Giáo án Lịch sử & Địa lí 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long - Năm học 2023-2024 - Hà Thị Giang

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Trình bày được quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long.

- Mô tả được chế độ nước của các dòng sông chính.

- Trình bày được quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước sông Hồng và sông Cửu Long.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa học lịch sử và địa lí:

+ Trình bày được quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long.

+ Mô tả được chế độ nước của các dòng sông chính.

+ Trình bày được quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước sông Hồng và sông Cửu Long.

- Năng lực tìm hiểu lịc sử và địa lí:

 

docx 12 trang Đức Bình 23/12/2023 13840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử & Địa lí 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long - Năm học 2023-2024 - Hà Thị Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử & Địa lí 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long - Năm học 2023-2024 - Hà Thị Giang

Giáo án Lịch sử & Địa lí 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long - Năm học 2023-2024 - Hà Thị Giang
Tuần 1 –Tiết 1,2
Ngày soạn:29/08/2022
CHỦ ĐỀ 1. VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG
 Phần: Địa lí, Lớp: 8, Thời lượng: dạy 3 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Trình bày được quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long.
- Mô tả được chế độ nước của các dòng sông chính.
- Trình bày được quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước sông Hồng và sông Cửu Long.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học lịch sử và địa lí: 
+ Trình bày được quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long.
+ Mô tả được chế độ nước của các dòng sông chính.
+ Trình bày được quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước sông Hồng và sông Cửu Long.
- Năng lực tìm hiểu lịc sử và địa lí: 
+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr149-155.
+ Quan sát lược đồ hình 1.1 SGK tr150, hình 1.2 SGK tr151 để trình bày quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long.
+ Quan sát bảng 1.1 SGK tr152 và bảng 1.2 SGK tr153 để mô tả chế độ nước sông Hồng và sông Cửu Long.
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: tìm hiểu về lợi ích và hạn chế của hệ thống đê sông Hồng, phương châm “sống chung với lũ” của người dân ở đồng bằng sông Cửu Long và những lợi ích do dòng sông mang lại.
3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, ý thức giữ gìn và phát triển nền văn minh châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat ĐLVN.
- Hình 1.1. Lược đồ đồng bằng sông Hồng, hình 1.2. Lược đồ đồng bằng sông Cửu Long, bảng 1.1. Lưu lượng nước trung bình tháng của sông Hồng tại trạm Sơn Tây (Hà Nội), bảng 1.2. Lưu lượng nước trung bình tháng của sông Tiền tại trạm Mỹ Thuận (Tiền Giang), hình 1.3. Một đoạn đê Ngọc Tảo (Hà Nội), hình 1.4. Kênh Vĩnh Tế (An Giang) và các hình ảnh tương tự phóng to.
 - Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.
2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. 
b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Ô chữ” cho HS.
c. Sản phẩm: HS giải mã được trò chơi “Ô chữ” do GV đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
6
* GV treo bảng phụ trò chơi ô chữ lên bảng:
2
3
4
5
7
1
* GV phổ biến luật chơi: 
- Trò chơi ô chữ gồm 7 chữ cái được đánh số từ 1 đến 7 sẽ tương ứng với 7 câu hỏi.
- Các em dựa vào kiến thức đã học để trả lời, các em có quyền lựa chọn thứ tự câu hỏi để trả lời, mỗi câu hỏi có 2 lượt trả lời.
- Em nào trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà nhỏ (ví dụ 1 cây bút) và ô chữ sẽ hiện ra chữ cái tương ứng, trả lời sai ô chữ sẽ bị khóa lại, trong quá trình trả lời, em nào trả lời đúng tên ô chữ thì sẽ nhận được phần quà lớn hơn (ví dụ 3 cây bút).
* Hệ thống câu hỏi:
Câu 1. Đảo có diện tích lớn nhất nước ta là:
A. Phú Quốc B. Cát Bà
C. Bạch Long Vĩ D. Cái Bầu 
Câu 2. Nhiệt độ nước biển trên Biển Đông trên bao nhiêu 0C?
A. 210C	 B. 200C C. 230C	 D. 220C
Câu 3. Lượng mưa trung bình trên Biển Đông trên bao nhiêu mm?
A. 1000mm	 B. 1100mm 
C. 900mm D. 800mm
Câu 4. Độ muối bình quân trên Biển Đông là bao nhiêu?
A. 32-33%0	 B. 32-35%0
C. 32-34%0 D. 32-36%0
Câu 5. Biển nước ta có hơn bao nhiêu loài cá?
A. 500 	 B. 2000 C. 1500	 D. 1000
Câu 6. Tỉnh nào sau đây ở nước ta phát triển mạnh nghề làm muối?
A. TPHCM 	 B. Hà Nội C. Quảng Ngãi	 D. Cà Mau
Câu 7. Điểm du lịch nào sau đây được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới?
A. Đà Nẵng 	 B. Nha Trang 
C. Vũng Tàu D. Vịnh Hạ Long
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩa để trả lời câu hỏi. 
- GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
- Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 
Câu 1: A
Câu 2: C
C
H
Â
U
T
H
Ổ
Câu 3: B
Câu 4: A
Câu 5: B
Câu 6: C
Câu 7. D
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
 Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Châu thổ là một địa mạo cấu tạo khi một dòng sông chảy vào một vụng nước, nhỏ là hồ, đầm phá, lớn là vịnh, biển hay đại dương khiến dòng nước bị cản chậm lại. Chất phù sa cuốn theo dòng nước khi tốc độ nước không đủ mạnh sẽ phải lắng đọng xuống, bồi lên lòng sông và hai bên bờ. Ở nước ta có 2 châu thổ là châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long, đây là nơi tập trung đông dân cư đồng thời là hai vùng kinh tế quan trọng của nước ta. Vậy, hai châu thổ này được hình thành và phát triển như thế nào? Chế độ nước của các dòng sông chính và quá trình con người chinh phục châu thổ ra sao? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (105 phút)
2.1. Tìm hiểu về Quá trình hình thành và phát triển châu thổ (35 phút)
a. Mục tiêu: HS trình bày được quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long.
b. Nội dung: Dựa vào hình 1.1, 1.2, Atlat ĐLVN và các hình ảnh liên quan kết hợp kênh chữ SGK tr149-151 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. 
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
* GV gọi HS đọc nội dung mục I SGK.
* GV treo hình 1.1, 1.2 lên bảng.
* GV yêu cầu HS quan sát bản đồ hình 1.1, 1.2, Atlat ĐLVN và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
1. Châu thổ sông Hồng có diện tích bao nhiêu? Do sông nào bồi đắp?
2. Xác định các phụ lưu và chi lưu của hệ thống sông Hồng trên lược đồ.
3. Xác định các phụ lưu và chi lưu của hệ thống sông Thái Bình trên lược đồ.
4. Trình bày quá trình phát triển của châu thổ sông Hồng.
5. Cho biết văn minh châu thổ sông Hồng hình thành và phát triển dựa trên những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào?
6. Châu thổ sông Cửu Long có diện tích bao nhiêu? Do sông nào bồi đắp?
7. Vì sao châu thổ có tên là sông Cửu Long?
8. Trình bày quá trình phát triển của châu thổ sông Cửu Long.
9. Cho biết văn minh châu thổ sông Cửu Lomg hình thành và phát triển dựa trên những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS quan sát bản đồ hình 1.1, 1.2, Atlat ĐLVN và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
1. Diện tích khoảng 15000km2, do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.
2. HS xác định: 
- Phụ lưu: sông Đà, sông Lô,...
- Chi lưu: sông Luộc, sông Đáy,...
3. HS xác định: 
- Phụ lưu: sông Cầu, sông Thương,..
- Chi lưu: sông Kinh Thầy, sông Bạch Đằng,...
4. 
- Quá trình bồi đắp châu thổ diễn ra thường xuyên, liên tục từ hàng chục nghìn năm trước và luôn gắn liền với lịch sử con người khai khẩn, cải tạo, mở rộng châu thổ.
- Cư dân châu thổ sông Hồng có nguồn gốc chủ yếu là người Việt cổ. Cư dân di chuyển dần từ vùng trung du đến các vùng đồng bằng mới được bồi đắp dọc theo các triền sông ở vùng hạ lưu ven biển.
- Từ thời Lý, các công trình quai đê lấn biển, đắp đê trên các triền sông vùng hạ lưu đã làm cho quá trình hình thành và phát triển châu thổ diễn ra nhanh và có hiệu quả hơn.
- Hiện nay, trung bình mỗi năm châu thổ sông Hồng mở rộng ra biển khoảng 80 - 100 m.
5. Điều kiện tự nhiên thuận lợi: khí hậu nóng ẩm, địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ.
6. Diện tích khoảng 40000km2, do sông Cửu Long (sông Tiền và sông Hậu) bồi đắp.
7. Do sông chia thành hai sông Tiền Giang, Hậu Giang rồi đổ ra biển qua 9 cửa: Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Ba Thắc (Bassac) và Trần Đề. Chín sông của Me Kong như 9 con rồng uốn lượn nên được gọi tên khác là sông Cửu Long.
8. 
- Do địa thế thấp (độ cao trung bình khoảng 2 m so với mực nước biển) nên châu thổ sông Cửu Long chịu ảnh hưởng lớn của chế độ thuỷ triều, nước biển xâm nhập sâu vào đất liền theo các cửa sông lớn.
- Hiện nay, châu thổ sông Cửu Long vẫn tiếp tục mở rộng ra biển ở khu vực các cửa sông lớn và bán đảo Cà Mau, trung bình mỗi năm khoảng 60 - 80 m.
9. Điều kiện tự nhiên thuận lợi: Địa hình bằng phẳng; đất đai phì nhiêu, màu mỡ; khí hậu điều hoà và hệ thống kênh rạch chằng chịt.
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
I. Quá trình hình thành và phát triển châu thổ 
1. Châu thổ sông Hồng
- Diện tích khoảng 15000km2, do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.
- Từ thời Lý, các công trình quai đê lấn biển, đắp đê trên các triền sông vùng hạ lưu đã làm cho quá trình hình thành và phát triển châu thổ diễn ra nhanh và có hiệu quả hơn.
- Hiện nay, trung bình mỗi năm châu thổ sông Hồng mở rộng ra biển khoảng 80 - 100 m.
2. Châu thổ sông Cửu Long
- Diện tích khoảng 40000km2, do sông Tiền và sông Hậu bồi đắp.
- Chịu ảnh hưởng lớn của chế độ thuỷ triều, nước biển xâm nhập sâu vào đất liền theo các cửa sông lớn.
- Hiện nay, châu thổ sông vẫn tiếp tục mở rộng ra biển trung bình mỗi năm khoảng 60 - 80 m.
2.2. Tìm hiểu về Chế độ nước của các dòng sông chính. (35 phút)
a. Mục tiêu: HS mô tả được chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long.
b. Nội dung: Dựa vào bảng 1.1, 1.2 kết hợp kênh chữ SGK tr159, 160 thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV. 
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
* GV gọi HS đọc nội dung mục II SGK.
* GV treo bảng 1.1, 1.2 lên bảng.
* GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến6 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS quan sát bảng 1.1, 1.2 và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 10 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau:
1. Nhóm 1, 2, 3, 4 – phiếu học tập số 1
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Mô tả chế độ nước của sông Hồng.
Vì sao sông Hồng lại có chế độ nước như vậy?
2. Nhóm 5, 6, 7, 8 – phiếu học tập số 2
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Mô tả chế độ nước của sông Cửu Long.
Vì sao sông Cửu Long lại có chế độ nước như vậy?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS quan sát quan sát bảng 1.1, 1.2 và thông tin trong bày, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 2, 6 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp:
1. Nhóm 2 – phiếu học tập số 1
Phần câu hỏi
Phần trả lời
 ... ũ kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11, đỉnh lũ vào tháng 9, chiếm 75 - 80 % lượng nước cả năm. Vào mùa lũ, nước sông tràn bờ, phủ ngập các vùng đất rộng lớn ở vùng trũng thấp Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên.
- Mùa cạn từ tháng 12 hoặc tháng 1 đến tháng 6, cạn nhất là tháng 3 hoặc tháng 4.
Vì sao sông Cửu Long lại có chế độ nước như vậy?
- Sông có dạng hình lông chim lại được nối thông với hồ Tônlê Xáp. Vậy nên mùa lũ lên chậm, xuống chậm.
- Sông chảy ra biển qua 9 cửa nên lũ thoát nhanh hơn.
- Địa hình sông chảy qua thấp, mạng lưới kênh rạch dày đặc.
* HS các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp nhóm bạn và sản phẩm của nhóm mình.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
II. Chế độ nước của các dòng sông chính
1. Chế độ nước của sông Hồng
- Mùa lũ: kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm từ 75% đến 80% lượng nước cả năm; trong đó đỉnh lũ vào tháng 8.
- Mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, cạn nhất là vào tháng 3.
b. Chế độ nước sông Cửu Long
- Mùa lũ kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11, đỉnh lũ vào tháng 9, chiếm 75 - 80% lượng nước cả năm.
- Mùa cạn từ tháng 12 hoặc tháng 1 đến tháng 6, cạn nhất là tháng 3 hoặc tháng 4.
2.3. Tìm hiểu về Quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước sông Hồng và sông Cửu Long. (35 phút)
a. Mục tiêu: HS trình bày được quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước sông Hồng và sông Cửu Long.
b. Nội dung: Dựa vào hình 1.3, 1.4 và các hình ảnh liên quan kết hợp kênh chữ SGK tr153-155 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. 
Hình 1.3. Đê Ngọc Tảo (Hà Nội)
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
* GV gọi HS đọc nội dung mục III SGK.
* GV treo hình 1.3, 1.4 lên bảng.
* GV yêu cầu HS quan sát hình 1.3, 1.4 và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
1. Từ xa xưa, để khai khẩn và cải tạo châu thổ sông Hồng, người Việt đã làm gì?
2. Để chế ngự nước sông Hồng người dân ở đây đã làm gì?
3. Để khắc phục tình trạng thiếu nước trong mùa cạn, người dân ở đây đã làm gì?
4. Tìm các dẫn chứng thể hiện việc con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng.
5. Tìm các dẫn chứng thể hiện việc con người khai khẩn và cải tạo châu thổ sông Cửu Long.
6. Tìm các dẫn chứng thể hiện việc con người chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Cửu Long.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS quan sát hình 1.3, 1.4 và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
1. Cách đây hàng nghìn năm, người Việt đã tiến hành khai khẩn và cải tạo vùng châu thổ sông Hồng để sinh cơ lập nghiệp, thông qua các hoạt động như:
- Quai đê lấn biển, đào sông, kênh mương;
- Xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ nông để thoát lũ, tiêu úng, lấy nước tưới;
- Cải tạo các vùng đất hoang vu ven biển mới được bồi đắp để mở rộng diện tích đồng bằng, lấy đất sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa;
- Xây dựng nhà cửa để cư trú ổn định, lâu dài; mở mang đường sá, lập các đô thị;
2. Để chế ngự nước sông, người dân đồng bằng sông Hồng đã bỏ nhiều công sức để đắp hàng nghìn ki-lô-mét đê điều (cả đê sông và đê biển), thay đổi cơ cấu mùa vụ để hạn chế rủi ro do mùa lũ của sông mang lại. 
3. Để khắc phục tình trạng thiếu nước trong mùa cạn, người dân ở đây đã xây dựng nhiều công trình thuỷ nông, cung cấp nước tưới để phục vụ sản xuất nông nghiệp.
4. Ví dụ:
- Năm 1108, đời vua Lý Nhân Tông đã tiến hành đắp đê ở phường Cơ Xá để bảo vệ kinh thành Thăng Long.
- Năm 1248, vua Trần Thái Tông cho đắp đê ở hai bên bờ sông Hồng ở vùng hạ du.
- Thời vua Minh Mạng, Nguyễn Công Trứ đã có công quai đê lấn biển, di dân lập ấp xây dựng nên hai vùng đất mới là Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình).
5. Quá trình khai khẩn và cải tạo vùng châu thổ sông Cửu Long:
- Đầu thế kỉ XVI, Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn là vùng đất khá hoang vu.
- Từ cuối thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XVII, một bộ phận người Việt bắt đầu đến cư trú, khai phá vùng đất này. Họ sinh sống chủ yếu bằng cách khai thác thuỷ hải sản, lâm sản, trồng lúa,...
- Đến thế kỉ XVIII, người Việt di cư đến đây sinh sống đã khá đông đúc, hình thành nên những xóm làng trù phú, những cánh đồng lúa rộng lớn, những vườn cây trái xanh tốt.
- Bên cạnh hệ thống sông, kênh rạch tự nhiên, người dân còn đào nhiều kênh mới để dẫn nước tưới tiêu, làm đường giao thông, phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa,... Nổi tiếng là các kênh: Vĩnh Tế, Thoại Hà, Tháp Mười, Chợ Gạo,...
6. Các hoạt động nhằm thích ứng với chế độ nước sông Cửu Long:
- Xây các đập ngăn mặn xâm nhập vào thời kì mùa cạn;
- Đa dạng cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lựa chọn các giống mới phù hợp;
- Tái cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, phát huy cao nhất những lợi thế của vùng là: trồng lúa, nuôi trồng thuỷ hải sản, phát triển vườn trồng cây ăn quả,...
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
III. Quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước sông Hồng và sông Cửu Long.
1. Châu thổ sông Hồng
- Cách đây hàng nghìn năm, người Việt đã tiến hành khai khẩn và cải tạo vùng châu thổ sông Hồng để sinh cơ lập nghiệp, thông qua các hoạt động như: quai đê lấn biển, đào sông, kênh mương;xây dựng công trình thủy lợi, cải tạo đất, xây nhà cửa,
- Để chế ngự nước sông, người dân đồng bằng sông Hồng đã bỏ nhiều công sức để đắp hàng nghìn ki-lô-mét đê điều (cả đê sông và đê biển), thay đổi cơ cấu mùa vụ để hạn chế rủi ro do mùa lũ của sông mang lại. 
- Để khắc phục tình trạng thiếu nước trong mùa cạn, người dân ở đây đã xây dựng nhiều công trình thuỷ nông, cung cấp nước tưới để phục vụ sản xuất nông nghiệp.
2. Châu thổ sông Cửu Long
- Từ cuối thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XVII, một bộ phận người Việt bắt đầu đến cư trú, khai thác thuỷ hải sản, lâm sản, trồng lúa,...
- Đến thế kỉ XVIII, hình thành nên những xóm làng trù phú, những cánh đồng lúa rộng lớn, những vườn cây trái xanh tốt.
- Người dân còn đào nhiều kênh mới để dẫn nước tưới tiêu, làm đường giao thông, phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa,... Nổi tiếng là các kênh: Vĩnh Tế, Thoại Hà, Tháp Mười, Chợ Gạo,...
- Trong những năm gần đây, để ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, người dân ở đồng bằng sông Cửu Long đã tiến hành các giải pháp như:
+ Xây các đập ngăn mặn xâm nhập vào thời kì mùa cạn.
+ Đa dạng cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
+ Tái cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp.
3. Hoạt động luyện tập (15 phút)
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn.
c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. 
d. Tổ chức thực hiện:
 Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: 
1. Hãy hoàn thành thông tin về chế độ nước (mùa lũ, mùa cạn) giữa hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long.
2. Hãy cho biết những công trình nào thể hiện lịch sử chế ngự và thích ứng với chế độ nước của cư dân ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: 
* HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi. 
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
1. 
Chế độ nước
Sông Hồng
Sông Cửu Long
Mùa lũ
- Kéo dài 5 tháng (từ tháng 6 đến tháng 10), chiếm khoảng 75% lưu lượng dòng chảy cả năm.
- Các đợt lũ lên nhanh và đột ngột
- Kéo dài 5 tháng (từ tháng 7 đến tháng 11), chiếm khoảng 80% lưu lượng dòng chảy cả năm.
- Lũ lên và khi rút đều diễn ra chậm.
Mùa cạn
- Kéo dài 7 tháng (từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau), chiếm khoảng 25% lưu lượng dòng chảy cả năm.
- Kéo dài 7 tháng (từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau), chiếm khoảng 20% lưu lượng dòng chảy cả năm
2.
- Một số công trình thể hiện lịch sử chế ngự và thích ứng với chế độ nước của cư dân sông Hồng là:
+ Hệ thống đê sông Hồng.
+ Các nhà máy thủy điện trên lưu vực sông, như: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Bản Chát, Thác Bà,
- Một số công trình thể hiện lịch sử chế ngự và thích ứng với chế độ nước của cư dân sông Cửu Long là:
+ Kênh Vĩnh Tế, kênh Thoại Hà, kênh Chợ Gạo, kênh Tháp Mười,
+ Hệ thống thủy nông Quản Lộ - Phụng Hiệp (ở 4 tỉnh: Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau).
+ Hệ thống thủy lợi ngọt hóa và ngăn mặn ở tỉnh Bến Tre.
+ Cống đập Ba Lai (xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre).
+ Hệ thống đê biển ở toàn bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
* HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
4. Hoạt động vận dụng (5 phút)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
b. Nội dung: GV GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau:
- Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về lợi ích và hạn chế của hệ thống đê sông Hồng.
- Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về phương châm “sống chung với lũ” của người dân ở đồng bằng sông Cửu Long và những lợi ích do dòng sông mang lại.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: HS tìm kiếm thông tin trên Internet và thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình vào tiết học sau: (chọn nhiệm vụ 1)
- Lợi ích của hệ thống đê sông Hồng:
+ Hạn chế thiệt hại của lũ lụt hàng năm do sông Hồng gây ra, đặc biệt vào mùa mưa bão.
+ Làm cho diện tích đất phù sa của Đồng bằng sông Hồng không ngừng được mở rộng về phía biển.
+ Làm cho địa bàn phân bố dân cư được phủ khắp châu thổ, làng mạc trù phú, dân cư đông đúc.
+ Giúp cho nông nghiệp thâm canh, tăng vụ; công nghiệp, dịch vụ phát triển sôi động. Nhiều di tích lịch sử, giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể được lưu giữ và phát triển.
- Hạn chế: vùng đất phía trong đê sông Hồng (gồm các khu đất cao và ô trũng) không được phù sa bồi đắp hằng năm nên kém màu mỡ hơn so với vùng đất phía ngoài đê.
 * HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
Ký duyệt tuần của tổ chuyên môn
Ngày:
Bùi Thị Toan

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_dia_li_8_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chu.docx