Giáo án Lịch sử & Địa lí 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 12: Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam - Năm học 2023-2024 - Hà Thị Giang

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Nêu được đặc điểm môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam.

- Trình bày được các tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:

+ Nêu được đặc điểm môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam.

+ Trình bày được các tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr144-147.

- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: tìm hiểu về một trong các nguồn tài nguyên biển đảo của nước ta và việc khai thác nguồn tài nguyên này.

 3. Về phẩm chất: Ý thức học tập nghiêm túc, có tinh thần yêu nước, yêu biển – đảo Việt Nam, ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo VN.

 

docx 10 trang Đức Bình 23/12/2023 9220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử & Địa lí 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 12: Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam - Năm học 2023-2024 - Hà Thị Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử & Địa lí 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 12: Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam - Năm học 2023-2024 - Hà Thị Giang

Giáo án Lịch sử & Địa lí 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 12: Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam - Năm học 2023-2024 - Hà Thị Giang
Tuần 1 –Tiết 1,2
Ngày soạn:29/08/2022
BÀI 12. MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN 
BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
 Phần: Địa lí, Lớp: 8, Thời lượng: dạy 3 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Nêu được đặc điểm môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam.
- Trình bày được các tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: 
+ Nêu được đặc điểm môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam.
+ Trình bày được các tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr144-147.
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: tìm hiểu về một trong các nguồn tài nguyên biển đảo của nước ta và việc khai thác nguồn tài nguyên này.
 3. Về phẩm chất: Ý thức học tập nghiêm túc, có tinh thần yêu nước, yêu biển – đảo Việt Nam, ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo VN. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV).
- Hình 12.1. Hệ sinh thái rạn san hô, hình 12.2. Rong biển, hình 13.3. Vịnh Hạ Long và các hình ảnh liên quan phóng to.
 - Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.
2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. 
b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Xem hình đoán tên bãi biển” cho HS.
c. Sản phẩm: HS giải được trò chơi “Xem hình đoán tên bãi biển” GV đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
* GV treo bảng phụ trò chơi “Xem hình đón tên bãi biển” lên bảng:
 1 2 3 
 4 5 6 
* GV lần lượt cho HS quan sát các quốc kì trên theo thứ tự từ 1 đến 6, yêu cầu HS cho biết tên quốc gia tương ứng với mỗi quốc kì trên. GV khen thưởng cho HS trả lời đúng.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS quan sát các quốc kì kết hợp với sự hiểu biết của bản thân, suy nghĩa để trả lời câu hỏi. 
* GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 
1. Nha Trang
2. Vũng Tàu
3. Vịnh Hạ Long
4. Phú Quốc
5. Đà Nẵng
6. Phan Thiết
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
 Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Thiên nhiên vùng biển đảo Việt Nam có sự phân hoá đa dạng và giàu tiềm năng, nổi bật với hàng trăm bãi tắm đẹp thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước, có thể giúp nước ta thực hiện được mục tiêu “trở thành quốc gia mạnh về biển”. Tuy nhiên, môi trường biến đảo rất nhạy cảm trước những tác động của con người, cần được quan tâm bảo vệ nhằm đảm bảo cho sự phát triển kinh tế biền một cách bền vững. Vậy môi trường và tài nguyên vùng biển đảo nước ta có những đặc điểm gì nổi bật? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (100 phút)
2.1. Tìm hiểu về Môi trường biển đảo Việt Nam (40 phút)
a. Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam.
b. Nội dung: Dựa vào kênh chữ SGK tr144, 145 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. 
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
* GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK.
* GV yêu cầu HS dựa vào thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
1. Môi trường biển đảo là gì? Bao gồm những yếu tố nào? 
2. Môi trường biển đảo có những đặc điểm gì khác biệt so với môi trường trên đất liền? 
3. Biển đảo có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?
4. Tại sao lại giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn?
5. Vì sao môi trường biển nước ta lại bị ô nhiễm?
6. Ô nhiễm môi trường biển gây ra những hậu quả gì?
7. Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường biển đảo nước ta.
8. Bản thân em là học sinh thì cần phải làm gì để bảo vệ môi trường biển đảo?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
1. Môi trường biển đảo là một bộ phận quan trọng trong môi trường sống của chúng ta. Môi trường biển ở nước ta bao gồm: các yếu tố tự nhiên (bờ biển, nước biển, đấy biển, đa dạng sinh học biển) và các yếu tố vật chất nhân tạo (các công trình xây dựng, các cơ sở vật chất).
2. 
- Môi trường biển không thể chia cắt. Trên thực tế, môi trường biển không giống như đất liền, rất dễ bị phá vỡ. Các sự cố làm ô nhiễm nước biển rất khó để xử lí, chỉ cần một vùng nước nhỏ bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng nước rộng lớn và khu vực ven bờ cũng như trên các đảo.
- Môi trường đảo sẽ thay đổi rất nhanh khi có tác động của con người. Đảo thường có diện tích nhỏ, nằm biệt lập với đất liền nên chỉ cần một tác động nhỏ của con người cũng có thể gây ra một chuỗi biến động và phá vỡ cân bằng sinh thái rất nhanh.
3. Biển đảo có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Biển đảo cung cấp cho con người nhiều nguồn tài nguyên, là cửa ngõ giúp nước ta mở rộng giao lưu với các nước trên thế giới.
4. Việc khẳng định chủ quyền của một nước đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo, khẳng định lãnh thổ thống nhất toàn vẹn của Việt Nam.
5. Môi trường biển nước ta bị ô nhiễm do:
- Hoạt động công nghiệp đang thải ra rất nhiều chất độc hại. Sự cố tràn dầu, rửa tàu và các hoạt động kinh tế khác.
- Qúa trình phát triển kinh tế biển chưa gắn kết hài hòa với phát triển xã hội, bảo vệ môi trường.
- Biến đổi khí hậu và nước biển dâng cũng có tác động xấu tới môi trường biển đảo.
6. Hậu quả: 
- Suy giảm đa dạng sinh học, các hệ sinh thái rất khó phục hồi.
- Ảnh hưởng đến các hoạt động du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
7. Để bảo vệ môi trường biển đảo cần kết hợp nhiều giải pháp như:
- Không trực tiếp xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường biển.
- Khai thác và sử dụng hợp lí, hiệu quả các nguồn tài nguyên biển.
- Phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển.
- Trồng và bảo vệ rừng ven biển, rừng ngập mặn.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển đảo nói riêng.
- Đẩy mạnh các hoạt động thu gom rác, dọn rác, xử lí rác để làm sạch bờ biển.
- Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng chống thiên tai.
8. Là HS có thể làm để góp phần bảo vệ môi trường biển đảo:
- Tham gia các hoạt động làm sạch bờ biển, giữ gìn môi trường sinh thái,... nhằm giảm thiểu sự suy thoái, ô nhiễm môi trường biển và trên các đảo.
- Đấu tranh với các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển đảo trái với quy định của pháp luật.
- Rèn luyện kĩ năng để thích ứng với các thiên tai và sự cố xảy ra trong vùng biển đảo.
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
I. Môi trường biển đảo Việt Nam
1. Đặc điêm môi trường biển đảo 
- Môi trường biển không thể chia cắt, chỉ cần một vùng nước nhỏ bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng nước rộng lớn và khu vực ven bờ cũng như trên các đảo.
- Môi trường đảo sẽ thay đổi rất nhanh khi có tác động của con người, chỉ cần một tác động nhỏ của con người cũng có thể gây ra một chuỗi biến động và phá vỡ cân bằng sinh thái rất nhanh.
2. Vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam
- Không trực tiếp xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường biển.
- Khai thác và sử dụng hợp lí, hiệu quả các nguồn tài nguyên biển.
- Phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển.
- Trồng và bảo vệ rừng ven biển, rừng ngập mặn.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân.
- Đẩy mạnh các hoạt động thu gom rác, dọn rác, xử lí rác để làm sạch bờ biển.
- Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng chống thiên tai.
2.2. Tìm hiểu về Tài nguyên biển đảo và thềm lục địa Việt Nam. ( 60 phút)
a. Mục tiêu: HS trình bày được các tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam.
b. Nội dung: Quan sát hình 12.1 đến 12.3 kết hợp kênh chữ SGK tr146-147 suy nghĩ và thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV. 
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
* GV gọi HS đọc nội dung mục 3 SGK.
* GV treo hình 12.1, 12.2, 12.3 lên bảng.
* GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS quan sát hình 12.1, 12.2, 12.3 và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 10 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau:
1. Nhóm 1, 2, 3 và 4 – phiếu học tập số 1
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Nêu đặc điểm tài nguyên sinh vật biển nước ta.
Vì sao tài nguyên sinh vật biển nước ta phong phú đa dạng?
Kể tên và cho biết nơi phân bố các loại khoáng sản của vùng biển nước ta. 
Vì sao các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ lại phát triển mạnh nghề làm muối?
2. Nhóm 5, 6, 7 và 8 – phiếu học tập số 2 
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Kể tên các bãi biển đẹp, các vũng vịnh, đầm phá của vùng biển nước ta.
Chứng minh các đảo và quần đảo nước ta có giá trị du lịch rất lớn.
Trình bày đặc điểm tài nguyên năng lượng biển ở nước ta.
Nước ta có điều kiện thuận lợi gì để phát triển giao thông vận tải biển?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS quan sát hình 12.1, 12.2, 12.3 và thông tin trong bày, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 4 và 8 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp:
1. Nhóm 4 – phiếu học tập số 1
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Nêu đặc điểm tài nguyên sinh vật biển nước ta.
- Sinh vật biển của nước ta rất phong phú, thành phần loài đa dạng, nhiều loài quý hiếm, nhiều loài có giá trị kinh tế cao.
- Có trên 2000 loài cá, khoàng 100 loài tôm, 600 loài rong biển, nhiều loài đặc sản: đồi mồi, sò huyết, bào ngư, hải sâm, cua, rong biền, tảo biển, chim yến. (hình 12.1, 12.2)
Vì sao tài nguyên sinh vật biển nước ta phong phú đa dạng?
Do nhiệt độ cao nên sinh vật nhiệt đới phát triển mạnh, đồng thời các dòng biển hoạt động theo mùa mang theo các luồng sinh vật di cư tới.
Kể tên và cho biết nơi phân bố các loại khoáng sản của vùng biển nước ta. 
- Nước ta có tài nguyên dầu mỏ và khí đốt với trữ lượng khá lớn ở thềm lục địa, đặc biệt là thềm lục địa phía nam.
- Ven biển Việt Nam còn có ti-tan, cát,.. 
- Vùng biển nước ta có nguồn muối dồi dào, phân bố chủ yếu ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
Vì sao các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ lại phát triển mạnh nghề làm muối?
Do có đường bờ biển dài, biển có độ muối trung bình cao, nền nhiệt độ cao và nhiều nắng.
2. Nhóm 8 – phiếu học tập số 2 
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Kể tên các bãi biển đẹp và các vũng vịnh, đầm phá của nước ta.
- Các bãi biển đẹp: Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Phan Thiết, Phú Quốc, Sầm Sơn, Lăng Cô,
- Vũng vịnh, đầm phá: Hạ Long, Vĩnh Hy, Cam Ranh, phá Tam Giang.
Chứng minh các đảo và quần đảo nước ta có giá trị du lịch rất lớn.
- Các đảo có giá trị du lịch nổi tiếng: Cát Bà, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Phú Quốc,
- Vịnh Hạ Long (hình 12.3) là di sản thiên nhiên thế giới với khoàng 2000 hòn đảo lớn nhỏ cùng giá trị đa dạng sinh học cao.
Trình bày đặc điểm tài nguyên năng lượng biển ở nước ta.
Vùng biển nước ta còn có tiềm năng năng lượng lớn từ thuỷ triều, sóng, gió,... đặc biệt là năng lượng từ băng cháy.
Nước ta có điều kiện thuận lợi gì để phát triển giao thông vận tải biển?
- Biển ấm quanh năm.
- Gần nhiều tuyến đường biển quốc tế.
- Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vũng vịnh sâu kín gió thuận lợi để xây dựng cảng. VD: cảng Cái Lân, Cửa Lò,Vũng Áng, Dung Quất, Quy Nhơn,
* HS các nhómcòn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp nhóm bạn và sản phẩm của nhóm mình.
Bước 4. Đánh giá:
 GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
II. Tài nguyên biển đảo và thềm lục địa Việt Nam
* Tài nguyên sinh vật
- Sinh vật biển của nước ta rất phong phú, thành phần loài đa dạng, nhiều loài quý hiếm, nhiều loài có giá trị kinh tế cao.
- Có trên 2000 loài cá, khoàng 100 loài tôm, 600 loài rong biển,
* Tài nguyên khoáng sản
- Dầu mỏ và khí tự nhiên: thềm lục địa phía nam.
- Muối: ở các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
- Các tài nguyên khác: titan, cát.
* Tài nguyên du lịch
- Các bãi biển đẹp: Trà Cổ, Mỹ Khê, Nha Trang,...
- Các vũng vịnh, đầm phá: Hạ Long, Vĩnh Hy, Cam Ranh, phá Tam Giang.
- Các đảo: Cát Bà, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Phú Quốc,
* Tài nguyên năng lượng biển
Vùng biển nước ta còn có tiềm năng năng lượng lớn từ thuỷ triều, sóng, gió,... đặc biệt là năng lượng từ băng cháy.
3. Hoạt động luyện tập (20 phút)
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn.
c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. 
d. Tổ chức thực hiện:
 Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: 
 1. Hãy vẽ sơ đồ thể hiện các tài nguyên biển đảo và thềm lục địa của nước ta.
 2. Nguyên nhân nào dẫn tới hiện tượng ô nhiễm môi trường nước biển.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: 
* HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
1.
2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển:
- Hoạt động công nghiệp đang thải ra biển nhiều chất độc hại. Sự cố tràn dầu, rửa tàu và các hoạt động kinh tế, khác đang làm nước biển bị ô nhiễm
- Môi trường bờ biển, thềm lục địa và ở các đảo cũng bị ảnh hưởng do quá trình phát triển kinh tế biển chưa gắn kết hài hoà với phát triển xã hội, bảo vệ môi trường.
- Tình trạng nước biển dâng do biến đổi khí hậu; biển xâm thực cũng đang ảnh hưởng rất xấu tới môi trường biển đảo.
* HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
4. Hoạt động vận dụng (5 phút)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
b. Nội dung: GV GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Hãy tìm hiểu về một trong các nguồn tài nguyên biển đảo của nước ta và việc khai thác nguồn tài nguyên này.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: HS tìm kiếm thông tin trên Internet và thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình vào tiết học sau: 
Ví dụ: Nghề khai thác muối
- Điều kiện phát triển: Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển nghề muối do có: đường bờ biển dài 3260 km, khí hậu nhiệt đới, nước biển nóng, độ mặn cao.
- Tổng trữ lượng khai thác: khoảng 120-130 tỷ tấn.
- Các tỉnh khá thác muối lâu đời: Việt Nam có 21/63 tỉnh sản xuất muối như: Bạc Liêu, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chính Minh, Bến Tre, Khánh Hòa, Bình Thuận, Hà Tĩnh, Nghệ An, Nam Định, Thanh Hóa,
- Phương pháp sản xuất:
+ Phơi cát thủ công ở miền Bắc và miền Trung
+ Phơi nước bao gồm: Phơi nước phân tán, phơi nước tập trung.
- Hoạt động xuất khẩu: do nhu cầu dùng muối cao nên Việt Nam đã xuất khẩu được sản phẩm muối sang nhiều thị trường, như: Nhật Bản, Hàn Quốc. Mỹ,.. với số lượng ngày càng tăng.
* HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
Ký duyệt tuần của tổ chuyên môn
Ngày:
Bùi Thị Toan

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_dia_li_8_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai.docx