Giáo án Lịch sử & Địa lí 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam - Năm học 2023-2024 - Hà Thị Giang

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Chứng minh được sự đa dạng của sinh vật VN.

- Chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở VN.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:

+ Chứng minh được sự đa dạng của sinh vật VN.

+ Chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở VN.

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr132-135.

+ Sử dụng bản đồ hình 10.1 SGK tr133 để xác định các thảm thực vật và các loài động vật ở nước ta.

- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: tìm hiểu một loài sinh vật trong Sách đỏ Việt Nam, viết báo cáo ngắn về đặc điểm của loài này và đề xuất một số biện pháp bảo vệ chúng.

 

docx 10 trang Đức Bình 23/12/2023 3900
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử & Địa lí 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam - Năm học 2023-2024 - Hà Thị Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử & Địa lí 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam - Năm học 2023-2024 - Hà Thị Giang

Giáo án Lịch sử & Địa lí 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam - Năm học 2023-2024 - Hà Thị Giang
Tuần 1 –Tiết 1,2
Ngày soạn:29/08/2022
BÀI 10. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA SINH VẬT VÀ 
VẤN ĐỂ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM
 Phần: Địa lí, Lớp: 8, Thời lượng: dạy 3 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Chứng minh được sự đa dạng của sinh vật VN.
- Chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở VN.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: 
+ Chứng minh được sự đa dạng của sinh vật VN.
+ Chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở VN.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: 
+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr132-135.
+ Sử dụng bản đồ hình 10.1 SGK tr133 để xác định các thảm thực vật và các loài động vật ở nước ta.
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: tìm hiểu một loài sinh vật trong Sách đỏ Việt Nam, viết báo cáo ngắn về đặc điểm của loài này và đề xuất một số biện pháp bảo vệ chúng.
 3. Về phẩm chất: Ý thức học tập nghiêm túc, ý thức bảo tồn đa dạng sinh học VN.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat Địa lí Việt Nam (ĐLVN)
- Hình 10.1. Bản đồ phân bố sinh vật VN, hình 10.2. Một phần rừng ngập mặn Cần Giờ, hình 10.3. Voọc mũi hếch và các hình ảnh tương tự phóng to.
 - Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.
2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, Atlat ĐLVN.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. 
b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” cho HS.
c. Sản phẩm: HS giải được trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” GV đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
* GV treo bảng phụ trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” lên bảng:
 1 2 3 
 4 5 6 
* GV lần lượt cho HS quan sát các hình trên theo thứ tự từ 1 đến 6, yêu cầu HS cho biết tên động vật tương ứng với mỗi hình trên. GV khen thưởng cho HS trả lời đúng.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS quan sát lần lượt các hình với sự hiểu biết của bản thân, suy nghĩa để trả lời câu hỏi. 
* GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 
1. Báo đốm
2. Sư tử
3. Con voi
4. Tê giác
5. Hà mã
6. Con cáo
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
 Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Việt Nam được đánh giá là quốc gia có sự đa dạng sinh học cao trên thế giới với nhiều loài động, thực vật khác nhau. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tài nguyên sinh vật của nước ta đang bị suy giảm đáng kể. Vậy nguyên nhân nào gây suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta và chúng ta cần làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (105 phút)
2.1. Tìm hiểu về Sự đa dạng sinh vật ở VN (45 phút)
a. Mục tiêu: HS chứng minh được sự đa dạng của sinh vật VN.
b. Nội dung: Quan sát hình 10.1, 10.2 kết hợp kênh chữ SGK tr132-134, suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. 
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
* GV gọi HS đọc nội dung mục I SGK.
* GV treo hình 10.1, 10.2 lên bảng.
* GV yêu cầu HS quan sát bản đồ hình 10.1 đến 10.5 hoặc Atlat ĐLVN và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
1. Em hãy chứng minh sinh vật nước ta đa dạng về hệ sinh thái.
2. Em hãy chứng minh sinh vật nước ta đa dạng về thành phần loài.
3. Kể tên và lên xác định trên bản đồ các loài động vật và thảm thực vật nước ta. 
4. Em hãy chứng minh sinh vật nước ta đa dạng về gen di truyền.
5. Kể tên và lên xác định trên bản đồ các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển ở nước ta.
6. Vì sao sinh vật nước ta lại đa dạng và phong phú?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS quan sát quan sát bản đồ hình 10.1 hoặc Atlat ĐLVN, hình 10.2 và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
1. 
- Hệ sinh thái trên cạn như rừng kín thường xanh, rừng thưa, rừng tre nứa, rừng trên núi đá vôi, nông nghiệp, đô thị...
- Hệ sinh thái đất ngập nước: ven biển, cửa sông, rừng ngập mặn, sông, suối, ao, hồ,
- Hệ sinh thái biển: rạn san hô, cỏ biển.
2. 
- Đa dạng về hệ sinh thái tạo nên sự đa dạng thành phần loài của sinh vật nước ta.
- Nước ta có số lượng lớn các loài thực vật, động vật, vi sinh vật và nấm. Trong đó có nhiều loài thực vật quý như: lim, sến, nghiến, trầm hương, sâm, nấm,... và các loài động vật quý hiếm như: sao la, voi, bò tót, voọc, trĩ,....
3. HS kể tên và xác định: 
- Các loài động vật: khỉ, vượn, voọc, gấu, hươu, sao la, voi, hổ, yến, tôm,...
- Các thảm thực vật: rừng kín thường xanh, rừng thưa, rừng tre nứa, rừng ngập mặn, rừng trên núi đá vôi, rừng trồng, thảm cỏ, cây bụi....
4. 
- Số lượng cá thể trong mỗi loài thực vật, động vật, vi sinh vật và nấm tương đối lớn đã tạo nên sự đa dạng nguồn gen di truyền.
- Sự phong phú về nguồn gen, trong đó có nhiều nguồn gen quý, đã tạo nên sự đa dạng và giàu có của sinh vật Việt Nam.
5. 
- Các vườn quốc gia: Ba Bể, Hoàn Liên, Cúc Phương, Phong Nha – Kẻ Bàng, Bạch Mã, Yok Đôn, Cát Tiên, Phú Quốc,
- Các khu dự trữ sinh quyển: Cát Bà, Tây Nghệ An, Cù lao Chàm, Cà Mau,
6. Nguyên nhân: 
- Vị trí địa lí nằm trên đường di cư, di lưu của nhiều loài động vật.
- Môi trường sống thuận lợi: ánh sáng dồi dào, nhiệt độ cao, đủ nước, tầng đất sâu dày, vụn bỡ,
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
* GV mở rộng: Sao la là loài thú mới được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới tại Việt Nam. Năm 1992, khi đang nghiên cứu Vườn Quốc gia Vũ Quang, Hà Tình, nằm gần biên giới Việt - Lào, các nhà khoa học thuộc Bộ Lâm nghiệp Việt Nam cũ (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) và Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) đã phát hiện loài thú quý hiếm này.
I. Sự đa dạng sinh vật ở VN
* Đa dạng về hệ sinh thái: hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái đất ngập nước, hệ sinh thái biển.
* Đa dạng về thành phần loài: có số lượng lớn loài thực vật, động vật, vi sinh vật, nấm; trong đó có nhiều loài quý hiếm.
* Đa dạng về nguồn gen di truyền: trong mỗi loài lại có số lượng cá thể tương đối lớn, tạo nên sự đa dạng của nguồn gen di truyền.
2.2. Tìm hiểu về Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở VN. (60 phút)
a. Mục tiêu: HS chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở VN.
b. Nội dung: Quan sát hình 10.3 kết hợp kênh chữ SGK tr134-135 suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV. 
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
* GV gọi HS đọc nội dung mục II SGK.
* GV treo hình 10.6 lên bảng.
* GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS quan sát hình 10.6 và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 10 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau:
1. Nhóm 1, 2, 3 và 4 – phiếu học tập số 1
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Nêu vai trò của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học nước ta.
Chứng minh đa dạng sinh học VN đang bị suy giảm.
Nguyên nhân nào gây suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta?
2. Nhóm 5, 6, 7 và 8 – phiếu học tập số 2 
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Đa dạng sinh học gây ra những hậu quả gì?
Nêu ý nghĩa của việc bảo tồn đa dạng sinh học.
Nêu một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS quan sát hình 10.3 và thông tin trong bày, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 1 và 5 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp:
1. Nhóm 1 – phiếu học tập số 1
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Nêu vai trò của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học nước ta.
- Cung cấp lương thực, thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu cho các ngành kinh tế.

- Điều hòa khí hậu, điều tiết dòng chảy, hạn chế xói mòn đất, bảo vệ bờ sông, bờ biển,....
Chứng minh đa dạng sinh học VN đang bị suy giảm.
- Suy giảm về hệ sinh thái: các hệ sinh thái rừng tự nhiên bị thu hẹp về diện tích và giảm về chất lượng. 
- Suy giảm về loài và số lượng cá thể trong loài, đặc biệt là các loài động vật hoang dã.
- Suy giảm về nguồn gen: Sự suy giảm các hệ sinh thái tự nhiên và thành phần loài sinh vật làm cạn kiệt và biến mất một số nguồn gen tự nhiên, nhiều nguồn gen bị suy giảm, trong đó có nhiều giống bản địa quý hiếm.
Nguyên nhân nào gây suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta?
- Các yếu tố tự nhiên: bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng
- Con người: khai thác lâm sản, đốt rừng, du canh du cư, đánh bắt quá mức, ô nhiễm môi trường,...
2. Nhóm 5 – phiếu học tập số 2 
Phần câu hỏi
Phần trả lời
Đa dạng sinh học gây ra những hậu quả gì?
- Mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người. 
- Ảnh hưởng đến an ninh lương thực, suy giảm nguồn gen và đặc biệt là biến đổi khí hậu.
Nêu ý nghĩa của việc bảo tồn đa dạng sinh học.
Đa dạng sinh học là yếu tố quyết định tính ổn định của các hệ sinh thái tự nhiên, là cơ sở sinh tồn của sự sống trong môi trường. Vì vậy việc bảo vệ đa dạng sinh học chính là bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
Nêu một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta.
- Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học.
- Truyền thông, nâng cao ý thức về bảo vệ đa dạng sinh học.
- Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ động vật quý hiếm.
- Tiếp tục duy trì và xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
- Bảo vệ và phục hồi môi trường sống cho các loài sinh vật.
* HS các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp nhóm bạn và sản phẩm của nhóm mình.
Bước 4. Đánh giá:
 GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
II. Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở VN
* Vai trò của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học
- Cung cấp lương thực, thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu cho các ngành kinh tế.
- Điều hòa khí hậu, điều tiết dòng chảy, hạn chế xói mòn đất, bảo vệ bờ sông, bờ biển,....
* Đa dạng sinh học ở nước ta đang bị suy giảm
- Suy giảm về hệ sinh thái.
- Suy giảm về loài và số lượng cá thể trong loài.
- Suy giảm về nguồn gen.
* Một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở VN
- Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học.
- Truyền thông, nâng cao ý thức về bảo vệ đa dạng sinh học.
- Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ động vật quý hiếm.
- Tiếp tục duy trì và xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
- Bảo vệ và phục hồi môi trường sống cho các loài sinh vật.
3. Hoạt động luyện tập (15 phút)
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn.
c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. 
d. Tổ chức thực hiện:
 Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy trả lời câu hỏi sau: Hãy vẽ sơ đồ để chứng minh sự đa dạng sinh học ở Việt Nam.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: 
* HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
* HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
4. Hoạt động vận dụng (5 phút)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Tìm hiểu một loài sinh vật trong Sách đỏ Việt Nam, viết báo cáo ngắn về đặc điểm của loài này và đề xuất một số biện pháp bảo vệ chúng.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: HS thu thập thông tin trên Internet và thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình vào tiết học sau: 
- Sếu đầu đỏ là một trong 15 loài sếu quý hiếm trên thế giới có nguy cơ bị tuyệt chủng.
- Theo thống kê của Vườn quốc gia Tràm Chim và Hội bảo vệ sếu quốc tế (ICF) cho thấy, hàng năm, số lượng sếu đầu đỏ có chiều hướng giảm dần, từ 1052 con (1985) còn 217 con (1994) và có nguy cơ tuyệt chủng.
- Biện pháp bảo vệ:
+ Hạn chế sử dụng hóa chất ở xung quanh rừng Tràm Chim.
+ Phòng chống cháy rừng và khôi phục một số vùng đất ngập nước xung quanh vườn quốc gia Tràm Chim.
+ Tuyên truyền về sếu, kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ các loài động vật quý hiếm ở Việt Nam và trên thế giới.
 * HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
Ký duyệt tuần của tổ chuyên môn
Ngày:
Bùi Thị Toan

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_dia_li_8_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai.docx