Giáo án Lịch sử & Địa lí 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương 2: Đặc điểm khí hậu và thủy văn Việt Nam - Bài 5: Khí hậu Việt Nam - Năm học 2023-2024 - Hà Thị Giang
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM
BÀI 5. KHÍ HẬU VIỆT NAM
Thời lượng: dạy 5 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Trình bày được đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của VN.
- Chứng minh được sự phân hóa đa dạng của khí hậu VN.
- Phân tích được ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp.
- Phân tích được vai trò của khí hậu đối với sự phát triển du lịch ở một số điểm du lịch nổi tiếng của nước ta.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử & Địa lí 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương 2: Đặc điểm khí hậu và thủy văn Việt Nam - Bài 5: Khí hậu Việt Nam - Năm học 2023-2024 - Hà Thị Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử & Địa lí 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương 2: Đặc điểm khí hậu và thủy văn Việt Nam - Bài 5: Khí hậu Việt Nam - Năm học 2023-2024 - Hà Thị Giang
Tuần 1 –Tiết 1,2 Ngày soạn:29/08/2022 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM BÀI 5. KHÍ HẬU VIỆT NAM Thời lượng: dạy 5 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Trình bày được đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của VN. - Chứng minh được sự phân hóa đa dạng của khí hậu VN. - Phân tích được ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp. - Phân tích được vai trò của khí hậu đối với sự phát triển du lịch ở một số điểm du lịch nổi tiếng của nước ta. 2. Về năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: + Trình bày được đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của VN. + Chứng minh được sự phân hóa đa dạng của khí hậu VN. + Phân tích được ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp. + Phân tích được vai trò của khí hậu đối với sự phát triển du lịch ở một số điểm du lịch nổi tiếng của nước ta. - Năng lực tìm hiểu địa lí: + Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr105-111. + Quan sát các bảng số liệu: 5.1, 5.2 SGK tr106 để nhận xét tính chất nhiệt đới, ẩm của khí hậu VN. + Quan sát bản đồ hình 5.1 SGK tr107 để trình bày đặc điểm gió mùa của khí hậu VN. - Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: địa phương em sinh sống thuộc miền khí hậu nào? Hãy tìm hiểu và viết báo cáo ngắn về các đặc điểm khí hậu nơi đó. 3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về khí hậu VN. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên (GV) - KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat Địa lí VN. - Bảng 5.1. Tổng số giò nắng năm, nhiệt độ trung bình năm và tổng nhiệt độ năm tại một số địa điểm, bảng 5.2. Tổng lượng mưa năm và độ ẩm không khí trung bình tháng tại một số địa điểm, hình 5.1. Bản đồ khí hậu VN, hình 5.2. Cây lúa gạo, hình 5.3. Cây chè, hình 5.4. Một góc thị xã Sa Pa, hình 5.5. Một góc TP Nha Trang hoặc các hình ảnh liên quan phóng to. - Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời. 2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, Atlat Địa lí VN. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút) a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. b. Tổ chức thực hiện: * GV cho HS nghe lời bài hát “Sợi nhớ sọi thương” do nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sáng tác. “Trường Sơn Ðông Trường Sơn Tây Bên nắng đốt bên mưa quây Em dang tay em xoè tay Chẳng thể nào mà xua tan mây Mà chẳng thể nào mà che anh được Chứ rút sợi thương ấy mấy chăng mái lợp Rút sợi nhớ đan vòm xanh Nghiêng sườn Đông mà che mưa anh Nghiêng sườn Tây xoã bóng mát Rợp trời thương ấy mấy màu xanh suốt Mà em nghiêng hết ấy mấy về phương anh Mà em nghiêng hết ấy mấy về phương anh” * Sau khi HS nghe bài hát, GV yêu cầu HS cho biết tên bài hát. * HS nghe lời bài hát và sự hiểu biết của bản thân, suy nghĩa để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. * Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: tên bài hát: “Sợi nhớ sợi thương” * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: lời bài hát “Sợi nhớ sọi thương” của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phản ánh rất rõ nét một trong những đặc điểm nổi bật của khí hậu Việt Nam chịu sư tác động kết hợp giữ gió mùa và địa hình. Vậy tại sao “Trường Sơn Ðông Trường Sơn Tây, Bên nắng đốt bên mưa quây”? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (195 phút) 2.1. Tìm hiểu về khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa (70 phút) a. Nội dung: Quan sát bảng 5.1, 5.2, hình 5.1 hoặc Atlat ĐLVN, các hình ảnh liên quan kết hợp kênh chữ SGK tr105-108, suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. b. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài * GV gọi HS đọc nội dung mục I SGK. * GV treo hình 4.1, bảng 4.1 và 4.2 lên bảng. * GV yêu cầu HS quan sát bản đồ hình 4.1 hoặc Atlat ĐLVN, bảng 4.1, 4.2 và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Nhận xét về lượng bức xạ và số giờ nắng ở nước ta. 2. Nhận xét về nhiệt độ trung bình năm ở nước ta. Giải thích vì sao nước ta có nhiệt độ cao? 3. Nhận xét lượng mưa trung bình năm ở nước ta. 4. Nhận xét độ ẩm không khí ở nước ta. Vì sao nước ta có lượng mưa lớn và độ ẩm cao? 5. Nước ta có mấy mùa gió chính? Vì sao nước ta lại có tính chất gió mùa? * GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS thảo luận nhóm trong 10 phút để trả lời các câu hỏi sau: 1. Nhóm 1, 2, 3 và 4: Quan sát hình 6.1, video clip và kênh chữ SGK, hãy: - Cho biết thời gian hoạt động, nguồn gốc, hướng gió và đặc điểm của gió mùa mùa đông ở nước ta. - Giải thích vì sao Ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn? 2. Nhóm 5, 6, 7 và 8: Quan sát hình 6.1, video clip và kênh chữ SGK, hãy: - Cho biết thời gian hoạt động, nguồn gốc, hướng gió và đặc điểm của gió mùa mùa hạ ở nước ta. - Giải thích vì sao loại gió này lại có hướng đông nam ở Bắc Bộ và gây khô nóng vào đầu mùa cho Trung Bộ và Tây Bắc? * HS quan sát bản đồ hình 4.1 hoặc Atlat ĐLVN, bảng 4.1, 4.2 và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. - Tổng lượng bức xạ từ 110-160 kcal/cm2/năm, cán cân bức xạ dương trên 75 kcal/cm2/năm. - Số giờ nắng nhiều, đạt từ 1400 - 3000 giờ/năm. 2. - Nhiệt độ trung bình năm trên 200C (trừ vùng núi cao) và tăng dần từ Bắc vào Nam (Hà Nội: 23,60C, Huế: 25,10C, TPHCM: 27,10C). - Nguyên nhân: do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. 3. - Lượng mưa trung bình năm lớn: từ 1500 - 2000 mm/năm. - Ở những khu vực đón gió biển hoặc vùng núi cao, lượng mưa trong năm thường nhiều hơn, trên 3000 năm. 4. - Độ ẩm không khí cao, trên 80% (Hà Nội 82%, Huế 83,2%), cân bằng ẩm luôn dương. - Nguyên nhân: do tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển Đông. 5. Nước ta có 2 mùa gió chính là gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Do nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa. * Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi đại diện nhóm trình bày sản phẩm của mình, ví dụ: nhóm 1, và 5: 1. Nhóm 1: Gió mùa mùa đông: - Thời gian: từ tháng 11 – 4 năm sau - Nguồn gốc: áp cao Xi-bia. - Hướng gió: ĐB - Đặc điểm: + Ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, ít mưa, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn. + Ở miền Nam, Tín phong gây mưa cho vùng biển Nam Trung Bộ, gây thời tiết nóng, khô cho Nan Bộ và Tây Nguyên. - Nguyên nhân: + Vào đầu mùa đông, gió mùa đông bắc di chuyển với quãng đường dài qua lục địa Trung Quốc nên lạnh và mất ẩm. + Vào cuối mùa đông, khối không khí lạnh di chuyển qua vùng biển phía đông Nhật Bản và Trung Quốc nên được tăng cường ẩm. 2. Nhóm 5: Gió mùa mùa hạ: - Thời gian: từ tháng 5 – 10 - Nguồn gốc: áp cao Bắc Ấn Độ Dương và áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu. - Hướng gió: TN, đối với miền Bắc là ĐN. - Đặc điểm: + Đầu mùa hạ: gây mưa cho Nam Bộ, Tây Nguyên nhưng gây khô nóng cho đồng bằng Trung Bộ và nam Tây Bắc. + Giữa và cuối mùa hạ: gây mưa lớn cho cả miền Bắc và miền Nam. - Nguyên nhân: + Ở miền Bắc, do ảnh hưởng của áp thấp Bắc Bộ nén gió thổi vào đất liền theo hướng đông nam. - Nửa đầu mùa hạ, gió mùa tây nam vượt dãy Trường Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao gây ra hiệu ứng phơn khô nóng cho Trung Bộ và Tây Bắc. Ở hai bên dãy Trường Sơn thì Trường Sơn Tây hay Tây Nguyên mưa quây, Trường Sơn Đông hay ven biển miền Trung thì nắng đốt. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn, nhóm bạn và sản phẩm của cá nhân, nhóm mình. GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. * GV mở rộng: Hiện tượng gió vượt đèo được gọi là Phơn (foehn). Từ bên kia sườn núi gió thổi lên, càng lên cao không khí càng bị bị lạnh dần đi rồi ngưng kết tạo thành mây cho mưa ở sườn đón gió, đồng thời thu thêm nhiệt do ngưng kết toả ra. Sau khi vượt qua đỉnh gió thổi xuống bên này núi, nhiệt độ của nó tăng dần lên do quá trình không khí bị nén đoạn nhiệt, vì vậy đến chân núi bên này không khí trở nên khô và nóng hơn. Hiện tượng này gọi là “Hiệu ứng phơn”. Đỉnh núi càng cao chênh lệch nhiệt độ càng lớn. I. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa 1. Tính chất nhiệt đới - Số giờ nắng nhiều, đạt từ 1400 - 3000 giờ/năm. - Tổng lượng bức xạ từ 110-160 kcal/cm2/năm, cán cân bức xạ dương trên 75 kcal/cm2/năm. - Nhiệt độ trung bình năm trên 200C (trừ vùng núi cao) và tăng dần từ Bắc vào Nam. 2. Tính chất ẩm - Lượng mưa trung bình năm lớn: từ 1500 - 2000 mm/năm. - Độ ẩm không khí cao, trên 80%. 3. Tính chất gió mùa * Gió mùa mùa đông: - Thời gian: từ tháng 11 – 4 năm sau - Nguồn gốc: áp cao Xi-bia. - Hướng gió: ĐB - Đặc điểm: + Ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, ít mưa; nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn. + Ở miền Nam, Tín phong gây mưa cho vùng biển Nam Trung Bộ, gây thời tiết nóng, khô cho Nan Bộ và Tây Nguyên. * Gió mùa mùa hạ: - Thời gian: từ tháng 5 – 10 - Nguồn gốc: áp cao Bắc Ấn Độ Dương và áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu. - Hướng gió: TN, đối với miền Bắc là ĐN. - Đặc điểm: + Đầu mùa hạ: gây mưa cho Nam Bộ, Tây Nguyên nhưng gây khô nóng cho phía đông Trường Sơn và nam Tây Bắc. + Giữa và cuối mùa hạ: gây mưa lớn cho cả miền Bắc và miền Nam. 2.2. Tìm hiểu về Sự phân hóa đa dạng của khí hậu (65 phút) a. Mục tiêu: HS chứng minh được sự phân hóa đa dạng của khí hậu VN. b.Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài * GV gọi HS đọc nội dung mục II SGK. * GV treo hình 4.1 lên bảng. * GV chia lớp làm 6 nhóm, mỗi nhóm từ 6 đến 8 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS quan sát hình 4.1 hoặc Atlat ĐLVN, và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 10 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau: 1. Nhóm 1, 2 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời Nguyên nhân nào tạo nên sự phân hóa từ bắc vào nam của khí hậu nước ta? Nêu biểu hiện của sự sự phân hóa từ bắc vào nam của khí hậu nước ta. 2. Nhóm 3, 4 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời Nguyên nhân nào tạo nên sự phân hóa từ tây sang đông của khí hậu nước ta? Nêu biểu hiện của sự sự phân hóa từ tây sang đông của khí hậu nước ta. 3. Nhóm 5, 6 – phiếu học tập số 3 Phần câu hỏi Phần trả lời Nguyên nhân nào tạo nên sự phân hóa theo độ cao của khí hậu nước ta? Nêu biểu hiện của sự sự phân hóa theo độ cao của khí hậu nước ta. * HS quan sát quan sát hình 4.1 hoặc Atlat ĐLVN và thông tin trong bày, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. * Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 2, 4, 6 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp: 1. Nhóm 2 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời Nguyên nhân nào tạo nên sự phân hóa từ bắc vào nam của khí hậu nước ta? Lãnh thổ Việt Nam trải dài trên 15 vĩ độ, nên từ Bắc vào Nam các yếu tố khí hậu sẽ có sự thay đổi. Nêu biểu hiện của sự sự phân hóa từ bắc vào nam của khí hậu nước ta. - Miền khí hậu phía Bắc: + Ở phía bắc dãy Bạch Mã. + Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 20℃. Mùa đông lạnh; mùa hạ nóng và mưa nhiều. - Miền khí hậu phía nam: + Ở phía nam dãy Bạch Mã; + Có khí hậu cận xích đạo gió mùa, nhiệt độ trung bình năm cao trên 25℃. Lượng mưa có sự phân hóa giữa mùa mưa và mùa khô. + Riêng khu vực ven biển miền Trung từ 11oB - 18oB mùa mưa lệch sang mùa thu đông. 2. Nhóm 4 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời Nguyên nhân nào tạo nên sự phân hóa từ tây sang đông của khí hậu nước ta? Địa hình kết hợp với hướng gió làm cho khí hậu nước ta phân hóa Đông – Tây. Nêu biểu hiện của sự sự phân hóa từ tây sang đông của khí hậu nước ta. Sự khác biệt khí hậu giữa các vùng miền và thềm lục địa: vùng đồng bằng ven biển và đồi núi. - Vùng biển và thềm lục địa có khí hậu ôn hoà hơn trong đất liền. - Vùng đồng bằng ven biển có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. - Vùng đồi núi phía tây khí hậu phân hóa phức tạp do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi. 3. Nhóm 6 – phiếu học tập số 3 Phần câu hỏi Phần trả lời Nguyên nhân nào tạo nên sự phân hóa theo độ cao của khí hậu nước ta? - Càng lên cao nhiệt độ càng giảm (cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C). - Càng lên cao độ ẩm và lượng mưa càng tăng. Nêu biểu hiện của sự sự phân hóa theo độ cao của khí hậu nước ta. Khí hậu VN phân hóa thảnh 3 đai cao: - Đai nhiệt đới gió mùa trên núi: (miền Bắc đến độ cao 600 - 700 m, miền Nam đến độ cao 900 - 1000 m); Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình các tháng mùa hạ đều trên 25°C. Độ ẩm và lượng mưa thay đổi tuỳ nơi: từ khô đến ẩm ướt. - Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: (từ độ cao 600 - 700m, hoặc 900 - 1000 m đến dưới 2 600 m); Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình các tháng đều dưới 25°C, lượng mưa và độ ẩm tăng lên. - Đai ôn đới gió mùa trên núi: (từ độ cao 2600 m) quanh năm nhiệt độ dưới 15°C, mùa đông nhiệt độ dưới 5°C. * HS các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp nhóm bạn và sản phẩm của nhóm mình. GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. II. Sự phân hóa đa dạng của khí hậu 1. Sự phân hóa khí hậu từ bắc vào nam và từ tây sang đông * Phân hóa từ bắc vào nam Miền khí hậu phía Bắc: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 200C, có mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều. + Miền khí hậu phía Nam: khí hậu cận xích đạo gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 250C, có 2 mùa mưa và khô. * Phân hóa từ tây sang đông Sự khác biệt khí hậu giữa các vùng miền và thềm lục địa: vùng đồng bằng ven biển và đồi núi. 2. Sự phân hóa khí hậu theo độ cao Khí hậu VN phân hóa thành 3 đai cao gồm: nhiệt đới gió mùa; cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi. 2.3. Tìm hiểu về Ảnh hưởng của khí hậu đối với các hoạt động kinh tế (60 phút) a. Mục tiêu: HS: - Phân tích được ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp. - Phân tích được vai trò của khí hậu đối với sự phát triển du lịch ở một số điểm du lịch nổi tiếng của nước ta. b. Tổ chức thực hiện: * GV gọi HS đọc nội dung mục I SGK. * GV treo hình 5.2 đến 5.5 lên bảng. * GV yêu cầu HS quan sát hình 5.2 đến 5.5 và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Chứng minh khí hậu nước ta cho phép phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. 2. Kể tên các vùng chuyên canh ở nước ta. 3. Khí hậu phân hóa ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất nông nghiệp? 4. Những thiên tai nào đã gây thiệt hại lớn đối với sản xuất nông nghiệp nước ta? 5. Lấy ví dụ để phân tích vai trò của khí hậu đối với sự phát triển du lịch ở miền Bắc và miền Nam. 6. Lấy ví dụ để phân tích vai trò của khí hậu đối với sự phát triển tại một số điểm du lịch nổi tiếng ở nước ta. 7. Cho biết sự phát triển du lịch của nước ta gặp trở ngại gì? Cho ví dụ. * HS quan sát hình 5.2 đến 5.5 và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. - Sản xuất nông nghiệp được tiến hành quanh năm, có thể trồng được nhiều vụ một năm, cho năng suất cao,... - Tạo nên các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới có giá trị xuất khẩu. 2. - Trung du và miền núi Bắc Bộ: chè, quế, hồi, - Đông Nam Bộ, Tây Nguyên: cao su, cà phê, điều, - ĐB. Sông Hồng, ĐB. Sông Cửu Long: cây lúa. 3. - Tạo nên sự đa dạng về sản phẩm nông nghiệp. - Trồng cây nhiệt đới như lúa, ngô, cao su, hồ tiêu, sầu riêng, - Trồng cây cận nhiệt và ôn đới như chè, quế, hồi, đào, mận, mơ, 4. - Nhiều thiên tai thường xuyên xảy ra: bão, lũ lụt, hạn hán, sương muối,gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. - Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho sâu bệnh gây hại cho cây trồng, vật nuôi. 5. - Ở miền Bắc: mùa đông lạnh nên hoạt động du lịch diễn ra vào mùa hạ như: Sa Pa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), nơi có khí hậu mát mẻ, mùa đông nhiệt độ giảm mạnh. - Ở miền Nam: hoạt động du lịch biển phát triển mạnh như: Nha Trang (Khánh Hòa); TP. Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu), 6. - Khí hậu Đà Lạt có nhiều đặc tính ôn đới nhiệt độ trung bình từ 18 – 210C, các địa điểm tham quan như Đồi Cù, hồ Xuân Hương,... - Khí hậu Nha Trang mang tính chất nhiệt đới gió mùa, nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình năm 270C thuận lợi cho phát triển du lịch biển gần như quanh năm. 7. - Sự phân mùa sâu sắc và các hiện tượng thời tiết diễn biến thất thường ảnh hưởng hoạt động du lịch trên cả nước. - Ví dụ: ngập lụt ở Huế, bão đổ bộ vào Nha Trang,... * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. III. Ảnh hưởng của khí hậu đối với các hoạt động kinh tế 1. Đối với sản xuất nông nghiệp - Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới: tiến hành quanh năm, có thể trồng được nhiều vụ một năm, cho năng suất cao,... tạo nên các sản phẩm có giá trị xuất khẩu. - Tạo điều kiện để hình thành các vùng chuyên canh: với nhiều loại cây trồng vật nuôi khác nhau. - Sản phẩm nông nghiệp đa dạng: có cả các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới. - Sản xuất nông nghiệp bấp bênh, nhiều rủi ro: thiên tai (lũ lụt, hạn hán,...), dịch bệnh,... 2. Đối với sự phát triển du lịch - Ở miền Bắc: mùa đông lạnh nên hoạt động du lịch diễn ra vào mùa hạ như: Sa Pa, Mẫu Sơn nơi có khí hậu mát mẻ, mùa đông nhiệt độ giảm mạnh. - Ở miền Nam: hoạt động du lịch biển phát triển mạnh như: Nha Trang, Vũng Tàu,... - Khó khăn: sự phân mùa sâu sắc và các hiện tượng thời tiết diễn biến thất thường ảnh hưởng hoạt động du lịch trên cả nước. 3. Hoạt động luyện tập (15 phút) a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. b. Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy trả lời câu hỏi sau: Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau: 1. Hãy tóm tắt đặc điểm tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu Việt Nam. 2. Hãy lập sơ đồ thể hiện sự phân hoá đa dạng của khí hậu Việt Nam. * HS dựa vào bảng 4.1, bảng 4.2, hình 4.1 và kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: (chọn nhiệm vụ 1). * HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. 4. Hoạt động vận dụng (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Tổ chức thực hiện: GV đặt câu hỏi cho HS: Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau: 1. Lựa chọn một địa điểm du lịch mà em biết, tìm kiếm thông tin và phân tích ảnh hưởng của khí hậu đối với hoạt động du lịch ở địa điểm đó. 2. Địa phương em sinh sống thuộc miền khí hậu nào? Hãy tìm hiểu và viết báo cáo ngắn về các đặc điểm khí hậu nơi đó. HS tìm kiếm thông tin trên Internet và thực hiện nhiệm vụ ở nhà. * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình vào tiết học sau: (chọn nhiệm vụ 2: ví dụ TPHCM) - TPHCM thuộc miền khí hậu phía nam. - Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, TPHCM cũng như nhiều tỉnh thành khác ở Nam Bộ không có đủ 4 mùa xuân – hạ - thu – đông như ở miền Bắc, mà chỉ có 2 mùa rõ rệt là là mùa mưa và mùa khô. + Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11 với lượng mưa bình quân hàng năm là 1.979 mm. Vào mùa này khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao, mưa nhiều + Mùa khô khô diễn ra từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với nhiệt độ trung bình hàng năm là 27,55°C khí hậu khô, nhiệt độ cao và mưa ít * HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. Ký duyệt tuần của tổ chuyên môn Ngày: Bùi Thị Toan
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_dia_li_8_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chuo.docx