Giáo án Lịch sử & Địa lí 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 4: Khoáng sản Việt Nam - Năm học 2023-2024 - Hà Thị Giang

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản VN.

- Phân tích được đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu và vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:

+ Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản VN.

+ Phân tích được đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu và vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản.

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr101-104

 

docx 8 trang Đức Bình 23/12/2023 2100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử & Địa lí 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 4: Khoáng sản Việt Nam - Năm học 2023-2024 - Hà Thị Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử & Địa lí 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 4: Khoáng sản Việt Nam - Năm học 2023-2024 - Hà Thị Giang

Giáo án Lịch sử & Địa lí 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 4: Khoáng sản Việt Nam - Năm học 2023-2024 - Hà Thị Giang
Tuần 1 –Tiết 1,2
Ngày soạn:29/08/2022
BÀI 4. KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
Thời lượng: dạy 3 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản VN.
- Phân tích được đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu và vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: 
+ Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản VN.
+ Phân tích được đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu và vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: 
+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr101-104..
+ Quan sát bản đồ hình 4.1 SGK để xác định tên và sự phân bố các mỏ khoáng sản ở nước ta.
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: tìm hiểu và giới thiệu về một loại khoáng sản ở nước ta (trữ lượng, vấn đề môi trường liên quan đến việc khai thác và sử dụng khoáng sản đó)
3. Về phẩm chất: Ý thức học tập nghiêm túc, ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản tránh cạn kiệt. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat Địa lí Việt Nam (ĐLVN)
- Hình 4.1. Bản đồ phân bố một số khoáng sản ở VN, hình 4.2. Khai thác than ở tỉnh Quảng Ninh và các hình ảnh tương tự phóng to.
- Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.
2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, Atlat ĐLVN.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. 
b. Tổ chức thực hiện:
* GV đặt câu hỏi cho HS: hãy cho biết video clip nói đến việc khai thác loại khoáng sản nào? Loại khoáng sản này phân bố ở vùng nào của nước ta?
* HS quan sát video clip và sự hiểu biết của bản thân, suy nghĩa để trả lời câu hỏi. 
* GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
* Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: khai thác bô-xít ở Tây Nguyên.
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
 GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Bô-xít là một loại tài nguyên khoáng sản quan trọng không chỉ ở Tây Nguyên mà còn cả nước ta đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Vậy nước ta có những mỏ bô-xít nào? Phân bố ở đâu? Bên cạnh bô-xít thì nước ta còn có những loại khoáng sản nào khác? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (105 phút)
2.1. Tìm hiểu về Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản (35 phút)
a. Mục tiêu: HS trình bày và giải thích được đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản VN.
b. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
* GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK.
* GV treo hình 4.1 SGK lên bảng.
* GV yêu cầu HS quan sát bản đồ hình 4.1 SGK hoặc Atlat ĐLVN và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
1. Chứng minh nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng? 
2. Khoáng sản nước ta chia làm mấy nhóm? Tên các khoáng sản của từng nhóm.
3. Phần lớn khoáng sản nước ta có trữ lượng như thế nào? Kể tên các khoáng sản có trữ lượng lớn ở nước ta.
4. Giải thích vì sao khoáng sản nước ta lại phong phú và đa dạng?
* HS quan sát quan sát bản đồ hình 3.3 SGK hoặc Atlat ĐLVN và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
1. 
- Có trên 5000 mỏ và điểm quặng của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau.
- Một số loại khoáng sản: dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, than bùn, sắt, mangan, titan, vàng, đồng, thiếc, bô-xit, apatit, đá quý, đá vôi, sét, cao lanh, nước khoáng.
2. Khoáng sản nước ta chia làm 3 nhóm:
- Khoáng sản năng lượng (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,).
- Khoáng sản kim loại (sắt, đồng, bô-xit, man-gan, đất hiếm,..).
- Khoáng sản phi kim loại (a-pa-tit, đá vôi, sét, cao lanh...).
3. 
- Phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta có trữ lượng trung bình và nhỏ. 
- Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn như: dầu mỏ, than, khí tự nhiên, sắt, đồng, bô-xit, đá vôi.
4.
- Lịch sử phát triển địa chất lâu dài và phức tạp qua 3 giai đoạn: Tiền Cambri, Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo.
- Vị trí địa lí nước ta nằm ở nơi giao nhau giữa 2 vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. 
I. Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản 
- Khoáng sản nước ta phong phú và đa dạng. Cả nước phát hiện trên 5000 mỏ và điểm quặng với 60 loại khoáng sản khác nhau.
- Khoáng sản nước ta có trữ lượng vừa và nhỏ. Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn như: Than đá, dầu mỏ, khí đốt,
- Sự hình thành khoáng sản ở nước ta gắn với sự hình thành và phát triển của tự nhiên.
2.2. Tìm hiểu về Đặc điểm phân bố tài nguyên khoáng sản (30 phút)
a. Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu.
b. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
* GV gọi HS đọc nội dung mục 2 SGK.
* GV treo hình 4.1 SGK lên bảng.
* GV yêu cầu HS quan sát hình 4.1 SGK hoặc Atlat ĐLVN và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
1. Xác định sự phân bố của than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên ở nước ta.
2. Xác định sự phân bố của bô-xít, a-pa-tít và đá vôi ở nước ta.
3. Giải thích nguyên nhân của sự phân bố đó.
* HS quan sát quan sát hình 4.1 SGK hoặc Atlat ĐLVN và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
1. 
- Than đá: ở bể than Quảng Ninh.
- Dầu mỏ và khí tự nhiên: ở vùng thềm lục địa phía nam.
2. 
- Bô-xít: ở Tây Nguyên.
- A-pa-tít: ở Lào Cai.
- Đá vôi: ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
3. Nguyên nhân: Sự phân bố khoáng sản ở nước ta có liên quan chặt chẽ với sự phân hoá phức tạp, đa dạng của các hoạt động địa chất nội sinh và ngoại sinh.
- Các mỏ khoáng sản nội sinh thường tập trung tại các đứt gãy sâu với hoạt động uốn nếp và mac-ma diễn ra mạnh mẽ.
- Các khoáng sản ngoại sinh thường tập trung ở vùng biển nông, thềm lục địa hoặc vùng trũng trong nội địa.
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. 
II. Đặc điểm phân bố tài nguyên kháng sản
- Than đá: ở bể than Quảng Ninh.
- Dầu mỏ và khí tự nhiên: ở vùng thềm lục địa phía nam.
- Bô-xít: ở Tây Nguyên.
- A-pa-tít: ở Lào Cai.
- Đá vôi: ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
2.3. Tìm hiểu về Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản. ( 40 phút)
a. Mục tiêu: HS phân tích được vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản.
b. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
* GV gọi HS đọc nội dung mục 3 SGK.
* GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS dựa vào hình 4.2 và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 5 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau:
1. Nhóm 1, 2, 3 và 4 – phiếu học tập số 1
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Nêu vai trò của tài nguyên khoáng sản nước ta.
Nêu hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản.
Nguyên nhân nào dẫn đến việc khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản chưa hợp lí?
2. Nhóm 5, 6, 7 và 8 – phiếu học tập số 2 
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Việc khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản chưa hợp lí gây ra những hậu quả gì? Lấy ví dụ cụ thể để chứng minh.
Nêu các biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản nước ta.
* HS quan sát hình 4.2 và thông tin trong bày, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
* Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 3 và 7 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp:
1. Nhóm 3 – phiếu học tập số 1
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Nêu vai trò của tài nguyên khoáng sản nước ta.
- Cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp cũng như đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia.
- Phát triển kinh tế và đời sống.
Nêu hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản. 
Khai thác và sử dụng khoáng sản còn chưa hợp lí.
Nguyên nhân nào dẫn đến việc khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản chưa hợp lí?
- Khai thác quá mức, bừa bãi, trái phép.
- Công nghệ khai thác còn lạc hậu.
2. Nhóm 7 – phiếu học tập số 2 
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Việc khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản chưa hợp lí gây ra những hậu quả gì? Lấy ví dụ cụ thể để chứng minh.
- Gây lãng phí, ảnh hưởng xấu đến môi trường và phát triển bền vững. 
Bên cạnh đó, một số loại khoáng sản bị khai thác quá mức dẫn tới nguy cơ cạn kiệt.
- Sạt lở sông Hậu do khai thác cát, ô nhiễm biển do khai thác dầu ở thềm lục địa phía nam.
Nêu các biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản nước ta.
- Thực hiện nghiêm Luật khoáng sản của Việt Nam.
- Quản lí chặt chẽ việc khai thác khoáng sản.
- Sử dụng khoáng sản tiết kiệm.
- Quản lí trữ lượng và sản lượng khai thác.
- Sử dụng công nghệ khai thác tiên tiến.
* HS các nhómcòn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp nhóm bạn và sản phẩm của nhóm mình.
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
* GV mở rộng: LUẬT KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
Điều 8. Những hành vi bị cấm 
1. Lợi dụng hoạt động khoáng sản xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Lợi dụng thăm dò để khai thác khoáng sản.
3. Thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
4. Cản trở trái pháp luật hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản.
5. Cung cấp trái pháp luật thông tin về khoáng sản thuộc bí mật nhà nước.
6. Cố ý hủy hoại mẫu vật địa chất, khoáng sản có giá trị hoặc quý hiếm.
7. Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.
III. Sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản
- Hiện trạng: việc khai thác và sử dụng còn chưa hợp lí. 
- Hậu quả: gây lãng phí, cạn kiệt, ảnh hưởng xấu đến môi trường và phát triển bền vững.
- Giải pháp:
+ Thực hiện nghiêm Luật khoáng sản của Việt Nam.
+ Quản lí chặt chẽ việc khai thác khoáng sản.
+ Sử dụng khoáng sản tiết kiệm.
+ Quản lí trữ lượng và sản lượng khai thác.
+ Sử dụng công nghệ khai thác tiên tiến.
3. Hoạt động luyện tập (15 phút)
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
b. Tổ chức thực hiện:
 GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy trả lời câu hỏi sau: Hãy hoàn thành bảng sự phân bố của một số loại khoáng sản ở Việt Nam.
* HS dựa vào bản đồ hình 4.1 và kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
Bảng: Sự phân bố của một số loại khoáng sản ở Việt Nam
Khoáng sản
Phân bố (thuộc tỉnh nào)
Than đá
Quảng Ninh, Sơn La, Hòa Bình,
Sắt
Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi
A-pa-tit
Lào Cai,
Dầu mỏ, khí tự nhiên
Thềm lục địa phía đông nam
Thiếc
Tuyên Quang
* HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
4. Hoạt động vận dụng (5 phút)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
b. Tổ chức thực hiện:
GV đặt câu hỏi cho HS: Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau:
- Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu và giới thiệu về một loại khoáng sản ở nước ta (trữ lượng, vấn đề môi trường liên quan đến việc khai thác và sử dụng khoáng sản đó)
- Nhiệm vụ 2. Hãy tìm hiểu về Luật khoáng sản của Việt Nam.
HS tìm kiếm thông tin trên Internet và thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình vào tiết học sau: (chọn nhiệm vụ 1)
 - Quảng Ninh hiện có trữ lượng than đá khoảng hơn 3 tỷ tấn, hầu hết thuộc dòng an-tra-xít, tỷ lệ các-bon ổn định 80 - 90%; phần lớn tập trung tại 3 khu vực: Hạ Long, Cẩm Phả và Uông Bí , Đông Triều; mỗi năm cho phép khai thác khoảng 30 - 40 triệu tấn.
 - Quảng Ninh là địa phương có trữ lượng than lớn nhất nước. Đặc biệt, các mỏ than lộ thiên đa số đều nằm trong thành phố, sát với khu dân cư. Việc khai thác than nhiều năm nay khiến không khí bị ô nhiễm, bụi than, đất đá, xỉ thải cũng phần nào ảnh hưởng đời sống nhân dân.
 * HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
Ký duyệt tuần của tổ chuyên môn
Ngày:
Bùi Thị Toan

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_dia_li_8_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan.docx