Giáo án Lịch sử & Địa lí 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 6: Thực hành Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu - Năm học 2023-2024 - Hà Thị Giang

BÀI 6. THỰC HÀNH: VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ KHÍ HẬU

 Phần: Địa lí, Lớp: 8, Thời lượng: dạy 2 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Vẽ và phân tích được biểu đồ khí hậu của một số trạm thuộc các vùng khí hậu khác nhau.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: vẽ và phân tích được biểu đồ khí hậu của một số trạm thuộc các vùng khí hậu khác nhau.

 - Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Khai thác kênh chữ trong SGK tr112, 113.

+ Sử dụng bảng 6 SGK để vẽ và phân tích được biểu đồ khí hậu của trạm khí tượng.

- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu của trạm khí tượng.

 

docx 5 trang Đức Bình 23/12/2023 2800
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử & Địa lí 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 6: Thực hành Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu - Năm học 2023-2024 - Hà Thị Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử & Địa lí 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 6: Thực hành Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu - Năm học 2023-2024 - Hà Thị Giang

Giáo án Lịch sử & Địa lí 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 6: Thực hành Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu - Năm học 2023-2024 - Hà Thị Giang
Tuần 1 –Tiết 1,2
Ngày soạn:29/08/2022
BÀI 6. THỰC HÀNH: VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ KHÍ HẬU
 Phần: Địa lí, Lớp: 8, Thời lượng: dạy 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Vẽ và phân tích được biểu đồ khí hậu của một số trạm thuộc các vùng khí hậu khác nhau.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: vẽ và phân tích được biểu đồ khí hậu của một số trạm thuộc các vùng khí hậu khác nhau.
 - Năng lực tìm hiểu địa lí: 
+ Khai thác kênh chữ trong SGK tr112, 113.
+ Sử dụng bảng 6 SGK để vẽ và phân tích được biểu đồ khí hậu của trạm khí tượng.
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu của trạm khí tượng.
3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, ý thức say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về vẽ và phân tích biểu đồ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV).
- Bảng 6: Nhiệt độ, lượng mưa trung bình các tháng trong năm của một số trạm khí tượng ở VN.
- Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.
2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. 
b. Tổ chức thực hiện:
3
1
2
4
6
* GV treo bảng phụ trò chơi ô chữ lên bảng:
5
* GV phổ biến luật chơi: 
- Trò chơi ô chữ gồm 6 chữ cái được đánh số từ 1 đến 6 sẽ tương ứng với 6 câu hỏi.
- Các em dựa vào Atlat ĐLVN và kiến thức đã học để trả lời, các em có quyền lựa chọn thứ tự câu hỏi để trả lời, mỗi câu hỏi có 2 lượt trả lời.
- Em nào trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà nhỏ (ví dụ 1 cây bút) và ô chữ sẽ hiện ra chữ cái tương ứng, trả lời sai ô chữ sẽ bị khóa lại, trong quá trình trả lời, em nào trả lời đúng tên ô chữ thì sẽ nhận được phần quà lớn hơn (ví dụ 3 cây bút).
* Hệ thống câu hỏi:
Câu 1. Nhiệt độ trung bình năm ở hầu hết mọi nơi trên cả nước đều trên bao nhiêu 0C?
A. 200C B. 300C C. 400C D. 500C
Câu 2. Nước ta có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu mm/năm?
A. 1000-2000mm B. 1500-2000mm	C. 2000-2500mm D. 2500-3000mm
Câu 3. Độ ẩm không khí của nước ta là trên bao nhiêu %?
A. 60% B. 70% C. 80% D. 90%
Câu 4. Gió mùa mùa đông của nước ta thổi theo hướng nào?
A. tây nam B. tây bắc C. đông nam D. đông bắc
Câu 5. Gió mùa mùa hạ ở nước ta hoạt động từ tháng mấy đến tháng mấy?
A. tháng 5 – 10 B. tháng 6 – 10 	C. tháng 7 – 10 D. tháng 8 – 10 
Câu 6. Khí hậu nước ta phân hóa đa dạng là do sự ảnh hưởng của?
A. vị trí địa lí B. hình dạng lãnh thổ C. địa hình D. Cả A, B, C
* HS dựa vào Atlat ĐLVN và kiến thức đã học, suy nghĩa để trả lời câu hỏi. 
* GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 
Câu 1: A
Câu 2: B
B
I
Ể
U
Đ
Ồ
Câu 3: C
Câu 4: D
Câu 5: A
Câu 6: D
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
 GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Biểu đồ là hình vẽ dùng để thể hiện một cách trực quan số liệu thống kê về quá trình phát triển của đối tượng, cấu trúc của đối tượng, mối quan hệ giữa thời gian và không gian của các đối tượng. Trong thời đại giáo dục ngày nay, biểu đồ được sử dụng rộng rãi trong các môn học với nhiều dạng khác nhau theo yêu cầu thể hiện. Vậy để biểu đồ khí hậu được vẽ như thế nào? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về Vẽ biểu đồ khí hậu (50 phút)
a. Mục tiêu: HS vẽ được một số trạm thuộc các vùng khí hậu khác nhau.
b. Tổ chức thực hiện:
- GV treo bảng số liệu SGK lên bảng.
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu vẽ biểu đồ khí hậu.
- GV đặt CH cho HS: Hãy lựa chọn và vẽ biểu đồ khí hậu thể hiện nhiệt độ và lượng mưa của một trạm khí tượng.
- GV hướng dẫn HS các bước vẽ biểu đồ khí hậu:
Bước 1: Xác định các giá trị cao nhất trong bảng số liệu để tiến hành xây dựng hệ trục tọa độ.
Ví dụ: Trạm Hà Nội có nhiệt độ tháng cao nhất là 29,4°C, lượng mưa tháng cao nhất là 309,4mm.
Bước 2: xây dựng hệ trục tọa độ, bao gồm 1 trục hoành và 2 trục tung
- Trục hoành thể hiện các tháng trong năm (12 tháng)
- Trục tung: (2 trục)
+ Một trục nhiệt độ: Ta sẽ lấy giá trị cao nhất trên trục thể hiện nhiệt độ là khoảng 35°C để cân xứng với trục lượng mưa.
+ Một trục lượng mưa: Ta sẽ lấy giá trị cao nhất trên trục thể hiện lượng mưa là khoảng 350mm. 
Bước 3: Vẽ biểu đồ lượng mưa
- Vẽ lần lượt tuần tự các cột lượng mưa từ tháng 1 cho đến tháng 12.
- Tháng 1 và tháng 12 sẽ vẽ liền với trục
- Ví dụ: Tháng 1 lượng mưa là 22,5mm, tháng 2 là 24,6mm.
Bước 4: Vẽ đường biểu diễn nhiệt độ
- Xác định các điểm nhiệt độ giữa các tháng.
- Nối các điểm lại thành một đường liên tục.
Bước 5: Hoàn thiện biểu đồ
Bổ sung bảng chú giải, tên biểu đồ
- GV yêu cầu HS vẽ biểu đồ khí hậu thể hiện nhiệt độ và lượng mưa vào tập học theo hướng dẫn đã nêu.
- HS đọc yêu cầu vẽ biểu đồ khí hậu.
- HS lựa chọn trạm khí tượng để vẽ biểu đồ: ví dụ trạm Hà Nội.
- HS chú ý theo dõi, lắng nghe và quan sát các bước vẽ của GV thực hiện trên bảng sau đó tiến hành vẽ vào tập học.
- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
- Sau khi HS có sản phẩm, GV gọi HS trình bày sản phẩm của mình trên bảng:
- HS còn lại quan sát, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm của bạn và sản phẩm của cá nhân.
 GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của các em.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về Nhận xét biểu đồ khí hậu (30 phút)
a. Mục tiêu: HS phân tích được biểu đồ khí hậu của một số trạm thuộc các vùng khí hậu khác nhau.
b. Tổ chức thực hiện:
- GV treo bảng số liệu SGK lên bảng.
- GV yêu cầu HS đọc mục 2.
 - GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS quan sát bản đồ hình 6.1 và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 5 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau:
 1. Nhóm 1, 2, 3 và 4 – phiếu học tập số 1
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Cho biết nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội là bao nhiêu?
Nhiệt độ cao nhất là tháng mấy? Bao nhiêu 0C?
Biên độ nhiệt độ năm như thế nào?
 2. Nhóm 5, 6, 7 và 8 – phiếu học tập số 2
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Cho biết tổng lượng mưa trung bình năm của Hà Nội là bao nhiêu?
Mùa mưa (tháng có lượng mưa trung bình trên 100mm) là từ tháng mấy đến tháng mấy? Tổng lượng mưa của mùa mưa gấp mấy lần mùa khô?
Trạm khí tượng đó thuộc miền khí hậu nào?
 - GV nhắc lại cho HS một số công thức tính trước khi hoạt động nhóm:
 + Biên độ nhiệt năm = nhiệt độ tháng cao nhất – nhiệt độ tháng thấp nhất
 + Tổng lượng mưa của mùa mưa = tổng các tháng có lượng mưa trên 100mm.
 + Tổng lượng mưa của mùa khô = tổng các tháng có lượng mưa dưới 100mm.
- HS đọc yêu cầu mục 2 bài thực hành.	
- HS dựa vào bảng số liệu SGK và kênh chữ SGK tr113, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. 
- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
 - Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 1 và 5 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp:
 1. Nhóm 1 – phiếu học tập số 1
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Cho biết nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội là bao nhiêu?
23,90C
Nhiệt độ cao nhất là tháng mấy? Bao nhiêu 0C?
29,40C, tháng 7.
Biên độ nhiệt độ năm như thế nào?
12,80C, cao.
 2. Nhóm 5 – phiếu học tập số 2
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Cho biết tổng lượng mưa trung bình năm của Hà Nội là bao nhiêu?
1670mm
Mùa mưa (tháng có lượng mưa trung bình trên 100mm) là từ tháng mấy đến tháng mấy? Tổng lượng mưa của mùa mưa gấp mấy lần mùa khô?
- Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10.
- Mùa mưa gấp 5,1 lần mùa khô.
Trạm khí tượng đó thuộc miền khí hậu nào?
Thuộc miền khí hậu phía Bắc.
- HS các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp nhóm bạn và sản phẩm của nhóm mình.
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và kiểm tra việc chuẩn bị tài liệu tham quan của các em.
Ký duyệt tuần của tổ chuyên môn
Ngày:
Bùi Thị Toan

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_dia_li_8_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai.docx