
Với các cô đời bao thế hệ
Phù sa ơi đậm tình hương quê
Qua Long Xuyên đến Vĩnh Long, Trà Vinh
Sông quê tôi thắm trong tim đậm tình
Phù sa ơi, ngây ngất bước chân, tôi về không nỡ
Ở cũng chẳng đành, quê miền đất ngọt an lành
Quê hương tôi vẫn bên sông Cửu Long
Dân quê tôi sống quanh năm bên ruộng đồng
Từ ngàn xưa, cây lúa đã nuôi dân mình no ấm
Phù sa mát ngọt như dòng sữa mẹ muôn đời
Đêm trăng thanh chiếu trên sông Cần Thơ
Vang xa xa thoáng câu ca hò lờ
Về Tây Đô nhớ ghé Sóc Trăng nghe điệu lâm thôn
Dù kê hát đình nhưng tình cảm gần như mình
Nắng sớm về trái chín thật mau
Cơn mưa chiều tưới mát ruộng sâu
Phù sa ơi, bốn mùa cây trái đơm bông
Gái bên trai tình quê thắm nồng
Điệu dân ca ngọt ngào mênh mông
Sông quê ơi, nắng mưa bao ngàn xưa
Tôi không quên lũy tre xanh hàng dừa
Về Bạc Liêu nghe hát cải lương sau đờn vọng cổ
Cà Mau cuối nẻo đôi lời gửi lại chữ tình”
* Sau khi HS nghe bài hát, GV yêu cầu HS cho biết tên bài hát và bài hát nói đến vùng, miền nào của nước ta?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS nghe lời bài hát và sự hiểu biết của bản thân, suy nghĩa để trả lời câu hỏi. 
* GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: tên bài hát: “Hành trình trên đất phù sa” và vùng, miền được nói đến là vùng Đồng bằng sông Cửu Long hay miền Tây.
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
 Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: qua lời bài hát “Hành trình trên đất phù sa” do nhạc sĩ Thanh Sơn sáng tác phần nào cho các em giá trị mà đất phù sa mang lại đó là vựa lúa, vựa cây ăn trái cho Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, đất phù sa cũng như đất feralit còn giá trị sử dụng nào khác? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (180 phút)
2.1. Tìm hiểu về Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng. (30 phút)
a. Mục tiêu: HS chứng minh được tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng.
b. Nội dung: Dựa vào các hình ảnh, kênh chữ SGK tr125, 126 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. 
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
* GV gọi HS đọc nội dung mục I SGK.
* GV yêu cầu HS dựa vào thông tin trong bày và sự hiểu biết của bản thân, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
1. Thỗ nhưỡng là gì? 
2. Những nhân tố nào đã tác động đất sự hình thành thỗ nhưỡng nước ta?
3. Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng thể hiện qua những quá trình nào?
4. Vì sao quá trình Fe-ra-lit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở vùng nhiệt đới gió mùa?
5. Vì sao lại xảy ra quá trình xói mòn - rửa trôi - tích tụ?
6. Vì sao quá trình thoái hóa đất: diễn ra chủ yếu ở khu vực đồi núi?
7. Kể tên các nhóm đất chính ở nước ta.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS đọc kênh chữ trong SGK và sự hiểu biết của bản thân, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
1. Thổ nhưỡng là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trưng bởi độ phì.
2. Các nhân tố hình thành đất ở nước ta: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian, con người.
3. Biểu hiện:
- Quá trình Fe-ra-lit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở vùng nhiệt đới gió mùa.
- Quá trình xói mòn - rửa trôi - tích tụ.
- Quá trình thoái hóa đất: diễn ra chủ yếu ở khu vực đồi núi.
4. Quá trình Fe-ra-lit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở vùng nhiệt đới gió mùa do khí hậu nhiệt đới gió mùa cùng với địa hình đồi núi dốc thuận lợi cho quá trình rửa trôi các chất ba-zơ và tích tụ ô-xit sắt, ô-xit nhôm => hình thành đất Fe-ra-lit.
5. Quá trình xói mòn - rửa trôi - tích tụ do trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm lớn => Đẩy nhanh quá trình xói mòn - rửa trôi. Vật liệu xói mòn và rửa trôi lắng đọng, tích tụ tại những vùng trũng thấp => Đất phù sa ở đồng bằng.
6. Quá trình thoái hóa đất diễn ra chủ yếu ở khu vực đồi núi, do quá trình xói mòn và rửa trôi mạnh mẽ làm cho đất bị thoái hóa mạnh.
7. Nước ta có 3 nhóm đất chính: nhóm đất feralit, đất phù sa và đất mùn núi cao.
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
* GV mở rộng: 
- Đá mẹ là nguồn gốc cung cấp vật chất vô cơ cho đất. Đá mẹ có ảnh hưởng đến màu sắc và tính chất của đất.
- Khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa, quyết định mức độ rửa trôi, thúc đẩy quá trình hòa tan, tích tụ hữu cơ.
- Sinh vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất. Thực vât cung cấp vật chất hữu cơ, vi sinh vật phân giải xác súc vật tạo mùn, động vật làm đất tơi xốp hơn.
I. Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng
- Quá trình Fe-ra-lit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở vùng nhiệt đới gió mùa.
- Quá trình xói mòn - rửa trôi - tích tụ.
- Quá trình thoái hóa đất: diễn ra chủ yếu ở khu vực đồi núi.
2.2. Tìm hiểu về Các nhóm đất chính (105 phút)
a. Mục tiêu: HS:
- Trình bày được đặc điểm phân bố của 3 nhóm đất chính.
- Phân tích được đặc điểm của đất feralit và giá trị sử dụng đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
- Phân tích được đặc điểm của đất phù sa và giá trị sử dụng đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản..
b. Nội dung: Dựa vào hình 9.1 đến 9.5, các hình ảnh tương tự hoặc Atlat ĐLVN và kênh chữ SGK tr126-130 suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV. 
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
* GV gọi HS đọc nội dung mục II SGK.
* GV treo hình 9.1 đến 9.6 lên bảng.
* GV chia lớp làm 6 nhóm, mỗi nhóm từ 6 đến 8 em, yêu cầu HS quan sát hình 9.1 đến 9.6 hoặc Atlat ĐLVN thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 15 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau:
1. Nhóm 1, 2, 3 – phiếu học tập số 1
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Trình bày đặc điểm của nhóm đất feralit.
Nhóm đất feralit chiếm diện tích bao nhiêu?
Xác định sự phân bố nhóm đất feralit trên bản đồ.
Phân tích giá giá trị sử dụng của nhóm đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
2. Nhóm 4, 5, 6 – phiếu học tập số 2 
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Trình bày đặc điểm của nhóm đất phù sa.
Nhóm đất phù sa chiếm diện tích bao nhiêu?
Xác định sự phân bố nhóm đất phù sa trên bản đồ.
Phân tích giá giá trị sử dụng của nhóm đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản.
2. Nhóm 7, 8, 9 – phiếu học tập số 3
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Trình bày đặc điểm của nhóm đất mùn núi cao.
Nhóm đất mùn núi cao chiếm diện tích bao nhiêu?
Xác định sự phân bố nhóm đất mùn núi cao trên bản đồ.
Cho biết giá trị sử dụng của nhóm đất mùn núi cao.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS quan sát hình 9.1 đến 9.6 hoặc Atlat ĐLVN và đọc kênh chữ SGK tr126-130, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 2, 5, và 8 lên thuyết trình và câu trả lời và xác định trên bản đồ trước lớp:
1. Nhóm 2 – phiếu học tập số 1
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Trình bày đặc điểm của nhóm đất feralit.
- Đất fe-ra-lit chứa nhiều ô-xít sắt và ô-xít nhôm nên thường có màu đỏ vàng.
- Đất có đặc tính chua, nghèo mùn, thoáng khí.
Đất fe-ra-lit trên đá ba-dan và đất fe-ra-lit trên đá vôi có tầng đất dày, giàu mùn, ít chua và có độ phì cao.
Nhóm đất feralit chiếm diện tích bao nhiêu?
Chiếm tới 65% diện tích đất tự nhiên.
Xác định sự phân bố nhóm đất feralit trên bản đồ.
Nhóm đất fe-ra-lit phân bố chủ yếu trên địa hình đồi núi thấp ở nước ta.
- Đất fe-ra-lit hình thành trên đá ba-dan phân bố tập trung ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ;
- Đất fe-ra-lit hình thành trên đá vôi phân bố chủ yếu ở Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ.
Phân tích giá giá trị sử dụng của nhóm đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
- Trong nông nghiệp: đất fe-ra-lit thích hợp với các loại cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, chè,...). Ngoài ra, đất fe-ra-lit còn thích hợp để trồng các loại cây ăn quả (cam, nhãn, vải, na,...); cây lương thực (ngô, khoai, sắn) và các loại hoa.
- Trong lâm nghiệp: đất fe-ra-lit được sử dụng để trồng rừng lấy gỗ (dổi, lát, keo,...); trồng các loại cây dược liệu (hồi, quế, sâm,...).
2. Nhóm 5 – phiếu học tập số 2 
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Trình bày đặc điểm của nhóm đất phù sa.
- Hình thành ở nơi địa hình thấp, trũng do quá trình bồi tụ vật liệu mịn từ sông, biển.
- Đất phù sa có đặc tính tơi xốp, ít chua, giàu dinh dưỡng. 
Nhóm đất phù sa chiếm diện tích bao nhiêu?
Chiếm khoảng 24% diện tích đất tự nhiên.
Xác định sự phân bố nhóm đất phù sa trên bản đồ.
Chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.
Phân tích giá giá trị sử dụng của nhóm đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản.
- Trong nông nghiệp: trồng cây lương thực, cây hoa màu, cây ăn quả và cây công nghiệp hàng năm như: lạc, mía,...
- Trong thuỷ sản: Ở các vùng cửa sông, ven biển, đất mặn thuận lợi để phát triển mô hình rừng ngập mặn kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản.
2. Nhóm 8 – phiếu học tập số 3
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Trình bày đặc điểm của nhóm đất mùn núi cao.
- Hình thành trong điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm lớn quanh năm nên quá trình phong hóa và phân giải các chất hữu cơ chậm.
- Giàu mùn, thường có màu đen, nâu đen.
Nhóm đất mùn núi cao chiếm diện tích bao nhiêu?
Chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên.
Xác định sự phân bố nhóm đất mùn núi cao trên bản đồ.
Phân bố rải rác ở các khu vực núi có độ cao từ 1600 - 1700 m trở lên.
Cho biết giá trị sử dụng của nhóm đất mùn núi cao.
Thích hợp trồng rừng phòng hộ đầu nguồn.
* HS các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp nhóm bạn và sản phẩm của nhóm mình.
Bước 4. Đánh giá:
 GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
II. Các nhóm đất chính 
1. Nhóm đất feralit
- Đặc điểm:
+ Chứa nhiều ô-xít sắt và ô-xít nhôm nên thường có màu đỏ vàng.
+ Đất có đặc tính chua, nghèo mùn, thoáng khí.
- Chiếm tới 65% diện tích đất tự nhiên.
- Phân bố chủ yếu trên địa hình đồi núi thấp ở nước ta.
- Giá trị sử dụng: 
+ Trong nông nghiệp: thích hợp trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, các loại cây ăn quả, cây lương thực và các loại hoa.
+ Trong lâm nghiệp: trồng rừng lấy gỗ, trồng các loại cây dược liệu.
2. Nhóm đất phù sa
- Đặc điểm: 
+ Hình thành nơi có địa hình thấp, trũng do quá trình bồi tụ của các vật liệu mịn từ sông, biển.
+ Có đặc tính tơi xốp, ít chua, giàu dinh dưỡng. 
- Chiếm khoảng 24% diện tích đất tự nhiên.
- Phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Giá trị sử dụng:
+ Trong nông nghiệp: trồng cây lương thực, cây hoa màu, cây ăn quả và cây công nghiệp hàng năm.
+ Trong thuỷ sản:  phát triển mô hình rừng ngập mặn kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản.
3. Nhóm đất mùn núi cao
 - Đặc điểm: giàu mùn, thường có màu đen, nâu đen.
- Chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên.
- Phân bố rải rác ở các khu vực núi có độ cao từ 1600 - 1700 m trở lên.
- Giá trị sử dụng: thích hợp trồng rừng phòng hộ đầu nguồn.
2.3. Tìm hiểu về Tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất. (45 phút)
a. Mục tiêu: HS chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất.
b. Nội dung: Quan sát hình 9.7 kết hợp kênh chữ SGK tr130, 131, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV. 
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
* GV gọi HS đọc nội dung mục 3 SGK.
* GV treo hình 9.7 lên bảng.
* GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS quan sát hình 9.7 và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 10 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau:
1. Nhóm 1, 2, 3, 4 – phiếu học tập số 1
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Nêu thực trạng thoái hóa đất ở nước ta.
Nguyên nhân nào gây nên tình trạng thoái hóa đất ở nước ta.
2. Nhóm 5, 6, 7, 8 – phiếu học tập số 2
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Nêu hậu quả của việc thoái hóa đất ở nước ta.
Nêu các biện pháp chống thoái hóa đất ở nước ta hiện nay.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS quan sát quan sát bản đồ hình 9.7 và thông tin trong bày, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 3, 7 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp:
1. Nhóm 3 – phiếu học tập số 1
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Nêu thực trạng thoái hóa đất ở nước ta.
- Năm 2020, có trên 9 triệu ha đất bị thoái hóa.
- Xói mòn đất ở vùng núi; hoang mạc hóa ở duyên hải Nam Trung Bộ, mặn hóa, phèn hóa ở Đồng bằng sông Cửu Long, ô nhiễm đất ở các thành phố.
Nguyên nhân nào gây nên tình trạng thoái hóa đất ở nước ta.
- Do tự nhiên: nước ta có ¾ diện tích đất ở vùng đồi núi, có độ dốc cao, lượng mưa lớn và tập trung theo mùa. Biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng hạn hán, ngập lụt, nước biển dâng.
- Do con người: nạn phá rừng lấy gỗ, đốt rừng làm nương gẫy, chưa quan tâm đến cải tạo đất, lạm dụng chất hóa học trong sản xuất.
2. Nhóm 7 – phiếu học tập số 2
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Nêu hậu quả của việc thoái hóa đất ở nước ta.
Thoái hóa đất dẫn đến độ phì của đất giảm, mất chất dinh dưỡng nên làm giảm khả năng sản xuất của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và gây áp lực lớn đến việc sử dụng tài nguyên đất của nước ta.
Nêu các biện pháp chống thoái hóa đất ở nước ta hiện nay.
- Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ, phục hồi rừng tự nhiên và trồng rừng, tạo lớp phủ bảo vệ đất.
- Thực hiện các biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc, chống xói mòn, rửa trôi đất.Trông
- Thực hiện tốt việc sử dụng phân bón hữu cơ, đặc biệt là ở các vùng chuyên canh nông nghiệp, chống ô nhiễm đất.
- Hoàn thiện và tăng cường năng lực của các công trình thuỷ lợi để cung cấp nước ngọt thường xuyên, đặc biệt là trong mùa khô, khắc phục tình trạng đất bị khô hạn, mặn hoá, phèn hoá.
* HS các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp nhóm bạn và sản phẩm của nhóm mình.
Bước 4. Đánh giá:
 GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
III. Tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất 
- Thực trạng: 
+ Năm 2020, có trên 9 triệu ha đất bị thoái hóa.
+ Xói mòn đất ở vùng núi; hoang mạc hóa ở duyên hải Nam Trung Bộ, mặn hóa, phèn hóa ở Đồng bằng sông Cửu Long, ô nhiễm đất ở các thành phố.
- Biện pháp: 
+ Bảo vệ rừng và trồng rừng..
+ Canh tác bền vững trên đất dốc, chống xói mòn, rửa trôi đất.
+ Thực hiện tốt việc sử dụng phân bón hữu cơ, chống ô nhiễm đất.
+ Hoàn thiện và tăng cường năng lực của các công trình thuỷ lợi.
3. Hoạt động luyện tập (30 phút)
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn.
c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. 
d. Tổ chức thực hiện:
 Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: 
 1. Hãy vẽ sơ đồ thể hiện các nhóm đất chính ở nước ta.
 2. Hoàn thành bảng về đặc điểm, phân bố và giá trị sử dụng của 2 nhóm đất chính ở nước ta.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: 
* HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi. 
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
1. 
2.
Nhóm đất
Đặc điểm
Phân bố
Giá trị sử dụng
Đất Fe-ra-lit
- Thường có màu đỏ vàng.
- Đất có đặc tính chua, nghèo mùn và thoáng khí.
- Chiếm 65% diện tích đất tự nhiên.
- Chủ yếu ở khu vực đồi núi thấp.
- Trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.
- Trồng rừng lấy gỗ, cây dược liệu.
Đất phù sa
- Hình thành nơi có địa hình thấp, trũng do quá trình bồi tụ của các vật liệu mịn từ sông, biển.
- Đặc tính: tơi, xốp và giàu dinh dưỡng.
- Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.
- Chủ yếu ở vùng đồng bằng.
- Thích hợp trồng nhiều loại cây: cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp hằng năm
- Đất mặn thích hợp để nuôi trồng thủy sản,
* HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
4. Hoạt động vận dụng (5 phút)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập ở nhà.
c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Hãy tìm hiểu và thu thập thông tin về việc sử dụng các loại đất ở địa phương em. Theo em, cần có các biện pháp gì để bảo vệ và cải tạo tài nguyên đất.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: HS tìm kiếm thông tin trên Internet và thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình vào tiết học sau: (chọn dung 1)
 Ví dụ: Việc sử dụng đất ở thành phố Hà Nội
- Các loại đất: đất phù sa ngoài đê; đất phù sa trong đê; đất bạc màu; đất fe-ra-lít,
- Cơ cấu sử dụng đất ở Hà Nội:
+ Đất nông nghiệp chiếm 58,7%.
+ Đất chủ yếu được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp như: trồng lúa, rau củ và cây ăn quả.
- Biện pháp bảo vệ và cải tạo:
+ Sử dụng hợp lí tài nguyên đất, sử dụng hợp lí phân bón hữu cơ.
+ Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ, phục hồi rừng tự nhiên đối với một số huyện: Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, 
 * HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
Ký duyệt tuần của tổ chuyên môn
Ngày:
Bùi Thị Toan

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_dia_li_8_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chuo.docx