Giáo án Lịch sử & Địa lí 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam - Năm học 2023-2024 - Hà Thị Giang

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Phân tích được tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam.

- Tìm ví dụ về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:

+ Phân tích được tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam.

+ Tìm ví dụ về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr121-124.

+ Sử dụng bảng 8.1 SGK tr121, bảng 8.2 SGK tr122 để nhận xét sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm của một số trạm khí tượng qua các năm.

- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: nêu một số hành động cụ mà em có thể thực hiện để góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, ý thức bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

 

docx 9 trang Đức Bình 23/12/2023 3080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử & Địa lí 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam - Năm học 2023-2024 - Hà Thị Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử & Địa lí 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam - Năm học 2023-2024 - Hà Thị Giang

Giáo án Lịch sử & Địa lí 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam - Năm học 2023-2024 - Hà Thị Giang
Tuần 1 –Tiết 1,2
Ngày soạn:29/08/2022
BÀI 8. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI 
KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM
 Phần: Địa lí, Lớp: 8, Thời lượng: dạy 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Phân tích được tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam.
- Tìm ví dụ về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: 
+ Phân tích được tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam.
+ Tìm ví dụ về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: 
+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr121-124.
+ Sử dụng bảng 8.1 SGK tr121, bảng 8.2 SGK tr122 để nhận xét sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm của một số trạm khí tượng qua các năm.
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: nêu một số hành động cụ mà em có thể thực hiện để góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, ý thức bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV).
- Bảng 8.1. Nhiệt độ trung bình năm theo giai đoạn của một số trạm khí tượng, bảng 8.2. Tổng lượng mưa trung bình năm theo giai đoạn của một số trạm khí tượng, hình 8. Cánh đồng điện gió, điện mặt trời ở Nhinh Phước, Ninh Thuận và các hình ảnh liên quan phóng to.
 - Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.
2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. 
b.Nội dung: GV cho HS xem video clip về hiện tượng xâm nhập mặn gay gắt ở Đồng bằng sông Cửu Long.
c. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi GV đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
* GV đặt câu hỏi cho HS: Quan sát video clip, hãy cho biết video clip nói đến hiện tượng gì? Hiện tượng này xảy ra ở vùng nào của nước ta?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS quan sát video clip và sự hiểu biết của bản thân, suy nghĩa để trả lời câu hỏi. 
* GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: Xâm nhập mặn gay gắt ở Đ.ồng bằng sông Cửu Long
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
 Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Xâm nhập mặn gay gắt ở Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những tác động của biến đổi khí hậu ở nước ta. Vậy, tác động cụ thể của biến đổi khí hậu đối với khi hậu và thuỷ văn nước ta như thế nào? Việt Nam đã có những giải pháp gì để ứng phó với biến đổi khí hậu? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (60 phút)
2.1. Tìm hiểu về Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn. (30 phút)
a. Mục tiêu: HS phân tích được tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu Việt Nam.
b. Nội dung: Dựa vào bảng 8.1, 8.2, các hình ảnh kết hợp kênh chữ SGK tr121, 123 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. 
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
* GV gọi HS đọc nội dung mục I SGK.
* GV treo bảng 8.1, 8.2 lên bảng.
* GV yêu cầu HS quan sát bảng 8.1, 8.2, thông tin trong bày và sự hiểu biết của bản thân, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
1. Biến đổi khí hậu là gì? Nguyên nhân nào gây ra biến đổi khí hậu?
2. Biến đổi khí hậu tác động đến nhiệt độ nước ta như thế nào?
3. Biến đổi khí hậu tác động đến lượng mưa nước ta như thế nào?
4. Biến đổi khí hậu tác động đến các hiện tượng thời tiết nước ta như thế nào? 
5. Quan sát video clip, hãy cho biết rét đậm, rét hại gây ra hậu quả gì cho miền Bắc nước ta?
6. Biến đổi khí hậu tác động đến thay đổi chế độ dòng chảy?
7. Biến đổi khí hậu tác động đến các thiên tai trên sông ngòi nước ta như thế nào?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS quan sát bảng 8.1, 8.2, đọc kênh chữ trong SGK và sự hiểu biết của bản thân, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
1. 
- Biến đổi khí hậu là sự thay đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình nhiều năm.
- Nguyên nhân: Chủ yếu do tác động của con người đốt nhiên liệu như than, dầu mỏ, khí đốt tạo ra khí giữ nhiệt.
2. 
- Nhiệt độ trung bình năm trên phạm vi cả nước tăng 0,890C trong thời kì từ 1958 - 2018.
- Trạm Láng  (Hà Nội): nhiệt độ trung bình năm tăng 1,10C
- Trạm Đà Nẵng: nhiệt độ trung bình năm 0,40C
- Trạm Cần Thơ: nhiệt độ trung bình năm tăng 10C
3.
- Tổng lượng mưa tăng khoảng 2,1% trong giai đoạn 1958 - 2018.
- Số ngày mưa tăng lên ở Bắc Bộ, Trung Bộ nhưng giảm đi Nam Bộ và Tây Nguyên.
- Mưa lớn xảy ra bất thường hơn về thời gian, địa điểm và cường độ.
- Trạm Láng (Hà Nội): lượng mưa trung bình năm tăng 278,4mm.
- Trạm Đà Nẵng: lượng mưa trung bình năm tăng 698,1mm.
- Trạm Cần Thơ: lượng mưa trung bình năm tăng 49,1mm.
4. 
- Nhiệt độ tối cao và số ngày nắng nóng tăng.
- Hạn hán tăng ở miền Bắc, giảm ở miền Nam.
- Số cơn bão và ấp thấp nhiệt đới có xu hướng tăng..
- Rét đậm, rét hại có nhiệt độ thấp tăng lên.
5. Nhiều địa phương cho học sinh nghỉ học, thiệt hại về gia súc và hoa màu.
6. Thay đổi chế độ dòng chảy: 
- Chế độ nước sông thay đổi thất thường.
- Vào mùa lũ, mực nước sông dâng cao, lũ thường lên nhanh và bất thường nên rất khó dự báo để phòng tránh.
 - Mùa cạn, dòng chảy sông ngòi giảm mạnh, mực nước sông hạ thấp.
7. 
- Gia tăng tình trạng lũ lụt, sạt lở bờ sông trong mùa lũ; hạn hán kéo dài và nhiễm mặn ở các đồng bằng ven biển trong mùa cạn.
- Nước biển dâng: mực nước tại các trạm hải văn ven biển có xu thế tăng 2,74 mm/năm.
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
I. Tác động của biến đổi khí hậu 
1. Đối với khí hậu
- Gia tăng nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng 0,890C trong thời kì từ 1958 - 2018.
- Biến đổi về mưa: 
+ Tổng lượng mưa tăng khoảng 2,1% trong giai đoạn 1958 - 2018.
+ Mưa lớn xảy ra bất thường hơn về thời gian, địa điểm và cường độ.
- Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như: nhiệt độ tối cao và số ngày nắng nóng, tình trạng hạn hán, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới, rét đậm, rét hại
2. Đối với thủy văn
- Thay đổi chế độ dòng chảy: mùa lũ, mực nước sông dâng cao, lũ thường lên nhanh và bất thường, mùa cạn, dòng chảy sông ngòi giảm mạnh, mực nước sông hạ thấp.
- Gia tăng lũ lụt, sạt lở, hạn hán và xâm nhập mặn.
- Nước biển dâng: trung bình mực nước tại các trạm hải văn ven biển có xu thế tăng 2,74 mm/năm
2.2. Tìm hiểu về Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. ( 30 phút)
a. Mục tiêu: HS tìm được ví dụ về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
b. Nội dung: Dựa vào hình 8 kết hợp kênh chữ SGK tr123-124 suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV. 
 Hình 8. Cánh đồng điện gió, điện mặt trời ở Ninh Phước, Ninh Thuận
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
* GV gọi HS đọc nội dung mục II SGK.
* GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 5 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau:
1. Nhóm 1, 2, 3 và 4 – phiếu học tập số 1
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Thích ứng với biến đổi khí hậu là gì?
Nêu các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ở nước ta và cho ví dụ cự thể.
2. Nhóm 5, 6, 7 và 8 – phiếu học tập số 2
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là gì? 
Nêu các giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở nước ta và cho ví dụ cự thể.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS dựa vào hình 8 và đọc kênh chữ suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 4 và 8 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp:
1. Nhóm 4 – phiếu học tập số 1
Phần câu hỏi
Phần 
rả lời
Thích ứng với biến đổi khí hậu là gì?
Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh các hệ thống tự nhiên và con người để phù hợp với môi trường mới.
Nêu các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ở nước ta và cho ví dụ cụ thể.
- Một số giải pháp:
+ Lựa chọn các cây trồng, vật nuôi, xây dựng các công trình thuỷ lợi.
+ Bảo vệ rừng, trồng rừng.
+ Phát triển giao thông công cộng và sử dụng năng lượng (điện, xăng, dầu,...) tiết kiệm,
- Ví dụ:
+ Xây kênh nước ngọt ở Ba Tri, Bến Tre.
+ Sử dụng giống lúa TBR97 cho năng suất cao ở Quảng Ngãi.
2. Nhóm 8 – phiếu học tập số 2
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là gì? 
 Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính.
Nêu các giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở nước ta và cho ví dụ cụ thể.
- Các giải pháp:
+ Phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, cải tiến công nghệ, kĩ thuật.
+ Phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời,...
+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân,
- Ví dụ:
+ Sử dụng điện gió, điện Mặt Trời ở Ninh Thuận.
+ Trồng mới 538 ha rừng ở Thuận Châu, Sơn La.
* HS các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp nhóm bạn và sản phẩm của nhóm mình.
Bước 4. Đánh giá:
 GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
II. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
- Một số giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu: 
+ Lựa chọn các cây trồng, vật nuôi, xây dựng các công trình thuỷ lợi.
+ Trồng và bảo vệ rừng,
- Một số giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu: 
+ Phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, cải tiến công nghệ, kĩ thuật.
+ Phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời,...
3. Hoạt động luyện tập (15 phút)
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn.
c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. 
d. Tổ chức thực hiện:
 Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: 
 Vẽ sơ đồ tác động của biến đổi khí hậu với khí hậu và thuỷ văn nước ta.
Hoàn thiện bảng về các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở nước ta.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: 
* HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi. 
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
1.
2.
Nhóm giải pháp thích ứng
Nhóm giải pháp giảm nhẹ
-Thay đổi cơ cấu mùa vụ.
- Bảo vệ rừng và trồng rừng phòng hộ đầu nguồn và ven biển.
- Xây dựng các cơ sở sản xuất gây ít ô nhiễm môi trường.
- Phát triển giao thông công cộng và khuyến khích người dân sử dụng.
- Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Phát triển nền nông nghiệp hữu cơ.
- Xử lí và tái sử dụng các phụ phẩm phế phải.
- Phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng tái chế.
- Cải tiến công nghệ, kĩ thuật để tiết kiệm nguồn năng lượng.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức và biến đổi khí hậu
* HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
4. Hoạt động vận dụng (5 phút)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn.
c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Hãy lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau:
- Nhiện vụ 1. Hãy tìn hiểu và viết báo cáo ngắn về những hành động có thể gây ra biến đổi khí hậu ở địa phương em.
- Nhiệm vụ 2. Hãy nêu một số hành động mà em có thể thực hiện để góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: HS tìm kiếm thông tin trên Internet và thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: (chọn nhiệm vụ 2)
- Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.
- Sử dụng điều hòa ở mức nhiệt độ hợp lí, tiết kiệm điện.
- Tăng cường sử dụng phương tiện công cộng như xe đạp.
- Sử dụng nước tiết kiệm.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng túi ni lông.
- Bảo vệ cây xanh và các việc làm khác góp phần bảo vệ môi trường.
 * HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
Ký duyệt tuần của tổ chuyên môn
Ngày:
Bùi Thị Toan

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_dia_li_8_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai.docx