Giáo án Lịch sử & Địa lí 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông - Năm học 2023-2024 - Hà Thị Giang
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Xác định được vị trí, phạm vi của vùng biển và hải đảo VN (theo luật Biển VN).
- Trình bày được những nét chính về môi trường, tài nguyên thiên nhiên; phân tích được những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của việt nam ở Biển Đông.
- Trình bày được quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của VN trong lịch sử.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học lịch sử và địa lí:
+ Xác định được vị trí, phạm vi của vùng biển và hải đảo VN (theo luật Biển VN).
+ Trình bày được những nét chính về môi trường, tài nguyên thiên nhiên; phân tích được những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của việt nam ở Biển Đông.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử & Địa lí 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông - Năm học 2023-2024 - Hà Thị Giang
Tuần 1 –Tiết 1,2 Ngày soạn:29/08/2022 CHỦ ĐỀ 2. BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG Phần: Địa lí, Lớp: 8, Thời lượng: dạy 3 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Xác định được vị trí, phạm vi của vùng biển và hải đảo VN (theo luật Biển VN). - Trình bày được những nét chính về môi trường, tài nguyên thiên nhiên; phân tích được những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của việt nam ở Biển Đông. - Trình bày được quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của VN trong lịch sử. 2. Về năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức khoa học lịch sử và địa lí: + Xác định được vị trí, phạm vi của vùng biển và hải đảo VN (theo luật Biển VN). + Trình bày được những nét chính về môi trường, tài nguyên thiên nhiên; phân tích được những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của việt nam ở Biển Đông. + Trình bày được quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của VN trong lịch sử. - Năng lực tìm hiểu lịc sử và địa lí: + Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr156-162.. + Quan sát bản đồ hình 11.1 SGK tr137 để xác định vị trí, phạm vi vùng biển và hải đảo VN. - Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: Sưu tầm tư liệu và viết đoạn văn (khoảng 10 câu) tuyên truyền về chủ quyền biển đảo của Việt Nam. 3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, ý thức giữ gìn và bảo vệ chủ quyền biển – đảo VN. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên (GV) - KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat ĐLVN. - Hình 11.1. Bản đồ các nước có chung Biển Đông, hình 2.1. Một số hoạt động kinh tế biển ở VN, hình 2.2. Tem in hình Đội Hoàng Sa, hình 2.3. Đảo Trường Sa lớn và các hình ảnh phóng to. - Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời. 2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, Atlat ĐLVN. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút) a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. b.Nội dung: GV cho HS nghe lời bài hát “Hành trình trên đất phù sa” do nhạc sĩ Thanh Sơn sáng tác. c. Sản phẩm: HS đoán được tên bài hát “Hành trình trên đất phù sa” và vùng, miền được nói đến do GV đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV cho HS nghe lời bài hát bài hát “Nơi đảo xa” do nhạc sĩ Thế Song sáng tác. “Nơi anh đến là biển xa Nơi anh tới ngoài đảo xa Từ mảnh đất quê ta Giữa đại dương Mang tình thương quê nhà Đây Trường Sa kia Hoàng Sa Ngàn bão tố phong ba Ta vượt qua vượt qua Lướt sóng con tàu Mang tín hiệu trong đất liền Mắt em nhìn theo con tàu đi xa mãi Giữa nơi biển khơi Đang nở rộ ngàn bông hoa san hô Cánh hoa đỏ thắm Bao hy vọng anh gửi về tặng em Ơi ánh mắt em yêu như biển xanh Như trời xanh trong nắng mới Nhớ cả dáng hình em Mùa gặt nặng đôi vai Sóng ru mối tình Đời thủy thủ càng thêm vui Đây con tàu xa khơi Đây con tàu xa khơi Vầng trăng sáng trên biển xa Vầng trăng sáng ngoài đảo xa Vẳng nghe tiếng ngân nga Ru lòng ta bao lời ca quê nhà Đây Trường Sa kia Hoàng Sa Quần đảo tím hiên ngang Thiên hùng ca ngời sáng Tháng năm con tàu Quen sóng cả quen gió biển Nước da màu nắng Tươi giòn thêm ánh thép Cánh chim hải âu bốn mùa Về cùng anh vui ra khơi Cánh hoa biển trắng Là kỷ niệm anh gửi về tặng em Đây súng khoác trên vai Trăng đầu núi soi hình anh đang đứng đó Nhắn về đất liền Cánh buồm chở đầy tin yêu Sóng ru mối tình Đời thủy thủ càng thêm yêu Đây con tàu xa khơi Đây con tàu xa khơi Ơi ánh mắt em yêu như biển xanh Như trời xanh trong nắng mới Nhớ cả dáng hình em Mùa gặt nặng đôi vai Sóng ru mối tình Đời thủy thủ càng thêm vui Đây con tàu xa khơi Đây con tàu xa khơi Đây con tàu xa khơi” Đây con tàu xa khơi * Sau khi HS nghe bài hát, GV yêu cầu HS cho biết tên bài hát? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS nghe lời bài hát và sự hiểu biết của bản thân, suy nghĩa để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: tên bài hát: “Nơi đảo xa” * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Lời bài hát “Nơi đảo xa” không chỉ thể hiện chủ quyền thiêng liêng đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Tổ quốc mà còn như một biểu tượng, thể hiện sự trân trọng, lòng biết ơn đối với các thế hệ đi trước đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Vậy quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong lịch sử diễn ra như thế nào? Để biết được điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (105 phút) 2.1. Tìm hiểu về Vị trí, phạm vi các vùng biển và hải đảo Việt Nam (20 phút) a. Mục tiêu: HS xác định được vị trí, phạm vi của vùng biển và hải đảo VN (theo luật Biển VN). b. Nội dung: Dựa vào hình 11.1 SGK tr137 và Atlat ĐLVN, bảng số liệu kết hợp kênh chữ SGK tr156, 157 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục I SGK. * GV treo hình 11.1 lên bảng. * GV yêu cầu HS quan sát hình 11.1, bảng số liệu SGK và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển của các quốc gia nào? 2. Vùng biển nước ta có diện tích bao nhiêu và bao gồm những bộ phận nào? 3. Nêu tên và xác định trên bản đồ các huyện đảo của nước ta. 4. Nêu tầm quan trọng của vùng biển và hải đảo nước ta. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát bản đồ hình 11.1, bảng số liệu SGK và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2, là một bộ phận của Biển Đông. Biển nước ta tiếp giáp với vùng biển của các nước Trung Quốc, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xia, Bờ-ru-nây, Ma-lay-xia, Xing-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia. 2. Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam. 3. HS nêu tên và xác định các huyện đảo của Việt Nam: - Huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng). - Huyện đảo Cát Hải (Hải Phòng). - Huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh). - Huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu). - Huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị). - Huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng). - Huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang). - Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). - Phú Quý (Bình Thuận). - Phú Quốc (Kiên Giang). - Trường Sa (Khánh Hòa). - Vân Đồn (Quảng Ninh). 4. - Vùng biển và hải đảo Việt Nam còn có vị trí chiến lược do nằm trên đường hàng hải và hàng không quốc tế hoạt động rất nhộn nhịp, nối liền các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, châu Á và các châu lục khác. - Vùng biển và hải đảo nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giữa các vùng lãnh thổ trong nước, cho việc giao thương mở đường ra Biển Đông của một số nước và khu vực xung quanh. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. I. Vị trí, phạm vi các vùng biển và hải đảo Việt Nam - Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2, là một bộ phận của Biển Đông. - Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam. - Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Cát Hải (Hải Phòng), Cô Tô (Quảng Ninh), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Hoàng Sa (Đà Nẵng), Kiên Hải (Kiên Giang), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang), Trường Sa (Khánh Hòa), Vân Đồn (Quảng Ninh). 2.2. Tìm hiểu về Đặc điểm môi trường và tài nguyên biển, đảo VN (20 phút) a. Mục tiêu: HS trình bày được những nét chính về môi trường, tài nguyên thiên nhiên. b. Nội dung: Quan sát kênh chữ SGK tr157, 158 và các hình ảnh, suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục II SGK. * GV yêu cầu HS dựa vào thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Trình bày đặc điểm môi trường biển đảo nước ta. 2. Chứng minh môi trường biển đang có xu hướng suy giảm về chất lượng. Nêu nguyên nhân. 3. Ô nhiễm môi trường biển gây ra những hậu quả gì? 4. Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường biển đảo nước ta. 5. Kể tên các tài nguyên ở vùng biển, đảo nước ta. 6. Vì sao tài nguyên biển đảo nước ta bị suy giảm, cạn kiệt? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. - Môi trường biển đảo nước ta có đặc điểm đặc trưng là nước biển sạch và không khí trong lành. - Các chỉ số về chất lượng môi trường biển đảo đều nằm trong giới hạn cho phép của Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành (tính đến năm 2021). 2. - Hiện nay, ở một số nơi đã xảy ra hiện tượng sạt lở bờ biển, tăng lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường, suy giảm hệ sinh thái biển. - Nguyên nhân: sự gia tăng các nguồn thải từ đất liền, tình trạng xả thải ra biển chưa qua xử lí; các hệ sinh thái biển đang bị khai thác quá mức, thiếu tính bền vững dẫn đến tình trạng suy giảm đa dạng sinh học,... 3. Hậu quả: Phá hoại môi trường sống của sinh vật, làm tuyệt chủng một số loại hản sản, sinh vật gần bờ. Gây mất mỹ quan, ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch. 4. Biện pháp: trồng và bảo vệ rừng ngập mặn, bảo vệ rạn san hô, cải thiện tình trạng ô nhiễm ven bờ,... 5. - Vùng biển và hải đảo nước ta có nguồn tài nguyên khá phong phú và đa dạng. - Các tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật; trong đó tài nguyên dầu mỏ, khí đốt và khoáng sản rắn (sắt, ti-tan, cát) là tài nguyên cạn kiệt, không có khả năng phục hồi. 6. Tài nguyên biển đảo Việt Nam chịu sự tác động mạnh bởi các hoạt động khai thác của con người. Tài nguyên biển đảo không phải là vô tận. Việc gây ô nhiễm môi trường và khai thác không hợp lí tài nguyên đã làm suy giảm, cạn kiệt các tài nguyên biển đảo. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: ... Khó khăn: + Thiên tai, đặc biệt là bão, áp thấp nhiệt đới. + Tình trạng ô nhiễm môi trường biển, sự suy giảm đa dạng sinh học và cạn kiệt nguồn tài nguyên biển. 2. Đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông - Thuận lợi: + Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 là cơ sở pháp lí để các quốc gia khẳng định và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp trên biển. + Nước ta đã ban hành Luật biển Việt Nam, tham gia xây dựng và thực thi Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông. + Môi trường và tài nguyên biển đảo nước ta rất phong phú và đa dạng. + Tình hình an ninh, chính trị của các nước Đông Nam Á ngày càng ổn định. - Khó khăn: tồn tại một số vấn đề vi phạm chủ quyền, tranh chấp chủ quyền giữa một số quốc gia trong khu vực. 2.4. Tìm hiểu về Qúa trình xác lập chủ quyền biển đảo trong lịch sử Việt Nam (30 phút) a. Mục tiêu: HS trình bày được qúa trình xác lập chủ quyền biển đảo trong lịch sử Việt Nam. b. Nội dung: Dựa vào hình 2.2, hình 2.3 và kênh chữ SGK tr160-162 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục IV SGK. * GV yêu cầu HS dựa vào hình 2.2, 2.3 và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc đơn vị hành chính nào của Nhà nước Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử? 2. Nhà nước Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ XVII đến trước năm 1884 đã có những hành động nào để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa? 3. Nhà nước Việt Nam giai đoạn từ năm 1884 - 1954 đã có những hành động nào để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa? 4. Nhà nước Việt Nam giai đoạn từ năm 1954 - 1975 đã có những hành động nào để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa? 5. Nhà nước Việt Nam giai đoạn từ năm 1975 đến nay đã có những hành động nào để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát hình 2.2, 2.3 và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. - Thế kỉ XV - XVI: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) của thừa tuyên Quảng Nam, sau là phủ Quảng Ngãi rồi tỉnh Quảng Ngãi. - Thời Pháp thuộc, năm 1933, Pháp đã sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa (Nam Kỳ) và năm 1938 đã thành lập đơn vị hành chính ở Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên. - Năm 1956, Chính quyền Sài Gòn quyết định quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy và năm 1961, chuyển quần đảo Hoàng Sa từ tỉnh Thừa Thiên vào tỉnh Quảng Nam. - Sau khi nước Việt Nam thống nhất, năm 1982, chính phủ Việt Nam thành lập Huyện đảo Hoàng Sa (trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng) và huyện đảo Trường Sa (trực thuộc tỉnh Đồng Nai). - Hiện nay, huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa. 2. Giai đoạn từ thế kỉ XVII đến trước năm 1884: - Từ thế kỉ XVII, chúa Nguyễn đã cho lập hải đội Hoàng Sa (sau này lập thêm đội Bắc Hải) để thực hiện các nhiệm vụ: khai thác sản vật, thu lượm hàng hóa từ tàu thuyền bị đắm và kiểm soát, thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. - Hoạt động của các hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải tiếp tục được duy trì dưới thời Tây Sơn. Dưới triều Nguyễn, các đội Hoàng Sa, Bắc Hải đã được tái lập (1803). Thời vua Minh Mạng (1820 - 1841), hoạt động xác lập chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã diễn ra với các hình thức và biện pháp như: kiểm tra, kiểm soát, khai thác sản vật biển, tổ chức thu thuế và cứu hộ tàu bị nạn, khảo sát đo vẽ bản đồ, dựng miếu thờ, lập bia chủ quyền,... 3. Giai đoạn từ năm 1884 đến năm 1954: - Từ năm 1884 đến năm 1945, chính quyền thuộc địa Pháp đại diện quyền lợi của Việt Nam trong quan hệ đối ngoại, luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, thông qua một số hoạt động như: dựng cột mốc chủ quyền, xây dựng hải đăng, trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện và thực hiện nhiều cuộc khảo sát khoa học, - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), Chính phủ Pháp tiếp tục thực hiện quyền quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. - Theo Hiệp định Ê-ly-dê ngày 8/3/1949, Pháp bắt đầu quá trình chuyển giao quyền kiểm soát hai quần đảo này cho Chính phủ Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại đứng đầu. 4. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975: - Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo thoả thuận của Hiệp định Giơnevơ năm 1954, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được đặt dưới sự quản lí của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. - Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam ở 2 quần đảo này thông qua việc: ban hành các văn bản hành chính nhà nước; cử quân đồn trú, dựng bia chủ quyền, treo cờ trên các đảo chính + Trong giai đoạn 1954 - 1975, về mặt hành chính, quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Tuy Phước (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay). 5. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay: - Tháng 4/1975, lực lượng hải quân Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phối hợp cùng lực lượng đặc công Quân khu 5 tiến hành giải phóng quần đảo Trường Sa. - Sau Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ năm 1976 là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) thực hiện quyền quản lí hành chính và đấu tranh về pháp lí, ngoại giao để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. IV. Qúa trình xác lập chủ quyền biển đảo trong lịch sử Việt Nam - Giai đoạn từ thế kỉ XVII đến trước năm 1884: + Từ thế kỉ XVII, chúa Nguyễn đã cho lập hải đội Hoàng Sa (sau này lập thêm đội Bắc Hải) và tiếp tục được duy trì dưới thời Tây Sơn. + Dưới triều Nguyễn, hoạt động xác lập chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã diễn ra với các hình thức và biện pháp như: kiểm tra, kiểm soát, khai thác sản vật biển, - Giai đoạn từ năm 1884 đến năm 1954: + Từ năm 1884 đến năm 1945, chính quyền thuộc địa Pháp khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, thông qua một số hoạt động như: dựng cột mốc chủ quyền, xây dựng hải đăng, trạm khí tượng, + Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), Chính phủ Pháp tiếp tục thực hiện quyền quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. + Theo Hiệp định Ê-ly-dê ngày 8/3/1949, Pháp bắt đầu quá trình chuyển giao quyền kiểm soát hai quần đảo này cho Chính phủ Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại đứng đầu. - Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975: + Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được đặt dưới sự quản lí của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. + Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam ở 2 quần đảo này thông qua việc: ban hành các văn bản hành chính nhà nước; cử quân đồn trú, dựng bia chủ quyền, treo cờ trên các đảo chính + Trong giai đoạn 1954 - 1975, quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Tuy Phước (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay). - Giai đoạn từ năm 1975 đến nay: nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện quyền quản lí hành chính và đấu tranh về pháp lí, ngoại giao để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. 3. Hoạt động luyện tập (15 phút) a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: 1. Tóm tắt đặc điểm môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam. 2. Vẽ sơ đồ về quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong lịch sử. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. - Đặc điểm môi trường: + Nước biển sạch và không khí trong lành. + Môi trường biển đảo rất nhạy cảm với các tác động của con người. + Hiện nay, ở một số nơi đã xảy ra hiện tượng sạt lở bờ biển, tăng lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường, suy giảm hệ sinh thái biển. - Đặc điểm tài nguyên: + Tài nguyên rất phong phú, đa dạng, tiêu biểu cho vùng biển nhiệt đới. + Nguồn tài nguyên tập trung chủ yếu trong vùng biển đảo ven bờ và thềm lục địa. + Chịu sự tác động mạnh bởi các hoạt động khai thác của con người. 2. * HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. 4. Hoạt động vận dụng (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm bài tập ở nhà. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Sưu tầm tư liệu và viết đoạn văn (khoảng 10 câu) tuyên truyền về chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Hoạt động này nếu còn thời gian GV hướng dẫn HS làm việc ở lớp, nếu không còn thời gian thì hướng dẫn học sinh làm việc ở nhà. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: HS tìm kiếm thông tin trên Internet và thực hiện nhiệm vụ ở nhà. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình vào tiết học sau: Biển đảo là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam. Quá trình khai thác và xác lập quyền, chủ quyền biển đảo đã được cha ông ta nối tiếp nhau thực hiện qua hàng ngàn năm lịch sử. Việc bảo vệ chủ quyền biển đảo luôn là trách nhiệm lớn lao trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Mỗi người dân Việt hãy luôn tự hào, hãy luôn cố gắng gìn giữ và bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng những việc làm thiết thực, phù hợp, ví dụ như: cách học tập tốt, lao động tốt, trở thành một người công dân tốt để cống hiến tài, đức của mình góp phần xây dựng cho đất nước ngày càng giàu, mạnh hơn. Hãy cùng chung tay ủng hộ sức người sức của, hướng triệu trái tim về biển đảo để lắng nghe: “Tổ Quốc gọi tên mình”. * HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. HẾT Ký duyệt tuần của tổ chuyên môn Ngày: Bùi Thị Toan
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_dia_li_8_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chu.docx